Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

À vậy ra Tàu cộng cũng đa đảng?

Tập Cận Bình đến chào các đảng phái

Cập nhật: 04:29 GMT - thứ năm, 27 tháng 12, 2012
Tập Cận Bình
Ông Tập có chuyến thăm các đảng phái khác theo thông lệ
Tân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đến chào các lãnh đạo tám đảng phái phi cộng sản của Trung Quốc hôm 24 và 25/12, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết.
Ông Tập hiện đang là phó chủ tịch Trung Quốc và sẽ lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tại kỳ họp Quốc hội vào tháng Ba tới.
Các tân tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thông lệ đi thăm các đảng phái phi cộng sản sau khi lên nhậm chức.
Khi lên làm tổng bí thư 10 năm trước, ông Hồ Cẩm Đào cũng có hành động tương tự.
Tân Hoa Xã tường thuật rằng tại chuyến thăm này các chính đảng phi cộng sản đã 'bày tỏ sự ủng hộ cho hệ thống chính trị đa đảng của Trung Quốc'.
Hãng tin này dẫn lời ông Quách Dũng, người đứng đầu Ban hoạt động xã hội của Ủy ban trung ương của Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc, một trong tám đảng phái phi cộng sản ở nước này, nói rằng cơ chế hợp tác và tham vấn chính trị đa đảng đã 'cải thiện trong những năm qua', giúp cho đảng của ông thúc đẩy lý tưởng của mình.
Về phần mình, Tổng bí thư Tập được dẫn lời nói Trung Quốc sẽ tiếp tục vận dụng cơ chế hợp tác đa đảng và khuyến khích các đảng phái phi cộng sản phát huy tối đa lợi thế để tham gia vào công việc quốc gia.
Ông Vương Minh Khí, phó chủ tịch Ủy ban Cách mạng của Tỉnh ủy Sơn Đông của Quốc dân Đảng, được dẫn lời nói rằng 'lời phát biểu của ông Tập thể hiện tinh thần của Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc'.
Còn ông Trần Trương Trị, người vừa tái đắc cử chủ tịch Ủy ban trung ương của Liên hiệp xây dựng dân chủ quốc gia Trung Quốc (CNDCA), nói rằng chuyến thăm của ông Tập 'thể hiện sự xem trọng cơ chế hợp tác đa đảng của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc'.
(Nguồn: BBC Tiếng Việt) 

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

Những tên làm tay sai cho Trung Quốc

*MLC: Trong các cuộc biểu tình chống sự bành trước của bọn giặc Tàu bị chính quyền VN đàn áp bắt bớ, luôn nổi lên những điển hình làm tên tay sai cho lũ giặc cướp nước. Những gương mặt này nhân dân VN nên ghi nhớ để nếu một ngày người bạn '4 tốt' và tình bạn '16 chữ vàng' nổ phát súng xâm lược VN, nhân dân VN sẽ đưa chúng và các quan thầy của chúng ra toà án nhân dân....

clip_image030

Ảnh 1. Những tên mặc áo xanh làm tay sai cho Tàu khựa khủng bố người biểu tình yêu nước trong cuộc biểu tình chống TQ -ngày 9/12/2012 tại Hà Nội.
clip_image032
Lại có thêm một tên chỉ điểm từ nãy đến giờ đã bám nhằng nhằng lấy đoàn biểu tình đang giơ tay chỉ đường cho họ đến bắt từng người
clip_image034
Tên chỉ huy này đang ngoác mồm chỉ trỏ chuẩn bị cho một cuộc đàn áp

clip_image036
Những tên tay sai Tàu mặc thường phục
-----------Chùm ảnh trong cuộc biểu tình chống Tàu ngày 09/12/2012. Nguồn: Quechoa.vn--------------------
(...còn tiếp)

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Chính quyền VN Diễn tập trấn áp bạo loạn


Diễn tập trấn áp bạo loạn

Theo tình huống giả định, lợi dụng biểu tình đông người, một nhóm khủng bố hỗ trợ người dân vũ khí để đánh chiếm Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Sóc Trăng. Hàng trăm cảnh sát được huy động giải tán đám đông, bắt nhóm này.

Sáng 24/11, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức buổi diễn tập “Phương án phòng chống tập trung đông người, phá rối an ninh trật tự, bạo loạn, khủng bố”. Một trong những tình huống giả định là nhiều người tập trung biểu tình trước UBND tỉnh.
Dưới sông Masprero cũng có nhiều người căng cờ, băng rôn la hét.
Tại các huyện Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, thị xã Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng xuất hiện các cuộc biểu tình rầm rộ.
Hàng trăm cảnh sát vào cuộc, trái khói được ném mù mịt.
Vòi rồng được sử dụng để giải tán đám đông biểu tình.
Một tình huống giả định khác là một lực lượng lợi dụng biểu tình để hỗ trợ người dân phương tiện, vũ khí để đánh chiếm Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Sóc Trăng và một số cơ quan quan trọng khác. Nhóm khủng bố đã bắt cóc cán bộ Đài đưa xuống ghe khống chế, đòi yêu sách.
Cảnh sát đu dây vượt sông tiếp cận nhóm bắt cóc con tin.
Với sự hỗ trợ của cảnh sát đường thủy, nhóm khủng bố bị bắt, con tin được giải cứu thành công.
Thiên Phước
(Nguồn: VNexpress)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Diễn tập chống bạo loạn, khủng bố ở Điện Biên



- Ngày 20/10, Bộ Công an chủ trì phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, GTVT, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức cuộc diễn tập “phương án, giải tán đám đông tụ tập trái phép, chống biểu tình bạo loạn; rà phá bom mìn; xử lý chất độc hóa học; cứu hộ cứu nạn và đánh bắt khủng bố; giải cứu con tin trong nhà ga, trên tàu bay”.

Hơn 3.500 cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động Tây Bắc, Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tham gia chương trình diễn tập.

Toàn cảnh diễn tập

Phát biểu khai mạc, Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, Trưởng Ban chỉ đạo cuộc diễn tập đánh giá: Cuộc diễn tập nhằm nâng cao sự chỉ huy, chỉ đạo của lãnh đạo chỉ huy cao cấp, rèn luyện khả năng tác chiến của cán bộ, chiến sĩ, sự phối hợp, hợp đồng giữa các lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an với các lực lượng vũ trang địa phương...
Đồng thời cuộc diễn tập cũng nhằm cảnh báo, răn đe các thế lực thù địch, phản động đang có âm mưu phá hoại, gây rối, chống phá, biểu tình, bạo loạn. Qua đây nhằm nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để tình hình xấu xảy ra, đặc biệt là đối với khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ và các địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự trên địa bàn cả nước.

Tại cuộc diễn tập, hai tình huống giả định của phần diễn tập thực binh giải tán đám đông tụ tập trái phép, chống biểu tình bạo loạn và phần diễn tập chống khủng bố đã được triển khai.

Phát biểu tại cuộc diễn tập, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền các tỉnh tiếp tục quán triệt nghiêm quan điểm của Đảng, Nhà nước thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới.

Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ hoạt động của các tổ chức khủng bố quốc tế, các tổ chức phản động lưu vong, thường xuyên cập nhật thông tin phòng chống khủng bố và tình hình liên quan để chủ động đưa ra các phương án, giải pháp hiệu quả, đồng thời tổ chức tốt công tác nắm tình hình địa bàn, mục tiêu, đối tượng đã xác định. Các bộ, ngành, địa phương cần phối hợp chặt chẽ nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, vô hiệu hóa các hoạt động nghi vấn, không để xảy ra khủng bố, bạo loạn.

Một số hình ảnh về cuộc diễn tập:

Cảnh sát trấn áp, giải tán đám đông tụ tập trái phép
Cảnh sát cơ động bắt giữ những đối tượng cầm đầu tụ tập trái phép
Bộ đội Binh chủng hóa học (Bộ Quốc phòng) xử lý chất hóa học
Đưa người bị thương lên máy bay
Nhóm khủng bố uy hiếp, bắt cóc con tin

Lực lượng đặc nhiệm, cơ động tác chiến bao vây tàu bay, giải phóng con tin
Hoàn thành tác chiến tóm gọn nhóm khủng bố, giải cứu con tin
Cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm Bộ Công an thực hành kỹ thuật chiến đấu tiếp cận mục tiêu 
Theo TTXVN - Ảnh: Minh Thăng
 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Bà Yến: Tôi không phải 'Quan làm báo'

Cập nhật: 12:19 GMT - thứ năm, 4 tháng 10, 2012

Bà Đặng Thị Hoàng Yến (phải) trong một lần nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Bà Đặng Thị Hoàng Yến (phải) nói bà không 'thân' với lãnh đạo nào
Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ cáo buộc bà và em trai, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, có liên quan tới trang tin Quan làm báo.
Tin đồn này đã xuất hiện trên mạng internet trong khi mới đây hai nhân viên của tập đoàn Tân Tạo của gia đình họ Đặng đã bị bắt vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” và “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Karl Marx bác bỏ văn bản cấm tự do báo chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng


Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Ngày 12/09/2012 trên các báo lề phải (mà không phải) , lề trái (mà không trái) đều có in lệnh cấm tự do báo chí của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, có đoạn viết như sau: “Điều tra, xử lý nghiêm việc đăng tải thông tin chống Đảng và Nhà nước"

"(Chinhphu.vn) – Ngày 12/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, xử lý việc đăng tải thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước..

Qua xem xét các báo cáo số: 277/BC-BCA-A61 ngày 15/6/2012, số 335/BC-BCA-A61 ngày 09/7/2012 của Bộ Công an; công văn số 78/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 29/6/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông; công văn số 2794-CV/BTGTW ngày 19/7/2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương và báo cáo số 172-BC/VPTW ngày 07/9/2012 của Văn Phòng Trung ương Đảng về tình trạng một số trang thông tin điện tử như: “Dân làm báo”, “Quan làm báo”,”Biển Đông”… và một số trang mạng khác, đã đăng tải thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật nhằm bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước, kích động chống Đảng và Nhà nước ta, gây hoài nghi và tạo nên những dư luận xấu trong xã hội. Đây là thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch...” (hết trích)

Chúng tôi xin mượn lời của ông tổ chủ nghĩa cộng sản là KARL MARX bàn về tự do báo chí để chống lại cái lệnh cấm tự do báo chí của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa phát ra. Dưới đây toàn là lời Marx, tuyệt đối không cần lời bình của chúng tôi. Mà lời Marx trích trên website đỏ rực có tên là  http://www.marxists.org :

Anh muốn người khác đối xử với anh như thế nào thì anh hãy đối xử với họ như vậy...

Tự do báo chí cũng vốn có cái vẻ đẹp của nó... và cần phải yêu nó để có thể bênh vực nó.

Tự do báo chí, cũng giống như người thầy thuốc, không hứa hẹn sự hoàn thiện cho mỗi dân tộc cũng như cho toàn thể nhân loại...

Nếu sự chưa trưởng thành của loài người là lý do thần bí chống lại tự do báo chí, thì kiểm duyệt là phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại sự trưởng thành của loài người...

Sự giáo dục thật sự không phải là bắt con người suốt đời nằm trong tã lót... Nếu tất cả chúng ta nằm trong tã lót thì ai sẽ quấn tã lót cho chúng ta, nếu tất cả chúng ta nằm trong nôi thì ai sẽ đưa nôi cho chúng ta, nếu tất cả chúng ta nằm trong tù thì ai sẽ là người coi tù?...

Báo chí bị kiểm duyệt, với sự giả dối của nó, với cái ngôn ngữ của gã hoạn quan của nó, với cái đuôi chó ve vẩy của nó thì chỉ bộc lộ cái bản chất của nó mà thôi... Gã thái giám không còn là đàn ông mặc cho hắn ta có giọng nói tốt đến đâu đi chăng nữa. Còn báo chí tự do vẫn tốt ngay cả khi nó mang lại những kết quả xấu, bởi vì những kết quả xấu ấy chỉ là những cái đi chệch bản chất của báo chí tự do. Thiên nhiên vẫn tốt ngay cả khi nó sinh ra những quái vật. Bản chất của báo chí tự do là bản chất đạo đức, cá tính, có lý tính của sự tự do. Bản chất của báo chí bị kiểm duyệt là con quái vật không có cá tính của sự thiếu tự do, là con quái vật được văn minh hóa, là cái quái thai được tắm nước hoa...

Sự kiểm duyệt chân chính, bắt nguồn từ bản chất cảu báo chí tự do, là sự phê bình. Sự kiểm duyệt của nhà nước là sự phê bình độc quyền của chính phủ... Khi sự phê bình không đứng trên các đảng phái mà bản thân lại trở thành một đảng phái, khi sự phê bình không phải là lưỡi dao sắc bén của lý tính mà là lưỡi kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình chỉ muốn lên tiếng phê bình mà không muốn chịu sự  phê bình,... coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ, - khi đó lẽ nào sự phê bình không đánh mất sự hợp lý tính của mình?...

Ở một nước có sự kiểm duyệt thì bất cứ tập sách nào không qua kiểm duyệt mà được xuất bản thì đều là một sự biến. Tập sách ấy được coi là kẻ tử vì đạo, mà kẻ tử vì đạo thì không thể thiếu vầng hào quang và những tín đồ bao quanh nó...

Không thể lợi dụng được những ưu điểm của báo chí tự do nếu không đối xử độ lượng với những bất tiện của nó. Hồng nào mà chẳng có gai! Nhưng quý vị hãy thử nghĩ xem quý vị mất gì cho báo chí tự do!?...

Báo chí tự do là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân, là hiện thân của sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là sợi dây liên hệ biết nói, nối liền các cá nhân với nhà nước và với toàn thế giới...Báo chí tự do là tấm gương tinh thần mà trong đó nhân dân nhìn thấy bản thân mình, là tinh thần nhà nước mà mỗi túp lều tranh đều có thể có được với chi phí thấp hơn chi phí dành cho phương tiện thắp sáng...Báo chí tự do là thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ hiện thực rồi lại chảy về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí, dưới hình thức của cải tinh thần ngày càng dồi dào...

Chỉ có báo chí bị kiểm duyệt mới có tác dụng làm suy đồi đạo đức. Đạo đức giả, đó là tệ lớn nhất của nó... Chính phủ chỉ nghe thấy tiếng nói của chính mình,... Còn nhân dân thì một phần rơi vào mê tín chính trị, một phần rơi vào ngờ vực chính trị, và một phần thì hoàn toàn quay lưng lại đời sống dân tộc và chỉ sống với cuộc sống riêng tư...

Cũng vì nhân dân buộc phải coi những tác phẩm tự do của tư tưởng là những tác phẩm phạm pháp, cho nên họ quen coi cái phạm pháp là tự do, coi cái tự do là phạm pháp, coi cái hợp pháp là không tự do. Chế độ kiểm duyệt bóp chết tinh thần nhà nước như thế đấy!...

Kẻ nào có lưỡi mà im lặng, hoặc có kiếm mà không đâm, kẻ đó sống chỉ vô ích!...

Tinh thần con người phải được phát triển một cách tự do theo quy luật vốn có của nó và phải được quyền thông báo cho người khác biết điều mà họ đã đạt được. Nếu không như thế thì những dòng suối mát sẽ biến thành những bãi lầy hôi thối... Nếu như một người không có quyền chỉ trích thì cả lời khen của người ấy cũng vô nghĩa...” (hết trích)

Karl Marx, 04/1842

Sài Gòn ngày 13/08/2012
(Nguon: danlambao.blogspot.com)

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Mỹ-“Quốc gia ngu ngốc và lạc hậu”


“Quốc gia ngu ngốc và lạc hậu”

David Wertime
“Hoa kỳ thực ra chỉ là một làng quê khổng lồ và kém phát triển” – một tiểu luận ẩn danh trên trang web hóa ra lại khơi mào cho sự châm biếm nhằm chính Trung Quốc.
.CHINA/
Cờ của Trung Quốc và Mỹ trong cuộc gặp ngoại giao tại Bắc Kinh (Reuter)
Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới” một luận điệu phê phán đầy mỉa mai đã lan tỏa như virut trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc, với hơn 44 ngàn lượt chia sẻ và 5400 lời bình trên Twitter. Luận điệu này không rõ nguồn gốc và tác giả đã phê phán một cách bỡn cợt nước Mỹ như một quốc gia ngu ngốc, thô sơ và ấu trĩ. Tưởng rằng có thể làm các độc giả Mỹ bị xúc phạm, nhưng chẳng bao lâu sau khi được ra mắt, bài viết đó thực sự đã trở thành một sự phê phán sắc sảo và có tác dụng ngược lại đối với Trung Quốc.
Tờ Tea Leaf Nation đã dịch những phần lý thú và rôm rả nhất (chúng thường có mặt trong đa số các bài luận) và xin mời các độc giả thưởng thức.
Đừng đi Mỹ, một quốc gia ngu ngốc và lạc hậu
Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!
(1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !
(2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.
(3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi sợ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!
(4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không. Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.
(5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.
(6) Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.
(7) Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ - ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.
(8) Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.
(9) Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?...
(10) Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là: đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…
(11) Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.
(12) Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?...
(13) Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?
(14) Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.
(15) Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.
(16) Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…
clip_image002
(17) Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
1. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
2. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
3. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!
D.W.
Phạm Gia Minh dịch từ Tea Leaf Nation một trang mạng liên kết đối tác của tờ Atlantic.
Thăng long – Hà nội 12/09/2012
Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN
(Nguon: boxit.vn)

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Trả nón cho trăng-thơ Trần Mạnh Hảo

*MLC: Sáng nay vào trang danoanbuihang.blogspot.com đọc được bài thơ này, tôi đã chảy nước mắt. Mạn phép tác giả và chủ nhân của bài thơ xin chép lại đây làm kỷ niệm.
------------------------------------------------------------
TRẢ NÓN CHO TRĂNG:
(Thơ Trần Mạnh Hảo)

Tặng em Bùi Minh Hằng

Em là trăng
Trăng mọc ban ngày
Ôi vầng trăng đội nón
Em Hồ Gươm bán nguyệt heo may

Nón mùa thu
Áo sương mù đưa đón
Em đội tên hai quần đảo trên đầu
Nón và trăng
Cùng mang tên đất nước
Em đi một mình nào có ai đâu

Cướp !
Cướp !

Chúng cướp trăng trên đầu
Chúng cướp tên đất nước
Chúng cướp Hoàng sa Trường sa
Giữa rừng công an ta
Sao toàn cướp ?

Chúng cướp nón em Hằng
Trăng cũng khóc
Em một mình giành lại nón cho trăng
Giành lại nón bài thơ yêu nước

Cướp đeo băng đỏ
Giật rách nón em thương
Em ôm chặt một vầng trăng vỡ
Như ôm đất nước đoạn trường
Rách nát một linh hồn nón
Trăng ôm hai quần đảo lên đường

Sau màn cướp nón
Đến trò cướp người

Giữa ban ngày
Trăng bị bắt cóc
Tổ Quốc ơi
Sao mùa thu lại khóc ?

Trả trăng cho nón
Trả nón cho trăng …

Sài gòn sáng sớm chủ nhật 23-10-2011

T.M.H.
Email : cokhicon@gmail.com

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Trương Duy Nhất bị đánh sập

*Mõ Làng Chờ: Chiều nay web Trương Duy Nhất tại địa chỉ Truongduynhat.vn đã bị hacker đánh sập và chiếm quyền điều khiển. Khi truy cập vào địa chỉ này, người dùng không còn nhìn thấy nội dung của trang web. Thay vào đó là một hình con gà đã làm lông và được ghép đầu người, có lẽ đó là ảnh của chủ WEB. 
Cách đây vài hôm website này đã bị đánh sập. Nguyên nhân website này bị đánh sập có lẽ là do nội dung mà nó thường đề cập. Cụ thể là những chủ đề chính trị gai góc ở Việt Nam như về các nhân vật chóp bu trong chính phủ, ĐCS VN.
Không rõ ai đứng đằng sau những hacker này nhưng được biết các tổ chức thế giới như  Tổ chức Phóng viên không biên giới thường liệt Việt Nam vào danh sách 'kẻ thù của internet'.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Nga có bênh vực VN nếu trở lại Cam Ranh?

*Sau chuyến đi Nga của Chủ tịch nước VN ông Trương Tấn Sang, đã xuất hiện nhiều tin đồn Nga sẽ trở lại Cam Ranh của VN. Ai cũng hiểu mục đích đằng sau chuyến thăm Nga  của ông Chủ tịch nước và khi tin đồn xuất hiện cũng không là điều gì lạ.

Nhưng vấn đề là liệu người Nga có trở lại Cam Ranh trong thời điểm nhạy cảm như thế này? Giữa một bên là một mối quan hệ quốc tế Nga-Trung bao gồm cả lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị. Hẳn nhiều người quan sát thấy rằng mỗi khi Liên hiệp quốc ra một nghị quyết lên an một nước nào đó vi phạm nhân quyền, cặp đôi Nga-Trung thường đồng thanh dùng quyền phủ quyết của mình để loại bỏ. Ví dụ trước đây như những Nghị quyết về IRAQ, IRAN, LYBIA và nay là SYRIA.

Với một lý lịch như thế, một lợi ích như thế, một quan hệ Nga-Trung như thế, việc ông Trương Tấn Sang sang nhờ cậy nước Nga thể hiện sự ngây thơ của giới lãnh đạo Việt Nam. Nước Nga đâu còn là nước Nga xô viết ngày trước? .Nếu nói người Mỹ thực dụng thì có lẽ người Nga bây giờ cũng thực dụng không kém khi họ thể hiện họ là những tay lái súng quốc tế không hơn không kém. Họ bán cho VN 6 tàu ngầm lớp Kilo thì họ bán cho TQ bao nhiêu chiếc?

-------------------------------------------------

Chưa dứt tin đồn Nga trở lại Cam Ranh

Cập nhật: 12:34 GMT - thứ tư, 1 tháng 8, 2012
Cam Ranh
Hải quân Nga đã rời Cam Ranh năm 2002
Khả năng hải quân Nga trở lại cảng Cam Ranh của Việt Nam vẫn gây chú ý khi hai tờ báo của Nga và Trung Quốc cùng có bình luận hôm 1/8.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ tin báo chí nói Moscow dự định thiết lập các căn cứ hải quân mới ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.
Nhưng sự bác bỏ này vẫn không ngăn cây bút Lyuba Lulko của báo Nga Pravda hồ hởi với viễn cảnh hải quân nước này mở rộng hiện diện ở nước ngoài.
Cây bút này nhắc lại tuyên bố mà đã khơi mào tin đồn những ngày qua của Tư lệnh Hải quân Nga nói nước ông đang đàm phán để đồn trú hải quân ở Việt Nam, Cuba và quần đảo Seychelles.
Vào thứ Sáu 27/7, Bộ Quốc phòng Nga nói Phó Đô đốc Viktor Chirkov chưa bao giờ có bình luận như vậy.
Nhưng cây bút Lyuba Lulko lại cho rằng Phó Đô đốc có thể đã “vô tình để lộ kế hoạch lâu dài của ban lãnh đạo Nga”.
“Điều đó sẽ tuyệt vời, vì ngay từ thời Peter Đại đế, Nga đã có hạm đội và quân đội mạnh,” tác giả tự hào.
Nga giận dữ
Cây bút này nhắc lại rằng tại hội nghị G20 mới diễn ra tháng Sáu, sau khi gặp Tổng thống Barack Obama, Tổng thống Vladimir Putin giận dữ nói với báo chí rằng Mỹ không có thiện chí xây dựng “quan hệ mới dựa trên hợp tác và minh bạch”.
Ông Putin nhắc lại vào nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên năm 2001, ông hứa với người tương nhiệm George W Bush là Nga sẽ rút khỏi căn cứ ở Cuba.
“Bush đã thuyết phục tôi là hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ không bao giờ được điều động ở Đông Âu.”
“Tôi đã đóng cửa không chỉ Lourdes ở Cuba mà cả Cam Ranh ở Việt Nam.”
“Tôi đóng chúng vì tôi đã có lời hứa danh dự…Thế người Mỹ đã làm gì?...Ai cũng biết những năm gần đây, Mỹ tạo vùng đệm quanh Nga, không chỉ dính đến các nước Trung Âu, mà cả các nước Baltic, Ukrane và vùng Caucasus,” ông Putin tuyên bố.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Vladimir Putin
Tuyên bố chung Việt - Nga ngầm phê phán kế hoạch tên lửa của Mỹ
Ông Putin khi đó nói thẳng: “Phản ứng duy nhất là sự mở rộng quân sự bất cân xứng của Nga ra nước ngoài, đặc biệt là Cuba.”
Cây bút người Nga nói mặc dù Nga hiện bị cho là thiếu ảnh hưởng, tiền bạc và một hạm đội mạnh, nhưng “kể từ khủng hoảng ở phương Tây năm 2008, Nga bắt đầu phục hồi một phần hải quân”.
Tác giả cũng nói Nga đang dần can dự nhiều hơn ở châu Á, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương không chỉ vì lý do địa chính trị mà cả về kinh tế.
Nhân chuyến thăm vừa qua của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, Nga và Việt Nam nói đã ra mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 5 tỷ đôla vào năm 2015.
Như để chọc tức Mỹ, tuyên bố chung Việt – Nga cũng chỉ trích kế hoạch của Mỹ muốn mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa.
Cây bút Lyuba Lulko, trong phần kết, kêu gọi Nga có những hiệp định quốc phòng “như Mỹ đã có với Philippines, Nhật Bản, Columbia và Mexico”.
“Khi đã có thỏa thuận như thế, các căn cứ quân sự không thể bị xem là bành trướng quân sự,” tác giả nói.
Cam Ranh chia rẽ Asean?
Trái ngược giọng điệu hồ hởi của cây bút Nga, Nhân dân Nhật báo ở Bắc Kinh cũng quan tâm tin đồn Nga trở lại Cam Ranh – nhưng theo cách khác.
Tờ này nói: “Để mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Nga rất cần một hải cảng tốt như Cam Ranh.”
Báo Trung Quốc dọa Nga quay lại Cam Ranh sẽ gây chia rẽ Asean
“Việt Nam cũng hy vọng gia tăng hợp tác quân sự song phương, để tăng cường sức mạnh của mình,” bài báo nhận xét.
Cù Kiện Văn, phó giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Vân Nam, phân tích việc Việt Nam chèo kéo Nga vừa liên quan tranh chấp Biển Đông và cũng giúp Việt Nam có “vị thế lãnh đạo” ở Đông Dương và Asean.
Báo Trung Quốc nói Việt Nam trước đây có chính sách “không rõ ràng” vì cả Mỹ và Nga đều thèm muốn Cam Ranh, và nhờ vậy được lòng của cả Washington và Moscow.
Theo tờ báo, nếu Nga được sử dụng Cam Ranh, điều này có thể khiến Mỹ bất mãn và gây ảnh hưởng cho cả quan hệ Mỹ - Nga và Mỹ - Việt.
Nhắc lại lịch sử, báo Trung Quốc cũng nói Liên Xô cũ từng hỗ trợ Việt Nam thi hành “bá quyền” trong vùng.
Bài báo ngầm dọa sự trở lại của Nga có thể gây “tác động tâm lý” cho các nước Đông Nam Á.
Ông Cù Kiện Văn nói ông tin điều này sẽ làm tăng chia rẽ với Asean, và “một số nước có thể phản công để kiềm chế ‎ ý định ‘dẫn dắt’ Asean của Việt Nam”.
Năm 2002, khi ông Putin đang làm tổng thống nhiệm kỳ đầu, Nga rút khỏi Cam Ranh, từng là căn cứ lớn nhất của hải quân Nga ở nước ngoài.
Việc đóng cửa xảy ra sau khi thời hạn thuê 25 năm kết thúc và Việt Nam đòi tiền thuê cao hơn. Nhưng giới phân tích nói mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ cũng đóng một phần vai trò.
Hiện Nga chỉ có căn cứ ở Sevastopol thuộc Ukraina và một đồn hậu cần nhỏ ở cảng Tartus của Syria.

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Nếu tôi là lãnh đạo Trung Quốc

*Nếu tôi là lãnh đạo TQ, tôi sẽ phát động chiến tranh đánh chiếm đảo Trường Sa của Việt Nam ngay bây giờ vì đây là thời điểm thích hợp nhất. Vì sao?
1. Lực lượng phòng vệ bờ biển của VN còn rất yếu, VN chưa làm chủ được công nghệ tàu ngầm lớp kilo nhập về từ Nga. Hệ thống tên lửa hiện có còn lạc hậu và rất mỏng.
2. Khi đánh chiếm Trường Sa là đưa vào sự đã rồi, giống như Hoàng Sa, Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào? chắc chắn chỉ dám đưa ra vài tuyên bố miệng, có dám đưa quân ra hải chiến không?. Thực lực quân sự của VN chắc chắn sẽ không thể sánh được với TQ. Nhưng những nguyên nhân sau còn quan trọng hơn.
3. Việt Nam thực sự không có bạn bè ủng hộ gì, đó là sự thực. Nga chỉ là bạn hàng buôn bán vũ khí, Mỹ thì VN vẫn coi là kẻ thù, là thế lực thù địch. Để chọn giữa lợi ích Nga sẽ đứng ngoài, còn Mỹ có tức nhưng cũng sẽ đứng nhìn mà thôi.
4. Chưa bao giờ lòng dân VN lại căm ghét chế độ, chính phủ như bây giờ, bằng chứng là những tiếng kêu ai oán khắp đất nước bởi tội ác mà chính quyền gây ra cho người dân như những vụ đàn áp, bắt bớ tù đày những người yêu nước, những dân oan mất đất khắp nơi đang rên xiết, người có công với các cuộc chiến trước đây đã bị bỏ rơi, thậm chí là áp bức. Tầng lớp lãnh đạo, quân đội, công an đang rất bạc nhược, chỉ lo kiếm chác, ăn chơi, họ chỉ giỏi đàn áp dân còn phải ra trận là khiếp nhược.
5. Người TQ hiện đang hiện diện trên khắp lãnh thổ VN, và đã thông thạo các địa bàn bằng chứng là họ còn nắm rõ cả tên tuổi, địa chỉ, gia đình những người đi biển (báo người lao động).
6. Và lý do cuối cùng là lợi ích. Những tranh chấp lợi ích trên Biển đông sẽ không thể giải quyết được vì đó là chiến lược tiến ra biển là chiến lược của cả TQ và VN. Dù có muốn thoả hiệp nhưng va cham lợi ích sẽ là ngòi nổ và là chất xúc tác biến mối quan hệ chung ý thức hệ cộng sản thành thù địch.
Vậy thì còn chần chờ gì nữa, đây là thời điểm thích hợp nhất để tấn công, không cần tấn công bộ binh, chỉ cần đưa vài tàu chiến ra đánh chiếm các đảo còn lại trên Trường Sa mà VN đang nắm giữ, không cần đụng binh với Philippin. Chiếm được Trường Sa coi như khống chế được VN. Lúc đó Mỹ có muốn vào Cam Ranh và VN có muốn biếu không Mỹ Cam Ranh thì cũng đã muộn rồi.
Nếu là lãnh đạo TQ tôi sẽ đánh chiếm Trường Sa ngay thời điểm này.

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

VTV sủa bậy và cắn càn cụ Lê Hiền Đức -BỐC CỨT BÔI NGƯỜI PHẢI NGỬI THỐI TRƯỚC TIÊN


06/6/2012
Tối qua 05/5 VTV cho phát một chương trình bốc mùi trong đó có clip về cụ Lê Hiền Đức người phụ nữ chống tham nhũng nổi tiếng đã từng được tổ chức Minh bạch quốc tế vinh danh.
   
Khác với thâm ý của nhà đài, khán giả đã có những cảm tưởng rất trái ngược.
Nhớ lại trước đây không lâu ở Mĩ, một Scandal về lĩnh vực truyền thông nổ ra sau khi một loạt sự thật được phanh phui. Murdoch, một tỷ phú ngành này đã phải đóng cửa tờ báo 168 tuổi và từ bỏ dự án thu mua hãng truyền hình vệ tinh BSkyB của Anh chỉ vì tội nghe lén điện thoại.
Còn ở nước Anh, Andy Coulson, cựu tổng biên tập tờ News of the World và cũng từng là giám đốc truyền thông của Thủ tướng Anh David Cameron, từng bị bắt với cáo buộc có liên quan tới bê bối tương tự.
Việt nam thì sao?
Cũng là những bê bối trong làng truyền thông nhưng các ông trùm này lại dính dáng theo những cách thức uế tạp hơn nhiều.
Mọi người hẳn chưa quên vụ Trần Mai Hạnh từng là Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt nam dính đến chuyện ăn tiền của xã hội đen Năm Cam.
Hội nghị trung ương 6 của đảng cộng sản đã phải xem xét, kiểm điểm những sai lầm nghiêm trọng của ông Hạnh và quyết định cách chức ủy viên trung ương đảng với ông ta. Ngày 29/7, Bộ Chính trị đã có văn bản số 19 và 20, thông báo chính thức về vấn đề này, trong đó đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kỷ luật về mặt Nhà nước với ông Hạnh vì lý do nhận tiền bẩn và “có hành vi chạy tội cho Năm Cam”.
Đài truyền hình Hà nội thì có cái scandal theo kiểu vừa sang trọng vừa cực kỳ nguy hiểm cho Đất nước tức là nói về chủ đề chính trị nhưng có thiên kiến theo đường lối Trung hoa.
Trong chương trình Thời sự hàng ngày từ 18:30 tới 19:00 hôm 22/8/2011, đài này đã phát một phóng sự nói về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Nội dung phóng sự, lấy ý kiến của bốn “người dân” được phỏng vấn, chỉ trích các cuộc biểu tình và người tham gia biểu tình, thậm chí gọi họ là "phần tử phản động".
Đặc biệt, trong một khuôn hình, các phóng viên HTV1 chiếu cận mặt ba nhân sỹ nổi tiếng trong nước là nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Tiến sỹ Nguyễn Văn Khải.
Vì vụ này mà HTV đã bị nhân dân Hà nội biểu tình và làm đơn khiếu nại trước cổng nhà đài. Lần lữa mãi cuối cùng Tổng giám đốc HTV Trần Gia Thái phải làm công văn trả lời nhưng ngoan cố biện bạch rằng các cuộc "tụ tập biểu tình, tuần hành tự phát đã làm ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự của thủ đô".
Về hình ảnh của ba vị nhân sỹ bị đưa lên trong phóng sự, HTV nói đây chỉ là "để minh họa cho nội dung trong bản tin chứ không nêu đích danh những người này là phản động, ch́ông đối như trong thư của các ông".
Thư của HTV thừa nhận "việc đưa bức ảnh trên không phù hợp với nhân thân một số người", và nói "đã kịp thời rút kinh nghiệm" với các phóng viên thực hiện phóng sự.
Nhà văn Nguyên Ngọc cũng công bố bức thư ông gửi cho Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trước khi nhận được phản hồi của HTV. Trong thư đề ngày 25/8, ông Ngọc viết: "Tôi năm nay đã 80 tuổi. Cho đến nay, trong suốt cuộc đời 80 năm qua của tôi, chưa có ai dám vu khống và xúc phạm tôi nặng nề như Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội: "Ở nước ta, như chắc chắn ông biết, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ."
Nhà văn Nguyên Ngọc cũng nói với người đứng đầu cơ quan Đảng của thành phố, rằng HTV đã "sử dụng một thủ đoạn ti tiện" từng được áp dụng từ thời cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm, là "dùng những người không được bất cứ ai cử ra nhưng lại được coi là đại biểu của “quần chúng nhân dân" lớn tiếng vu khống và chửi bới chúng tôi trên  một phương tiện truyền thông chính thức của Đảng bộ và Chính quyền Hà Nội".
Đó là câu chuyện của nhà đài địa phương cho dù địa phương này là Thủ đô Hà nội, nơi tập trung các bộ óc trí tuệ đỉnh cao của đảng cộng sản. Còn VTV thì khác hẳn.
Hình như lâu lâu sau vụ Đài tiếng nói Việt nam của Trần Mai Hạnh gây scandal ăn bẩn của xã hội đen đến nay, cơ quan đài cấp trung ương có vẻ mờ quá nên VTV quyết đánh bóng thương hiệu bằng cú “đánh” cụ Lê Hiền Đức.
Về nội dung thì clip do VTV phát giống như HTV1 đã làm trước đó 2 ngày. Xét về yếu tố tâm lý dư luận thì đây là một thắng lợi vì: “cháu ngoan Bác Hồ được Bác trực tiếp dìu dắt vào đảng nay thành kẻ “gây rối” thì các cán bộ cao cấp khác của đảng có hủ hóa, thoái hóa cũng không đáng ngạc nhiên chút nào và có lẽ phải lấy đó là chuyện bình thường trong xã hội tươi đẹp của chúng ta.
Những người khác có cách nhìn khác đặt dấu hỏi rằng: sống trong một xã hội thiên đường cộng sản mà tại sao những người xấu chẳng tốt lên đã đành nhưng, người tốt lại trở nên xấu đi. Như vậy chúng ta đang sống, chiến đấu, lao động và học tập nơi gần đèn hay gần mực đây?
Việc “ra đòn đánh” một phụ nữ trên tám chục tuổi đầu đã từng bền bỉ đấu tranh chống tham nhũng về tội “gây rối” là điều dại dột. Cứ cho là “gây rối” thật đi chăng nữa thì việc một đài truyền hình trung ương phải ra tay về chuyện này khác nào dùng “dao trâu cắt tiết gà”. Điều mâu thuẫn hiển nhiên đó khiến người ta nghi ngờ về tội “gây rối” mà phải đặt dấu hỏi rằng: Chính cái nguyên nhân bọn quan tham đang cay cú về những việc làm của cụ Đức nên hèn hạ kiếm cớ trả thù cụ mới là nguyên nhân chính.
Những người thuộc Nữ phái tỏ ra khó chịu nhiều nhất. Họ thấy các nhà đài lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm “đánh” đàn bà theo kiểu thấp dưới thắt lưng. Chưa xét đến những người đàn bà bị nhà đài “vùi dập” bấy lâu nay vì lý do gì, chỉ xét về yếu tố nhân bản trong một thế giới văn minh thì việc lôi phụ nữ ra “đánh đòn truyền thông” là hạ sách nhất vì đó là trò bẩn, đê tiện, hèn hạ của bọn lưu manh vô học, bọn đầu đường xó chợ. (Tất nhiên đây là cách nói chứ không có ý miệt thị bà con đang phải mưu sinh chân chính nơi góc đường góc chợ đâu).
Mấy hôm nay các bậc cao niên khi đề cập về chủ đề này thường trao đổi với nhau những câu rất ý nhị: “Thằng đài này nó bị ép phải oẳng lên thôi chứ lạ gì nó, khôn chán, nó chả dại tự vẽ mặt đâu”. 
Ông khác cười: “Đời tư nhom nhem của nó đầy ra đấy, anh em còn cả đã chết đâu sao ngu mà bới ra thế, mấy hôm nữa người ta “đáp lễ” biết tính làm sao.
Trò bôi xấu cá nhân bây giờ nó quá ư lạc hậu trong thủ đoạn truyền thông chả bản đài, bản báo nào nó thèm làm  trừ mấy anh nhà đài ở ta. Thật uổng cơm dân nuôi quá. Thôi thì nói đi cũng nên nói lại, cũng cảnh cá chậu chim lồng cổ đeo dây xích cả, ta nên thông cảm phần nào với nhà đài. “Bốc thơm” còn mấy khi được thơm nữa là “bốc cứt” bôi người thì làm gì mà thằng “bốc” chẳng bị thối trước tiên".
Mai Xuân Dũng

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Các nhà tư bản VN tiếp tục làm méo mó thêm thị trường BĐS?

120.000 tỷ đồng đầu tư công 'giải hạn' cho địa ốc

Kế hoạch bơm tiền của Chính phủ từ nay tới cuối năm, trong đó có 120.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa dùng hết, được kỳ vọng sẽ gỡ thế bế tắc cho thị trường bất động sản.
> 'Gia hạn thuế - liều thuốc chưa đủ để cứu địa ốc'
> Khách mua nhà vẫn chờ giá giảm thêm

Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công bố tại hội thảo Vực dậy thị trường bất động sản diễn ra ngày 31/5.
Theo Thứ trưởng, trong số 180.000 tỷ đồng đầu tư công dành riêng cho năm 2012, Chính phủ mới dùng 60.000 tỷ đồng. Vì thế trong 7 tháng còn lại của năm, 120.000 tỷ đồng nữa sẽ được bơm vào thị trường. "Dòng tiền này khi được lưu thông chắc chắn sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế, tác động tích cực đến nhiều ngành nghề khác, trong đó có địa ốc", ông Nam nói.
Theo ông Nam, gói đầu tư công, cộng thêm 38.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tạm ứng trước vốn năm 2013 thì trong 7 tháng cuối năm thị trường có thể đón nhận khoảng 200.000 tỷ đồng. Đó là chưa kể đến gói giải pháp khoanh nợ 100.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) tạo điều kiện cho các ngân hàng giải ngân cho vay giúp tăng trưởng kinh tế.
Lãnh đạo Bộ Xây dựng dự báo thêm, nền kinh tế còn có dòng tiền trong dân đang đầu tư vào vàng, USD, gửi tiết kiệm. Tiền của người dân sớm muộn cũng sẽ chảy vào bất động sản khi lãi suất hạ nhiệt và các kênh đầu tư còn lại bắt đầu mất dần tính hấp dẫn. Ngân hàng thừa vốn sẽ cho vay trở lại, tạo bước đệm hỗ trợ thị trường bất động sản. Chẳng hạn như BIDV đang tung gói 4.000 tỷ đồng cho vay bất động sản trong vòng 2 năm. ACB và một số ngân hàng khác cũng đang dự tính đến gói này.
Bất động sản được dự báo có thể phục hồi một cách chậm chạp vào cuối năm 2012 nhờ gói giải ngân 120 nghìn tỷ đồng đầu tư công. Ảnh: Vũ Lê
"Song dù có bao nhiêu cơ chế, chính sách hỗ trợ đi nữa, doanh nghiệp địa ốc phải chủ động cơ cấu lại hàng hóa, nhằm vào phân khúc có nhu cầu lớn với khả năng thanh toán cao. Hãy cơ cấu lại dự án, nguồn vốn để tự cứu mình trước", ông Nam nói.
Đồng quan điểm với ông Nam, Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Lê Xuân Nghĩa cũng tin rằng khi giải ngân 120.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư công sẽ tác động tích cực đến nền kinh tế, trong đó có bất động sản.
Theo ông Nghĩa, việc chống lạm phát quá liều dẫn dến GDP sụt giảm, nền kinh tế có nhiều dấu hiệu bị giảm phát, hàng tồn kho tăng cao. Chính vì thế, thúc đẩy chi tiêu đầu tư công theo kế hoạch được duyệt của năm 2012 là cần thiết để khôi phục lại sự tăng trưởng của nền kinh tế. Điều này có thể từng bước kéo thị trường bất động sản trở lại với tốc độ chậm, đến cuối năm nay thị trường này sẽ có chuyển biến.
"Chưa bao giờ bất động sản được quan tâm như hiện nay. Thậm chí Chính phủ đang có hẳn một chương trình tìm giải pháp vực dậy ngành này và bắt đầu xem đây là thị trường nền tảng. Nếu để nó lung lay là chết chắc", ông Nghĩa nói.
Trong khi các chuyên gia hàng đầu của Chính phủ tin tưởng dòng tiền hàng trăm nghìn tỷ đồng bơm vào thị trường sẽ vực dậy bất động sản vào cuối năm 2012 thì không ít doanh nghiệp lo ngại theo chiều ngược lại.
Dù thị trường nhà đất trải qua 3 năm khủng hoảng nhưng không ít chuyên gia kinh tế cho rằng không nên vội vàng cứu thị trường này. Ảnh: Vũ Lê
Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí, Phó giám đốc điều hành Quỹ đầu tư VinaCapital, cho rằng, trông đợi thị trường địa ốc khởi sắc trở lại trong vài tháng tới là quá lạc quan. Bởi lẽ các thị trường bất động sản phát triển hơn Việt Nam như Mỹ, Nhật thậm chí cùng khu vực là Thái Lan bị khủng hoảng phải mất đến vài chục năm vẫn chưa thể phục hồi hoàn toàn.
"Bài học cũ về bất động sản của các nước chúng ta không cần phải học lại. Biện pháp cứu thị trường địa ốc cần phải căng thẳng hơn nữa, không nên vội vàng", ông Chí nhấn mạnh.
Tổng giám đốc Công ty Việt Trust, Nguyễn Lam Sơn đề nghị chỉ nên giải cứu địa ốc bằng cách tài trợ cho người mua nhà vì hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhiều quá sẽ dẫn đến thị trường phát triển lệch lạc. Chuyên gia này cho rằng cần xây dựng cơ chế thẩm định giá trong giai đoạn mới vì thị trường địa ốc sụt giảm quá mạnh, đồng thời xây dựng chỉ số khả năng tín dụng của người mua nhà. Chẳng hạn như người mua nhà lần đầu tiên sẽ được nhà nước bù lãi suất. "Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp chỉ có thể xem là tạm thời, về lâu dài ưu đãi cho người mua nhà mới cứu được thị trường".
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM, Lê Hoàng Châu cho rằng, cần phải xem bất động sản là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế, Chính phủ không nên để doanh nghiệp địa ốc nằm ngoài rìa nhóm được vay với lãi suất ưu đãi trong giai đoạn này. Nghị quyết 13 cần bổ sung mục giảm thuế cho doanh nghiệp bất động sản. Cấp bách nhất là phải sửa Nghị định 69 về việc thu tiền sử dụng đất bằng 100% giá thị trường vì đây là văn bản bất hợp lý.
Theo ông Châu, hàng tồn kho bất động sản hiện rất lớn, các ngành liên quan như xi măng, sắt, thép, vật liệu xây dựng, nội thất cũng "chết" theo. Năm 2011 có hơn 90% doanh nghiệp bất động sản thua lỗ, bức tranh rất xấu. "Bất động sản là con chim báo bão khi thị trường khủng hoảng. Nếu nó tắt, nền kinh tế cũng lâm nguy, cần có biện pháp cứu thị trường này trước khi quá trễ", ông nói.
Vũ Lê 
(Nguồn: VNexpress)

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Báo chí Việt Nam- tất cả đều là lá cải?

Báo nhà nước phê nhau là 'lá cải'

Cập nhật: 10:20 GMT - thứ ba, 29 tháng 5, 2012

Ba tờ báo lớn ở Việt Nam công khai chỉ trích nhau vì định nghĩa thế nào là “báo lá cải” và chạy theo lợi nhuận trong bối cảnh chính quyền tăng kiểm soát chung với báo chí.
Tranh cãi bắt đầu khi báo Sài Gòn Giải Phóng và báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh chạy loạt bài phê phán một vài tờ báo có những phụ trương “câu khách, không phù hợp thuần phong mỹ tục”.
Ngay lập tức, báo Đời sống & Pháp luật, một đối tượng bị chê bai, phản kích lại với ngôn ngữ nặng nề không kém.
Cả ba tờ đều trích dẫn những nhân vật có vai vế trong làng báo và chính trường để tăng sức mạnh cho mình.
‘Thảm họa’
Trong ngày 28/5, hai tờ báo có trụ sở ở TP. HCM, Sài Gòn Giải Phóng (SGGP) và Phụ nữ TP. HCM, đồng loạt đăng bài kêu gọi siết chặt quản lý trước tình trạng “một số cơ quan báo chí chạy theo lợi nhuận, sinh sôi, nảy nở ‘báo lá cải’”.
Báo SGGP, tiếng nói của Đảng bộ Đảng Cộng sản tại TP. HCM, lưu ‎ý hiện tượng các tờ báo ra mắt phụ trương “sa đà vào phản ánh ‘tư, tình, tội’ với văn phong giật gân, câu khách”.
Bài này dẫn lời ông Bùi Huy Lan, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Cục Báo chí - Bộ Thông tin – Truyền thông), rằng “một số cơ quan báo chí, nhà báo đã chạy theo lợi nhuận mà đánh tráo giá trị”.
Cũng trong bài, ông Nguyễn Văn Khanh, Trưởng phòng Báo chí - Xuất bản thuộc Sở Thông tin - Truyền thông TPHCM, tỏ ‎ý không hài lòng với Bộ.
“Sở cũng đã có văn bản gửi Bộ Thông tin - Truyền thông kiến nghị xử lý, gửi trực tiếp tới các cơ quan báo chí có ấn phẩm vi phạm yêu cầu kiểm tra, báo cáo nhưng kết quả… vẫn như cũ,” ông Khanh được dẫn lời.
Tờ báo vẫn được xem là thuộc dòng báo của Đảng than phiền:
Lê Văn Luyện
Vụ án giết người của thanh niên Lê Văn Luyện được báo Việt Nam khai thác triệt để
“Trong khi các cơ quan báo chí phải phát huy giá trị xã hội trong điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thì các ‘báo lá cải’ lại thỏa sức ‘câu’ bạn đọc bằng các thông tin trơ trẽn về tư, tình, tiền, tù tội, vi phạm nhiều quy định của Luật Báo chí nhưng không thấy cơ quan quản lý báo chí xử lý.”
Cùng ngày, báo Phụ nữ TP. HCM kêu than tình trạng “chỉ đua nhau biến trang báo ‘càng lá cải càng tốt’ để câu khách, bất chấp tính định hướng dư luận và giáo dục của báo chí, bỏ qua thuần phong mỹ tục Việt Nam”.
Khác với báo SGGP chỉ viết tắt các ấn phẩm, báo Phụ nữ TP. HCM nêu đích danh một loạt các tờ báo, trang mạng bị cho là “đang tạo nên mối lo ngại lớn cho toàn xã hội”.
Chiêu ‘bôi bẩn’
Chừng 24 tiếng sau, tờ Đời sống và Pháp luật (ĐS&PL) vốn bị SGGP gán nhãn “hãi hùng nhất trong việc ‘trồng cải’”, phản công, nói họ đã gặp trò 'cạnh tranh bôi bẩn'.
Như để chứng tỏ ấn phẩm của họ là 'chân chính', tờ báo này, trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam, công kích lại thông qua hai phụ trương bị hai tờ kia xem là 'trơ trẽn, thô tục'.
Một loạt quan chức, đương nhiệm hay đã về hưu, được Người đưa tin (báo điện tử của ĐS&PL) dẫn lời, khen ngợi giá trị tờ báo.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, cựu Thứ trưởng Quốc phòng, cảm thấy 'bị xúc phạm' khi ĐS&PL bị khinh rẻ là tờ báo 'trơ trẽn'.
Còn ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội, khen tờ này đã 'phân tích sâu' vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, và “không đồng tình với chuyện báo này chê báo kia lá cải".
Dường như không kiềm được phẫn nộ, ĐS&PL phê báo Đảng SGGP là “bị người đọc quay lưng, ngoảnh mặt”, còn Phụ nữ TP. HCM “chỉ chạy theo phục vụ các ‘đại gia’ nhiều tiền”.
ĐS&PL nói qua loạt bài phê phán họ, hai tờ báo kia đã thể hiện cách làm báo “lá cải”.
Những năm gần đây, ngày càng có nhiều than phiền cả trong độc giả và giới quản l‎ý về xu hướng “lá cải hóa” trên báo chí.
Thậm chí trên trang mạng một số tờ báo được xem là có uy tín cũng không hiếm gặp những dạng bài bị xem là “rẻ tiền”.
Nhưng dường như đây là lần đầu tiên các tờ báo nhà nước công khai phê phán nhau với ngôn ngữ nặng nề như vậy.
Có ý kiến cho rằng vụ việc một phần phản ánh sự khó khăn tài chính của nhiều tờ báo hiện nay, vốn cho rằng thị phần của họ bị báo hoặc tin lá cải chiếm lĩnh.
Đây cũng là tâm l‎ý bực bội có thật trong một số nhà báo trước tin giật gân câu khách tràn ngập và chính họ thì bất lực nhìn dạng bài 'Cướp - Giết - Hiếp' chiếm thượng phong trên mặt báo.
(Nguồn: BBC)

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Hưng Yên họp báo về vụ cưỡng chế đất đai tại Văn Giang ngày 24-04-2012

Phó Chủ tịch Hưng Yên báo cáo Thủ tướng vụ Văn Giang



VNN - Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sáng nay, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào đã báo cáo Thủ tướng vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở huyện Văn Giang.

Theo ông Nguyễn Khắc Hào, trong 8 vụ việc khiếu kiện phức tạp kéo dài ở Hưng Yên hiện nay, có 6 vụ cá biệt dai dẳng, 2 vụ đông người. Đặc biệt và điển hình nhất là công dân 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan thường xuyên lôi kéo đông người lên tỉnh, các cơ quan TƯ để kiến nghị và tố cáo 9 nội dung liên quan đến dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark).

Ông Hào đã dành hơn 10 phút để báo cáo về vụ việc này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. 

VietNamNet trích đăng báo cáo này:

Dự án khu đô thị Văn Giang được phê duyệt và thực hiện từ năm 2004 theo công thức sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, trình tự thủ tục thực hiện triển khai tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, được địa phương, các bộ ngành hữu quan của TƯ thẩm định kỹ lưỡng. Dự án có quy mô đầu tư, hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từ dự án này, tạo vốn xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KTXH không chỉ của Văn Giang mà còn cả của Hưng Yên và vùng Thủ đô Hà Nội. Chủ trương là đúng đắn, nhằm phát triển KTXH, đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Hưng Yên, phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh đến năm 2020, quy hoạch vùng tỉnh Hưng Yên đến 2020 và định hướng 2030, quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.


Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Khắc Hào báo cáo Thủ tướng vụ cưỡng chế, thu hồi đất ở huyện Văn Giang. Ảnh: Chung Hoàng


Triển khai dự án, UBND tỉnh và các nhà đầu tư đã rất quan tâm áp dụng các chính sách đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng và các biện pháp giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất, thực hiện theo đúng pháp luật, chế độ tại thời điểm. Dự án được thực hiện với cơ chế chính sách đền bù hỗ trợ cao nhất tại thời điểm trên địa bàn tỉnh và là dự án duy nhất được giao đất đền bù liền kề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi. 

Sau khi dự án được phê duyệt vào năm 2004, năm 2009 tỉnh mới bàn giao được đợt 1 cho nhà đầu tư 57,19 ha để làm đô thị và làm đường giao thông liên tỉnh, nhà đầu tư đã cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trên diện tích đất đã giao theo đúng quy hoạch được duyệt và phát huy hiệu quả. Đến nay đã có 3852/4876 hộ của 3 xã đã nhận tiền đền bù hỗ trợ, chiếm 79%. Còn 1024 hộ chưa nhận, bằng 21%. Tuy vậy, đến nay đã hơn 8 năm, tỉnh vẫn chưa hoàn thành việc chuyển giao đất cho nhà đầu tư, do người dân khiếu kiện liên tục, tụ tập đông người, lôi kéo kích động, cản trở, không hợp tác, gây nên tình hình phức tạp kéo dài ở 3 xã của huyện Văn Giang trong năm qua, ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống của nhân dân.

Tôi xin báo cáo chi tiết thêm về việc ngày 24/4/2012 vừa qua đã hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng để bàn giao đất cho dự án.

Diện tích đất canh tác xã Xuân Quang là 294,6ha, diện tích đất thu hồi để triển khai dự án 129,ha, 107ha đất nông nghiệp, chiếm 36,32% diện tích đất canh tác. Đợt 1 đã bàn giao 57,19ha và vừa rồi bàn giao 72ha. 

Tổng số hộ đã nhận tiền đền bù hỗ trợ và tự nguyện bàn giao đất là 1554/1720 hộ, chiếm 95,5%. Còn lại chỉ còn 5,8ha của 166 hộ chưa nhận tiền đền bù hỗ trợ, chiếm 4,5% phải tiến hành cưỡng chế. Số hộ trên vẫn còn diện tích đất canh tác chứ không phải thu hồi toàn bộ. 

Sau gần 8 năm, các cấp các ngành của tỉnh đã tập trung xem xét giải quyết thoả đáng những kiến nghị chính đáng của người dân, đồng thời trả lời những tố cáo sai sự thật, không có căn cứ. Hưng Yên đã kiên trì tuyên truyền vận động thuyết phục từng hộ dân. Gần đây sau nhiều tháng rà soát các trình tự, thủ tục pháp lý của dự án, các ngành chức năng chuẩn bị kỹ lưỡng, chặt chẽ các phương án đảm bảo an toàn, ngày 4-5/4 vừa qua, UBND huyện Văn Giang đã ra quyết định cưỡng chế đối với 5,8 ha của 166 hộ dân của xã Xuân Quan.

Chúng tôi nhận thức rằng khi đã có chủ trương đúng, hiệu quả KTXH cao, đúng các quy định của pháp luật, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, thì không thể vì một số người chống đối mà không triển khai thực hiện chủ trương đó. 

Ngày 22/4 vừa qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh và sự hỗ trợ tích cực của Bộ Công an, các lực lượng hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang đã thực hiện tốt các phương án đề ra, đảm bảo an toàn về người và tài sản. 

Sau cưỡng chế, tình hình nhân dân 3 xã ổn định, nhiều hộ dân không nhận tiền hỗ trợ đền bù đã nhận ra sai lầm vì nghe nhóm chống đối xúi giục và kích động.

Từ việc khiếu kiện đông người của một bộ phận người dân ở 3 xã trong vùng dự án ở Văn Giang đến việc tổ chức cưỡng chế vừa rồi, chúng tôi xin rút ra một số nhận thức và bài học bước đầu trong lãnh đạo chỉ đạo và công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Thứ nhất là, phát huy dân chủ phải đi liền với kỷ cương pháp luật, trong từng vụ việc cụ thể cần được xem xét thấu đáo, có lý có tình, nhất là phải đúng quy định của pháp luật. Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết.

Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền

Thứ hai, về phía tỉnh, có sự chỉ đạo tập trung thống nhất cao của các cấp uỷ đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể. Tăng cường công tác tiếp công dân, coi trọng tuyên truyền, vận động nhân dân và không nóng vội. Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân 3 xã, quan tâm giải quyết các quyền và lợi ích chính đáng của người dân, theo đúng các quy định của pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với báo chí và các cơ quan tuyên truyền. Trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thi công, cưỡng chế, Hưng Yên tổ chức họp báo với 21 cơ quan báo chí TƯ và tỉnh. Trong quá trình thực hiện, đảm bảo đúng trình tự pháp luật và tổ chức rà soát kỹ lưỡng các trình tự thủ tục trước khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ thi công, cưỡng chế, đồng thời có những giải pháp chặt chẽ đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Chung Hoàng ghi
Nguồn: VietNamnet.

 

 

ĐÀO TIẾN THI: THƯ NGỎ GỬI ANH NGUYỄN KHẮC HÀO



THƯ NGỎ GỬI ANH NGUYỄN KHẮC HÀO
Đào Tiến Thi
Hà Nội đêm 2 tháng 5 năm 2012
Kính gửi anh Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hưng Yên
Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên
Thạc sỹ Ngữ văn, Nhà thơ, Nhà giáo ưu tú
 Em là Đào Tiến Thi, biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, người từng biên tập nội dung cho cuốn sách Giúp em nói và viết đúng L/N (xuất bản 2006) mà anh là tác giả, có thể anh còn nhớ.
Thưa anh, trước khi làm cuốn sách trên, em cũng đã biết đến anh, vì có lần đã gặp anh ở trụ sở Hội Nhà văn, số 9 Nguyễn Đình Chiểu, và đã từng đọc một số bài thơ của anh (hiện anh có bài thơ Hạt mưa trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3). Dịp biên tập nội dung sách Giúp em nói trên, thì có hẳn những cuộc gặp gỡ trao đổi về bản thảo và đến nay em hãy còn giữ cuốn sách Giúp em có lời đề tặng của anh. Nói thế để thấy em có những ấn tượng nhất định về anh. Còn đối với anh, tuy cũng là một trí thức nhưng lại là một quan chức, có thể tất cả những việc đó chỉ là những thủ tục, những việc xã giao vặt, không có gì phải nhớ. Đó cũng là lẽ thường.
Từ đó không có dịp gặp lại. Với em, hình ảnh về anh tuy không có gì sâu sắc, nhưng khi nhớ đến vẫn có một chút cảm tình. Cảm tình vì anh là một nhà giáo, nhà thơ, và tuy lúc ấy anh là giám đốc sở giáo dục (đang trên đà thăng tiến) nhưng cũng là người cởi mở, dễ mến.
Và thỉnh thoảng nếu có dịp gặp người Hưng Yên, em vẫn hỏi thăm về anh. Biết rằng mấy năm trước anh có gặp vài rắc rối nên được điều về làm bí thư một huyện, tức là con đường hoạn lộ đang đà thăng tiến có khựng lại một chút. Lúc ấy cứ thương thương anh vì em thường nghĩ trí thức mà làm quan là không hợp. Cánh buồm bể hoạn mênh mang mà! Nhưng rồi cũng mừng vì gần đây anh không những hết thời kỳ “biếm trích” (em nghĩ thế) mà lại trở thành PCT thường trực tỉnh. Tuy nhiên từ khi có rắc rối vụ Văn Giang, em lại lo lo, thương thương cho anh, đoán rằng thế nào anh cũng sẽ bị giằng xé giữa một bên là thành viên của hệ thống quyền lực với một bên là lương tri của người trí thức, nghệ sỹ. Điều còn chút yên tâm là trong các tin tức từ Văn Giang, suốt từ khi “nóng” lên (đầu tháng 4-2012) cho đến ngày xảy ra “trận chiến Văn Giang” 24-4-2012, không thấy anh xuất hiện, khiến em đoán rằng chắc anh cũng chỉ ở “vòng ngoài” thôi, thủ phạm đích thực là bí thư và chủ tịch kia.
Thế nhưng chiều tối nay đọc bài tường thuật trên Vietnamnet[1] thì em hết sức sửng sốt, choáng váng đến không tin ở mắt mình. Em phải hỏi lại một số người để xác định có đúng là anh Nguyễn Khắc Hào nhà thơ, nguyên giám đốc sở giáo dục hay không.
Với những cụm từ như “thực hiện theo đúng pháp luật, chế độ”, “chính sách đền bù hỗ trợ cao nhất”, “giải quyết thoả đáng những kiến nghị chính đáng của người dân”, “chủ trương đúng, hiệu quả KTXH cao, đúng các quy định của pháp luật, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ”,... anh đã đại diện cho chính quyền tỉnh Hưng Yên khẳng định rằng trong việc thu hồi, cưỡng chế đất ở Văn Giang vừa rồi, chính quyền không sai gì cả, trái lại chỉ có người dân đấu tranh đòi quyền lợi là sai thôi.
Kinh khủng hơn nữa, anh cho sự chống đối của người dân là do có thế lực phản động (cả trong và ngoài nước) đứng đằng sau kích động:
“Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết.
Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền” (Báo cáo của PCT Nguyễn Khắc Hào theo tường thuật của Vietnamnet).
Có lẽ cũng không cần phải tranh luận ở đây. Về cuộc thu hồi, cưỡng chế đất ở Văn Giang, anh có thể xem ý kiến của em trong bài Chỉ vì mấy đồng bạc của nhà tư sản? đăng trên blog Nguyễn Xuân Diện ngày 28-4-2012 và trích đăng cả trên một tờ chính thống là tạp chí Văn hóa Nghệ An ngày 2-5-2012 dưới tiêu đề Tại sao lại nhất thiết phải đổi đất lấy hạ tầng?[2]. Xin anh hãy xem lại Luật đất đai 2003, xem có điều nào cho phép thu hồi đất của dân mà đất đó cho doanh nghiệp dùng vào việc kinh doanh (chứ không phải cho an ninh, quốc phòng hay cho khu công nghiệp, khu công nghệ cao,... của Chính phủ). Anh hãy xem lại các hình ảnh công an, cảnh sát cơ động, dân vệ được trang bị vũ khí, dàn trận quy mô hệt như đánh trận, và quả thực đã có trận chiến với những loạt súng chói gắt, khói lửa mịt mù...
Và đặc biệt là cảnh lực lượng vũ trang của nhà nước tấn công người dân: cả chục công an, dân phòng xô vào khống chế 2 người dân, khiến họ không còn khả năng tự vệ nào để rồi đổ xuống thân thể họ trận mưa đòn đấm, đá, lên gối, vụt dùi cui, thúc gậy,... Chắc anh thừa hiểu, ngay cả khi họ phạm tội, cảnh sát cũng không có quyền đánh như thế, huống chi họ tay không và không có biểu hiện chống đối nào. Cách đánh người ấy chỉ có ở thời trung cổ, còn nếu thời hiện đại thì chỉ thấy xảy ra dưới chế độ diệt chủng Pôn-pốt hồi 1975 – 1978. Những hình ảnh mồ mả bị quật tơi bời sau cuộc cưỡng chế mà TS. Nguyễn Xuân Diện chụp được chiều 30-4[3] cũng chỉ có thể hiểu là hình ảnh trả thù kiểu trung cổ mà thôi. Nếu anh cho rằng đấy là sự dàn dựng của “các thế lực phản động” thì anh hãy cho điều tra rõ ràng rồi hãy kết luận.
Em cho rằng không phải anh không biết, thậm chí có thể anh cảm nhận điều ấy sâu sắc hơn em nhiều. Vì nó diễn ra ngay trên chính quê hương anh. Những người dân hiền lành lam lũ kia là hình ảnh của ông bà anh, cha mẹ anh, cô bác anh, các anh chị em họ hàng anh, các bạn bè thuở thơ ấu của anh. Và nhất là vì anh còn là một nhà thơ, hạng người dễ xúc cảm nhất, hạng người thấy cái đau của nhân quần chính là cái đau của mình.
Vậy thì vì sao mà anh xông vào cuộc để đại diện cho chính quyền tỉnh Hưng Yên với những tuyên bố ráo hoảnh, hăng hái và tự tin như vậy? Theo đó thì người ta thấy anh mới chính là người quyết đoán nhất trong việc thu hồi, cưỡng chế này, chứ không phải bí thư, chủ tịch, hai người cấp cao hơn anh.
Việc anh đứng ra chịu trận báo cáo trước Thủ tướng khiến em phải nghĩ đến có một sức ép hay động cơ gì đó. Sức ép thì có lẽ không: anh có thể từ chối, vì anh chỉ là cấp phó thôi mà. Em nghĩ thiên về khả năng thứ hai: có lẽ thấy anh còn trẻ (so với đội ngũ những người “ngang cơ”) nên người ta hứa cho anh vào những chỗ cao hơn. Và đây là cuộc “sát hạch” đối với anh. Em nghe nói ở Trung Quốc người ta cũng thường làm như thế. Nghĩa là muốn đặt một quan chức vào vị trí cao hơn, người ta giao cho anh ta phải làm một việc ÁC ĐỘC, xem anh ta có dám làm không. Một người ít học bị u mê như thế có thể hiểu được. Nhưng nếu nó lại là anh, ít ra cũng mang danh trí thức – nghệ sỹ thì thật là khủng khiếp. Nhưng dù có như thế thì có lẽ vẫn còn chút hy vọng hơn là do anh nhận thức tự giác, rằng đấy là “lý tưởng” cống hiến, là hoàn toàn “dấn thân” vì nhân dân.
Và nếu quả anh bị u mê vì những lời hứa hẹn này nọ để bài binh bố trận chống lại nhân dân thì, thay lời kết, xin đọc tặng anh mấy câu thơ của Nguyễn Du (mà chắc anh cũng biết) trong Văn tế thập loại chúng sinh:
- Giàu sang càng nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rụng rời.
- Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung
Gió mưa sấm sét đùng đùng
Dãi thây trăm họ làm công một người.
- Kìa những kẻ mũ cao áo rộng
Ngọn bút son thác sống ở tay
Kinh luân sẵn một túi đầy
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm
Trăm loài ma mồ nấm chung quanh
Ngàn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca viện hát tan tành còn đâu.
Kính thư
Đào Tiến Thi

[3] http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fkhnaqvraunaabz.oybtfcbg.pbz/2012_04_30_nepuvir.ugzy

(Nguồn: Nguyễn Xuân Diện Blog) 
 -------------------------------------------------------------------------

Này hỡi ông Hào!

Đọc bài Phó Chủ tịch Hưng Yên báo cáo Thủ tướng vụ Văn Giang ( tại đây) mình ngồi cười một mình.  Nếu ai không biết thế nào là trơ trẽn thì nên đọc bài này. Chỉ cần đọc hai bài học mà ông Nguyễn Khắc Hào rút ra qua vụ Văn Giang thì biết. Đại khái lãnh đạo Hưng Yên rất ngon lành, đây này: “từng vụ việc cụ thể cần được xem xét thấu đáo, có lý có tình, nhất là phải đúng quy định của pháp luật.” Đây nữa này: ” Tăng cường công tác tiếp công dân, coi trọng tuyên truyền, vận động nhân dân và không nóng vội. Chủ tịch UBND tỉnh đã tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân 3 xã, quan tâm giải quyết các quyền và lợi ích chính đáng của người dân, theo đúng các quy định của pháp luật”.
Lãnh đạo sáng suốt tận tâm giải quyết cho dân hết ý nhé, đền bù cho một mét đất bằng ba phát phở bò Việt Nam nhé, một sào đất bằng ba chục bát phở bò Mỹ nhé, giá cao nhất tỉnh nhé, đúng là yêu dân hơn yêu bò nhé. Sở dĩ cưỡng chế là để nghiêm trị: “Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển…”.
Nhưng cái sự nghiêm trị cũng nhẹ nhàng tình cảm lắm nhé, không nổ súng nhé, không đánh đập bắt bớ nhé, chỉ ném hai quả đạn cay thôi nhé. Chính quyền của dân vì dân do dân nhé, các quan coi dân như bố mẹ, không  dám hỗn láo với dân đâu nhé. Còn thông tin mà dân thấy được, nghe được, đọc được là của bọn phản động đấy, chớ có tin nhé.
  Hi hi ông Hào còn khẳng định rất đanh thép: “Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền”.
Ông Hào thứa biết những “luận điệu thù địch” kiểu này dân nghe đã nhàm tai rồi, chán không buồn cãi nữa, vì thế ông tha hồ nói. Nhỡ có ai ngứa mồm cãi lại thì ông đã có cái mũ phản động chụp ngay xuống, khỏi phải lo. Đúng đấy thưa ông, miệng quan trôn trẻ, ai lại đi đôi co với mấy cái lỗ đít của trẻ con. Chỉ hơi ngạc nhiên, nghe nói ông là nhà giáo nhà thơ thế mà ông không biết xấu hổ, kể cũng lạ quá.
   Gửi tới ông câu ca này: Hòn đất mà biết nói năng/ ông phó chủ tịch  hàm răng chẳng còn, ông đứng trước gương đọc xem có đỏ mặt chút nào không. Chắc không. Đạo làm quan thời này đã phá hỏng tâm hồn nhà thơ nhà giáo của ông mất rồi, chỉ còn thứ ngôn ngữ té re như trôn trẻ, kinh lắm  ối ông Hào ôi!.
Nguyễn Quang Lập
(Nguồn: Blog Quê Choa)