Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Tin Trung Quốc vi phạm lãnh hải, chủ quyền Việt Nam

(Nguồn: vietnam+)

Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm lãnh hải Việt Nam

27/05/2011 | 13:58:00
EMAIL PRINT CỠ CHỮ A A A
Thiết bị của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại. (Nguồn: Internet)
Ngày 27/5, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí tại Hà Nội, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu đã thông báo việc sáng 26/5, các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

Thực hiện kế hoạch PVN đã phê duyệt chương trình thăm dò khai thác dầu khí năm 2011, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, một thành viên của PVN, đã cử tàu địa chấn Bình Minh 02 triển khai khảo sát địa chấn tại khu vực lô 125, 126, 148, 149 ở thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.

Cả 4 lô này đều nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 đã khảo sát hai đợt tại đây, đợt 1 vào năm 2010 và đợt 2 bắt đầu từ ngày 17/3/2011. Quá trình khảo sát những ngày vừa qua được tiến hành trôi chảy và tàu Bình Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, vào lúc 5 giờ 5 phút ngày 26/5, rađa tàu địa chấn Bình Minh 02 đã phát hiện có tàu lạ đang chuyển động rất nhanh về phía khu vực khảo sát và sau đó 5 phút thì phát hiện tiếp 2 tàu nữa đi từ phía ngoài vào. Đó là ba tàu hải giám của Trung Quốc chạy thẳng vào khu vực khảo sát mà không có cảnh báo.

Trên cơ sở tốc độ di chuyển của tàu hải giám Trung Quốc, tàu Bình Minh thấy có khả năng sẽ ảnh hưởng đến thiết bị của tàu nên đã quyết định hạ thấp thiết bị để tránh thiệt hại.

Vào lúc 5 giờ 58 phút, tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02. Vị trí mà ba tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 của PVN, chỉ cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý, nằm hoàn toàn trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Phó Tổng Giám đốc PVN cho biết thêm ba tàu Hải giám Trung Quốc đã làm ảnh hưởng, cản trở hoạt động bình thường của tàu địa chấn Bình Minh 02; sau đó tiếp tục uy hiếp tàu Bình Minh 02, thông báo là tàu Bình Minh đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Nhưng tàu Bình Minh của PVN cương quyết bác bỏ luận điệu của tàu hải giám Trung Quốc và khẳng định rằng tàu Bình Minh đang nằm trong vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tiếp tục công việc ngay lúc đó của tàu Bình Minh 02 vẫn bị ba tàu Hải giám Trung Quốc cản trở cho tới 9 giờ sáng 26/5 khi 3 tàu này rời khỏi khu vực khảo sát.

Tàu Bình Minh 02 và các tàu bảo vệ đã phải dừng công việc trong ngày 26/5 và thu lại các thiết bị bị hỏng để sửa chữa.

Dưới sự chỉ đạo của PVN và Tổng công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, tàu Bình Minh 02 đã sửa chữa thiết bị tại chỗ và tới 6 giờ sáng 27/5, tàu Bình Minh 02 đã trở lại hoạt động.

Phó Tổng Giám đốc PVN khẳng định việc các tàu hải giám Trung Quốc vào rất sâu trong lãnh hải của Việt Nam để phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của PVN là một hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PVN.

PVN đã báo cáo và đề nghị Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có các biện pháp phản đối mạnh mẽ nhất có thể đối với phía Trung Quốc; yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hành động cản trở hoạt động của PVN, đồng thời hỗ trợ PVN thực hiện nhiệm vụ thăm dò, khai thác của mình.

PVN khẳng định các công việc khảo sát địa chấn ở khu vực này sẽ được tiến hành bình thường vì đây là khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. PVN sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để bảo đảm cho hoạt động của tàu Bình Minh 02 được hiệu quả, an toàn.

Tàu địa chấn Bình Minh 02 được PVN đầu tư trang bị từ năm 2008 và đã tiến hành các đợt khảo sát trên vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền của Việt Nam./.
(TTXVN/Vietnam+)

Dự án 600 Phó Chủ tịch xã: Cơ hội tôi luyện và cống hiến - Lại một trò diễn mới

*MLC: Nghe những dự án kiểu 'điên điên-khùng khùng' chẳng giống ai này mà phát hoảng. Nó quá xa dời thực tiễn và quá duy ý chí. Không lẽ cứ là người trẻ với sức trẻ thì có thể biến một xã vùng sâu, vùng xa nghèo đòi thành một xã giàu ngay được? Không hiểu người lập ra đề án này bằng phương pháp nào mà có thể khẳng định rằng cứ là cán bộ trẻ thì nên đề cử vào những vùng xa, nghèo đói thì có thể tôi luyện và cống hiến, là có thể làm thay đổi nề nếp, là có thể vực một địa phương nghèo đói trở thành giàu có được. Kiểu dự án trên trời này rồi cũng sẽ thất bại giống như bao dự án điên khùng trước đó. Bởi nó được lập ra theo kiểu duy ý chí. Chẳng mang tính khoa học nào cả. Và bởi cái cơ chế, cái vòng kim cô nó không nằm ở cấp xã, mà nó nằm ở thượng tầng đó chính là bộ máy chính quyền Trung ương và Đảng cộng sản Việt Nam.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Dự án 600 Phó Chủ tịch xã: Cơ hội tôi luyện và cống hiến

11:45 AM, 13/05/2011
(Chinhphu.vn) – Triển khai Dự án 600 Phó Chủ tịch xã là cơ hội để các trí thức trẻ tôi luyện, khẳng định mình khi cùng bà con 62 huyện nghèo lao tâm, khổ tứ, "nghiêng đồng đổ nước ra sông”...
Trong ngày 26/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành 2 Quyết định quan trọng đối với các huyện nghèo. Quyết định 08/2011/QĐ-TTg tăng cường cán bộ cho các xã thuộc huyện nghèo. Quyết định 170/QĐ-TTg phê duyệt Dự án thí điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú có trình độ Đại học về các xã thuộc 62 huyện nghèo trong cả nước để làm Phó Chủ tịch UBND xã.
Dự án ra đời từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn khi trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức các xã thuộc 62 huyện nghèo còn hạn chế và phần lớn (98,82%) số xã thuộc các huyện nghèo có nhu cầu sử dụng trí thức trẻ tình nguyện, giúp lãnh đạo địa phương chỉ đạo phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Dự án đặt ra 3 mục tiêu rất rõ ràng, trước hết là tăng cường nguồn nhân lực có trình độ giúp địa phương phát triển, thứ hai là tạo nguồn cán bộ trẻ, tức là tạo cơ hội cho thanh niên rèn luyện, cống hiến và thứ ba, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách về cán bộ công chức trẻ.
Sắp tới, Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến về Dự án 600 Phó Chủ tịch xã. Mời độc giả quan tâm gửi câu hỏi tham gia đến hộp thư toasoanwebcp@chinhphu.vn
Do còn mới mẻ, Dự án đặt thời gian thực hiện cụ thể từ 2011-2017, qua đó, đánh giá xem tài năng, sự cống hiến, nhiệt huyết của trí thức trẻ để có định hướng triển khai tiếp.
“Tôi thép” từ những nơi nghèo nhất
Khoảng 5 năm trên cương vị lãnh đạo một địa phương, một xã nghèo nhất là thời gian “thử lửa” 600 thanh niên trí thức. Và để có thể “chịu được lửa”, thanh niên trí thức hay còn gọi là Đội viên Dự án, phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định.
Ngoài tiêu chí tốt nghiệp đại học, các ứng viên có tuổi đời từ 18 trở lên đến dưới 30, là đoàn viên hoặc đảng viên, có đủ sức khỏe và thực sự có tinh thần xung kích, tình nguyện đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nhất nước.
20 UBND tỉnh có huyện nghèo sẽ lập Hội đồng tuyển chọn để tiếp nhận hồ sơ, xét chọn đội viên. Ban Quản lý Dự án (Bộ Nội vụ) thành lập Hội đồng thẩm định, thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện của người được tuyển chọn; thông báo cho UBND tỉnh danh sách những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện trở thành đội viên Dự án.
Việc thành lập Hội đồng tuyển chọn và thẩm định hai cấp để tuyển chọn đúng ngưtời, đủ tiêu chuẩn làm Phó Chủ tịch UBND xã, đồng thời hạn chế việc “cài cắm” người quen tại địa phương.
Thanh niên phải xác định rằng, như lời Bộ trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn, “đây không phải là để hưởng thụ”, mà phải lao tâm khổ tứ cùng lãnh đạo địa phương đưa vùng khó đi lên, cùng bà con “nghiêng đồng đổ nước ra sông”… Có như thế, bên cạnh năng lực và sức khỏe, thanh niên sẽ trang bị tinh thần tốt hơn, tránh tình trạng "nửa đường đứt gánh".
Tuy nhiên, trước khi lên đường nhận trọng trách tại xã nghèo, Dự án sẽ cung cấp cho trí thức trẻ một hành trang nhất định.
Thanh niên được bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước và kinh tế-xã hội ở xã, những kỹ năng cần thiết đối với Phó Chủ tịch UBND xã trong 8 tuần và đi thực tế tại các xã thuộc huyện nghèo 4 tuần.
Với bản lĩnh và nhiệt huyết của thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ngay sau khi Dự án được phê duyệt gần 5 tháng, không ít thanh niên thể hiện sự quan tâm, gửi ý kiến, nộp hồ sơ.
Chỉ tính từ ngày 25/4-ngày bắt đầu tiếp nhận hồ sơ tới nay, đã có khoảng 200 bạn trẻ đăng ký tham gia Dự án.
Có ý kiến cho thấy sự tâm huyết của thanh niên đối với Dự án. Một thanh niên gửi ý kiến đến Cổng TTĐT Chính phủ: “tôi viết lá thư này không phải để xin quyền lực địa vị mà chỉ mong có 1 vị trí có đủ quyền hạn để có thể làm những việc hữu ích đóng góp cho đất nước”.
Tuy nhiên, chắc rằng, cũng có không ít thanh niên chưa tiếp cận đủ thông tin để hiểu rõ hơn nữa về Dự án. Như, có những xã nào tham gia dự án, mỗi xã cần bao nhiêu đội viên, chuẩn bị hồ sơ như thế nào, điều kiện làm việc ra sao, sẽ như thế nào sau khi Dự án kết thúc, v.v...? Như vậy, hẳn sẽ có thanh niên còn e dè, do dự hay phân vân.
Sắp tới, Cổng TTĐT Chính phủ sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến với sự tham dự của đại diện Bộ Nội vụ, Trung ương Đoàn Thanh niên, lãnh đạo các địa phương và một số thanh niên tình nguyện đã trưởng thành qua các dự án, để cung cấp thêm thông tin về Dự án mới mẻ này.
Diệu Nguyễn

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Toàn cảnh vụ lật tàu du lịch Dìn Ký trên sông Sài Gòn (1)


(Nguồn: Vnexpress)
Thứ sáu, 20/5/2011, 21:37 GMT+7

Lật nhà hàng nổi 2 tầng, nhiều người mất tích

Chiều 20/5, chiếc tàu chở thực khách của khu du lịch Dìn Ký, tỉnh Bình Dương đang quay trở lại bến bất ngờ gặp gió lớn bị lật xuống sông Sài Gòn. Ít nhất 15 người mất tích trong đó có nhiều trẻ nhỏ.

Khách sạn bằng thuyền của khu du lịch. Có kích thước nhỏ hơn thế này, nhà hàng nổi bằng thuyền có sức chứa khoảng 100 thực khách. Ảnh: Nguyệt Triều.
Theo thông tin ban đầu, 18h30 ngày 20/5, tàu 2 tầng của khu du lịch Dìn Ký, chi nhánh cầu Ngang chở theo hàng chục du khách ăn uống, di chuyển chậm trên sông Sài Gòn thì bất ngờ trời mưa to kèm gió lớn. Quay đầu về bến cách bờ chừng 100 m tàu bất ngờ chao đảo, lật ngang khiến nhiều người bị chìm xuống sông.
Hơn chục xe cấp cứu cùng lực lượng chức năng có mặt khẩn trương cứu hộ cứu nạn. Ông Lê Văn Đức (quê Bến Tre) nhận là thuyền trưởng con tàu bị nạn đã đến trình diện và được cơ quan công an cách ly lấy lời khai.
Lựu lượng cứu hộ được điều động rất đông đến hiện trường
Lực lượng cứu hộ được điều động rất đông đến hiện trường. Ảnh: Nguyệt Triều.
Theo ghi nhận ban đầu của cơ quan chức năng, tại thời điểm xảy ra tai nạn, ở lầu 1 đang tổ chức sinh nhật cho con trai ông Quách Lương Tài. 15 người tại đây được xác định mất tích trong đó có 5 trẻ em. Riêng gia đình ông Tài có tới 6 người gặp nạn bao gồm 2 đứa con. Chỉ mình ông Tài thoát ra được, bơi vào bờ. Còn trên tầng 2 của con tàu, cơ quan chức năng chưa xác định được có người hay không.
Gần 22h đêm, hàng chục cảnh sát, 10 thợ lặn từ TP HCM đã được huy động cùng lực lượng địa phương khẩn trương cứu hộ.
Nhiều người trèo lên cây cổ thụ ở phía bờ để ngóng chờ tin tức từ lực lượng cứu hộ.
Nhiều người trèo lên cây cổ thụ ở phía bờ, ngóng chờ tin tức từ lực lượng cứu hộ.
* Xem thêm ảnh cứu hộ tại hiện trường
Anh Phạm Xuân Long, một trong những người thoát nạn kể, lúc đó trời mưa to, các cửa trên tàu đều đóng chặt để tránh nước tạt vào. Khi tàu chạy về bến bất ngờ một cơn gió to làm tàu lật ngang. “Nhiều người trên tàu hốt hoảng cầu cứu. Tôi đập bể cửa sổ tàu, thoát được ra ngoài, nhưng em gái tôi và cháu trai (9 tuổi) con bà chị bị mắc kẹt bên trong”, anh Long bàng hoàng kể.
Anh Đồng Xuân Vũ, quê ở Thái Nguyên cho biết, em gái Đồng Thị Thanh Hoa (23 tuổi) cũng bị nạn trên tàu khi đi ăn sinh nhật cùng nhóm bạn trong công ty. Khi hay tin anh vội lao xuống nhưng hiện trường đã bị phong tỏa. Hiện anh vẫn chưa biết được tin em gái mình sống chết ra sao.
TP HCM đã chi viện cả chục thợ lặn xuống hiện trường
TP HCM đã chi viện cả chục thợ lặn xuống hiện trường. Ảnh: Nguyệt Triều.
Suốt đêm qua, 6 chiếc ca nô quần đảo liên tục nhưng vẫn chưa xác định được vị trí con tàu gặp nạn. Chiếc tàu 2 tầng đã chìm nghỉm dưới lòng sông. Do dòng nước chảy siết, việc cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn.
Theo nhiều người dân, Tàu du lịch Dìn Ký những ngày cuối tuần rất đông khách. Thường tàu chạy trên sông Sài Gòn, khi tới cầu sắt Phú Long, giáp quận 12 (TP HCM) thì ngược lại trở về địa phận Bình Dương.
Tàu này thuộc quản lý của Khu du lịch xanh Dìn Ký cầu Ngang nằm ở xã Bình Nhâm, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương. Nơi đây được quảng cáo là khu du lịch độc đáo mang nét dân dã của miền sông nước Nam Bộ với các dịch vụ chèo thuyền, tham quan đường sông bằng ca nô, nhà hàng nổi trên sông.
Nguyệt Triều - An Nhơn - Anh Văn

Cận cảnh cuộc tìm kiếm nạn nhân và vớt tàu

Lực lượng cứu hộ được phân công bằng loa
Lực lượng cứu hộ được phân công hướng dẫn bằng loa. Mỗi người một nhiệm vụ.
Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để trục vớt tàu và thi thể nạn nhân.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cập nhật thông tin của công tác cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng đưa ra phương thức tốt nhất
Gia đình anh Quách Lương Tài đau khổ khi có 9 người thân bị nạn, trong đó có vợ và 2 con của anh
Lực lượng vũ trang TP HCM vừa tuần tra xung quanh vừa ngóng chờ yêu cầu hỗ trợ từ lực lượng cứu hộ chính.
Sẵn sàng
Không bỏ sót một dấu hiệu nào trên từng cm mặt sông.
Tại vị trí
Tại vị trí tàu chìm nhiều người đang căng thẳng chờ tín hiệu của người nhái đang tiếp cận xác tàu và sẵn sàng nhập cuộc.
Tàu
Trên chiếc tàu Dìn Ký còn lại cũng có lực lượng chức năng sẵn sàng ứng cứu nếu có yêu cầu.
Lực lượng cứu hộ đang làm việc dưới cái nắng cháy da.
Lực lượng cứu hộ đang làm việc dưới cái nắng cháy da.
Người dân Sài Gòn cũng sốt ruột ngóng tin từ lực lượng cứu hộ
Người dân Sài Gòn cũng sốt ruột ngóng tin từ lực lượng cứu hộ.
Hi vọng tìm được người còn sống đã tắt
Hy vọng tìm được người còn sống đã tắt nhưng phương án để đưa thi thể các nạn nhân lên khỏi lòng sông lạnh vẫn chưa có kết quả.
Nhóm phóng viên

Buổi sinh nhật định mệnh trên nhà hàng nổi Dìn Ký

Chỉ có giám đốc Quách Lương Tài thoát nạn trong bữa tiệc sinh nhật con trai, còn lại 9 người trong gia đình vẫn mất tích theo chiếc tàu của khu du lịch Dìn Ký, Bình Dương. Sáng nay, vị trí tàu chìm đã được xác định.
> Lật nhà hàng nổi 2 tầng, nhiều người mất tích

Tối 20/5, trên sông Sài Gòn - đoạn xảy ra sự cố tàu chìm - rực ánh đèn pha của gần chục canô cứu hộ. Nước chảy xiết, lục bình dày đặc nhấp nhô theo con sóng và trôi đi nhanh hơn. Những thợ lặn vẫn tìm vị trí chiếc tàu bị đắm. Phía đường bộ trước cổng nhà hàng Dìn Ký, cả trăm người, trong đó có những người thân nạn nhân vẫn ngóng đợi tin.
Đội tìm kiếm xác định được con tàu ngay vị trí giữa sông, ngang bến đỗ của Khu du lịch xanh Dìn Ký. Ảnh: Anh Văn.

Anh Hoàng Văn Đông (24 tuổi, quê Quảng Bình) kể lại, anh và nhóm gần 20 công nhân được mời đi sinh nhật con sếp. Buổi tiệc được đặt ở tầng dưới của chiếc tàu. “Khi tàu chuẩn bị quay đầu vào bến thì bất ngờ gió mạnh làm tàu nghiêng về một bên và lật ngang. Tôi rơi xuống nước, đập cửa ra được ngoài và bơi vào bờ. Nước chảy xiết lắm, những phụ nữ và trẻ nhỏ khó có thể chống chọi được…”, anh Đông nhớ lại.
Theo anh Đông, trên tàu có áo phao nhưng sự việc bất ngờ nên không ai kịp trở tay. "Nếu cửa sổ tàu lúc đó mở thì gió đã luồn qua khung cửa bên kia. Đằng này cửa bị đóng chặt khiến gió mạnh bị cản lại. Đây có thể là nguyên nhân lật tàu”, anh này nói.
Chị Nguyễn Thị Anh
Chị Nguyễn Thị Anh thuật lại sự việc. Ảnh: An Nhơn.
Ngồi thẫn thờ ngóng tin đứa con trai 9 tuổi và người vợ của mình, ông Phạm Xuân Long (ngụ thị xã Dĩ An), nước mắt lăn dài. “Nhận được lời mời của anh Tài, như có linh tính tôi không muốn đi dự, nhưng anh Tài năn nỉ quá, nên tôi chở vợ con đi mua quà rồi ghé đây luôn”.
Cũng theo lời ông Long, khi cơn gió to làm tàu lật ngang, ông lao về phía vợ con nhưng không kịp. Tàu chìm quá nhanh nên ông phải bơi vào bờ. Được một lúc ông lại bơi ra chỗ tàu chìm. Nhưng tất cả chỉ là một vùng nước tối om trong đêm đen.
Chị Nguyễn Thị Anh (28 tuổi, ngụ Hà Tĩnh) dù mang thai nhưng không thể ngồi nhà khi hay tin dì và chị họ vẫn đang mất tích. Chị Anh cho biết vào làm công ty TNHH Lan Anh chuyên sản xuất nồi cơm điện ở Thuận An, Bình Dương được 4 năm. Mỗi khi tiệc tùng, công ty thường chọn nhà hàng nổi Dìn Ký Xanh, vì nơi đây mát mẻ khi ngồi trên tàu di chuyển trên sông Sài Gòn.
“Do phải làm ca đêm nên tôi không đi mừng sinh nhật nhưng dì và chị họ của tôi đã có mặt ở buổi tiệc và đang mất tích”, chị Anh nghẹn giọng cho biết.
Tàu cứu hộ tìm kiếm trong đêm
Tàu cứu hộ tìm kiếm trong đêm. Ảnh: An Nhơn.
Rạng sáng nay, lực lượng cứu hộ bất ngờ phát hiện một chiếc áo phao từ từ nổi lên mặt sông. Từ đây, họ đã lần ra vị trí con tàu bị chìm. Lãnh đạo địa phương đã trực tiếp chỉ đạo các phương án trục vớt con tàu và cứu nạn. Tính đến sáng 21/5, cơ quan chức năng xác định có 15 người mất tích (trong đó có 5 trẻ em).
Theo thông tin của ngành chức năng, chiếc tàu Nhà hàng Du lịch Dìn Ký có chiều dài khoảng 27 mét, rộng 4 mét, cao khoảng trên 4 mét. Bình thường con tàu này có thể chở được khoảng 75 du khách.
Nhóm phóng viên

Trục vớt được tàu Dìn Ký, chưa thấy xác cháu bé 9 tuổi


Nửa đêm sau khi trục vớt, nâng được nửa thân tàu lên mặt nước, lực lượng cứu hộ kiểm tra bên trong thân tàu thì không tìm thấy xác bé trai 9 tuổi.
> Tìm thấy 15 thi thể từ xác tàu Dìn Ký

Rạng sáng 22/5, sau hàng giờ dùng máy bơm hơi để thổi các túi hơi được buộc vào thân tàu, đội cứu hộ, trục vớt đã đánh nổi được một phần của tàu Dìn Ký. Một số đèn cao áp lưu động của lực lượng Cảnh sát PCCC cũng đã được huy động để tiếp tục công việc tìm kiếm xác bé trai 9 tuổi.
Dù có điều kiện để tiếp cận bên trong khoang tàu so với khi nó còn ở dưới độ sâu hàng chục m nhưng khi vào bên trong, nhóm người nhái không phát hiện thi thể cháu bé Phạm Xuân Khánh (9 tuổi). Cháu được cơ quan chức năng xác định là nạn nhân cuối cùng của tai nạn khiến 16 người thiệt mạng.
Con tàu định mệnh đã được kéo lên một phần. Ảnh: Quốc Thắng
Con tàu định mệnh đã được kéo lên một phần. Ảnh: Quốc Thắng
Do tàu nằm gần bờ Nhị Bình ( Hóc Môn, TP HCM) nên lực lượng cứu hộ đã tạm thời lai dắt vào bờ chờ khi con nước thuận lợi sẽ tổ chưa đưa sang bờ phía Bình Dương để điều tra, làm rõ nguyên nhân tai nạn thảm khốc nhất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Hiện con tàu được cột chặt vào thân cây dừa ven sông nhằm tránh bị lực nước đẩy trôi. Tàu nổi được một nửa phần đuôi, đầu tàu vẫn chúi xuống lòng sông.
Trước đó, chiều ngày 21/5, trao đổi với báo chí, ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm liên đới của các cá nhân liên quan để xử lý nghiêm theo pháp luật.
UBND tỉnh Bình Dương đã hỗ trợ chi phí mai táng cho mỗi trường hợp gặp nạn là 4,5 triệu đồng. Riêng khu du lịch Dìn Ký đã hỗ trợ cho mỗi trường hợp bị nạn là 10 triệu đồng và toàn bộ chi phí mai táng cho các nạn nhân.
Nguyệt Triều - Quốc Thắng
Mắt đỏ hoe đứng bên bờ sông Sài Gòn, chị Đào Thị Thảo (người thân của gia đình ông Tài) cho biết, khi nghe hung tin, chị tức tốc từ Vũng Tàu lên Bình Dương. Người phụ nữ 42 tuổi này cho biết, tối 20/5 giám đốc Quách Lương Tài tổ chức sinh nhật cho cậu con trai 3 tuổi, mời họ hàng và đồng nghiệp ở công ty TNHH Lan Anh chuyên sản xuất nồi cơm điện ở Thuận An, Bình Dương.
Khi con tàu 2 tầng của khu du lịch Dìn Ký, chi nhánh cầu Ngang chở theo hàng chục du khách dự sinh nhật đang di chuyển trên sông Sài Gòn thì trời mưa to kèm gió lớn. Quay đầu về bến cách bờ chừng 100 m tàu bất ngờ chao đảo, lật ngang khiến nhiều người bị chìm xuống sông, trong đó có 9 người trong gia đình ông Tài .