Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

Sản xuất phân bón từ rơm rạ

*MLC: mới đọc cái tít thì thấy mừng cho bà con nông dân mình quá, nhưng hic, đọc đi đọc lại mà chả thấy tên cái chế phẩm vi sinh đó tên là gì? do công ty nào sản xuất, mua ở đâu, đã thế ông nhà báo này lại còn vác cả cái ông chuyên gia sinh học vào đây mà khuyên nhủ nữa. Đến người được học đến đại học còn chả hiểu cái ông chuyên gia kia nói gì huống hồ là bà con nông dân. Vi en ếch pét ơi là vi en ếch pét.

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

Nhà mới của bác Diện

*MLC: Gần một tháng trời không thấy bản tin trên blog nguyenxuandienblogspot.com 'nhảy nhót' tí nào mình chột dạ không biết bác này đi đâu hay đang bị công an làm khó dễ gì chăng?. Sở dĩ nghĩ vậy là vì hồi nhỏ mình đọc quá nhiều chuyện trinh thám nói về các chiến sĩ cách mạng đối phó với mật vụ, phòng nhì Pháp, Mỹ nên suy diễn bác này đang bị lực lượng an ninh VN cho ăn đòn gì chăng. Hôm nay thử lên mạng tìm kiếm tin tức về Nguyễn Xuân Diện xem sao thì té ngửa ra bác ta đã đập nhà cũ (vì lý do gì nhỉ?) và chuyển sang nhà mới gần tháng nay rồi. Hừ thế là tốt rồi, cuối cùng xin chúc mừng blog Nguyễn Xuân Diện vẫn an lành, mạnh khỏe.
-----------------------------------------------------------------------------------

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2011

Văn hoá khi về hưu mới mạnh mồm


*MLC: Khi lúc đương chức, đang nắm quyền hành, không dùng ảnh hưởng của mình điều hành, làm chuyển biến đất nước theo hướng tự do, dân chủ, đến lúc về hưu các nhà lãnh đạo Việt Nam mới dám bày tỏ thật lòng mình về những chính sách, đường lối chủ trương của Đảng CS, con đường hoà giải dân tộc, v.v. Nhiều người hiểu biết thì tỏ vẻ thông cảm và ngưỡng mộ thậm chí nhiều người tôn thờ lên hàng lãnh tụ, vĩ nhân, nhưng phải chăng nói như các cụ xưa nói nói như vậy đó cũng chỉ là 'nói vuốt đuôi' mà thôi. Phải chăng văn hoá khi về hưu mới mạnh mồm nên được gọi là văn hoá các nhà lãnh đạo nói 'vuốt đuôi'?

Chuyện tâm linh từ liệt sĩ Trường Sơn bất tử

Việt Nam chọn bạn nào? Đồng chí Trung Quốc anh em hay nước Mỹ cựu thù?

*MLC: Tin tức gần đây về 'chuyến đi sứ TQ' của Thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn đạt được 'thoả thuận chung' cùng với lời dạy của một quan chức TQ 'Việt Nam cần định hướng dư luận' khiến nhiều người không khỏi lo ngại về 'những thoả thuận ngầm' giữa VN và TQ nhằm xoa dịu dư luận trong nước đòi Việt Nam mạnh mẽ hơn trong những tranh chấp với Trung Quốc. Giữa lúc đó lại có tin về cuộc tập trận chung Mỹ -Việt tại Biển Đông vào tháng 7 tới đã nhóm lên tia hy vọng về mối quan hệ Mỹ - Việt. Không hiểu Việt Nam sẽ chọn bạn nào để chơi? Trung quốc 'anh em' hay nước Mỹ 'cựu thù'?

--------------------------------------------------------------------------------------------

Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?


Tàu Bình Minh 2 đã bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi cuối tháng Năm ở vùng lãnh hải được cho là thuộc Việt Nam, khiến người dân Việt Nam giận dữ xuống đường biểu tình phản đối.
Các nguồn tin chưa được kiểm chứng từ Việt Nam cho BBC hay một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2, phía Trung Quốc lại có hành động định 'cắt cáp' của một tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngoài Biển Đông.
Sự việc xảy ra với tàu của PetroVietnam nhưng không để lại hậu quả vì, theo mô tả của ba nguồn tin khác nhau, "các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời".
Tàu của phía Trung Quốc vì thế đã đổi hướng nên hai bên không gây ra va chạm.
Một số nhà báo tại Việt Nam tin rằng đây là một lần nữa, Trung Quốc "thử nắn gân" phía Việt Nam đúng lúc các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng "sinh nhật" 90 của đảng Cộng sản Trung Quốc.
BBC hôm 30/6 đã liên lạc với một quan chức PetroVietnam nhưng vị này từ chối trả lời điện thoại.
Cũng vì thời điểm bị coi là nhạy cảm, phía Việt Nam, theo một nhà báo giấu tên từ Hà Nội, không muốn công bố vụ việc cho báo chí.
Đến tối 1/7 giờ London, BBC cũng chưa ghi nhận được gì từ phía Trung Quốc xung quanh tin rằng chuyện này thực sự đến mức nào hoặc phía Trung Quốc coi đó là gì.
Lãnh đạo hai đảng cộng sản có vẻ như đang muốn làm giảm độ nóng của mối quan hệ sau hai vụ tàu Trung Quốc bị phía Việt Nam cáo buộc là "gây hấn".
Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu Biển Đông tin rằng nơi xảy ra vụ "định cắt cáp" lần thứ ba gần với nơi tàu Viking của Việt Nam thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp.
Trong các lần trước, phía Trung Quốc nói các vụ "va chạm" xảy ra trong vùng thuộc chủ quyền của họ, điều bị Việt Nam bác bỏ.
Mặt khác, phía chính quyền Việt Nam cũng lo ngại không khí bức xúc, đòi tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc có thể diễn ra lần nữa vào cuối tuần này ở Hà Nội.
Vụ Bình Minh 02 xảy ra hôm 26/5 và vụ tàu Viking 09/6 đã gây ra nhiều phản ứng trong dư luận Việt Nam.
Trung Quốc hiện đang kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Báo Nhân dân cho hay Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng đến Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc nhân sự kiện này.
Tuy nhiên, bức điện của phía Việt Nam, trong các phần được trích đăng trên báo Nhân Dân, không thấy nhắc tới phương châm 16 Chữ Vàng cho quan hệ hữu nghị Trung-Việt.
Không rõ nguyên văn các trao đổi đối diện nhau của hai bên thời gian qua ra sao nhưng bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã về chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng không dùng chữ "đồng chí" để nói về Việt Nam.
-------------------------------------------------------------------------------------

Mỹ-Việt tập luyện hải quân từ 15/07

Tàu USS Chung-Hoon ngoài khơi Philippines tuần này
Tin cho hay hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ bắt đầu đợt hoạt động chung từ ngày 15/07 tới ở ngoài khơi Đà Nẵng.
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP Hồ Chí Minh nói trong một thông báo ra hôm thứ Sáu, rằng "Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ thực hiện các hoạt động trao đổi giữa hải quân hai nước tại thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ ngày 15/07/2011".
Hoạt động này được gọi một cách danh chính ngôn thuận là "giao lưu hải quân".
Thông báo cũng cho biết sẽ có một lễ đón chính thức và một buổi họp báo trên tàu USS Chung-Hoon tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 15/07.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận tàu chiến Hoa Kỳ sẽ vào thăm Việt Nam và "tăng cường quan hệ" cùng hải quân nước chủ nhà nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Theo cơ quan đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ, khi ở Việt Nam các thủy thủ Mỹ sẽ tham gia hoạt động cộng đồng, các buổi huấn luyện về tìm kiếm và cứu nạn, kiểm soát thiệt hại, lặn và cứu hộ với hải quân Việt Nam.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói việc tàu chiến Mỹ cập cảng Việt Nam là 'hoạt động bình thường'.
Bà nói: "Việt Nam có các hoạt động hợp tác, giao lưu giữa hải quân Việt Nam với hải quân của một số nước. Và việc tàu hải quân của các nước tới thăm cảng của Việt Nam cũng là việc bình thường và cũng đã được tiến hành trong một số năm gần đây".
"Những hoạt động sắp tới của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam cũng là hoạt động định kỳ hàng năm và cũng đã được trao đổi, thỏa thuận trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân hai nước".

Căng thẳng Biển Đông

Chưa rõ tàu chiến Mỹ sẽ ở Việt Nam trong thời gian bao lâu.
Tháng Tám năm ngoái, Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đã có các hoạt động hợp tác với hải quân Việt Nam kéo dài trong một tuần.
Tuy nhiên sự kiện năm 2010 mang tính chất đặc biệt vì nó trùng dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ giữa hai bên.
Tàu USS Chung Hoon
Sự kiện Hải quân Mỹ diễn tập với Philippines và sau là với Việt Nam đang được Trung Quốc quan sát kỹ
Trước đó tàu chiến của Mỹ đã có nhiều chuyến thăm đến Việt Nam, trong đó hai chuyến vào năm 2008, hai chuyến năm 2009.
Trong tháng 2 và 3 năm 2010, tàu tìm kiếm cứu hộ USNS Safeguard (T-ARS 50) và tàu USNS Richard E. Byrd (T-AKE 4) đã được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh (cảng Hòn Khói, vịnh Vân Phong).
Hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực được nhiều người nhìn nhận như đối trọng với Trung Quốc và đã bị Bắc Kinh phản đối.
Lần này khu trục hạm thuộc loại tối tân USS Chung-Hoon sẽ tới Việt Nam sau khi đã tham gia cuộc tập trận chung CARAT kéo dài 11 ngày với hải quân Philippines.
Mỹ và Philippines đều tuyên bố rằng cuộc tập trận là hoạt động thường niên nhằm tăng cường quan hệ đồng minh, chứ không liên quan tới các tranh chấp chủ quyền cũng như quan ngại về Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới quan sát nói chung đánh giá đây là hành động biểu thị sự liên kết giữa hai quốc gia đồng minh trong tình hình mới.
Thời gian qua, cả Philippines và Việt Nam đều đã bày tỏ quan ngại trước các hành động mà hai nước này nói là Trung Quốc gây hấn trong các vùng biển chủ quyền của hai nước gần Biển Đông.
Căng thẳng gia tăng ở Biển Đông đang khiến các quốc gia trong khu vực tăng cường hoạt động và nâng cao năng lực hải quân.
(Nguồn: BBC Tiếng Việt)

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

San Suu Kyi -người tôi thần tượng hơn cả Hồ Chí Minh

Để có Tự do

Lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà San Suu Kyi
BBC Việt Ngữ giới thiệu cùng quý vị trích dịch bài nói chuyện của lãnh tụ đối lập Miến Điện cho chương trình Reith Lectures của đài BBC dành cho các nhân vật có tiếng trên thế giới, mỗi năm một lần trên BBC, và năm nay dành cho bà San Suu Kyi, với chủ đề "Securing Freedom" - Tìm kiếm tự do.
Nói chuyện với các bạn lúc này, qua BBC, có ý nghĩa đặc biệt đối với tôi. Nó có nghĩa, một lần nữa, tôi chính thức là một người tự do. Khi tôi chính thức không có tự do - đó là khi tôi bị quản thúc tại gia - thì BBC đã trò chuyện cùng tôi. Tôi lắng nghe. Nhưng lắng nghe cũng đem lại cho tôi một dạng tự do: tự do được vươn tới những suy nghĩ của người khác.
Tất nhiên nó không giống như những trao đổi cá nhân, nhưng đó cũng là một hình tiếp xúc với con người. Tự do được tiếp cận với người khác, những người bạn mong muốn được chia sẻ suy nghĩ, hy vọng, tiếng cười của mình và đôi khi cả sự giận dữ và phẫn nộ, đó là một quyền đáng ra không bao giờ được xâm phạm.
Ý nghĩa của Tự do
Mặc dù tôi không thể trực tiếp có mặt cùng các bạn hôm nay, tôi rất biết ơn về việc đã có được cơ hội này để thực hành quyền tiếp cận giữa con người bằng việc chia sẻ với các bạn những suy nghĩ của tôi liệu Tự do có ý nghĩa như thế nào đối với tôi và với những người khác trên khắp thế giới, những người vẫn còn đang trong tình trạng đáng buồn mà tôi gọi là không có tự do.
Cuốn tự thuật đầu tiên tôi từng đọc là cuốn Seven Years Solitary - Bảy năm biệt giam của một phụ nữ Hungary, người từng là nạn nhân trong thời gian có các cuộc thanh trừng của Đảng cộng sản vào đầu những năm 1950.
Tự do được tiếp cận với người khác, những người bạn mong muốn được chia sẻ suy nghĩ, hy vọng, tiếng cười của mình và đôi khi cả sự giận dữ và phẫn nộ, đó là một quyền đáng ra không bao giờ được xâm phạm.
Aung San Suu Kyi
Mới 13 tuổi, tôi có ấn tượng mạnh trước tinh thần quyết tâm và sự khéo léo đã giúp người phụ nữ thân cô thế cô ấy có thể duy trì đầu óc minh mẫn và giữ vững tinh thần qua năm tháng, khi mà những tiếp xúc duy nhất của bà với con người chính là các cuộc gặp hàng ngày với những người rắp tâm bẻ gãy ý chí của bà.
Mối giao tiếp giữa con người với con người chính là một trong những nhu cầu căn bản nhất mà những người quyết chí dấn thân và bền gan tiếp tục trên con đường bất đồng chính kiến sẽ phải chuẩn bị tinh thần sống không có nó.
Trên thực tế, cuộc sống thiếu tiếp xúc với người khác chiếm một phần rất lớn trong cuộc sống của những người bất đồng chính kiến.
Phẩm chất chính trị gia
Những người chủ tâm chọn cuộc hành trình cô độc, bị tước đi những tiếp xúc với đồng loại như thế là những ai vậy?
Max Weber xác định ba phẩm chất có tầm quan trọng quyết định của các chính trị gia, đó là lòng đam mê, tinh thần trách nhiệm và cảm quan về sự cân đối.
Đầu tiên là lòng đam mê. Ông diễn giải nó là niềm say mê hết lòng vì sự nghiệp. Niềm say mê đó là điều tối quan trọng với những người tham gia vào dạng chính trị nguy hiểm nhất: bất đồng chính kiến.
Một niềm say mê như thế phải là điều cốt lõi trong tâm khảm của chính tất cả những người đi tới quyết định, âm thầm hay công khai, chọn sống trong một thế giới cách biệt với những người còn lại trong xã hội.
Thế giới của những người bất đồng là vùng đất đầy bất trắc vận hành theo các nguyên tắc và luật lệ riêng bất thành văn của nó.
Không có những tấm biển chỉ đường cho thế giới bên ngoài chỉ cho thấy các cư dân kỳ lạ của chốn này.
Ba phẩm chất có tầm quan trọng quyết định của các chính trị gia, đó là lòng đam mê, tinh thần trách nhiệm và cảm quan về sự cân đối
Max Weber
Bất cứ ngày nào trong tuần hãy tới trụ sở của Liên đoàn Dân tộc vì Dân chủ Miến Điện (NLD), một nơi thật khiêm tốn tới mức có cảm tưởng như xóm nhà lá nghèo nàn dành cho người lao động cần mẫn.
Người ta không ít lần gọi nơi đây là "chuồng bò" NLD. Vì nhận xét đó thường đi kèm với nụ cười đầy thông cảm và thán phục nên chúng tôi không vì thế mà phật lòng.
Xét cho cùng thì chẳng phải một trong những phong trào có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới đã từng bắt đầu từ một máng cỏ đó sao?
...
Động lực
Trở lại với định nghĩa của Vaclav Havel về công việc căn bản của những người bất đồng chính kiến, chúng ta toàn tâm toàn ý cho việc bảo vệ quyền cá nhân được có cuộc sống tự do và trung thực. Nói cách khác niềm say mê hay nhiệt huyết của chúng tôi là tự do.
Nhiệt huyết dịch giải là nỗi đau khổ và tôi hài lòng rằng trong bối cảnh chính trị cũng như tôn giáo, nó ám chỉ việc chọn sẽ phải chịu đựng đau khổ: một quyết định có chủ ý.
Nó không phải là một quyết định được lựa chọn bột phát - chúng ta không ai muốn đau khổ, chúng ta không phải là những người thích khổ hạnh. Nó là vì những giá trị cao quý hơn mà chúng ta lựa chọn là mục tiêu cho niềm say mê/nhiệt huyết của mình mà chúng ta có thể, đôi khi bất chấp cả bản thân mình, chọn đón nhận khổ đau, chịu đựng.
Vào tháng Năm năm 2003, một đoàn xe chở các thành viên của NLD và những người ủng hộ đi cùng với tôi trên một chuyến đi vận động tại Dabayin, một thị trấn nhỏ tại miền bắc Miến Điện. Đoàn xe đã bị một nhóm người không rõ danh tính tấn công và người ta cho rằng những người này hoạt động theo lệnh của giới quân nhân (Junta).
Cho tới tận ngày nay, không ai nghe nói gì về số phận của những người đã thực hiện vụ tấn công đó, nhưng chúng tôi, những nạn nhân, đã bị quản thúc tại gia. Tôi bị đưa tới một nhà tù nổi tiếng với những người mất trí và bị giam riêng, nhưng tôi phải công nhận là được canh giữ khá tốt trong một căn nhà nhỏ xây riêng tách ròi khỏi khu giam giữ các tù nhân khác.
Đặc sứ LHQ, Vijay Nambiar, và bà San Suu Kyi
Đặc sứ LHQ, Vijay Nambiar, và bà San Suu Kyi
Một buổi sáng, trong khi tập bài thể dục thường lệ mỗi ngày của mình - để giữ sức khỏe tốt nhất có thể được mà theo tôi, là một trong những nhiệm vụ đầu tiên của một tù nhân chính trị - tôi bỗng thấy mình tự ngẫm: đây không phải là mình.
Tôi đã không thể tiếp tục một cách bình tĩnh như thế này được. Tôi có lẽ đã nằm co ro trên giường lo lắng hết sức về số phận của những người đã có mặt tại Dabayin với tôi. Bao nhiêu người đã bị đánh đập? Bao nhiêu người đã bị lôi đi mà tôi không biết là đi đâu? Bao nhiêu người đã chết? Và những gì đã xảy ra với những người còn lại trong đảng NLD?
Tôi có lẽ đã nằm bẹp vì lo lắng và vì tình trạng bất an. Đây chẳng thể là tôi, tập thể dục một cách có ý thức như một nhà thể thao cuồng nhiệt.
Khi đó tôi không đã nhớ ngay tới những vần thơ của Akhmatova: "Không, đó không phải là tôi. Đó là một người nào khác đang chịu đau khổ. Tôi không bao giờ có thể đương đầu được với điều đó và với tất cả những gì đã xảy ra." Cho mãi rất lâu sau này, khi đã trở về nhà nhưng vẫn bị quản thúc tại gia, những vần thơ này mới đến với tôi.
Khi nhớ lại, tôi cảm thấy mối dây mạnh mẽ, gần như một sức mạnh thể xác, đã kết nối chúng tôi những người chỉ còn biết dựa vào nguồn nội lực của chính mình khi chúng tôi cần tới sức mạnh và sức chịu đựng nhất.
Không ranh giới thời gian và không gian
Thơ ca là một cầu nối tuyệt vời nhất, không ranh giới về không gian và thời gian. Uintin, người khoác áo tù chính trị màu xanh, đã đến với Invictus của Henley để giữ vững tinh thần qua những cuộc tra khảo mà ông phải chịu đựng.
Bài thơ này đã tạo hứng khởi cho cha tôi và những người cũng thời với ông trong cuộc đấu tranh vì độc lập, và nó dường như đã tạo hứng khởi cho những người chiến đấu vì tự do ở những nơi khác và vào những thời điểm khác nhau. Đấu tranh và chịu đựng, thậm chí máu chảy đầu rơi, tất cả vì tự do.
Tự do, niềm say mê của chúng ta, là gì? Những người bất đồng chính kiến nhiệt huyết nhất không quá quan tâm tới những triết thuyết đầy tính kinh viện về tự do.
Nếu phải giải thích từ đó có nghĩa gì với họ, có lẽ họ sẽ nêu ra một loạt những quan ngại từ khắc sâu trong tâm khảm họ, như sẽ không còn các tù nhân chính trị, hoặc sẽ có tự do ngôn luận, tự do thông tin và tự do hội họp, hoặc chúng ta có thể chọn kiểu chính quyền theo ý mình hay chỉ đơn giản và rất ngắn gọn là chúng ta sẽ có thể làm những gì mình muốn.
Tất cả những điều đó nghe có vẻ ngây thơ, có thể nói ngây thơ một cách nguy hiểm, nhưng những tuyên bố như vậy phản ánh cảm giác về tự do như một điều gì đó cụ thể, có thể giành được qua hành động thực tế chứ không phải chỉ là một khái niệm được nắm bắt bằng các lập luận triết học.
....
Quyền con người
Một quyền căn bản của con người mà tôi đánh giá cao, đó là cảm giá không phải sợ hãi. Kể từ khi khởi đầu phong trào dân chủ tại Miến Điện, chúng tôi đã phải bằng lòng với cảm giác sợ hãi làm suy yếu con người bao trùm lên toàn xã hội của chúng tôi.
Những người tới thăm Miến Điện đã nhanh chóng nhận xét rằng người dân Miến Điện nồng hậu và hiếu khách. Thật đáng buồn, họ cũng nói thêm rằng nhìn chung người dân Miến Điện sợ bàn thảo các vấn đề chính trị.
Bà San Suu Kyi và con trai
Bà San Suu Kyi được chính phủ quân nhân Miến Điện cho con trai lần đầu tiên sau nhiều năm trời
Sợ hãi là kẻ thù số một mà chúng tôi đã phải vượt qua khi bắt đầu cuộc đấu tranh vì tự do và thường thường đây là điều duy nhất còn lại cho tới cuối cùng.
Nhưng cảm giác không sợ hãi không nhất thiết phải là tuyệt đối. Nó chỉ cần đủ để cho phép chúng tôi có thể tiếp tục, và tiếp tục bất chấp nỗi sợ hãi sẽ cần có sự can đảm phi thường.
"Không, tôi không sợ. Sau một năm hít thở những đêm tù đầy, tôi sẽ lẩn trốn trong nỗi buồn có tên gọi là sự trốn chạy. Điều đó không đúng. Em yêu ơi, tôi sợ, nhưng em hãy làm như đã không nhận thấy điều đó."
Lòng can đảm ấn chứa trong những vần thơ của Ratushinskaya là món ăn hàng ngày của những người bất đồng chính kiế.
Họ làm như không biết sợ hãi khi họ làm công việc của mình và làm như không nhìn thấy những đồng chí của mình cũng đang làm ra như vậy.
Đây không phải là chuyện đạo đức giả. Đây là sự can đảm đang được tái sinh một cách có ý thức từng ngày, từng giây từng phút. Đó là cách thức cuộc đấu tranh vì tự do đang được thực thi cho tới khi chúng ta có quyền không phải khiếp sợ trước nỗi sợ hãi đem lại do sự tàn bạo và bất công.
Achmatova và Ratushinskaya là người Nga. Henley là người Anh. Nhưng cuộc tranh đấu để sống còn dù bị áp bức cũng như niềm say mê muốn tự định đoạt cuộc đời và làm chủ tâm hồn mình chính là điểm tương đồng của mọi sắc tộc.
Những biến động tại Trung Đông đã đưa chúng ta trở lại với nguyện vọng chung của nhân loại muốn được tự do.
Người dân Miến Điện đã rất hào hứng trước những sự kiện này, cũng như người dân ở các nơi khác trên thế giới.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm tới những sự kiện này vì có những điểm tương đồng đáng kể giữa cuộc cách mạng tháng 12 năm 2010 tại Tunisia và cuộc nổi dậy của chúng tôi hồi năm 1988.
Cả hai đều khởi đầu với những gì mà vào thời điểm đó dường như là những sự việc rất nhỏ bé, không quan trọng.
Một người bán hoa quả tại một thị trấn Tunisia, một người không ai biết đến trên thế giới, đã đem lại một minh chứng không thể quên được về tầm quan trọng của các quyền con người căn bản nhất.
Một người đàn ông bình dị đã khiến cả thế giới thấy quyền con người được có nhân phẩm với ông còn quý giá hơn mạng sống của chính ông. Và điều đó đã khởi sự cả một cuộc cách mạng.
Cuộc tranh đấu để sống còn dù bị áp bức cũng như niềm say mê muốn tự định đoạt cuộc đời và làm chủ tâm hồn mình chính là điểm tương đồng của mọi sắc tộc.
San Suu Kyi
Tại Miến Điện, một cuộc cãi cọ trong một quán trà tại Rangoon giữa sinh viên đại học và người dân địa phương được cảnh sát giải quyết theo cách thức mà phía sinh viên cho là bất công.
Sự việc đã dẫn tới các cuộc biểu tình mà kết quả là cái chết của một sinh viên, Po-Maw. Nó là lý do khiến nổ ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc chống lại chế độ độc tài của Đảng Chương trình Xã hội Chủ nghĩa Miến Điện.
Một người bạn đã từng nói với tôi gánh rơm khiến chú chú lạc đà bị sụn lưng đã trở thành một điều không thể chịu đựng được với chú vì khi chú chợt nhìn thấy mình trong gương.
Việc nhận ra rằng gánh nặng mà nó đang mang là quá sức và không thể chấp nhận được, và trên thực tế việc nó gục ngã, chính là sự từ chối không chịu tiếp tục chấp nhận gánh nặng đàn áp như vậy nữa.
...
Cách mạng
Liệu chúng tôi có ghen tị với người dân Tunisia và người dân Ai Cập hay không? Có chứ, chúng tôi thực sự ghen tị với sự chuyển đổi nhanh chóng và hòa bình của họ.
Nhưng hơn cả sự ghen tị là cảm giác đoàn kết và quyết tâm được phục hồi vì sự nghiệp của chúng tôi, sự nghiệp của mọi phụ nữ và nam giới những người coi trọng giá trị nhân phẩm và tự do của con người.
Trong công cuộc tìm kiếm tự do của chúng tôi, chúng tôi học cách hưởng tự do. Chúng tôi phải thực hành quyền tự do của mình, niềm tin vào tự do của chúng tôi.
Đó chính là lời trong cuốn "Sống chân thực" (1988) của Vaclav Havel.
Chúng tôi tự nguyện làm các công việc hàng ngày của mình, bất chấp những hiểm nguy vốn gắn liền với những người cố gắng được sống như những người tự do trong một quốc gia không có tự do.
Chúng tôi thực thi quyền tự do lựa chọn bằng cách chọn làm những gì chúng tôi cho là đúng, thậm chí nếu lựa chọn đó khiến bị mất đi các quyền tự do khác, vì chúng tôi tin rằng tự do đem lại thêm tự do.
Bất đồng chính kiến là một thiên hướng, một nghề nghiệp mà theo quan điểm của Max Weber nói về chính trị cũng là một thiên hướng, một nghề nghiệp.
Chúng tôi tham gia các hoạt động bất đồng chính kiến vì tự do và chúng tôi luôn sẵn sàng vượt khó, và sẽ còn tiếp tục cố gắng với nhiệt huyết, với tinh thần trách nhiệm và với cảm quan về sự cân đối và mức độ nhằm đạt tới những gì mà với một số người dường như là không thể có được.
Chúng tôi đấu tranh một cách sáng suốt để biến giấc mơ được tự do của mình trở thành hiện thực...