Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Một tuần sau cái chết của Bin Laden (3)

Lộ diện người vợ lấy thân che chở Bin Laden
TTO - Ngày 4-5, báo Daily Mail đã đăng hình ảnh người vợ trẻ 27 tuổi Amal Al Sadah từng nhảy ra chắn đạn cho trùm khủng bố Osama khi đội biệt kích Mỹ xông vào khu nhà trú ẩn của họ ở ngoại ô thủ đô Islamabad của Pakistan.
Ngôi nhà có tất cả 13 phòng dành cho gia đình Osama Bin Laden - Ảnh: Tân Hoa xã
Người vợ trẻ 27 tuổi của Osama Bin Laden - Ảnh: ABC
Đặc nhiệm Mỹ cho biết họ đã bắn vào chân Al Sadah để chặn người phụ nữ Yemen này lại. Khi bắt được Osama Bin Laden, họ định đưa cô đi cùng nhưng phải để lại vì hết chỗ sau khi một chiếc trực thăng bị hỏng phải phá hủy. Hiện Al Sadah đang bị phía Pakistan bắt giữ và được điều trị vết thương ở bệnh viện quân đội tại Rawalpindi.
Quan chức Pakistan cho hay Al Sadah sẽ được đưa trở lại Yemen khi cô hồi phục và điều này có thể khiến Mỹ không khai thác được thông tin về Bin Laden trong thời gian trùm khủng bố này ở Pakistan.
Như vậy, có thể đây là người vợ thứ năm của Osama Bin Laden - người được coi là có tới 12-24 đứa con.
Trong trận càn đêm 1-5, con gái 12 tuổi của Osama cho hay cô bé đã chứng kiến cha bị bắt sống và hành quyết trước khi được đưa đi bằng trực thăng. Các thành viên của gia đình Bin Laden trong khu nhà ở Pakistan nói rằng không ai trong khu nhà này nổ súng khi quân Mỹ ập vào.
Giám đốc CIA Leon Panetta cho rằng Bin Laden không được bảo vệ cẩn mật vì ông ta tin rằng mạng lưới tay chân của mình đủ mạnh để chống được các trận càn quét. Một số chuyên gia phân tích cũng cho rằng Bin Laden sa lưới vì đã chủ quan.
Và cũng trái với thông tin trước đó, ngôi nhà mà gia đình Osama trú ẩn khá tồi tàn và thiếu nhiều trang thiết bị tiện nghi. Dưới đây là hình ảnh ngôi nhà.
Quanh nhà có những vết nứt lớn - Ảnh: Tân Hoa xã
Một gian nhà cháy trong khu nhà - Ảnh: Tân Hoa xã
Trong khu nhà này có nuôi cừu… Ảnh: AP
Xác máy bay trực thăng hỏng của Mỹ bị rơi ở sân khu nhà này. Quan chức Mỹ cho rằng nó bị hỏng phần cơ đúng đêm đột kích - Ảnh: EPA
Bên trong, khu nhà có nhiều chỗ đổ nát, xập xệ - Ảnh: Tân Hoa xã
Đơn sơ và tồi tàn - Ảnh: Tân Hoa xã
PHAN ANH

Một tuần sau cái chết của Bin Laden (2)

Một tuần sau cái chết của Bin Laden -thông tin tổng hợp

Obama gặp nhóm tập kích Bin Laden

(Nguồn: BBC Tiếng Việt)
Tổng thống Obama và phó Tổng thống Biden
Phó Tổng thống Joe Biden cũng đi cùng ông Obama tới gặp các binh sĩ
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gặp nhóm quân sự giết Osama Bin Laden và khen ngợi sứ mệnh của họ là “một trong những chiến dịch quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nước ta”.
Ông Obama còn cam kết là Hoa Kỳ sẽ đánh bại mạng lưới al-Qaeda mà Bin Laden từng lãnh đạo.
Trước đó, nhóm al-Qaeda khẳng định Bin Laden đã chết, theo như một tuyên bố mà nhóm này đưa ra trên mạng.
Trong khi đó, các tài liệu tìm thấy tại nhà Bin Laden gợi ý rằng nhóm al-Qaeda đang lên kế hoạch có thêm các cuộc tấn công nhắm vào Hoa Kỳ.
Các quan chức đã khám xét máy tính, DVD và các tài liệu thu được từ ngôi nhà ở Abbottabad, nơi họ tin rằng Bin Laden đã ẩn náu trong sáu năm.
Báo cáo của Mỹ cho biết về một kế hoạch nhắm vào tuyến đường sắt của Mỹ, mặc dù người ta chưa thấy mối đe dọa nổi bật.
Gặp gỡ
Nói chuyện trước các binh lính reo mừng tại Fort Camp ở Kentucky, ông Obama nói: “Những người Mỹ này xứng đáng được khen ngợi vì đã thực hiện một trong những chiến dịch quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà chúng ta”.
Nói về mối đe dọa từ các tay chân al-Qaeda, ông nói: “Chúng ta đã làm chúng mất đầu, và chúng ta cuối cùng sẽ đánh bại chúng”.
Bài diễn văn của ông Obama được đưa ra sau khi ông đã gặp nhóm Navy Seals và các phi công lái trực thăng quân đội tham gia vào cuộc tập kích tại Pakistan, để lắng nghe họ kể lại về những gì đã xảy ra.

Ông Obama có cuộc gặp hào hứng với các binh lính phấn khích
Ông Obama nói: “Đây là cơ hội cho tôi để nói, thay mặt nhân dân Mỹ và nhân dân toàn thế giới, là các bạn “đã thực hiện xuất sắc công việc”.”.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng cái mà ông gọi là “cuộc chiến rất khó khăn” vẫn chưa chấm dứt.
Phóng viên BBC tại Washington, Steve Kingstone, nói rằng Nhà Trắng đã cố gắng hạn chế những ăn mừng sau vụ giết Bin Laden.
Tuy nhiên, phóng viên BBC nhận xét đây là một giây phút phấn khích trước cử tọa là những binh lính đang hào hứng.
Ông Obama thăm Fort Campbell cùng với phó Tổng thống Joe Biden. Ông cũng cám ơn những người lính đã trở về sau khi phục vụ tại Afghanistan.
Tuyên bố của nhóm al-Qaeda trên trang mạng của họ rõ ràng đã khẳng định Bin Laden đã chết và nói máu của ông ta sẽ không bị “lãng phí”; và rằng al-Qaeda sẽ tiếp tục tấn công nước Mỹ và các đồng minh.
Một số cuộc biểu tình đã được tổ chức tại Pakistan hôm thứ Sáu để phản đối cuộc tập kích của Mỹ, vốn được thực hiện mà giới chức Pakistan không hề biết.
--------------------------------

Bin Laden 'không có vũ khí' khi bị giết

Khu nhà của Osama Bin Laden tại Abbottabad
Nhà Trắng cho hay thủ lĩnh al-Qaeda Osama Bin Laden không có vũ khí trong tay khi bị đặc nhiệm Mỹ hạ sát hôm Chủ nhật.
CIA nói đã không cho Pakistan biết trước về vụ tập kích vì lo ngại kế hoạch tấn công sẽ bị ảnh hưởng.
Pakistan thú nhận đã không biết gì về sự việc này và cơ quan tình báo Pakistan nói họ lấy làm xấu hổ vì sự kém cỏi của mình.
Quan chức Mỹ vẫn đang cân nhắc liệu có nên công bố các bức hình ghê rợn chụp thi thể Osama Bin Laden hay không.
Tuy nhiên Giám đốc CIA Leon Panetta nói với kênh NBC News rằng không có nghi ngờ gì là các bức ảnh này sẽ được công bố không sớm thì muộn.
Bin Laden, 54 tuổi, là người sáng lập và thủ lĩnh của al-Qaeda. Ông ta được cho là người đã chuẩn thuận các cuộc tấn công vào New York và Washington hôm 11/09/2001, cũng như một số vụ tấn công chết người khác.

Manh mối al -Qaeda

Người phát ngôn Tòa Bạch ốc Jay Carney nói vợ Bin Laden đã "xô vào" lính đặc nhiệm đầu tiên bước vào trong tòa nhà và bị bắn vào chân nhưng không chết.
Tuy nhiên sau đó họ sửa lại thành: một phụ nữ đã chết trong trận tập kích vì bị trúng đạn khi hai bên giao tranh. Hai người đưa tin cũng thiệt mạng.
Ông Carney nói: "Chúng tôi trông đợi sẽ có kháng cự mãnh liệt và quả thực điều đó đã xảy ra. Trong tòa nhà có nhiều người được vũ trang".

CIA hiện đang xem xét các tài liệu tịch thu được trong vụ tập kích, như ổ cứng máy vi tính, DVD và các giấy tờ khác.
Ông Carney cho hay hiện chưa có kế hoạch công bố hình thi thể Bin Laden với lý do hình ảnh trông khá ghê sợ và có thể gây bất bình.
Giám đốc CIA Leon Panetta
CIA đã không thông báo trước cho tình báo Pakistan
Trong khi đó Giám đốc CIA Leon Panetta nói giới chức đang cân nhắc làm sao cho tốt nhất.
Ông nói: "Tôi không nghĩ có nghi ngờ gì về việc sớm muộn thì hình ảnh sẽ được công bố."
Một bức ảnh thi thể được lưu truyền rộng rãi trên mạng internet đã được xác định là giả mạo.

Không hợp tác

Trong một bài báo trên tạp chí Time, được cho là phỏng vấn đầu tiên của ông Panetta kể từ khi Bin Laden bị thủ tiêu, ông nói CIA "đã loại trừ ngay từ đầu khả năng cho đồng minh Nam Á tham gia kế hoạch này".
Ông giám đốc cơ quan tình báo Mỹ nói Mỹ cho rằng sự hợp tác với phía Pakistan có thể gây cản trở cho cuộc truy bắt vì "họ có thể báo động cho mục tiêu".
Pakistan nhận 1,3 tỷ đôla tiền viện trợ quân sự và nhân đạo từ Mỹ trong năm 2010, và cung cấp trợ giúp hậu cần cho quân Nato ở Afghanistan.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Islamabad và Washington trở nên căng thẳng sau khi Mỹ nghi ngờ rằng cơ quan tình báo Pakistan ISI ngầm hỗ trợ dân quân ở Afghanistan.
Ngoại trưởng Pakistan đã lên tiếng biện hộ cho ISI và ra thông cáo bày tỏ "quan ngại sâu sắc và lo lắng" trước hành động đơn phương của Hoa Kỳ.
Bộ Ngoại giao Pakistan nói hành động như vậy không thể tiếp diễn, và nhấn mạnh rằng tình báo Pakistani đã chia sẻ thông tin với Mỹ trong những năm gần đây.
"Nếu nói về tòa nhà mục tiêu mới rồi, thì ISI đã chia sẻ thông tin với CIA và các cơ quan tình báo khác từ 2009."
-------------------------------
LHQ yêu cầu Mỹ làm rõ cái chết của Bin Laden
(Nguồn: tuổi trẻ.vn)
TTO - Reuters đưa tin bà Navi Pillay - Cao ủy Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, đã yêu cầu Mỹ phải đưa ra chi tiết về vụ tiêu diệt Osama Bin Laden và cho rằng các chiến dịch chống khủng bố đều phải tôn trọng luật pháp quốc tế.
Bà Pillay yêu cầu Mỹ nêu các chi tiết chính xác về vụ tiêu diệt Bin Laden - Ảnh: Reuters
Bà Pillay thừa nhận thủ lĩnh Al Qaeda đã thực hiện nhiều tội ác chống lại nhân loại, trong đó có vụ khủng bố đẫm máu ngày 11-9-2001 ở New York, Mỹ.
"Nếu ông ra bị bắt và đưa đến tòa án, tôi không nghi ngờ về việc ông ta sẽ bị kết tội với bản án cao nhất, trong đó có tội thảm sát hàng loạt người dân vô tội ngày 11-9. Đó là một tội ác đã được lập kế hoạch sẵn và có tính hệ thống chống lại nhân loại", bà Pillay nói.
Tuy nhiên, Cao ủy nhân quyền cho rằng: "Sẽ tốt hơn nếu chúng ta biết rõ các sự thật chính xác xung quanh cái chết của Bin Laden. Liên Hiệp Quốc luôn nhấn mạnh rằng tất cả hoạt động chống khủng bố phải tuân thủ luật pháp".
Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cho rằng việc Mỹ tiến hành chiến dịch ở Pakistan và tiêu diệt được Osama là hoàn toàn hợp pháp và là hành động bảo vệ quốc gia chính đáng.
Dân Pakistan biểu tình phản đối Mỹ
Dù đồng cảm với người Mỹ về thảm kịch 11-9, người dân Pakistan vẫn kêu gọi cuộc biểu tình lớn chống lại hành động xâm nhập lãnh thổ của Mỹ vào Abbottabad để tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden.
Người dân Pakistan phản đối hành động xâm nhập lãnh thổ trái phép của Mỹ trong vụ tiêu diệt Bin Laden - Ảnh: AP
"Sự thông cảm của chúng tôi tan biến sau khi họ vi phạm chủ quyền và độc lập của chúng tôi", Syed Munawar Hasan - Chủ tịch đảng Jamaat-e-Islam, một thành viên của liên minh chính phủ tại Pakistan, nói với Telegraph. Đảng này đã kêu gọi người dân xuống đường biểu tình hòa bình chống Mỹ sau lễ cầu nguyện ngày hôm nay 6-5.
Trong khi đó, tướng Ashfaq Kayani - Tham mưu trưởng Lục quân (COAS) của Pakistan, cũng kêu gọi các quan chức dưới quyền và lãnh đạo các đơn vị tình báo thảo luận việc yêu cầu Mỹ cắt giảm quân ở nước này đến mức tối thiểu.
"Bất kỳ hành động vi phạm chủ quyền nào trong tương lai cũng sẽ khiến Pakistan xem xét lại mối quan hệ hợp tác với Mỹ", thông báo của tướng Kayani viết.
Mặc dù thừa nhận những "hạn chế" trong công tác tình báo điều tra nơi ở của Osama Bin Laden, phía Pakistan cho rằng cơ quan tình báo của họ đã hợp tác tiêu diệt và bắt giữ hơn 100 nhân vật chủ chốt của Al Qaeda.
Hàng xóm yêu cầu phá nhà Bin Laden
Ngôi làng Thanda Choha (nghĩa là Mùa xuân lạnh) khá yên bình và là nơi an dưỡng cho các tướng lĩnh về hưu, các nông dân chăn dê ở Abbottabad mấy ngày gần đây đã trở thành địa điểm nổi tiếng nhất thế giới. Nó tự nhiên biến thành điểm du lịch hấp dẫn sau khi trùm khủng bố khét tiếng nhất thế giới vừa bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, trợ lý cảnh sát trưởng Abbottabad là Mohammad Rafique đã tuyên bố ủng hộ phá khu nhà của Bin Laden, bởi có thể nó sẽ trở thành một nhà thờ tưởng niệm của phiến quân và những người theo phong trào jihad.
"Nó cần phải phá dỡ vì sẽ bị biến thành nơi thờ cúng, cầu nguyện - Rafique nói - Nếu Abbottabad từng là nơi ẩn náu của Bin Laden, có thể nó cũng là nơi chứa chấp các chỉ huy của mạng lưới khủng bố Al Qaeda".
Những "hàng xóm" quanh đó cũng đồng tình. Một chủ hiệu may cho rằng chính quyền nên phá dỡ khu nhà vì không nên để lại những ký ức liên quan đến nơi trú ẩn của người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới.
"Chúng tôi thấy hạnh phúc khi kẻ khủng bố lớn nhất thế giới đã bị tiêu diệt. Giờ sẽ mở ra trang mới cho thế giới và thế giới cần phải trở thành nơi an toàn hơn", anh nói.
Theo thông tin của Daily Mail, cô vợ trẻ 27 tuổi Amah Al Sadah của Osama Bin Laden khai báo với cảnh sát rằng cô và trùm khủng bố đã sống ở khu nhà này 5 năm qua mà không hề bước chân ra khỏi đây.
PHAN ANH
-----------------------------------
Mỹ ám sát hụt một lãnh đạo cấp cao Al Qaeda
(Nguồn: tuổi trẻ.vn)
TTO - Ngày 7-5, máy bay không người lái của Mỹ đã tấn công một mục tiêu được xem là nơi ẩn náu của giáo sĩ Anwar al-Awlaki, một trong những nhân vật nguy hiểm nhất của mạng lưới Al Qaeda.
Trước đó, trên trang web thường xuyên loan tin của Al Qaeda đã lên tiếng xác nhận là Osama Bin Laden đã chết và thề sẽ trả thù.
Anwar al-Awlaki - Ảnh: Telegraph
CNN dẫn lời quan chức Mỹ nói máy bay không người lái đã bắn một quả tên lửa vào một chiếc xe hơi tại một khu vực ở Yemen được xem là nơi lui tới thường xuyên của Al-Awlaki.
Tuy nhiên, nguồn tin từ Chính phủ Yemen và Mỹ thông báo có vẻ như Al-Awlaki đã thoát chết, dù tên lửa đã giết chết 2 phiến quân Al Qaeda khác.
Anwar al-Awlaki là giáo sĩ sinh ra ở Mỹ, từng giảng đạo ở bang Virginia trước khi rời Mỹ đến Yemen. Tình báo Mỹ đánh giá Al-Awlaki là một thành viên cao cấp của mạng lưới Al Qaeda ở Yemen, có liên quan đến âm mưu đánh bom máy bay hành khách tại Detroit (bang Michigan, Mỹ) tháng 12-2009 và âm mưu vận chuyển thuốc nổ vào Mỹ năm 2010.
Đầu năm nay, Tòa án Yemen đã kết án vắng mặt Al-Awlaki 10 năm tù vì âm mưu kích động bạo lực chống lại người nước ngoài.
Giám đốc Trung tâm chống khủng bố quốc gia Mỹ cho rằng Al-Awlaki là mối nguy hiểm đối với Mỹ thậm chí còn lớn hơn Bin Laden.
Các chuyên gia đánh giá Al Awlaki là một ứng viên sáng giá thay thế vai trò lãnh đạo của Bin Laden, bởi ông là một giáo sĩ có sức hút mạnh mẽ, một nhân vật giàu ảnh hưởng trong đội ngũ Al Qaeda ở bán đảo Ả Rập. Nhược điểm duy nhất của nhân vật này, theo CNN, là ông ta không sở hữu thành tích chiến đấu ấn tượng như nhiều lãnh đạo Al Qaeda khác.
Trong khi đó Washington cũng đánh giá chi nhánh Al Qaeda ở Yemen hiện là lực lượng hoạt động tích cực nhất và là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ và phương Tây.
Osama bin Laden chết vì bị "phó tướng" phản bội?
Những thông tin mới nhất được đưa ra từ quân đội Pakistan và báo chí Arab đưa ra một giả thiết: trùm khủng bố Osama bin Laden là nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực diễn ra trong nội bộ Al Qaeda.
Theo tờ báo Arab Saudi Al Watan, trùm khủng bố Osama bin Laden đã thiệt mạng do bị phản bội bởi chính người phó của mình, Ayman al-Zawahiri.
Báo này trích dẫn “một nguồn tin nội bộ” nói bin Laden và al-Zawahiri đã có những mâu thuẫn trong thời gian vừa qua.
Cũng theo báo này, người đưa tin mà Mỹ đã theo dõi để lần ra dấu vết bin Laden trên thực tế biết mình bị theo dõi nhưng không để lộ ra, bởi người này đã được lệnh của al-Zawahiri cố tình tiết lộ nơi ẩn náu của bin Laden cho Mỹ.
Trước đó al-Zawahiri đã chuẩn bị cho âm mưu giết chết bin Laden thuyết phục ông này rời khỏi vùng núi non gần biên giới Afghanistan – Pakistan để đến Abbottabad.
Báo Al Watan tiết lộ “Al-Zawahiri và phe người Ai Cập của ông ta trên thực tế đã nắm quyền lãnh đạo Al Qaeda khi bin Laden phát bệnh năm 2004 và đã âm mưu giành hẳn quyền kiểm soát Al Qaeda”.
Theo quan chức Pakistan, giữa bin Laden và nhân vật số 2 của Al Qaeda, tức al-Zawahiri, đã có những tranh cãi gay gắt về tài chính khoảng 5-6 năm trước, dẫn đến việc tổ chức này bị tách làm 2 phe, trong đó phe của al-Zawahiri lớn mạnh hơn.
Cũng theo quan chức Pakistan thì trong suốt thời gian này ảnh hưởng cũng như tình hình tài chính của bin Laden dần dần kiệt quệ. Thậm chí thủ lĩnh Al Qaeda đã không còn tiền bạc trong những ngày cuối đời.
Wall Street Journal lại dẫn một nguồn khác từ Pakistan nói rằng al-Zawahiri, người đã giúp bin Laden thành lập Al Qaeda từ năm 1988 và lãnh đạo các chiến dịch tại Pakistan và Afghanistan, đã gạt bin Laden ra ngoài lề khi nhận thấy thủ lĩnh không còn tiền bạc để hỗ trợ bin Laden cũng như mất dần ảnh hưởng trong nội bộ tổ chức.
Với vai trò phó thủ lĩnh, al-Zawahiri cũng được xem như người kế vị xứng đáng của bin Laden.
Trong khi đó các quan chức Mỹ đã bác bỏ giả thiết rằng Al Qaeda bị chia rẽ cũng như bin Laden đã không còn ảnh hưởng đối với Al Qaeda về cuối đời.
CIA cho rằng bin Laden vẫn hoạt động tích cực, thường xuyên liên hệ với các thành viên chủ chốt của al Qaeda và tham gia lên kế hoạch khủng bố với các chi nhánh ở Somalia và Yemen.
XUÂN TÙNG

Kamasutra -Sunga- sách cổ hướng dẫn về hoạt động tình dục

 *MLC:  Những ai đã từng đến, biết hoặc nghe về Ấn độ, đất nước này trong thế kỷ 21 với một nền văn hoá cực kỳ đa dạng, một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhưng đối lập lại đó là đất nước mà cho đến tận bây giờ vẫn còn sự phân biệt sâu sắc giữa các giai cấp trong xã hội một cách rõ rệt và công khai chứ không núp bóng dưới những mỹ từ như một số nước khác chẳng hạn như tại Việt Nam này. Ở đó có sự phân biệt rõ ràng giữa tầng lớp đáy và những tầng lớp trung và thượng lưu, hôn nhân vẫn còn phân biệt giữa sự môn đăng hộ đối, quan niệm về tình dục vẫn bị coi như  sự cấm kỵ. Nhưng nếu bạn đã đọc tài liệu hướng dẫn có mô tả bằng hình ảnh sự quan hệ tình dục trong tác phẩm Kamasutra rất nổi tiếng này thì bạn sẽ rất ngạc nhiên và sẽ đặt ra nhiều câu hỏi như tôi và rất muốn có ai đó lý giải giùm?




Kamasutra qua hình ảnh
-----------
Còn đây là tranh Sunga của Nhật Bản (Dưới 18 tuổi không xem)

Vào khi Katsushika Hokusai 葛飾 北斎 (1760 – 1849) bước vào thế giới của Phù thế hội hoạ (Ukiyo-e), trở thành học trò của Kachikawa Shunsho vào tuổi 18, thì tranh thể loại vẽ mĩ nhân của Kiyonaga và Utamaro đã lên tới tuyệt đỉnh vinh quang. Sau khi Shunsho qua đời năm 1793, Hokusai bắt đầu khám phá những phong cách nghệ thuật khác, bao gồm việc hấp thu những phong cách châu Âu qua những tranh khắc đồng của Pháp và Hoà Lan. Là hoạ sĩ sinh ra ở Edo (nay là Tokyo) và sống trong thời đại Edo, ông chịu ảnh hưởng của các hoạ sĩ như Sesshu (Tuyết Chu) và những phong cách khác của hội hoạ Trung Quốc.

Vào tuổi 51, Hokusai bước vào thời kì sáng tạo thể loại Hokusai manga 北斎漫画 và những cẩm nang hội hoạ. Hoạ tập manga đầu tiên của Hokusai phát hành năm 1814, gồm những phác thảo hoặc những biếm hoạ, cùng với 12 tập manga bao gồm hàng ngàn những bản vẽ về động vật, nhân vật tông giáo, và sinh hoạt hàng ngày của đủ mọi hạng người. Chúng thường có tính hài hước, và rất phổ biến đương thời. Chính những manga này đã ảnh hưởng tới hình thức truyện tranh hiện đại.

Hokusai có một sự nghiệp lâu dài, nhưng phần lớn tác phẩm quan trọng của ông sáng tạo vào sau tuổi 60. Chính vào những năm 1820, Hokusai đã đạt tới tuyệt đỉnh sự nghiệp. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là loạt tranh mộc bản Ba mươi sáu cảnh núi Phú sĩ, (1831), gồm bức Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa nổi tiếng được sáng tác trong thời kì này. Và những loạt tranh khác như 56 trạm Tokaido (1806), Ngoạn cảnh thác nước của các địa hạt…  Tranh Phù thế của ông chuyển hoá hình thức nghệ thuật từ một phong cách vẽ chân dung những kĩ nữ và đào kép nổi tiếng trong thời Edo sang một phong cách rộng rãi hơn, tập trung vào những bức phong cảnh, cây cối, và động vật

Thời kì cuối đời, Hokusai sáng tác với tên hiệu là "Hoạ cuồng Lão nhân Vạn bút (Gakyō Rōjin Manji). Chính thời gian này ông lại sản sinh một loạt tranh quan trọng khác, Một trăm cảnh núi Phú sĩ. Trong lời hậu từ cho tác phẩm này, Hokusai viết:

Từ khi lên sáu, tôi có thói quen phác hoạ trực tiếp từ đời sống. Tôi đã trở thành hoạ sĩ, và từ tuổi 50 trở đi, bắt đầu tạo ra những tác phẩm có được tiếng tăm nào đó, nhưng chẳng có gì làm trước tuổi 70 là đáng chú ý. Vào tuổi 73, tôi bắt đầu nắm bắt được những cấu tạo của loài chim và muông thú, côn trùng và cá, và cách thức cây cối tăng trưởng. Nếu tiếp tục cố gắng, chắc tôi sẽ hiểu chúng rành hơn vào thời điểm tôi 86, vì thế vào tuổi 90, tôi sẽ thâm nhập được vào tính cốt yếu của sự vật. Vào tuổi 100, tôi sẽ có được sự hiểu biết cực kì tuyệt vời về sự vật, trong khi ở tuổi 130 và 140, hoặc hơn nữa, tôi sẽ đạt tới giai đoạn mà mọi nét điểm và mọi nét chấm phá sẽ thực sống động. Nguyện xin Trời đất ban tuổi thọ, và cho tôi cơ hội để chứng tỏ điều này không phải là nói dối."
Năm 1839, một tai hoạ kéo theo một trận hoả hoạn đã phá huỷ xưởng hoạ của Hokusai và phần lớn tác phẩm của ông. Vào thời gian này, sự nghiệp của ông bắt đầu lu mờ, trong khi đó, những hoạ sĩ trẻ hơn như Ando Hiroshighe bắt đầu ngày càng nổi tiếng. Nhưng Hokusai không bao giờ ngừng vẽ, và ông hoàn tất tác phẩm Uyên ương trong dòng nước vào tuổi 87.
Không ngừng tìm cách tạo ra những tác phẩm tuyệt vời hơn, bên giường lâm chung, ông kêu than, "Giá như Trời cho tôi chỉ mười năm nữa thôi… Chỉ năm năm nữa thôi, khi ấy tôi sẽ trở thành một hoạ sĩ thực thụ." Ông qua đời vào ngày 10 tháng 5, 1848, và được chôn cất tại Thanh kính tự (Seikyō-ji) ở Tokyo.   
Một linh hồn tự do
Bay lượn trong không trung
Trên bình nguyên mùa hè
Đó là bài thơ haiku mà Hokusai đề trên bức tranh của Eisen vào lễ sinh nhật thứ 70 của ông. Bài thơ thấm đượm tinh thần tự do sáng tạo nghệ thuật của Hokusai cho tới khi ông qua đời, và nó được đọc trong tang lễ và được khắc trên bia mộ ông. Hokusai là bậc hoạ sư của các hoạ sĩ trong thời đại ông, người sáng tạo ra cái đẹp đầy quyến rủ. Tác phẩm của ông đạt được tiếng tăm rộng rãi và để lại ảnh hưởng lâu dài tới nghệ thuật thế giới
*

Thể loại shunga hay xuân hoạ là một mảng quan trọng trong sự nghiệp của Hokusai cũng như trong thế giới tranh Phù thế. Dưới đây là những bức điển hỉnh rút từ các hoạ tập shunga của Hokusai.  

Hai bức dưới đây từ hoạ tập Tsumagasane  (Những lớp váy chồng chéo).



Những bức dưới đây rút từ hoạ tập Kinoe no komatsu (Những cây thông non hay Tiều tuỵ vì tình), 1814

Viết lên của quý.

 

Người đàn ông dùng một loại đồ chơi tính dục gọi là higozuiki, một cuống dây khoai sọ khô quấn quanh dương vật để gia tăng lạc thú cho người đàn bà.

 

Hai người đàn bà đồng tính đang giao hoan trong khi một người mang dương vật giả

Những đường nét nhàu gãy gọn của lớp áo lót trên bụng người đàn bà là lối vẽ đặc trưng của Hokusai.
Giấc mộng của vợ người ngư phủ hay Cô thợ lặn với bạch tuộc
Đây là bức shunga nổi tiếng nhất của Hokusai, con bạch tuộc lớn đang khẩu giao (cunnilingus) với một cô thợ lặn bào ngư, trong khi bạch tuộc con thì đang nút miệng cô và dùng xúc tu mơn trớn núm vú cô.
*

Những bức dưới dây rút từ hoạ tập shunga Phúc thọ thảo (Fukujuso), khoảng 1814-1817

Hình tượng có tỉ lệ lớn, và cách sắp đặt táo bạo trên mặt tranh cùng sự tương phản giữa hình thể tròn trịa và khoả thân hoàn toàn với đường nét y phục nhàu gãy gọn. Những câu văn viết trên tranh cho biết người đàn bà phàn nàn với người yêu đang làm chuyện dơ dáy. Người đàn ông đáp: "Sao em gọi là 'dơ dáy'? Anh cũng từ chỗ này mà chui ra"


 


Từ thế giới của những người tình cuồng nhiệt, Hokusai chuyển sang một cảnh gần như hài kịchđây là bức số 7 trong hoạ tập Phúc thọ thảo (Fukujuso), miêu tả một cảnh hiếp dâm vụng về và buồn cười của một người giúp việc ở nhà tắm công cộng, một cô gái mà hắn khao khát từ lâu. Để ý đồng tiền giắt vào tai hắn theo tập quán của những người giúp việc không có hầu bao.

*

Những bức dưới đây trích từ hoạ tập Manpuku Wagojin/Vạn phúc hoà hợp thần, thực hiện vào khoảng 1821, thuộc bộ tranh shunga nổi tiếng nhất của Hokusai. Không giống như những hoạ tập hoa tình vốn tập trung vào những khu vui chơi lạc thú, hoạ tập Vạn phúc hoà hợp thần là một ví dụ cho thể loại tranh hoa tình, miêu tả những câu chuyện về những những người đàn ông và đàn bà bình thường.     



Trang đầu tiên của hoạ tập miêu tả chân dung thần Vạn phúc và Giao hợp, hai vị thần nam nữ, một tiên nhân và một tiên nga, tóc rối bù sống trong thâm sơn cùng cốc, cạnh một cái ao. "Những vị thần của sơn cốc"--sơncốc ám chỉ hai bộ phận sinh dục--ở đây được nhân cách hoá thành hình tượng dương vật và âm hộ. Việc giao hợp nam nữ là kết quả, nguồn gốc thực sự của vạn phúc.  



Một cảnh khôi hài với một cặp tình nhân đang xem cặp chuột nhắt giao cấu. 

Cảnh một cô gái điếm phục vụ khách ngay tại một góc phố, mông của họ ngược hướng với cặp chó đang giao cấu.


 Cảnh cô con gái vụng trộm với cậu đầy tớ bị cha mẹ bắt 

Một thiếu nữ thủ dâm trong khi nhìn trộm một cặp đang thân mật

 

Cảnh gây ấn tượng về người đàn ông mang một dụng cụ tính dục để tăng sự cực khoái cho người đàn bà.



 
Cảnh một cô gái điếm đang ở giai đoạn "phấn thải hương thừa". Vì thất thế phải đứng đường, ở đây cho thấy cô đang nằm trên mặt đất, hai chân vẫn còn dạng ra sau một vụ cưỡng hiếp tập thể.   
 

Ở phía sau là một kĩ nữ đang nghỉ mệt, trong khi một khách hàng vẫn chưa thoả mãn và đang giao hợp với đồng nghiệp của cô ở phòng bên cạnh. 

 Một người đàn bà khuôn mặt hiện vẻ đang sắp tới hồi cực khoái với vòng tay ôm thật chặt.
 

Hai người phu khiêng kiệu đang cưỡng hiếp một kĩ nữ.



Cặp tình nhân đang hưởng lạc dưới lớp chăn dầy, người đàn bà một tay cầm khăn giấy.

Cảnh thú vị miêu tả một cặp giao hoan trong một tư thế hiếm thấy, người đàn bà đặt hai bàn chân lên ngực người đàn ông. Trong khi ở đằng sau, một người đàn bà đang dòm lén từ một căn phòng khác, một tay ở trong lớp đồ lót, tay kia cầm khăn giấy.

 -----------------
Còn đây là sách kiểu cẩm nang hưóng dẫn làm tình Nhật Bản cổ

HÀNH TRÌNH HỌC ĐẠO LÀM TÌNH CỦA CHÀNG HẠT ĐẬU TRONG BỘ TRANH SHUNGA CỦA HARUNOBU (Kì 4)

Triêu Nhan


Một trong những lạc thú khi xem tranh shunga của thời Edo là cái thuật dí dỏm của người hoạ sĩ rất đa dạng và tài tình, vì vậy shunga không đơn thuần là lạc thú được kích dục bằng hình ảnh mà ngày nay người ta thường bị thu hút do cách biểu lộ táo bạo của chúng. Thí dụ, trên phông cảnh và đồ vật trong tranh còn có những đoạn văn kể chuyện và những câu thơ đề trên đó (theo các thể waka, kanshi, senryu, kyoka, v.v…) ám chỉ tới những tình huống trong tranh, cũng như những dòng chữ cạnh các nhân vật ghi những lời đàm thoại của họ. Người cùng thời của hoạ sĩ, họ vừa xem tranh vừa “đọc” được cái nghệ thuật dí dỏm này, họ thưởng thức được những hoàn cảnh đa dạng trong cái thế giới công phu của nghề chơi. Kĩ xảo đó gọi là mitate, một sở trường của Suzuki Harunobu trong suốt các tranh shunga. Ở đây, công chúng không xem tính dục là cái cấm kị hoặc tục tĩu, mà đúng hơn là “cái để cười”, không ngụ ý tục tĩu hoặc chế giễu, đúng hơn là gây cho người xem một tiếng cười gần như không thành tiếng. Hi vọng ngày nay người xem tranh shunga còn có thể thưởng thức được chút nào cái tiếng cười ấm áp ấy trong tranh shunga của Harunobu.
Giống với thi pháp thanh mà tục, tục mà thanh của Hồ Xuân Hương, văn hoá Nhật cũng có cách nhìn đặc biệt vào sự vật, trong đó cái thanh/nhã và cái tục chồng chéo lên nhau. Đặc biệt có thể thấy trong mitate-e shunga của Harunobu, những miêu tả tập quán tính dục hàng ngày có thể xem như là cái tục được phủ lên bằng cái thanh của văn chương.
Các chú giải dưới đây là rút gọn từ một chuyên khảo của tác giả Monta Hayakawa, lần lượt trình bày chi tiết từng bức (tập trung vào phần 1) của hoạ tập shunga nổi tiểng nhất của Suzuki Harunobu, Furyu enshoku Maneemon 風流艶色真似ゑもん (Chàng Hạt Đậu phong lưu hiếu sắc), tất cả gồm 24 bức miêu tả hành trình học đạo làm tình của nhân vật Maneemon tức chàng Hạt Đậu (một loại Peeping Tom). Hoạ tập này chia thành hai phần, mỗi phần có 12 bức, thực hiện năm 1770, cũng chính là năm mà Harunobu đột ngột qua đời. Shunga thuộc dòng tranh ukiyo-e, nói chung thường theo hình thức một bộ gồm 12 tấm, thường không có tình tiết, bối cảnh của các nhân vật nằm trong những bức lẻ, không mạch lạc hệ thống. Tuy nhiên, bộ tranh này hiếm hoi vì nó có câu chuyện liên tục theo phong cách kể chuyện dân gian. 

Bức 1
Hai nữ thần đem quà tặng tới, xuất hiện trước người đàn ông đang quỳ trước cổng đền màu đỏ. Vì đây là bức mở đầu nên có một đoạn văn dài ở trên giới thiệu nhân vật chính và mở đầu câu chuyện:
Xưa kia, rất lâu trước cả thời các cụ kị nhà ta, có một chàng kì khôi tên là Ukiyonosuke. Bản tính hiếu sắc, chàng quyết tâm tìm cách thông thạo mọi bí kíp của thuật ân ái, giống như Narihira, nhân vật chính của Truyện Ise, biết rành về những bí ẩn của tình yêu. Đã quyết như thế, chàng đi tới một ngôi đền [vốn nổi tiếng thờ nữ thần tình ái] trên núi Ryushin ở Morokoshi, và khi chàng cầu xin được thông thạo nghệ thuật ân ái, thì chuyện lạ xảy ra. Một làn ánh sáng chói loà trước đền và rồi nữ thần núi Ryushin xuất hiện, theo hầu có Tử đằng tiên nữ của núi Kinrya, lên tiếng: “Bởi ngươi đã thành tâm đến đây cầu muốn thành thục mọi bí kíp ân ái, bọn ta sẽ toại nguyện ước muốn cho ngươi”. Họ ban cho chàng hai cái hộp, rồi dặn, “Một hộp trong đó đựng một số bánh nhân đất; giờ hãy mở ra ăn một cái. Còn hộp kia, chỉ mở ra nhìn khi nào ngươi gặp chuyện rắc rối lớn”. Thêm nữa, Tử đằng tiên nữ nói, “Cho dù có rành bí ẩn đạo ân ái, nếu ngươi không có sức khoẻ tốt, thì cũng chẳng kết quả gì”. Rồi vị nữ thần này trao cho chàng một loại “thuốc trường sinh”, đoạn cả hai nữ thần biến mất vào bầu trời. Thấy chuyện lạ lùng, Ukiyonosuke nửa ngờ nửa tin, nhưng khi ăn một miếng bánh nhân đất, thì thấy thân hình thu nhỏ lại thành cỡ hạt đậu. Bởi đó, chàng đổi tên thành Maneemon hay Hạt Đậu.

 Bức 2
Sau khi biến thành người đàn ông hạt đậu, trước tiên Maneemon tới “Đảo Trinh nữ”. Trên tầng hai của một toà nhà, trong gian phòng, ở đó là những bàn giấy, tập vở viết, và thanh chặn giấy, Maneemon bắt gặp một người đàn ông trung niên với mớ tóc dài chải hất và buộc sau gáy, hắn đang dùng sức ép một cô gái mặc bộ furisode (loại kimono tay dài mà các phụ nữ chưa chồng hay mặc) ngã lên sàn chiếu tatami, hắn đang cố hôn cô. Khi nhìn thấy cô gái dùng hai tay rán đẩy người đàn ông ra, Maneemon suy đoán là hắn ta đang cưỡng hiếp cô. 
Người đàn ông trung niên này thuộc hạng người nào? Do tấm yết thị dán trên cửa ở tầng dưới, “dạy thư pháp”, và cảnh bài trí là một lớp học thư pháp, hắn chắc phải là thầy dạy thư pháp. Còn cô gái có lẽ là một trong những học trò. Những dòng chữ gần người đàn ông như sau:  “Thầy sẽ cho em đậu cao hơn những đứa bạn học của em là Oran và Oton, và sẽ dạy em những phương pháp thuộc trình độ cao hơn. Như vậy còn chưa hài lòng sao? Chỉ kiên nhẫn ít lâu nữa thôi”.
Người đàn ông đang dụ dỗ cô gái với lời hứa lố bịch sẽ cho cô lên lớp cao, còn những dòng chữ mà cô học trò phản ứng, “Ôi chao! Thầy ơi, buông em ra!” Cô không muốn chút nào. Tuy nhiên trông ra không có vẻ gì là người thầy trung niên này bị cái cách từ chối dịu dàng ấy can ngăn được, và rồi rút cuộc lối hành xử của ông ta có lẽ không khác với con mèo đực ngoài cửa sổ. Maneemon chứng kiến sự việc từ dưới cái bàn giấy, thầm nói, “Thật là điều tội nghiệp, đáng ghét. Nhìn cái mũi kìa!” Trong khi vừa biểu lộ sự thông cảm sâu xa với cô gái, chàng vừa mỉa mai nhận xét về cái mũi của người đàn ông. Nhìn kĩ khuôn mặt hắn, quả là cái mũi miêu tả to hơn bình thường. Dân gian thường tin rằng kích thước dương vật chiếu theo tỉ lệ với cái mũi, vì thế cái mũi to xem như tiết lộ cái cường độ dâm dục.  
Ở hàng cuối, viết, “Như vậy là khởi đầu hành trình của Maneemon đi khám phá cái đạo của chuyện làm tình,” với cái thực tế vui buồn lẫn lộn của đạo ân ái.  

Bức 3
Vội rời “Đảo Trinh nữ”, Maneemon sang “Đảo Tán tỉnh”. Ở đó, điều đầu tiên Maneemon thấy, dưới ánh sáng cái đèn lồng bọc giấy là cảnh một người đàn ông đang làm tình với người đàn bà từ đằng sau theo một tư thế gò bó trong khi cô ta đang hơ ngải cứu lên lưng một bà cụ. Người đàn ông mặc bộ montsuki (bộ áo của gia đình có tước vị), có lẽ ông là chủ nhân và về nhà sớm. Lời của bà cụ, “San, viên ngải đó thiệt nóng.” Bà cụ gọi thân mật người phụ nữ là “San”. Rất có thể là vợ của con trai bà. Hàng chữ ở phía trên cảnh này là “cuộc chơi hấp tấp”. Ở đây, có thể là người chồng vừa về tới nhà, thấy cô vợ trẻ mới cưới đang châm ngải cứu cho mẹ chồng. Anh ta chờ không đặng, dưới ánh đèn mờ của cái đèn lồng giấy, chàng bèn vội vã hành sự. Người vợ ngạc nhiên vì cơn hứng bất chợt của chồng, và cú thúc của chồng từ sau khiến cái tư thế của cô thành ra kì cục, bàn tay chệch ra khỏi huyệt châm ngải làm cho lưng bà cụ bị nóng rát, bà nói, “Viên ngải đó thiệt nóng”. Nhân vật Maneemon thấy vậy, rất đồng tình và ấn tượng, nói rằng “Để theo đuổi cái đạo ân ái, người ta phải siêng năng như cái gã này”. Rồi chàng nói, “Trong lúc chờ bà cụ bớt nóng, mình cũng nên thử tí ngải”, rồi chàng hơ một chút ngải vào huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân. Vì ở huyệt này, ngải cứu được cho rằng nó trị mọi bệnh tật và hồi phục sức khoẻ, cho nên nó cũng làm cho việc giao hợp trở nên mạnh mẽ hơn. Cuối củng Maneemon ngâm một bài thơ thời Heian của Jujiwara Sanekata:
Đang khi anh khao khát em nhường này,
Còn em chẳng hay biết gì.
Như ngải cứu vùng Ibukiyama,*
lửa tình anh nóng rực vì em.
(*Ibuyama là một quận hạt nổi tiếng về trồng ngải cứu).
Bài thơ so sánh hơi nóng của ngải với tình ái rạo rực của người đàn ông. Cuối cùng, Maneemon kêu lên, “Thiệt là nóng”.         

Bức 4


Địa điểm tiếp theo Maneemon tới thăm là “Hòn đảo Tạ lỗi”. Ờ đó chàng chứng kiến cảnh một người chồng đang vụng trộm trong lúc vợ mang bầu. Một đêm vợ đi vào phòng bắt được quả tang (trong tranh người vợ mang bầu có đeo iwataobi là tấm khăn thắt lưng cho phụ nữ có bầu để bảo vệ bào thai). Cuộc hỗn loạn bắt đầu, những dòng chữ viết trên tranh cho từng nhân vật trong bộ ba này biểu lộ lần lượt thái độ khác nhau của họ. Trước tiên, một tay bên phải cầm cái đèn lồng có cắm ngọn nến, còn tay kia nắm cái khố của chồng, người vợ la toáng:

Ông làm với loại con gái nào vậy hử? Sáng mai, tôi sẽ mách với Jirô. Mà tôi sẽ mách với chú ấy chuyện gì đây? Sự việc này không phải nói xin lỗi là được đâu. Hừ, đồ gian dối. Cho dù ông có muốn vụng trộm, bộ ông không nghĩ tới danh dự của mình à? Tôi điên tiết lên đây!           

Vậy có thể đoán cô gái kia là con gái của Jirô, con một người bạn gửi tới giúp việc nhà trong thời gian vợ mang bầu.

Trong lúc người chồng trông có vẻ lúng túng vì bị túm cái khố, ông quay đầu lại, bàn tay quơ trước mặt xin tha thứ, “Em nói đúng–tha cho anh đi”. Cái khố thì đang bị vợ túm chặt, còn cái dương vật tục tĩu của người chồng giờ đã xìu xuống. Do bị bắt quả tang, người chồng hết đường chối cãi.

Còn cô gái thì bối rối, giơ ống tay áo ngủ lên che mặt, nhưng vì sự việc xảy ra và bà vợ quá lớn tiếng, không chịu được, cô gái lên tiếng, “Xin lỗi Bà, lỗi tại cháu. Xin tha cho cháu. Nhưng nếu bà to tiếng, hàng xóm họ nghe được.” Có vẻ cô cam chịu mọi quở trách của bà chủ, nhưng thật sự nếu việc này hàng xóm biết được thì hậu quả sẽ hết sức tồi tệ với cô. Đang quan sát cảnh tượng này, chỗ núp là trong bộ đồ ngủ của cô gái, Maneemon nêu nhận xét:

Ối chao, tiếng sư tử gầm! Đêm nay mình gặp phải cảnh tồi tệ rồi. Trận lôi đình này đang gay cấn, chắc tới sáng vẫn chưa nguôi. Vậy, phải tẩu đi thôi. Vì chính bà đã rước cô gái vào làm, nếu bà có chịu nghe nửa lời xin lỗi, may ra vụ này sẽ sớm chấm dứt.

Maneemon quyết định rời hòn đảo này, chàng xem cơn giận của bà vợ là hợp lí, nhưng bà ta cũng phải chịu trách nhiệm một nửa. Không chỉ trong tác phẩm của Harunobu, mà trong những shunga khác của thời kì này, thật là khó mong tìm thấy quan điểm mà trong đó những cuộc ngoại tình lăng nhăng đều là xấu xa hoàn toàn. Shunga của Harunobu thể hiện cho quan điểm thực tiễn rằng “trên thế gian này, mầm mống của bất trung là vô tận”, với những cảnh vui buồn được miêu tả ở những bức tiếp theo.


 

Bức 5

Thoạt nhìn, trông như bức tranh này minh hoạ người đàn ông và người đàn bà đang giao hợp trong một tư thế đặc biệt, nhưng nếu nhìn kĩ, người ở bên trên lại có dương vật. Nói cách khác, bức tranh này miệu tả “tình trai”. Đồng tính nam không phải là tập quán ít thấy trong truyền thống văn hoá Nhật. Đặc biệt trong thời Edo, tình trai, vốn trước đó tồn tại trong số các hoà thượng, các cận thần, và các võ sĩ, rồi lan rộng ra dân chúng và thường xuất hiện trong tranh shunga. Thế nhưng ở đây không phải là thông thường và vô cớ. Lí do gặp phải cảnh này của Maneemon được giải thích ở hàng chữ bên trên tranh. Maneemon rời ngôi nhà trên “Đảo Tạ lỗi” ở đó chàng gặp cảnh nổi trận lôi đình của chuyện ngoại tình và rồi:

Chàng qua tới đảo Sakai và từ khu Shibai-machi, lắng nghe tiếng những lần cạn li và những tiếng đàn hát, ở đó chàng trải qua đêm trong một ngôi nhà. Chàng đang tìm cách làm sao nhìn thấy được những cuộc khoái lạc phòng the ở tầng thứ hai của toà nhà bên cạnh. Trời lúc đó đã cuối xuân, mùa thả diều, vì thế chàng đu lên một sợi dây diều và được đem lên cao tới song cửa sổ tầng hai.

Vào thời đó, đây là khu vực nổi tiếng, dãy phố hai bên là những rạp kabuki và những phòng trà kagema-chaya, người làm là những onnagata hay nam diễn viên trẻ (chuyên đóng những vai nữ) gọi là iroko tức mại dâm nam. Maneemon cố ý muốn dòm lén quang cảnh làm tình của những nam giới này. Những gì chứng kiến là một tay chơi đang trong tư thế ở dưới, ở trên là một kép trẻ đẹp onnagata trông hệt như một cô gái trong bộ kimono tay dài. Tuy nhiên tư thế này rất gò bó đối với chàng kép trai, vì vừa phải chống cơ thể bằng tay trái trong khi gã đàn ông vừa ôm đỡ, nhổm phần thân trên lên, vừa kêu, “Ô, ô, mỏi tay rồi—kiểu này khó quá.”

Trên ống tay áo của chàng mại dâm có hoa văn thuỷ tiên, biểu tượng cho chàng trai đẹp trong thế giới tình trai. Huy hiệu hoa thược dược trên giường cũng biểu tượng cho tình trai. Nếu ta nhìn kĩ vào huy hiệu trên kimono của khách mua dâm nam, cùng là người chồng trong bức tranh số 3 ở trên. Tuy không nhất thiết phải xem cả hai nhân vật là một, trong giới tài từ Edo, tình yêu dị tính đồng thời với đồng tính đều không phải là ngoại lệ hay đặc biệt. Và tính dục đồng tính nam được xem như thú vui— thậm chí được hiểu như một trong những thực hiện của người có tu dưỡng. Theo nghĩa đó, bức mộc bản này miêu tả một cảnh về lạc thú của giới tài tử Edo. Chính vì vậy Maneemon đã đến khu phố kabuki ở Shibai-machi để quan sát việc này. Câu cuối: “Maneemon đã nhìn thấy hết mọi chuyện làm tình của nam giới, nhưng vì đã thấy quá nhiều ngón nghề chơi, khiến máu dồn lên đầu chàng. Quả vậy, nhìn vào tranh, ta thấy Maneemon đang cầm cái quạt để hạ hoả cái đầu. 


Bức 6

Sau khi bị choáng vì xem việc làm tình của nam giới tại khu Shibai-machi ở Edo, để hồi phục, Maneemon ngắm một con suối, rồi rời Edo và ra tới đồng quê. Thật là khác nhau biết bao về phong tục tính dục ở thôn quê với lại ở thành thị. Nơi đầu tiên chàng thăm có cái tên là “Thửa ruộng Cả tin”. Thửa ruộng mới này đang được trồng trọt vào đầu mùa hè. Một cặp vợ chồng nông dân và cô con gái đang trồng lúa, thì có một gã đàn ông lạ đeo cái mặt nạ đáng sợ, giắt gươm, xuất hiện rồi làm giao cấu từ đằng sau đang khi cô gái đang nhấp nhổm cấy lúa. Ở đây chuyện gì đang diễn ra? Đọc thẳng vào lời của người đàn ông đeo mặt nạ:   

Cha chả, ta là thần khoái lạc (yogarasu), con cháu của thần lúa (Inari). Nếu các ngươi cho ta con gái của các ngươi, các ngươi chẳng cần làm gì cả trên thửa ruộng này. Ta sẽ sinh ra thêm một trăm giạ lúa nữa so với một vụ gặt bình thường.      

Tóm lại, gã đàn ông đeo mặt nạ và giả mạo dáng điệu vị thần tất nhiên là kẻ lừa gạt. Cái tên hắn nêu ra, yogaraku, trong tiếng Nhật mang nghĩa điềm gở là “con quạ đêm” và cũng có nghĩa là ban khoái lạc cho người đàn bà. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng nông dân đều bị hắn gạt.

Vợ: Sợ quá đi!
Chồng: Ới, thần khoái lạc! Tôi đội ơn ý tốt của ngài, và cho ngài không chỉ con gái tôi mà luôn cả mụ vợ già của tôi nữa. Xin gửi lời tôi tới thần lúa.
Đồng loã với yêu cầu của ông chồng, thần khoái lạc hớn hở đáp, “Được rồi, được rồi, ta nhận lời. Mai ta quay lại.”
Ngồi xem mọi chuyện, Maneemon vừa phì phà hút thuốc dưới bóng cây bên lề đường vừa nêu cảm tưởng: “Thật thú vị. Kết cục trò đùa với nông dân là như vậy đó.”
Cảnh khôi hài và buồn cười này tạo ra cho mục đích shunga, tuy nhiên, không hẳn chỉ có thế. Câu chuyện mang hơi hướm những câu chuyện kể của nước Nhật xưa, trong những lễ hội trồng lúa đầy những ca, múa và những lễ nghi mang động tác đậm chất tính dục và phồn thực. Và “vị thần lạc thú” đeo mặt nạ không hẳn là tay lừa đảo mà có thể xem như khoác vẻ một loại ông trạng (trickster) phá phách dễ mến, thường xuất hiện trong những truyền thuyết dân gian. 
Bức 7
Cảnh một ngôi nhà nông trang vào một đêm hè. Gia đình đã xong bữa cơm tối, và một cặp cụ già đang uống trà. Ở gian phòng kế, trong mùng, người con trai và con dâu đã bắt đầu cuộc làm tình. Tuy nhiên họ không đóng vai chính trong tranh, mà là cặp cụ già. Những dòng đối thoại của họ:
Cụ ông: Bà nó ơi, hôn tui một miếng đi. Cứ nghe những thứ tiếng đó ai mà…
Cụ bà: Mình làm cái gì kì quá—già cả rồi!
Nghe những tiếng thân mật của cặp trẻ trong mùng ở gian phòmg bên cạnh, cụ ông đột nhiên vô tình bị dục tình đánh thức, ông năn nỉ đòi vợ hôn. Trong khi cụ bà hơi quay lưng vì đang pha trà, bà ngoảnh lại và cho ông hôn một miếng. Một cảnh tình tự thật thanh bình và thú vị! Trong vườn, một nhánh bắp cao, quả đã chín, hai bông mồng gà đỏ thắm giữa hè. Điều gây cười trong tranh miêu tả ông cụ chỉ dùng miệng, chứ không phải “cái ấy”, và dòng tít khôi hài ”Ngôi làng chỉ có lòng thèm muốn”. Maneemon nhìn chăm chăm vào bộ phận sinh dục của cụ ông và điệu bộ đôi tay giang ra, nói, “To quá, bằng cỡ quả bí đỏ. Thiệt là lạ trong những thứ ở nhà quê.” Những lời thán phục trước kích cỡ dương vật to thường hay thấy trong tranh shunga, nhưng ở đây ấn tượng của Maneemon lại đối với bìu dái của ông cụ, nhưng đây không phải là cái để khoe. Có lẽ đó là một loại bệnh gọi là bìu xệ.



Bức 8


Rời Edo, dừng lại ở một suối nước, sau khi băng qua “Thửa ruộng cả tin” và “Làng chỉ có ham muốn”, cuối cùng Maneemon tới một khu có nhiều suối nước nóng ở Ikaho (dưới chân núi Haruna, ngày nay thuộc quận hạt Gunma). Maneemon đi vòng quanh dò xét những hoạt động tính dục. Bức tranh này miêu tả cảnh: Trong gian phòng cạnh nhà tắm, một cặp đàn ông đàn bà đang làm tình trong một tư thế ít thấy. Họ đang nhướng mắt nhìn vào gian phòng kế, trong đó có một ca sĩ mù hát rong (zatô) đang gảy đàn tam shamisen. (Những người hát rong hành nghề theo nhóm này cũng làm nghề tẩm quất và châm cứu). Địa điểm nhà trọ ở suối nước nóng này thường nhận phụ nữ làm yuna (gái bán dâm), xem cảnh đầu tóc buộc thì biết họ vừa mới tắm xong. Cảnh làm tình có vẻ hờ hững ở nơi nghỉ mát. Người đàn ông pha trò, “Chú ta đang tửng từng tưng, chúng mình cũng đang tứng từng tưng. Ngón “gảy” đàn với điệu dồn dập ở đây ám chỉ dương vật người đàn ông mitate cho cái móng gảy đàn của người nhạc sĩ mù. Nghe câu khôi hài này, Maneemon ra khỏi nhà tắm, nói xen vào “Cái móng gảy này to quá chừng.”


Bức 9
Ba bức tiếp theo minh hoạ chuyến quay về lại Edo của Maneemon sau khi rời Ikaho. Bức này miêu tả một cậu phu ngựa và người đàn bà là khách hàng đang làm động tác trông như kiểu nhào lộn điêu luyện ở một bến phà. Để hiểu việc gì đang diễn ra, đọc những câu viết dưới con ngựa, người đàn bà nói, ”Kìa, nó đang vào. Kiểu này hệt như chim sơn tườc hứng bắt hạt đang rơi. Em vẫn còn thời gian cho tới khi thuyền cập bến.”  Người đàn bà một tay phía sau bám vào con ngựa, tay kia bám lên vai chàng phu ngựa và hạ thấp đằng dưới xuống. Người đàn bà so sánh cậu phu ngựa với con chim sẻ núi vốn giỏi về bay nhào lộn, là ẩn dụ về cái tư thế “độc chiêu” này. Cô ta đã quyến rủ được cậu phu ngựa. Trong khi đỡ lấy bộ mông của người đàn bà, cậu phu ngựa đang ở mấp mé cuộc giao hợp, và cậu ta quên phứt việc làm ăn, vui sướng nói, “Cô không cần phải trả tiền phu ngựa. Tôi sẽ dẫn ngựa đưa cô miễn phí sang tới trạm kế ở bên kia bờ Kumagaya.” Maneemon đang phì phà thuốc dưới bóng cây tùng, nêu cảm tưởng như sau, “Chà, chà, bộ đồ nghề của cậu ta không to tướng sao? Còn khuôn mặt thì không giống đồ cục mịch nhà quê” (nguyên văn yosaku, từ để chọc dân quê, vừa chơi chữ ám chỉ tên của nhân vật chính làm phu ngựa trong một vở tuồng nổi tiếng của Chikamatsu)
Bức 10

Trong bức này, xảy ra cuộc “đôi co” giữa cặp vợ chồng trong gian phòng nuôi tằm của một nông trang: 
Chồng: Sau khi xem tranh xuân hoạ mà anh trai anh đem từ Edo về làm quà, anh nứng quá chừng.
Vợ: Nhưng nếu chúng ta làm việc ấy trước các nong tằm, chúng sẽ bị hư mất.
Người vợ dùng hai tay cố đẩy chồng ra. Việc từ chối của người vợ do niềm tin của những người nuôi dưỡng tằm xưa cho rằng nếu làm tình trước lũ tằm đang kết kén, thì sợi tơ sẽ bị hư và lụa sẽ bị tì vết. Trong khi đó nghe thấy những tiếng khả nghi phát ra từ phòng nuôi tằm, người cha dậy khỏi giường, trần truồng, tay cầm cây nến đi kiểm tra tằm, vừa nói: “Có tiếng gì lạo xạo. Nghe như tiếng chuột gặm nhấm lũ tằm ấy nhỉ.”  

Bức 11

Một cặp trai gái đang ôm ấp dưới bóng khuất của một bờ sông dốc, và giữa cảnh vật bao quanh tối đen. Một ngọn nến nhỏ, một thanh gươm đặt bên cạnh họ, và cả hai đều cầm chuỗi lần hạt. Cảnh này trông không có vẻ gì là cuộc hẹn hò bình thường. Hơn nữa, ở phía bên kia bờ sông, một người đàn ông xách đèn lồng cùng một ông lão cầm trượng đang khóc. Tình huống này càng tăng mối thắc mắc:
Maneemon, trên chuyến quay về sau khi đã được xem nhiều cảnh làm tình, thì gặp một chàng trẻ dẫn theo một cô gái độ 16 tuổi mặc kimono tay dài. Chàng cảm giác sẽ được xem một chuyện thú vị, nên đi theo họ, và rồi biết được rằng họ đang toan tính một cuộc tự sát đôi.
Ông lão bên kia bờ sông là người cha đang đi tìm cặp trẻ. Có lẽ ông đã chống đối cuộc hôn nhân, mà không lường trước khả năng sẽ đưa họ tới cuộc tự sát đôi. Vào thời ấy, các vở tuồng kabuki diễn những vở rất phổ biến về những cuộc tự sát đôi thật bi tráng của những người đàn ông và đàn bà (phần lớn là gái lầu xanh ở khu Yoshiwara) vì nhiều lí do họ không thể lấy nhau đặng. Có thể là cặp trai gái này chịu ảnh hưởng bởi xu hướng đó. Bằng phương tiện minh hoạ cùng với việc phối hợp những dòng đối thoại, Harunobu đã tìm cách thay đổi cái cảnh trầm trọng này sang một cảnh vui tươi hơn. Trước tiên, đọc lời thoại của cặp trai gái, chúng ta thấy diễn biến sự kiện hơi khác với hàng kể trên.
Cô gái: Anh đến thật là trễ.
Chàng trai: Chưa trễ lắm, mà này, anh nghe thấy tiếng người.
Nói cách khác, trong tranh, tình thế bị thay đổi, trong đó người đàn bà tới điểm hẹn trước và đang khi cô mệt mỏi vì trông ngóng thì chàng trai xuất hiện. Cô gái không ngần ngại việc tự sát chung, nhưng lời chàng trai, ”Anh nghe thấy tiếng người” ám chỉ lòng lưu luyến của chàng đối với thế gian này. Trái với chàng trai, ở ngưỡng cửa vĩnh biệt thế gian, chàng băn khoăn vì nghe thấy tiếng người và đang tìm cách tự trấn an, còn cô gái thì chủ động trợ giúp bằng việc sấn sởi nắm chặt lấy dương vật của chàng và ”khích lệ” nó. Harunobu đem lại một tiếng cười vào trong cái tình thế trầm trọng này. Còn đây là lời độc thoại của Maneemon:
Đau đớn biết bao cho các bậc cha mẹ! Điều này trở nên khủng khiếp. Tội nghiệp cho những đoá hoa đang độ xuân thì phải lìa đời tan tác. Ta sẽ ra tay giấu thanh gươm đi để cứu tính mạng của họ, trước khi cha mẹ tìm thấy những đứa con mình. Tôi phải nói lời xin lỗi, ở đây chẳng có gì là thú vị cả.
Và Maneemon vội thoát khỏi hòn đảo này. Đối với Maneemon, việc “yêu nhau vào cõi chết” này là thật vô nghĩa; tính dục là cái phải phối hợp hài hoà và đầy khoái lạc cho tới tận cùng. Tiếp theo chàng đi về phía làng chơi Yoshiwara, nơi đầy những trò tiêu khiển tuyệt vời.

Bức 12

Đêm nghe tiếng trống đại—
phải chăng tiếng nhạc tuồng?
Giờ đang mùa nghỉ đông.
Bức tranh này (trong phần 2 của hoạ tập) đổi sang cảnh khác hẳn, miêu tả một gian phòng ngủ ở quận đèn đỏ Yoshiwara. Một khách làng chơi trần truồng đang ngồi với một kĩ nữ trên ba lớp giường nệm dày. Một tay quàng qua vai cô ta vừa nắm cần đàn tam (shamisen) để ngang trước bụng, anh chàng bịểu diễn màn dùng dương vật cương cứng gõ tưng tưng lên mặt đàn shamisen. Loại đàn này gắn với những lạc thú trong khu làng chơi; nếu cái hộp đàn mitate cho “cái trống” và dương vật cương cứng mitate cho cái dùi, thì cảnh này trở nên một mitate cho “đánh trống đại”. Maneemon hào hứng phụ hoạ gõ đũa lên tách trà. Những dòng đối thoại của cặp này như sau. Người đàn ông hãnh diện khoe của, “Như thế này thì sao? Cái dùi này cắm vào được chưa?” Cô kĩ nữ hưng phấn đáp, “Được rồi, nằm xuống. Em cắm nó vào ngay đây.” Nghe họ nói xong, Maneemon pha trò, “Cặp này rồi sẽ quất nhịp phi nước đại (kirin bayashi); mình thì thích nhịp điệu xuất giá hồi cung (sagari ha) hơn. Kìa xem ra còn có các trò sôi nổi đang diễn ra.”
Qua sự phối hợp tài tình âm nhạc sân khấu tuồng, bức shunga này cũng kết hợp tài tình hai chủ đề chính của tranh ukyo-e kabuki với những ngón nghề của làng chơi.    
Nguồn: The Shunga of Suzuki Harunobu–Mitate-e and Sexuality in Edo, Nxb Nichibunken, Kyoto 2001
----------------------

TRANH SHUNGA – TRÍ TƯỞNG TƯỢNG HOA TÌNH NHẬT BẢN


Triêu Nhan
Shunga 春画 hay xuân hoạ, là những bức tranh về “xuân tình” hay nghệ thuật hoa tình (erotic) của Nhật Bản; shunga tương đương với xuân cung hoạ của Trung Quốc. Nguồn gốc thể loại shunga khởi đầu với tác phẩm của Moronobu (khoảng 1660) và gắn liền với thời kì đầu của loại tranh mộc bản Phù thế hoạ (Ukiyo-e).
Đầu tiên, shunga được xuất bản như những chỉ dẫn cho giới kĩ nữ. Nhưng với đà phát triển thịnh vượng, các kĩ viện mở ngày càng nhiều ở Edo (nay là Tokyo) cùng những thay đổi trong đẳng cấp Nhật Bản khi giới thương gia ngày càng giàu có hơn, và họ dẫn đầu một phong cách sống hưởng lạc, vì vậy tranh shunga đã đạt được một chiều hướng mới hơn. Các cửa tiệm trong “quận đèn đỏ” ở Edo, gọi là Yoshiwara, bày bán tranh và sách shunga làm quà lưu niệm hoặc để chỉ dẫn cho khách làng chơi. Shunga cũng được xem như của hồi môn cho các cặp vợ chồng mới cưới để họ dùng như sách chỉ nam giáo dục về hạnh phúc chăn gối.
Với cuộc cách tân kĩ thuật in tranh mộc bản đa sắc vào năm 1765—trước đó tranh mộc bản được tô màu bằng tay hoặc được in với một bảng màu hạn chế—từ đây, thể loại shunga đã đi vào một giai đoạn mới vừa về mặt thẩm mĩ vừa về thương mại. Sự hưng thịnh này kéo dài thêm một thế kỉ nữa và kết thúc vào đầu thời Minh Trị (1868-1912) khi Nhật Bản mở cửa ra với phương Tây. Trong thời kì Minh Trị, chỉ có vài hoạ sĩ chuyên vẽ shunga và chủ yếu chịu ảnh hưởng nghệ thuật phương Tây.
Một số hoạ sĩ quan trọng vẽ tranh shunga: Moronobu, Harunobu, Koryusai, Utamaro, Kiyonaga, Shuncho, Hokusai, Shigenobu, Eisen, Eizan, Kuniyoshi, Kunisada, Kyosai.
Dưới đây sẽ lần lượt giới thiệu một số tranh shunga tiêu biểu của từng hoạ sĩ bậc thầy nêu trên, và dưới mỗi bức sẽ ráng có vài hàng chú thích và nhận xét. Mở đầu với Kitagawa Utamaro (1753-1806), người có công phục hưng loại tranh Phù thế. Ngoài những đề tài thiên nhiên, côn trùng,... ông nổi tiếng về thể loại mĩ nhân hoạ (bijinga) với một phong cách hết sức đặc thù. Những phụ nữ đẹp đầy nhục cảm trong tranh của ông đươc coi là mẫu mực tuyệt vời nhất và gợi cảm nhất của thể loại tranh Phù thế. Ông cũng thành công trong việc nắm bắt những khía cạnh tinh tế về cá tính và tâm trạng của phụ nữ thuộc mọi tầng lớp, tuổi tác, và trong mọi hoàn cảnh. Nhiều tác phẩm của Utamaro miêu tả đời sống của các kĩ nữ ở quận đèn đỏ Yoshiwara, vì vậy, ông được xem là “hoạ sĩ của lầu xanh”. Từ giữa thế kỉ 19, tác phẩm của Utamaro đã sang tới châu Âu và rất được ưa chuộng, đặc biệt ở Pháp. Tranh ông đã ảnh hưởng tới hoạ phái Ấn tượng ở châu Âu, đặc biệt trong cách ông diễn tả những góc nhìn cục bộ và nhấn mạnh vào những điểm sáng và tối. Sự nghiệp sáng tác của Utamaro để lại hơn 2.000 mộc bản, cùng với nhiều hoạ phẩm cũng như nhiều sách minh hoạ, đặc biệt là hơn 30 hoạ tập shunga. Utamaro là hoạ sĩ duy nhất đương thời đạt được tiếng tăm vang dội, rồi được cả thế giới biết đến, và được coi là một trong những hoạ sĩ Phù thế tiêu biểu và vĩ đại nhất.
Kitagawa Utamaro 喜多川 歌麿 (1750-1806)
Kitagawa Utamaro (1750-1806), Trong mùng, 1800
Cảnh thú vị về một gia đình được miêu tả qua lớp vải the của cái mùng. Người chồng đang đút vào vợ trong khi cô đang cho đứa nhỏ nhất bú. Còn đứa lớn đang hờn dỗi vùng vằng đòi ra khỏi với bố mẹ. Để ý bàn tay nhỏ của em bé đang véo vào vú bên kia của mẹ.




Kitagawa Utamaro (1750-1806), Cái đầu lân, từ loạt tranh nhan đề ‘Ehon takara gura’, 1805.
Cặp tình nhân đang làm tình cuồng nhiệt dưới tấm mền phủ màu lục gắn vào với cái đầu lân to tướng. Điểm hài hước nằm ở chi tiết vẻ mặt nạ của cái đầu lân đang quan sát!



Kitagawa Utamaro (1750-1806), Sát thủ ninja, từ hoạ tập ‘Ehon takara gura’, 1805.
Một ninja đang rọi chiếc đèn vào một cặp đang làm tình, với chi tiết ngộ nghĩnh về hai con chuột nhắt.





Kitagawa Utamaro (1750-1806), Trên thuyền, 1795





Kitagawa Utamaro (1750-1806), Trong chăn, 1800



: Kitagawa Utamaro (1750-1806), Đàn ông Tây Dương với kĩ nữ, 1800
Một người phương Tây (có lẽ Bồ-đào-nha hay Pháp) đang giao hợp với một kĩ nữ. Nhìn chi tiết hoa văn Barốc trên bộ phận sinh dục người đàn ông!




Kitagawa Utamaro (1750-1806), Đồng luyến ái, 1803. 
Cậu bé được miêu tả ở đây là chú tiểu (chigo), sẵn sàng phục vụ các hoà thượng, họ vốn không bị dị nghị khi là những hành giả cuồng nhiệt đối với cái gọi là “Thanh xuân đạo”. Thường những miêu tả giữa nam với nam trong shunga Nhật thì đóng vai chủ động là người đàn ông lớn tuổi hơn. Còn đối tác thụ động luôn là một cậu bé đến tuổi dậy thì hoặc trước tuổi dậy thì hoặc một thiếu niên chưa cạo tóc phía trên trán (dấu hiệu chưa trưởng thành). Những quan hệ giữa nam với nam, trong tầng lớp samurai và trong tu viện giữa hoà thượng với thị tăng trẻ tuổi, là một hiện tượng bỉnh thường ở Nhật bản thời Mạc phủ Tokugawa, củng như việc mại dâm giữa những kép tuồng kabuki trẻ đóng vai nữ.





: Kitagawa Utamaro (1750-1806), Cưỡng hiếp, trong hoạ tập 'Ehon hana fubuki’, 1802
Khu vườn là bối cảnh cho hai người đàn ông dùng vũ lực cưỡng hiếp một phụ nữ đang khiếp sợ. Trong khi người chồng bị kiềm chế nằm bẹp dưới họ. Trên cánh tay của một trong hai kẻ tấn công, xăm hình một bộ xương đang chơi đàn tam.


5 bức shunga của Utamaro dưới đây rút từ hoạ tập 'Negai no itoguchi' (Đầu mối của dục vọng), 1799