Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Ngày 19 tháng 5: Đảng ! Hãy để cho người chết được yên nghỉ !

Ngày 19 tháng 5: Đảng ! Hãy để cho người chết được yên nghỉ !
--------------------------------------
Trong các tôn giáo mà tôi biết, từ Đạo Phật, Kito Giáo, Khổng Giáo, Đạo Hồi...không thấy có tôn giáo nào ướp xác giáo chủ, tín đồ để cho mọi người đến chiêm bái hết. Nếu vị nào bảo có thì xin làm ơn chưng cho tôi xin cái bằng chứng.
Và với lịch sử hàng nghìn năm cũng không thấy có vị vua, hoàng đế nào muốn khi mình chết thì quân lính đem ướp xác mình cho dòng tộc, thần dân định kỳ đến chiêm bái. Nếu có ướp xác thì cũng dưới dạng đào sâu chôn chặt, nghĩa là họ muốn yên nghỉ, không muốn người sống đến quấy rầy.
Vậy nhưng dưới chủ thuyết cộng sản chỉ trong vòng một trăm năm qua, người ta ướp đến 6, 7 cái xác. Nào là xác Lê Nin ở Liên Xô, Mao Trạch Đông ở TQ, hai bố con nhà Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên và ở VN là ông Hồ Chí Minh. Hình như ở Đông Âu còn có cái xác nào nữa nhưng tôi không nhớ và cũng chả muốn đếm nữa.
Riêng ở Việt Nam, một nước ảnh hưởng rất mạnh của Phật Giáo và Nho Giáo lại càng không có truyền thống ướp xác người chết. Đối với những người sắp chết, họ muốn khi chết đi được thanh thản, không bị xâm hại lại càng không muốn sự náo động quấy rầy. Chuyện chết chóc cũng chỉ là một vòng quay luân hồi của tạo hóa. Có người còn chuẩn bị sẵn cho mình cái ngày ấy. Văn hóa sắm sửa sẵn áo quan vẫn còn ở một số vùng quê Bắc Bộ cho đến ngày nay. Đó còn là vấn đề tâm linh.
Và ông Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ.
Trước khi chết, ông cũng chuẩn bị khá chu đáo cho cuộc ra đi của mình. Cuộc ra đi mà ông bảo "đi gặp Các Mác, Lê Nin". Để cho mọi người khỏi quên, ông viết nó trong di chúc.
Trong di chúc, ông dặn dò chu đáo về cách thức hỏa táng, đem tro cốt đi chôn ở 3 miền cho nhân dân thuận tiện khi thăm viếng. 
Hãy khoan bàn đến các khía cạnh khác của di chúc, chẳng hạn như sự ngông cuồng. Vĩ nhân nào mà chả ngông cuồng?


Thật là trớ trêu, người ta không thực hiện theo di chúc của ông, họ đem ướp xác, xây lăng để quàn ông. Để biện minh cho hành động, họ giải thích nhiều lý do, một trong những lý do lọt tai nhất là "theo nguyện vọng của nhân dân". Và tất nhiên, nhân dân chả ai có một ý nghĩ nghi hoặc hay cảm thấy lạ lùng về cái nguyện vọng mà họ cho là của mình ấy cả.
Đùng cái, thời thế đổi thay. Liên xô tan rã. Lần đầu những hình ảnh về việc bảo quản thi hài Lê Nin được đưa lên đầy rẫy trên mạng. 
Thú thực tôi phải mất hàng năm trời để thôi khỏi bị ám ảnh mỗi khi nghĩ đến việc người ta cũng sẽ "bảo dưỡng" xác ông Hồ Chí Minh y như vậy. Thật kinh hoàng, chẳng khác một sự hành xác.
Về mặt tâm linh, tôi cho rằng đây là một việc làm không thể chấp nhận được. Một việc làm vô đạo đức. Chắc chắn những kẻ làm công việc đó từ kẻ chỉ đạo đến người thi hành, sẽ bị quả báo, nghiệp chướng tày trời.
Vì thế tôi kêu gọi đảng csvn hãy thi hành theo di chúc của ông Hồ Chí Minh. Hãy cho ông yên nghỉ. 
Với người Việt, trong những trò kiếm chác, kiếm chác trên xác chết là việc làm bất lương nhất.




(Ảnh: Internet)

Tường thuật biểu tình ngày 18 tháng 5 tại Hà Nội


Tường thuật ngày 18/5
------------------
Khoảng 8:30 phút, tôi có mặt tại ngã tư Điện Biên Phủ, Trần Phú. Băng qua đường trước một rừng công an, an ninh, mật vụ, giang hồ vòng trong vòng ngoài để tới điểm G. Tiếng chỉ đạo, liên lạc qua bộ đàm lao xao. Thì ra tin tức Hà Nội được tăng cường giang hồ từ các tỉnh lân cận là có thực bởi mình nghe thấy tiếng một giang hồ "Bắc Ninh 0..".
Khốn thay, toàn bộ khu vực điểm G đã bị rào kín. Cứ mỗi khoảng cách đều đặn đứng bên hàng rào là một bóng áo xanh tình nguyện canh giữ. Đối diện phía bên kia, trên vỉa hè Điện Biên Phủ một đám đông chĩa ống kính máy ảnh, camera vào một hai người như đang phỏng vấn. Có cả phóng viên QT. Thế là mình cũng lao tới.
Ngay lập tức có tiếng chỉ đạo, hai cô em an ninh lao vào vị PV quốc tế. Mình không nghe rõ em ấy nói gì vì lập tức bị chen bật ra nhưng đoán là ngăn cản họ tác nghiệp vì thái độ không hài lòng của vị phóng viên.
An ninh vừa gọi loa, vừa tách đám đông nho nhỏ ấy (khoảng 40, 50 người) thành từng nhóm nhỏ và yêu cầu "ra khỏi khu vực bảo vệ". Thế là mình bị lùa theo một nhóm ra phía đường Trần Phú. Nhúm người không cờ quạt, không biểu ngữ, không có cả cơ hội tụ tập lại để hô khẩu hiệu. Biết rằng kiểu này biểu tình không thể nổ ra được, nếu vậy bố mày đi chụp ảnh giang hồ. Khốn nỗi cái máy ảnh cùi bắp hôm nay trở chứng chỉ chụp được mấy kiểu rồi treo ngược.
Bị lùa về quá xa điểm G, mình chui vào phố Tôn Thất Thiệp làm ly trà đá. Bà chủ quán hay chuyện chỉ tay về phía cuối phố bảo "ở đấy đang biểu tình đấy, sợ lắm, đừng ra đó làm gì, chả phải đầu lại phải tai".
Trong nhiều thứ thành công của thời đại sản mà quan quân triều đình vẫn hay kể công, thứ thành công nhất có lẽ là gieo được sự sợ hãi tột cùng vào đầu dân chúng và biến nhiều người trong số họ thành những kẻ có não trạng nô lệ vô điều kiện.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Nhà bất đồng chính kiến Việt Nam đã tới Hoa Kỳ sau khi được trả tự do sớm

(Nguồn: Voanews.com)

Author: Marianne Brown
(Ảnh: nguồn Facebook BBC Vietnames)
Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Việt Nam, một luật sư nhân quyền và là con trai của nhà thơ cách mạng đã được trả tự do sớm. Sau đó đã tới Mỹ.
Luật sư Cù Huy Hà Vũ, 56 tuổi là một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Việt Nam. Ông đã ngồi tù 3 năm với một bản án 7 năm tù bất ngờ được trả tự do.
Phát ngôn viên từ tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội nói ông Vũ và vợ ông đã tới Washington, DC vào sớm hôm thứ hai.
Mặc dù, thời gian và chi tiết vụ phóng thích vẫn chưa được tiết lộ, Phil Robertson, giám đốc Tổ chức nhân quyền quốc tế bộ phận Châu Á nói gia đình ông Vũ đã có cuộc đàm phán về tự do của ông trong một thời gian.
Ông Vũ được tường thuật trong một vụ tuyệt thực để phản đối điều kiện khắc nghiệt trong tù và yêu cầu các điều kiện cho bệnh tim của ông.
"Theo hiểu biết của tôi thì có một sự trao đổi (ý nói sự thương lượng của gia đình ông Vũ và CQVN) trong một thời gian. Tôi tìm hiểu tình trạng về sức khỏe của ông trong tù và rõ ràng nó rất tệ và vì vậy gia đình quyết định rằng nên chấp nhận cuộc phóng thích và rời đất nước càng sớm càng tốt", ông Robertson nói.
Ông Vũ đã bị xử án vào tháng 4 năm 2011 với cáo buộc "Tuyên truyền chống lại nhà nước" theo Điều 88 luật hình sự.
Luật sư nhân quyền trở lên nổi tiếng năm 2009 sau khi ông kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì cho phép Trung Quốc khai thác quặng Boxit tại cao nguyên Trung Phần Việt Nam.
Ông Vũ còn bị cáo buộc vì đã kêu gọi giải tán đảng cộng sản và ủng hộ hệ thống chính trị đa đảng và cho rằng cuộc chiến tranh VN (VN gọi là chiến tranh chống Mỹ) là cuộc nội chiến.
Ông Vũ là con trai của nhà thơ Cù Huy Cận, một nhà thơ và cũng là một bộ trưởng trong chính quyền được thành lập bởi "cha" Hồ Chí Minh. Ở ông có sự lôi cuốn từ các nhóm ủng hộ như giáo hội công giáo, giới học thuật và các thành viên cao cấp của đảng cộng sản.
Nhà hoạt động đồng thời là nhà kinh tế, Nguyễn Quang A, nói ông nghĩ rằng bằng cách phóng thích ông Vũ với điều kiện ông Vũ phải đi Mỹ, chính quyền VN cố gắng "giữ thể diện". Ông nói có nhiều áp lực từ cả bên trong và bên ngoài VN, từ xã hội dân sự VN và từ chính quyền Hoa Kỳ.
Sự phóng thích ông Vũ chỉ sau vài ngày nhà hoạt động dân chủ và blogger Đinh Đăng Định qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày (một tù nhân cũng được trả tự do sớm). Ông Định bị kết án 6 năm tù vào năm 2012 vì cáo buộc "tuyên truyền chống chính quyền" theo Điều 88 luật hình sự.
Robertson cho rằng ông không tin sự đối xử đối với hai nhà bất đồng chính kiến là một tín hiệu của chính quyền Hà Nội đã thay đổi thái độ khắc nghiệt (hardline) đối với các chỉ trích chính phủ.
"Ông Đinh Đăng Định đã không nhận được sự đối xử và trợ giúp cần thiết trong tù. Hãy nhìn ông trước khi vào tù và sau khi ra khỏi đó, nó là sự tương phản giữa đêm và ngày", Robertson nói.
Tổ chức nhân quyền nói rằng 61 nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động vẫn bị giam giữ và bị bỏ tù trong năm 2013, so với con số 40 bị bỏ tù năm 2012.
Vào ngày ông Vũ được trả tự do, Lê Quốc Quyết, em trai blogger Lê Quốc Quân, người hiện đang ngồi tù với bản án 30 tháng do tội "trốn thuế" nói trên Facebook: "Tôi hy vọng tin này là thực và hy vọng tin này cũng sẽ đến với anh trai tôi".

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Hạnh phúc và chống đối

Hạnh Phúc
MLC: Mấy năm trước, Việt Nam được "bầu" vào top các nước hạnh phúc nhất thế giới. Khỏi phải nói, hồi đó báo đài đảng ta vui sướng hát ca đến như thế nào. Một dàn đồng thanh ca ngợi hết lời công lao trời biển của "người" của đảng và nhắc nhở con dân nước Việt phải khắc cốt ghi tâm...
Năm nay trong top 9 nước hạnh phúc nhất thế giới không thấy nước CHXH CN Việt Nam đâu cả. Phải chăng người Việt có đặc tính là bốc đồng nên tinh thần cũng dễ "lên" rồi dễ "xuống"? Có một điều an ủi cho Việt Nam là dù không có tên trong top này nhưng những kẻ cựu thù của họ như Mỹ cũng đâu có trong top này. Theo tư duy kiểu "thì bên Mỹ cũng đầy bất công" thì Việt Nam vẫn có quyền vênh mặt.
Xin không dài dòng nữa. Mời quý vị chiêm ngưỡng 9 đất nước hạnh phúc nhất thế giới năm nay.
1. Đan Mạch
 2. Na Uy
 3. Thuỵ Sỹ
 4. Hà Lan
 5. Thuỵ Điển
 6. Canada
 7. Phần Lan
 8. Úc
 9. Iceland

Chống đối
Trong khi đàn em Việt Nam hết lòng thần phục thiên triều như mở rộng cánh cửa cho đàn anh sang khai thác boxit Tây Nguyên; lập các nhà máy, dự án dưới vỏ bọc thu hút FDI nhưng thực chất là tạo điều kiện cho thiên triều "hợp pháp hoá" nguồn hàng nội địa "made in Vietnam" khi chư hầu được Mỹ cho vào TPP. Ngược lại một "phần không thể tách rời" của Trung Hoa lục địa, những người dân (sinh viên) của hòn đảo Đài Loan lại ra sức chống đối khi lãnh đạo đất nước này ký kết hiệp định làm ăn với chế độ Bắc Kinh. Cùng một vấn đề, hai phản ứng.





(Tổng hợp từ CNN)

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Evidence of press censorship in Vietnam

On 17 of March, A Vietnamese Face-booker in nick Nhị Linh shared a document that was issued by Propaganda Press of the state of Vietnam. In this document, although it was'nt showed fully but users can read some important informaton about the press censorship in Vietnam. 
 (The printed document is believed to be vietnamese gorverment. The source: Nhị Link Facebooker)
"Some next days, actions related in Ukraine may be happen in complicated ways, request presses communicate informations following orientation at periodical press-meeting of the state", the document said.
The West and Reporters Without Borders organization often criticizes that Vietnam goverment violates of press freedom.
At the other hand,  Vietnam always rejects these criticizes
However, Vietnamese citizens have known about the so-called orientation of press of the state but for along time ago but no one can give the evidence.
But in this case, May be first time an evidence can be showned in a printed document like this (although it has not verified yet, but in Vietnam to verify this document is very difficult like looking for a ring in the ocean ). 
Mõ Làng Chờ - From Hanoi

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Điều chuyển rồi thăng tiến ?

Điều chuyển rồi thăng tiến?

Nhân nói đến chuyện điều chuyển lãnh đạo, đầu tháng 3 năm 2014, Thủ tướng VN có chỉ đạo tại Thông báo số 85/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 2014-2015. Theo đó sẽ "Kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc thực hiện, thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, CPH doanh nghiệp nhà nước và nhiệm vụ chủ sở hữu giao trong quản lý, điều hành doanh nghiệp". http://baoapbac.vn/kinh-te/201403/thu-tuong-chi-dao-thay-the-dieu-chuyen-lanh-dao-dnnn-chan-chu-cph-458035/

Đến hôm nay có tin trên Vietnamnet: Loạt sếp tổng điều chuyển khỏi lãnh đạo tập đoàn nhà nước. Không rõ mấy sếp tổng "bị" điều chuyển lần này có phải do đã "chần chừ, không nghiêm túc hay chống lệnh" cổ phần hoá doanh nghiệp hay không, nói thẳng ra là một hình thức bị kỷ luật. Nhưng nhìn vào những chức vụ mới thì khó mà có thể nói các sếp tổng này bị kỷ luật vì nhìn vào "bến đỗ" của các sếp đầy "màu mỡ". Theo nhận xét của Mõ thì toàn chỗ ngồi mát ăn bát vàng, tư duy làm việc thì chỉ cần mỗi ngón trỏ là chính, chả bao giờ phải chịu trách nhiệm về một cái gì cụ thể. Chẳng thế mà sếp Nguyễn Ngọc Bảo của Agribank bỏ của chạy lấy người sang làm Phó Ban kinh tế trung ương.
Điểm qua một vài trường hợp cụ thể, vẫn theo Vietnamnet thì "ông Lê Văn Châu, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng) giữ chức Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Phước". Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) Nguyễn Cảnh Việt về làm Phó ban phòng chống lụt bão của Bộ. Ông Nguyễn Cảnh Việt vẫn mang hàm Vụ trưởng. Trước đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho hay vừa thay thế 2 lãnh đạo (Tổng giám đốc và Chủ tịch Hội đồng thành viên) của Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) đi làm nhiệm vụ khác.
Ngoài ra trong đợt này còn có ông Nguyễn Đình Khang, Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) về giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Trương Quang Hoài Nam - Cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về TP. Cần Thơ tham gia Ban chấp hành (BCH) Đảng bộ TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2010-2015. 
 
Di sản các sếp để lại
Có người trong một buổi lễ tiễn biệt sếp sang vị trí mới đã cám cảnh "người đi để lại tôi nơi này" do di sản để lại của sếp quá nặng nề và nhức nhối (quá thối). Mức độ thối đến mức nhiều kẻ dù có thèm muốn và nhòm ngó cái ghế mà sếp để trống từ lâu cũng không khỏi run sợ khi nghĩ đến việc phải gánh vác trách nhiệm xử lý di sản mà sếp đó để lại. Chuyện kể rằng có DNNN lớn khi sếp "escape- thăng thiên" sang vị trí khác để lại sự hoang mang cho người ở lại đến độ nhiều chi nhánh, bộ phận không biết phải làm gì và làm thế nào khi nhìn xung quanh toàn thấy những còng số 8 và thòng lọng và kết cục là họ co cụm, chả dám quyết làm gì từ việc to đến việc nhỏ đều phải xin ý kiến chỉ đạo.

Để minh chứng cho độ nhức nhối của di sản mà các sếp để lại cũng không phải quá khó để mà tìm kiếm chứng cứ. Toàn những thông tin công khai trên báo "lề phải" (không rõ trên thực tế nó còn xấu đến độ nào). Theo Dân Trí tại bài "Giải tán” tập đoàn: Tàn giấc mơ còn lại cục nợ  đã điểm danh ra vài anh, từ Vinalines, Tổng công ty Sông Đà, còn anh tài Sienco8 thì có mặt tại bài viết Báo động đỏ Cienco8 trên báo Đầu tư xin trích dẫn nguyên văn "Uy tín bị sứt mẻ nghiêm trọng trong con mắt các chủ đầu tư, cộng với tình hình tài chính bết bát, khiến quá trình tái cơ cấu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) khó như vượt dốc đứng". Mời quý vị đọc thêm bài Nói và làm: Tập đoàn, đầu tàu lỗ và nợ  trên Tin Mới để biết thêm về số nợ của các tập đoàn hiện nay. 

Tại sao lại chỉ cổ phần hoá 500 DNNN?

Ngay từ khi các báo đảng "hồ hởi, phấn khởi" loan tin thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ cổ phần hoá 500 DNNN, cánh báo chí làm cứ như đấy là phát kiến vĩ đại của một nguyên thủ quốc gia có tài kinh bang tế thế, tôi đã cho rằng đây chỉ là một chỉ đạo "đặng chẳng đừng" khi ông không còn cánh cửa nào khác để tìm lối thoát cho mô hình tập đoàn mà ông là một nhà tiên phong cho triển khai áp dụng tại VN. Nhưng vấn đề là tại sao ông chỉ cổ phần hoá 500 DNNN mà không phải là hàng nghìn và diễn ra trên mọi lĩnh vực kinh doanh chứ không phải chỉ những doanh nghiệp thối nát và trong một số lĩnh vực kinh doanh đã bội thực như Bất động sản?
Những khó khăn cốt lõi của các doanh nghiệp VN hiện nay nằm ở chỗ do thiếu vốn, bị cạnh tranh bất bình đẳng giữa khối tư nhân và nhà nước thì lại không được giải quyết. Tức là muốn các doanh nghiệp phát triển bền vững thì môi trường kinh doanh phải bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế, nôm na là mọi doanh nghiệp phải được bình đẳng tiếp cận các nguồn lực nhà nước về vốn, tài nguyên. Mà muốn vậy thì buộc đảng cộng sản phải có nhiều thay đổi như phải từ bỏ câu kinh "thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo" và luật doanh nghiệp phải dứt khoát chỉ còn từ Doanh nghiệp chứ không có doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước. Và theo vòng quay của một chu trình bình thường cần phải có thì muốn bỏ câu kinh trên lại dẫn tới phải bỏ câu kệ "định hướng xã hội chủ nghĩa" kia. Mới chỉ nói vậy thôi đã thấy có muôn vàn khó khăn rồi thì dù ông thủ tướng có tài thánh cũng chả làm nổi huống hồ...
Có ai mua lông gà, lông vịt, nhôm đồng sắt vụn và doanh nghiệp nhà nước không ....?

Viết đến đây, bất giác tôi lại nhớ tiếng rao khắp các hang cùng ngõ hẻm hồi còn nhỏ tôi vẫn nghe "có ai mua lông gà, vịt, sắt vụn, đổi dép mới lấy dép cũ...không". Hồi ấy tôi cứ băn khoăn mãi về việc sao người ta lại tốt thế, đi đổi dép mới cho mình để lấy dép cũ mang về. Mãi sau tôi mới biết "sự đổi" ấy thực sự là một cuộc mua bán trong đó số tiền để "các (bù)" cho đối dép mới cũng gần với giá trị của nó, đôi dép cũ gần như chả có giá trị gì. Cái giá bán đồng nát là thế đó.
Quay trở lại việc mua bán, cổ phần hoá các DNNN thua lỗ hiện nay. Trước tình hình kinh tế doanh nghiệp bết bát, nợ nần chồng chất, cấu trúc doanh nghiệp cồng kềnh rệu rã trong khi đó trước thực trạng một nền tảng pháp lý, môi trường kinh doanh có nhiều bất công, có ai dũng cảm và thừa tiền bỏ ra để rước cục nợ này?

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Việt Nam và cuộc tìm kiếm MH370

*MLC: mình đã định không bình loạn gì về sự kiện này cả dưng tối qua coi tivi (vtv) thấy có sự gì đó khác thường khi thời lượng "giờ vàng" mà VTV bỗng quá ưu ái dành cho công cuộc tìm kiếm "cứu hộ" MH370 của chính phủ "ta". Không khí càng khẩn trương và nóng thêm khi bộ mặt "nghiêm trọng" nặng như đá đeo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải lù lù trong buổi họp chỉ đạo các Ban ngành, đòn thể và quân đội triển khai cuộc tìm kiếm. Đã vậy Mõ bà còn bảo "sao VN mình tổ chức tìm kiếm rầm rộ thế, mà sao họp nhiều thế cứ rối rít tít mù lên". Không thể nhịn được mềnh bảo "diễn đấy". Chả lẽ quốc tế bị nạn mình không giúp? Chứ với phương tiện lạc hậu thế, ta chả biết họp thì biết làm gì?
Chuyển kênh sang BBC thấy lù lù dòng chữ "xxx do nội dung không phù hợp"- chắc thằng BBC này lại đang nói xấu gì VN đây. Chuyển tiếp sang kênh CNN, dòng chữ màn hình "40 tàu và 22 máy bay Malaysia đang thực hiện tìm kiếm" liền thấy nhận định của mình là đúng. 22 máy bay nó quần thảo trên biển còn chả tìm được thì một hai cái máy bay cũ rích và mấy cái tàu của ta thì tìm thế nào được. Nhưng sao ta lại tổ chức rầm rộ và rối rít tít mù đến thế?
Câu trả lời là đây- theo CNN thì "239 người trên máy bay và đa số là người Trung Quốc". Thảo nào đàn em nhiệt tình đến thế.
Cơ trưởng Hoàng Văn Phong, người trực tiếp lái phi cơ AN 26 – 286 (ảnh Một Thế Giới)
Hết chuyện MH370 là đến khủng hoảng Ukraine. Lần này VTV lại sử dụng con rối phóng viên Nguyễn Duy Nghĩa từ Moscow phỏng vấn nguyên phóng viên tờ báo Nước Nga - Petr Svetov. Nhận xét: lời tay phóng viên báo Nước Nga cứ như từ ruột gan Putin tuôn ra. Về phần mình, Duy Nghĩa lại chẳng khác gì phóng viên của tờ báo Nước Nga vậy.

Cập nhật: 4:15 PM 10/03/2014
Theo Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/164902/viet-nam-huy-dong-bao-nhieu-phuong-tien-tim-may-bay-mat-tich-.html) số lượng máy bay tiến hành tìm kiếm chuyến bay mất tích MH370 là 23 chiếc trong đó Việt Nam đóng góp 7 chiếc. Số còn lại thuộc 5 nước là Malaysia (6), Hoa Kỳ (3), Tàu (2), Singapore (2).Còn theo trang web của tờ Tấm gương thì có 34 máy bay của 9 nước tham gia tìm kiếm nhưng không nói rõ số lượng cụ thể là bao nhiêu (http://www.mirror.co.uk/news/world-news/missing-malaysia-airlines-flight-live-3219331).

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Putin và cuộc xâm lược Ukraine - Putin to invade UKraine

*MLC: Như vậy là sau 3 ngày Putin xua quân sang xâm lược UKraine dưới chiêu bài "bảo vệ lợi ích Nga và công dân Nga" vị thế của Putin và nước Nga đã bị ảnh hưởng trầm trọng. Người ta nói khôn ba năm dại một giờ. Chỉ vài ngày uy tín của nước Nga đã tụt bằng không (trong con mắt Mõ này) như người Việt vẫn từng nói "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng".
Putin va Obama  tong thong putin  obama  tong thong obama  tong thong nga putin  nuoc co cao tay  xoay chuyen tinh the  vu khi hoa hoc  giai tru hoa hoc  de xuat  hoi dong bao an  quyen phu quyet  anh hung the gioi  syria  syria 2013  chien su syria  chien tranh syria  chien tranh my syria  tin the gioi  an ninh the gioi  thoi su  thoi su quoc te  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc   tin tuc   online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  vn - 1
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama
Điều trơ tráo nhất là để giải thích cho hành động xâm lăng Ukraine, Putin nói "do tổng thống Yanukovich nhờ".
Như thường lệ, tin tức kiểu như khủng hoảng Ukraine luôn là chủ đề thu hút người Việt đặc biệt là tuyên giáo nhà nước. Chẳng phải chỉ mỗi người Ukraine chia rẽ mà trong số những người Việt "hóng" tin về Ukraine cũng bị chia rẽ chẳng kém. Trong khi một số dân Nga tại Crime sung sướng mong muốn thuộc Nga Crimea sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về quyền tự trị vào 30/3 (tại đây)   thì ngược lại có những Thanh niên Ukraina đổ xô đăng ký tòng quân (tại đây). Thậm chí một phóng viên Nga tại Washington DC cũng lên tiếng ủng hộ Ukraine và lên án hành động xâm lược Ukraine của Putin (tại đây). Nữ phóng viên này nói "điều tôi biết là sự can thiệp bằng quân sự không bao giờ là câu trả lời và tôi sẽ không ngồi đây để xin lỗi hay bào chữa cho hành vi xâm lược bằng quân sự này. Ðiều nước Nga làm là sai lầm".
Đó là quan điểm của những người trong cuộc. Còn người Việt?
Những người ủng hộ Putin và "nước Nga thân yêu" lại có lập luận kiểu "côn đồ" như bạn đọc Sơn Tùng tại bài viết Phóng viên đài Nga lên án xâm chiếm Crimea trên tờ Laodong.vn cho rằng "các bạn chẳng hiểu gì về địa chính trị cả. Nga muốn giữ ukrain là vì địa chính trị, cũng như việt nam bằng mọi giá phải giữ Lào và cambodia tránh để cho lực lượng thù địch áp sát biên giới. ( vùng ảnh hưởng)". 
Chiến lược dùng các nước láng giềng làm phên dậu để che chắn đất nước chả có gì mới mẻ. Tào Tháo đã sử dụng hàng ngàn năm trước. Vấn đề là sử dụng chiến lược như thế nào (ví dụ như Việt Nam viện trợ cho Lào) chứ không phải hành động xâm lược kiểu côn đồ của Putin bất chấp luật pháp quốc tế.
Đó là quan điểm của dân thường. Còn quan điểm của nhà nước Việt Nam?
"Việt Nam quan tâm theo dõi chặt chẽ tình hình tại Ukraine và mong muốn Ukraine sớm ổn định, mọi vấn đề được giải quyết trong khuôn khổ pháp luật, vì lợi ích của nhân dân Ukraine, vì hòa bình, phát triển tại khu vực và trên thế giới", thông cáo Bộ Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn Lê Hải Bình (nguồn: Vnexpress). Lần này thì khen cho Bộ NG VN đã ra một quan điểm khôn ngoan.
Lời kết: Theo dự đoán của Mõ, khủng hoảng Ukraine chắc chắn sẽ kéo dài và là vấn đề nhức nhối cho người dân Ukraine. Quyết định theo Nga hay ngả về EU là quyền tự quyết của người dân Ukraine nhưng chắc chắn Putin sẽ phải xuống thang và chịu thất bại nặng nề về uy tín chính trị và kinh tế do sự cô lập của cộng đồng thế giới. Putin đã phơi bày bộ mặt thật của một mật vụ KGB.
Gửi những kẻ yêu Putin và "nước Nga" một cách mù quáng và thiển cận.
Nhìn vào số lượng hàng trăm ngàn người dân Tàu hiện đang sinh sống và làm việc trên đất Việt này từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên từ Hà Tĩnh đến Lạng Sơn Mõ tôi không khỏi lo sợ một kịch bản tương tự như Ukraine trong tương lai xảy ra đối với Việt Nam.
Putin, an international terrorism man !

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Chúng em đi học tập Nghị Quyết TW 8 khóa XI

*MLC: Haiz như thường lệ, xuân thu nhị kỳ đến hẹn lại lên là chúng em lại đi học tập Nghị Quyết. Lần này là NQ TW 8 khoá XI. Như tài liệu nói thì cái gọi là Hội nghị ấy do đương kim giáo chủ Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo. Và đại hội nghị TW 8 đã diễn ra từ tháng 9 năm 2013 nhưng đến  nay sau gần nửa năm đám "đảng đen" bọn em mới được học tập và tiếp cận. Không rõ những nội dung thực của nó đã được "gọt rũa" những gì để đến lúc bọn "đảng đen" chúng em học tập nó còn lại như thế này. Thôi thì có gì xem đó vậy mà chả có cũng chả sao vì nội dung của nó được các hãng thông tấn của đảng ra rả suốt ngày rồi.
Túm lại là toàn bộ Văn Kiện HN TW 8 lần này chả có gì đáng để chú ý (trừ một số chú ý nho nhỏ) từ Kết luận nào là "trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng" hay "đổi mới toàn diện giáo dục" cũng thế. Hội nghị này cũng chỉ là bước đầu để chuẩn bị cho đại hội võ lâm lần thứ XII, trong đó thành lập ra 5 tiểu ban chuẩn bị đại hội XII mà thôi.
Vấn đề đầu tiên đáng chú ý nho nhỏ là phát biểu của giáo chủ Nguyễn Phú Trọng. Nó có thể được gọi là đáng chú ý nho nhỏ là bởi trong toàn bài phát biểu của ông, ông sử dụng quá nhiều dấu hỏi. Việc sử dụng nhiều dấu hỏi thậm chí vô duyên như thế chứng tỏ ông cũng đang rất phân vân, dày vò. Nó cho thấy ông không phải là một người quyết đoán hay tài cán chiến lược gì để mà đảng và nhân dân có thể trông đợi. Nó giống trường hợp một người đang lái xe và biết phía trước là vực sâu nhưng không thể dừng lại vẫn phải cho xe lao tới vậy.  
Điều đáng chú ý nho nhỏ thứ hai đó là, ông viết "... tới đây cần phải tiếp tục có những điều chỉnh và kiên trì tiến hành một cách bài bản, căn cơ hơn, gắn với tái cấu trúc tổng thể nền kinh tế? coi đột phá về thể chế, cải cách các chế độ và thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, là khâu trọng yếu, bảo đảm phát huy đầy đủ, đúng đắn cơ chế thị trường, tạo xung lực mới cho phát triển nhanh và bền vững?".
Như vậy cho thấy Thông điệp đầu năm 2014 của TT Nguyễn Tấn Dũng cũng có nói đến "đổi mới thể chế" và ngay lập tức một số người nhẹ dạ cả tin hùa theo hưởng ứng ông ngay lập tức.Nếu so sánh về thời điểm thì "đổi mới thể chế" được ông Tổng nhắc đến trước ông TT những 4 tháng lận. Vậy kỳ lạ là chẳng lẽ những giáo sư như giáo sư Tương Lai cũng không đọc hay để tâm tới lời phát biểu của ông Tổng trước đó (tôi không dám nói giáo sư tương lai là nhẹ dạ)? Nếu thực đúng như vậy đây lại là điều đáng buồn nữa cho thân phận ông giáo chủ. (về điểm này nhận xét của bà Phạm Thị Hoài là tinh tế và chính xác hơn cả tại bài viết Xã luận đầu năm http://www.procontra.asia/?p=3844).
Điều đáng chú ý nho nhỏ thứ ba là về "chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới". Cũng như các buổi học tập NQ khác phần này không có trong tài liệu mà được các bá cáo viên (vẹt cao cấp) nói miệng. Chiến lược ấy là gì? 
Đối với Mỹ: đảng vẫn rất nghi ngại Mỹ, vẫn nhắc đến những quá khứ chiến tranh, những cản trở của Mỹ trong cấm vận, những can thiệp của Mỹ về nhân quyền tự do. Điểm này đặc biệt được nhấn mạnh đó là vai trò của Mỹ trong việc kích động dân chủ, mượn con bài dân chủ can thiệp vào tình hình các nước.
Đối với Nga: có lẽ đảng thích thằng Putin hơn cả, bởi nếu chơi với thằng Putin nó sẽ không can thiệp vào nội tình Việt Nam. Nó mặc xác dân chủ, mặc xác tự do nó chỉ cần lợi ích đơn thuần cho nó. Nhưng rất tiếc là Nga hiện không thể là chỗ dựa cho đảng được nữa (quan điểm của Mõ này).
Đối với ông anh 4 tốt và 16 chữ vàng: đảng vẫn đặt ông anh này là một đối thủ trực tiếp có khả năng đe doạ tiềm tàng nhất đối với chủ quyền của VN. Mặc dù căm tức nhưng đành phải chơi với con bài hai mặt và mỗi khi ông anh suất chiêu thì ông em sẽ tung chiêu thức nhẫn, nhẫn và nhẫn ra đỡ (trường hợp thằng hàng xóm cứ lấn tới đến độ đè vợ nó ra mà hiếp chẳng lẽ thay vì đánh nó lại liếm xxx cho nó để đúng chiêu thức). Trong các tranh chấp thì VN sẽ tránh không bị lôi kéo theo các quan hệ đa phương - như vấn đề Philipin và Indonesia đang mời VN cùng theo kiện TQ chẳng hạn- Điểm này có lẽ ông Trần Công Trục sẽ thất vọng lắm đây: - TS Trần Công Trục: Không khởi kiện, Trung Quốc sẽ còn được đà lấn tới (GDVN/CSV). Cho rằng không kiện Trung Quốc thì họ sẽ xuống nước ở Biển Đông là không có cơ sở thực tế và hết sức nguy hiểm. Kiện lúc này là thích hợp, đúng lúc, cần thiết.“.
Kết luận của Mõ: thế là mất mẹ cả ngày thứ bảy để đi nghe mấy con vẹt lảm nhảm vô ích.
P/s: bổ sung thêm sau khi Mõ đọc tin về vụ bọn tàu khựa lại tấn công tàu cá của ta tại Hoàng Sa ngày 3/3/2014 tại đây: http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/03/tin-nong-nhan-ngay-bo-oi-bien-phong.html
Quan điểm của đảng ta về quần đảo Hoàng Sa qua lời Báo cáo viên cao cấp trong buổi học tập Nghị Quyết vừa rồi như thế này: Hoàng Sa coi như đã mất, như việc đã rồi. Trong phần giảng dạy này thay vì nói xem đảng có phương án để đấu tranh giành lại Hoàng Sa trong tương lai hay không thì tay báo cáo viên cao cấp này lại lải nhải có ý trách móc về việc trong quá khứ 1974 ấy Hoa Kỳ đã cản trở chính quyền VNCH công chiếm lại Hoàng Sa mà theo tay báo cáo viên này là "hải quân VNCH lúc đó rất mạnh có thể một đêm là cho toàn bộ bọn tàu trên Hoàng Sa xuống biển làm mồi cho cá mập rồi, chỉ vì lợi ích của mình mà Hoa Kỳ đã bắt tay với nước bạn để VNCH không lấy lại được Hoàng Sa". Lý luận như vậy là khác gì đảng đã đẩy trách nhiệm "mất Hoàng Sa là do Mỹ". Thật kỳ lạ !

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Ý đồ tuyên giáo trong việc đưa tin về UKraine của Vietnamnet



*MLC: Mỗi khi trên thế giới đâu đó xảy ra các cuộc biểu tình đòi dân chủ hay bạo động lật đổ một chính thể độc tài thì tuyên giáo nước ta thường đặc biệt quan tâm và có những chiến lược cụ thể trong việc dẫn dắt luồng thông tin về sự kiện ấy. Chiến lược ấy không mới và chẳng có gì lạ về cách thức thực hiện. Từ sự kiện Afganistan 2001, Iraq 2003, Lybia 2011, v.v.  Kịch bản ấy là như thế này “hạ bớt mức độ của cuộc biểu tình, nhấn mạnh những yếu tố như biểu tình sẽ làm rối ren, chính trị mất ổn định dẫn tới những khó khăn về kinh tế thậm chí là khủng hoảng kinh tế” và "khủng hoảng hay bạo loạn lật đổ là do thế lực thù địch bên ngoài kích động, xúi dục". Tóm lại là “biểu tình lật đổ chẳng giải quyết được điều gì cả, chỉ người dân lao động là sẽ chịu thiệt thòi”, v.v .
 (Binh lính bịt mặt Nga trên lãnh thổ UKraine)
Cách thức thực hiện như vậy trước nay thường thấy tại những hãng truyền thông trực thuộc cơ quan đảng hay chính phủ như VOV, VTV, Nhân dân, Quân đội nhân dân, v.v.
Nhưng quan sát cách thức đưa tin tức về cuộc khủng hoảng chính trị xã hội tại Thái Lan và Ukraine vừa qua ta thấy Vietnamnet cũng đã góp phần đáng kể với cách thức đưa tin kiểu tuyên giáo này. Điều làm ta ngạc nhiên là Vietnamnet từng được đánh giá là một tờ báo có uy tín và bản lĩnh. Một số chuyên mục như chuyên mục Tuần Việt Nam cho thấy tờ này không ngại đụng chạm đến những chủ đề được coi là nhạy cảm và gai góc của xã hội đất nước Việt Nam. Phải chăng gió đã đổi chiều ở ViệtNamnet?

Trong Entry này chỉ xin được lược trích hai ví dụ cho thấy sự nhạy cảm chính trị có ý đồ của tác giả Lê Thu trong bài viết Ukraina: Tên đất nước là 'điềm báo' bi kịch? http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/163193/ukraina--ten-dat-nuoc-la--diem-bao--bi-kich-.html. Trong bài này cô Lê Thu viết “Nhiều người từng đặt câu hỏi, phải chăng bi kịch của đất nước này xuất phát từ chính tên gọi của nó? Về mặt ngữ nghĩa, tên gọi 'Ukraina' được hiểu là 'vùng đất bên lề'. Trải qua nhiều thăng trầm và thịnh suy của các đế chế, Ukraina luôn trong tình trạng chia rẽ và là đất của các quốc gia khác, lúc thuộc về nước này, lúc lại thành đất của quốc gia khác.”


Nếu đem lịch sử nước ta vào so sánh thì Việt Nam cũng có nhiều sự tương đồng. Đó là nước ta với hàng nghìn năm bắc thuộc sau đó dưới các triều đại phong kiến lại luôn bị đế quốc (nay gọi là đồng chí 4 tốt) thôn tính. Dưới triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta lại thuộc Pháp. Vậy đất nước Việt này có điều gì để không đáng được hưởng độc lập- tự do? Không rõ cô Lê Thu có ý gì khi viết những dòng trên đây.

Ví dụ thứ hai là trong bài 'Những vấn đề Ukraina che giấu bị phơi bày' http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/163321/-nhung-van-de-ukraina-che-giau-bi-phoi-bay-.html  tác giả Khánh Bùi dẫn lời “Một nhà phân tích”  rằng “Chính quyền mới tại Ukraina trong thời gian sắp tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, mà nếu không xử lý được, thì kết quả sẽ giống như phong trào Mùa xuân Ả-Rập. Nghĩa là, sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovich, thay vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, đất nước chỉ chìm sâu thêm vào bất ổn và khủng hoảng”.

Về điểm này có thể đúng nhưng chưa đủ. Đó là sau cuộc cách mạng nào chả là khó khăn. Liên tưởng tới đất nước Nga sau khi Liên Xô tan rã cũng đã có mười năm trời trong khủng hoảng cả kinh tế và chính trị. Nhiều người Nga chắc còn nhớ tới hình ảnh về mức lạm phát khủng khiếp khi hàng chục ngàn rúp mới mua được một ổ bánh mì trong khi trước cách mạng một rúp được định giá bằng một đô la Mỹ. Tuy nhiên cái chưa đủ trong nhận định về những khó khăn trước mắt của Ukraine rằng “không xử lý được khó khăn kết quả sẽ giống như Mùa xuân Ả rập”. Tác giả có căn cứ nào để cho rằng Mùa xuân Ả rập không đem lại những điều gì tốt đẹp hơn cho người dân?

Để có được quả ngọt phải qua bước vun trồng, không qua khó khăn lấy đâu hạnh phúc?. Một chế độ độc tài chỉ lo vơ vét cho tầng lớp lãnh đạo, phớt lờ những ước nguyện chính đáng của người dân có đáng để tồn tại? Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Yanukovich không chọn con đường hòa hợp, hòa giải làm theo ý nguyện của cư tri là tìm tự do và thịnh vượng cho dân tộc mình mà đáng lẽ với vị thế của mình ông phải là người chìa bàn tay hòa bình ra cho phe đối lập, cho người dân nhưng ông đã không làm và quyết định sử dụng vũ lực. Vậy giờ ông còn trách ai đây?

Để hầu quý vị xin trích dẫn lời phát biểu của đại sứ Ukraine tại Hà Nội với tờ Một thế giới để kết thúc entry này (http://motthegioi.vn/goc-quan-sat/dai-su-ukraine-tai-viet-nam-ung-ho-phe-truat-va-truy-toi-cuu-tong-thong-yanukovych-49361.html) trước câu hỏi “Quan điểm của ông về tình hình bạo lực dẫn đến thay đổi chính quyền ở Ukraine?”

Tôi không có quan điểm khác với đất nước mình về những sự kiện đau lòng diễn ra ở Kiev. Việc đàn áp những người dân không có vũ trang, những người nguyện hi sinh cuộc sống của họ vì một Ukraine dân chủ và tự do, là hành động tàn nhẫn. 

Tại đây, ở nơi rất xa thủ đô quê hương hàng ngàn cây số, tôi không cầm được nước mắt khi xem tin tức về tình hình bạo lực tại Ukraine phát trên mạng. 
Còn đây là dinh thự của kẻ vừa đào tẩu sang Nga cầu cứu ngoại xâm về dày mả tổ http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/02/ay-la-nha-cua-ke-chay-tron-cua-ukraine.html



P/S: tin mới nhất liên quan đến Ukraine

Vào khoảng 20:30 phút giờ Hà Nội ngày 1/3/2014, Putin đã có được phê chuẩn của quốc hội Nga can thiệp quân sự vào Ukraine dưới chiêu bài “bảo vệ căn cứ quân sự và công dân Nga tại Crime” với hơn 6000 nghìn lính đã băng qua biên giới Ukraine (NBCnews.com). Như vậy người dân Ukraine chưa thấy khổ vì kinh tế đã thấy khổ vì giặc xâm lược.