Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Án tử hình kẻ 'chặt tay cướp xe SH': Tòa xử ác




 

Tử hình kẻ cướp máu lạnh là thỏa đáng 1
Hồ Duy Trúc (ngoài cùng, bên phải) cùng đồng bọn trước vành móng ngựa 
Cụ thể: Hồ Duy Trúc bị tuyên án tử hình; Nguyễn Văn Luông chung thân, Nguyễn Hoàng Phương 20 năm tù…Nhiều bạn đọc, luật sư, chuyên gia pháp lý bày tỏ đồng tình với mức án nghiêm khắc mà tòa đã tuyên.
Hành động quá man rợ!
Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ, trong lời nói đầu của Bộ luật Hình sự quy định: Pháp luật hình sự là một trong những công cụ để đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
 

Trao đổi với PV Thanh Niên Online sau phiên xử, chủ tọa phiên tòa, ông Nguyễn Minh Cảnh nói: “Hội đồng xét xử đã tiến hành xét xử theo căn cứ vào các quy định của pháp luật và không nêu ý kiến gì về bản án đã tuyên. Xin dành cho các chuyên gia pháp lý, các luật sư nêu quan điểm và dư luận xã hội đánh giá”.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật Hình sự quy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội. Tùy từng giai đoạn cụ thể mà mức hình phạt của các loại tội cũng có thay đổi cho phù hợp với tình hình cũng như tính nguy hiểm của tội phạm.

Liên quan đến việc một số người nhà của bị cáo phản ứng cho rằng tòa “xử ác”, không giết người mà tuyên tử hình, luật sư Hà Hải phân tích: Không phải cứ giết người là tử hình vì cơ cấu của tội giết người cũng chia ra làm nhiều khung hình phạt từ thấp đến cao phù hợp với mức độ, hành vi phạm tội. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và tương xứng với từng mức độ, sẽ có những khung hình phạt thích hợp.
Có rất nhiều tội Bộ luật Hình sự quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình chứ không phải chỉ có tội giết người. Hiện nay, Nhà nước ta đang nỗ lực đảm bảo trật tự, trị an xã hội nên loại tội cướp tài sản được quy định có khung hình phạt cao nhất là tử hình nếu: gây thương tích cho người khác từ 61% trở lên, hoặc chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tử hình kẻ cướp máu lạnh là thỏa đáng 3
Các bị cáo cúi đầu trước vành móng ngựa chiều 25.12. Đứng ngoài cùng bên phải là
Hồ Duy Trúc - Ảnh: Lê Nga
Trong vụ chặt tay cướp SH, luật sư Hà Hải nhận định hành động của bọn tội phạm quá man rợ không còn tính người, thể hiện sự coi thường pháp luật.
“Việc tử hình như vậy là xứng đáng để cho thấy sự cứng rắn của pháp luật nhằm răn đe những kẻ coi thường mạng sống của người khác thích sống bằng kiểu đi cướp”, luật sư Hà Hải nói.
Tử hình là thỏa đáng
 

Về căn cứ pháp lý thì mức án tòa tuyên là có cơ sở kết luận rằng bản án ấy đã xét xử đúng người, đúng tội. Còn dưới góc độ một người dân, tôi hết sức đồng tình với bản án nghiêm khắc nhất dành với hung thủ máu lạnh. Gieo nhân nào thì gặt quả đó mà thôi!

Luật sư Phạm Công Út

Chia sẻ sau khi bản án tòa tuyên, Luật sư Phạm Công Út (Đoàn luật sư TP.HCM) nêu ý kiến: Người đọc dù biết luật hay không, có lẽ cũng đã thở phào nhẹ nhỏm vì án tuyên như thế đã trút đi phần nào sự âu lo về tính mạng của người đi đường, nhất là trên những đoạn đường tối, vắng người qua lại trước các hung thủ máu lạnh không nghề nghiệp nhưng cần tiền để xài “hàng đá”.
Cũng theo luật sư Út, căn cứ vào quy định tại điểm c, khoản 4 điều 133 Bộ luật hình sự, mức hình phạt dành cho hành vi này đến mức tử hình khi “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Tại Thông tư liên tịch số 02/2001 quy định: "Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Đồng thời, căn cứ vào quy định tại điều 48 khi bị cáo Trúc rơi vào các trường hợp thuộc các tình tiết tăng nặng hình phạt, như: Phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cố tình thực hiện phạm tội đến cùng và tái phạm nguy hiểm… theo các điểm a, b ,e và g khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình sự. Với tầm ảnh hưởng đến trật tự, trị an xã hội bị xáo trộn nghiêm trọng, gây hoang mang lo sợ trong nhân dân thì bị cáo có vai trò chủ chốt Hồ Duy Trúc phải nhận lãnh mức án tử hình là thỏa đáng.
Tử hình kẻ cướp máu lạnh là thỏa đáng 2
Các bị cáo đang nghe tòa tuyên án tại TAND TP.HCM chiều 25.12
- Ảnh: Lê Nga
 
Đồng quan điểm, Kiểm sát viên trung cấp Võ Mỹ Bình (Viện KSND tỉnh Tiền Giang) cho biết trong tình hình tội phạm cướp (nhất là cướp xe, cướp tài sản người đi đường) đáng báo động như hiện nay thì mức án mà tòa tuyên là hoàn toàn tương xứng, đảm bảo được yêu cầu phòng chống và răn đe tội phạm toàn xã hội.

Kiểm sát viên Võ Mỹ Bình chia sẻ: “Nếu tôi ngồi ghế công tố viên tôi cũng đề nghị tử hình. Bởi lẽ, mô tả hành vi phạm tội thấy đối tượng rất hung hãn, thực hiện hành vi đặc biệt nguy hiểm. Chúng sử dụng dao dài chém ngay mà không cần răn đe khi người bị hại đang sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (là xe máy) lưu thông trên đường. Chỉ cần bị hại té xe, đập đầu chấn thương sọ não là tử vong rồi, không cần phải chém. Bên cạnh đó, khi chém vào những điểm trọng yếu trên cơ thể nạn nhân như vào cổ, gáy, chém đứt lìa tay… là bị cáo phải biết khả năng gây ra chết người rất cao. Trong vụ này bị hại may mắn không chết mà thôi. Như trường hợp của chị Thúy, đứt gần lìa cổ tay  nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời thì có nguy cơ chết vì mất máu. Hậu quả của các bị cáo này gây ra là đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cho rằng mức án tòa tuyên có sức lan tỏa, được xã hội đồng tình nhằm ngăn ngừa tội phạm”.
Lê Nga
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
-----------
Lời bình: Hai thân phận hai bản án khi so sánh với vụ trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng
Một vụ cướp của giết người dù người không chết vậy lại viện dẫn tình tiết "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" của Điều 133 BSLH để kết án tử hình.
Trong khi đó  một kẻ mang danh là công cụ để bảo vệ an ninh tính mạng cho người dân nhưng lại đánh chết dân chỉ bị kết án 8 năm tù.
Còn viện dẫn TT liên tịch 02/2001 quy định: "Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.." để tính tới yếu tố tăng nặng có khách quan.
 Theo một số tay luật sư biện hộ cho kết quả bản án rằng "vụ án gây hoang mang trong dư luận". Vậy Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết người không "gây hoang mang trong dư luận", không ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước?
Giá như thủ phạm Trúc nên sinh ra trong một gia đình công an hoặc làm nghề công an thì bản án sẽ khác chăng?

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

THÔNG TƯ 02, TÍN HIỆU MỚI ĐỔ VỠ NGÂN HÀNG

THÔNG TƯ 02, TÍN HIỆU MỚI ĐỔ VỠ NGÂN HÀNG                                                                                         PHẠM CHÍ DŨNG
Giáng sinh buồn
Tiết trời se lạnh bất thường ở Việt Nam vào những ngày Giáng sinh 2013 như càng làm cho tảng băng nợ xấu đông cứng hơn bao giờ hết trong hệ thống ngân hàng.
Lại một Giáng sinh nữa, nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng không thể phục sinh.
Ngược lại, tai họa đang chờ đón những tác nhân đã góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua.
Nhanh nhảu hơn thời gian cuối năm 2012, vào lần này những con số lỗ lã đã phát lộ từ chính Ngân hàng nhà nước. Tuy vẫn có hơn 100 đơn vị tín dụng có lãi trong năm 2013, nhưng đến 50% đơn vị có mức lợi nhuận bị giảm một nửa so với năm 2012.


Không thể khác hơn, lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục một năm lao dốc. Có đến 17% tổ chức tín dụng lỗ trong năm 2013, chỉ tính theo báo cáo chính thức.
Một nữ nhân viên ngân hàng than thở là trong suốt năm qua, cô đã không thể một lần đặt chân vào spa. Chỉ với 7 triệu tiền lương hàng tháng, cô luôn phải cố gắng tằn tiện để làm sao “gìn giữ hạnh phúc gia đình”.
Giờ đây, “hạnh phúc” là một khái niệm xa xỉ đối với giới ngân hàng. Nếu vào thời điểm kết thúc năm 2011, những ngân hàng được mệnh danh là “cười trên nỗi đau khổ của người khác” liên tiếp công bố khoản lợi nhuận khủng với thái độ hân hoan không kém phần tự mãn, thì hai năm sau đó, tình thế đảo lộn hoàn toàn.
Vào tháng Chạp năm ngoái và năm nay, thông tin về một số ngân hàng thương mại cắt giảm nhân viên và thưởng Tết đã nhanh chóng trở nên một phong trào rộng khắp. Vào những ngày u ám sắp Tết, người ta đã chẳng khó khăn nhận ra bản chất của ngành ngân hàng trong hai năm qua: không còn “ăn trên ngồi trốc” trước cái chết lâm sàng của ít nhất một phần ba số doanh nghiệp sản xuất, các ngân hàng đã phải ăn vào vốn của mình và nặng nề hơn thế, có khi phải ăn luôn cả vào vốn dự trữ bắt buộc.
Tương lai băng hà của khối ngân hàng thương mại vẫn lừng lững ập đến. Ngoài những ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Eximbank, Vietinbank, nhiều ngân hàng còn lại đã không thể trụ nổi trước cơn cuồng phong của suy thoái kinh tế.
Agribank là một tiêu biểu cho trạng thái tâm thần phân liệt ấy. Cho dù là quán quân về thu hút lượng tiền gửi lớn nhất trong dân và doanh nghiệp, nhưng cũng nổi danh kỷ lục với số vụ quan chức bị đưa vào vòng lao lý do tham nhũng và những hành vi tiêu cực khác, ngân hàng này đã không làm sao tránh thoát nguy cơ tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ xấu bất động sản.
Thông tư 02
Vào tháng Chạp năm nay, một đám mây mù mới bất chợt hiện ra trên bầu trời kinh tế đầy u ám và tiềm ẩn sấm sét. Giới ngân hàng và các quan chức nhà nước trở nên xung khắc quyết liệt vì bản thông tư 02.
Bình thường, đây chỉ là một văn bản nghiệp vụ thông thường và chẳng có gì đáng sợ. Song vào thời gian này, mối đe dọa của nó lại là quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng được ban hành đầu năm 2013, với thời điểm áp dụng ban đầu là 1/6/2013. Ngay lập tức, đã xuất hiện “lo ngại” từ phía ngân hàng rằng nếu áp dụng thông tư trên thì sẽ có “đổ vỡ”.
Trước tình trạng “điều kiện sức khỏe của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa đủ để đỡ sức nặng tác động của những quy định mới”, Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến Chính phủ và hoãn áp dụng trong 1 năm, đến 1/6/2014. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cùng lúc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tiếp tục hoãn áp dụng Thông tư 02 thêm một thời gian, thậm chí đến 2015 và 2016.
Gần như biến mất các khuôn mặt thân quen của giới chuyên gia ngân hàng trong cuộc tranh luận này. Gương mặt phản biện độc lập gần như duy nhất là chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu - người mà vào năm 2012 đã nêu ra dự báo sẽ phải mất tối thiểu 5 năm để xử lý vấn đề nợ xấu, thay vì “quyết tâm” của Ngân hàng nhà nước đến năm 2015.
Vào lần này, ông Hiếu xác nhận tác động của Thông tư 02 là “ghê gớm”. Ông dự tính, nợ xấu tại nhiều ngân hàng theo báo cáo chỉ khoảng 3-4%, nhưng áp Thông tư 02 có thể lên 10%, 20%, thậm chí cao hơn. Khi đó, ngân hàng phải dồn một nguồn dự phòng lớn, có thể thua lỗ và thiếu lực để xử lý nợ xấu, tăng chi phí và gây sức ép đối với lãi suất…
Dấu hiệu cạn kiệt tiền mặt ở nhiều ngân hàng hiện thời là rất rõ.
Giới phân tích cũng cho rằng điều đáng sợ nằm ở quy định trên, khi thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cùng lúc có một số khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau, song chỉ cần một khoản rơi vào diện nợ xấu ở ngân hàng này, tất cả các khoản vay còn lại tại những ngân hàng khác đều trở thành nợ xấu, theo phân loại quy định tại Thông tư 02.
Một số chuyên gia lo ngại, tính chất dây chuyền này có thể đẩy nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên gấp đôi, tín dụng sẽ càng đóng băng, lãi suất và nhiều vấn đề xoay quanh sẽ biến động rộng hơn, nền kinh tế sẽ càng khó phục hồi, nếu không nói là xấu đi.
Hẳn nhiên, tình hình sẽ trở nên xấu tệ nếu ít nhất người ta không thể minh bạch được tỷ lệ về nợ xấu. Cho đến nay, bất chấp hàng loạt vũ điệu công bố của Ngân hàng nhà nước về nợ xấu chỉ vào khoảng 5-6%, con số mà giới quan sát ủng hộ hơn nhiều vẫn cao gấp 6 lần: 35-37% là tỷ lệ nợ xấu mà Ủy ban giám sát tài chính quốc gia công khai vào giữa năm 2013.
Nợ tương lai
Nợ xấu bất động sản - chiếm ít nhất 70% tổng nợ xấu hiện thời - là nguồn cơn kinh hoàng nhấn chìm khối ngân hàng trong cơn đại hồng thủy mà chính ngân hàng là một tác nhân quan yếu gây ra. Cho đến tận giờ này, những con số về nợ xấu bất động sản vẫn nhảy múa không ngớt.
Dù đã bị ém nhẹm trong suốt một thời gian dài, nhưng kể từ tháng 5/2012, những thông tin đầu tiên về nỗi sợ hãi hoàn toàn không vô hình như thế cuối cùng đã phải lộ ra. Khởi đầu là Agribank, sau đó đến Vietinbank, để vào đầu quý 4/2012, các ngân hàng thi nhau tung ra hàng loạt con số nợ xấu như một hành động gây áp lực đối với Chính phủ.
Người đời nói không sai: vào bất cứ lúc nào ngân hàng phải kêu gào cầu cứu thì chính đó là thời điểm nền kinh tế thực sự nguy kịch. Không còn cầm giữ được những uẩn khúc trong bóng tối, các ngân hàng đã bắt buộc phải trưng sự thật ra ánh sáng, dù biết làm như thế họ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ về uy tín và khả năng huy động tiền gửi, tình trạng tồn ứ vốn vay và triển khai những dự án, chương trình đặc quyền.
Trong tâm thế đặc quyền ấy, dĩ nhiên có cả động tác “tái cơ cấu nợ vay” mà các ngân hàng thương mại cổ phần đã được Ngân hàng nhà nước đặc cách “hướng dẫn” bởi văn bản 780 vào tháng 4/2012. Sau văn bản này, có khoảng 250.000 tỷ đồng đã được “sắp xếp lại”, với cái cách làm sao chưa thể trở thành nợ nguy cơ trực tiếp, giúp cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp con nợ tạm tránh thoát sự đe dọa cận kề.
Nhưng trong con mắt của giới phân tích về ngân hàng, hành động trên chỉ là cách “đẩy nợ cho tương lai”. Về bản chất, nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản vẫn không thay đổi, nếu không muốn nói là còn tăng lên theo thời gian do nhiều con nợ đến hạn phải trả nhưng lại không thanh toán được. Do vậy, phương châm “đẩy nợ cho tương lai” chỉ đắc dụng một khi các con nợ tìm cách tiêu thụ được hàng tồn kho và trả được nợ.
Nhưng như hiện trạng mà tất cả mọi người đều nhìn rõ, trong hai năm qua đã chẳng hề hiện ra bất kỳ tín hiệu nào lạc quan nào đối với thị trường nhà đất, hệ số tiêu thụ gần như bằng 0, đặc biệt bi đát đối với phân khúc căn hộ cao cấp.
Điều không thể đáng buồn hơn là mọi chuyện dường như vẫn không hề thay đổi. Nói cách khác, “thời điểm Minsky” - một khái niệm trong tài chính quốc tế liên quan đến đáo hạn nợ vay - đang đến rất gần, nhưng tình thế vẫn chưa có chút nào khả quan.
Cũng vào cuối năm 2013, đã lần đầu tiên phát lộ kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước, với giá trị kỷ lục 320.000 tỷ đồng trong năm 2014.
Không thể có bất kỳ một nguồn tiền mới nào để làm hồi sinh huyết quản ngân hàng và hồi phục nền kinh tế, Chính phủ chỉ còn cách dùng giấy để mua tiền.
Giai đoạn từ giữa đến cuối năm 2014 lại là thời gian mà các ngân hàng phải tiến hành đáo hạn vô số khoản vay đã được gia hạn đến 2 lần, từ những người đã từng có thời là đại gia bất động sản. Nhưng tỷ lệ sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng lại đang xác nhận cái được gọi là nguy cơ: sẽ có những ngân hàng đầu tiên phải ra đi vào cuối năm 2014 nếu không tự giải quyết được “món nợ xương máu” từ thị trường bất động sản. Hơn thế nữa, sự ra đi có tính dây chuyền của các ngân hàng lại có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế, vốn chỉ còn chân đứng rất mong manh.
P.C.D.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
 
 (Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh blog)
----------------------------------
Lời bình của Mõ
Tôi đồng tình với nhận định của ông Phạm Chí Dũng trong bài viết. Theo tôi nếu NHNN áp dụng TT 02 vào quý 2-2014 thì nợ xấu của ngành ngân hàng phải tầm 40-60%.
Tuy nhiên tôi không tin là NHNN sẽ áp dụng TT 02 này vào năm nay hay sang năm. Tôi nghi ngờ về động cơ để NHNN ban hành TT02 trong thời điểm vô cùng nhạy cảm đó là thời điểm cuối năm 2012, thời điểm đáng lẽ họ phải là những kẻ nhạy cảm nhất bởi đó là thời điểm sức khoẻ các NHTM đã chết lâm sàng với nợ xấu mặc dù trước đó họ đã sử dụng hết các bình ôxy cứu trợ (như VB 780 chẳng hạn). Có lẽ những kẻ ban hành TT02 không lường được hậu quả của nó sẽ gây ra đối với con bệnh của họ, các NHTM. Đó có lẽ là những nước cờ sai lầm của những kẻ tham lam trong toan tính. Câu "khôn ngoan không lại với giời" là đây chăng?
Mặc dù chưa đến thời điểm để TT02 có hiệu lực sau một năm trì hoãn và ngành ngân hàng đang bận rộn, rối rít để "bán nợ" xấu cho VAMC, lại một chiêu trò ảo thuật tinh vi nữa, với mục đích là đưa nợ xấu của các NHNN về mức 5-6%. Tuy nhiên vấn đề mấu chốt của việc "bán nợ" vẫn không giải quyết được vì cách mà NHNN "bán nợ" hiện này thực ra là chả làm gì cả. Họ chỉ gom lại một đống rồi để đó. Những điểm mấu chốt gây ra nợ xấu không hề được giải quyết. Khi TT02 có hiệu lực sẽ lại đưa tỷ lệ nợ xấu cao trở lại, thậm chí còn cao hơn trước đó (hiệu lực của VB 780 cũng hết). Nhiều NHTM đã lên tiếng than phiền và "tha thiết" đề nghị NHNN trì hoãn thêm hiệu lực của TT02. Là một người quan sát, tôi cá chắc rằng có cho kẹo ông Bình cũng không thể nhắm mắt làm ngơ trước những lời kêu cứu của những NHTM sắp chết này. Nghĩa là TT02 sẽ còn được trì hoãn dài dài. Có ai cá với tôi không? Tỷ lệ 1:100? (Tôi: Bạn)

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Chưa đầy một tuần có hai vụ tự tử trong đồn công an

*MLC:Trong vòng chưa đầy một tuần mà có đến hai kết luận về hai vụ tự tử tại cơ quan công an khiến cho Mõ tôi bị sốc thật sự. Liệu đằng sau những kết luận lạnh lùng này có là những sự thật được che đậy ? Câu hỏi cứ đeo đẳng tôi mãi mà không sao tìm được câu trả lời: sao người dân lại thích vào đồn công an tự tử như vậy nhỉ? Với những tội danh không phải là nặng nề (nếu phải buộc tội) mà người dân lại tuyệt vọng đến độ không tiếc gì mạng sống của mình? Ai trả lời giúp tôi không?

Vụ thứ nhất: Ngày 19/12, đại tá Nguyễn Nhật Tâm- Phó giám đốc Công an tỉnh Phú Yên đã trao đổi với báo chí cho biết nguyên nhân cái chết của bị can Trần Thị Hải Yến (SN 1982, ở xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) là do thắt cổ tự tử.
Nguồn tại đây: http://www.doisongphapluat.com/tin-tuc/su-kien-hang-ngay/mot-phu-nu-treo-co-tu-tu-bat-thuong-trong-buong-tam-giam-a14376.html#.UraiYPvdNIQ
Vụ thứ hai : Ngày 22/12, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Công an thị xã Dĩ An đang tiến hành khám nghiệm tử thi để làm rõ nguyên nhân tử vong của anh Đinh Ngọc H. (36 tuổi, ngụ TX Dĩ An) và sau đó đã bàn giao cho gia đình lo hậu sự...
Nguồn tại đây: http://dantri.com.vn/xa-hoi/bi-tam-giu-nam-thanh-nien-treo-co-trong-tru-so-cong-an-818559.htm

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Sôi nổi mua bán nợ xấu



Lời dẫn
Mua bán nợ xấu: Mấu chốt vẫn là tiền đâu?
Phớt lờ trước hàng loạt chỉ trích từ các chuyên gia kinh tế trong nước cũng như thế giới về tính khả thi của phương án xử lý mua bán nợ xấu của chính phủ VN. Hiện các ngân hàng thương mại VN đang sôi nổi thực hiện các thương vụ mua bán nợ theo chỉ đạo của NHNN và Cty Quản lý tài sản của các tín dụng (VAMC). Dù mới chỉ là giai đoạn bắt đầu nhưng cũng không khó để dự đoán kết cục của nó qua nhìn nhận một vài biểu hiện.
Mõ Làng Chờ

(Ảnh minh hoạ)
Trái phiếu đặc biệt hay …giấy lộn?
Như  chúng ta đã biết, thủ tướng VN đã chọn phương án phát hành trái phiếu đặc biệt dùng đểmua những khoản nợ xấu thay vì bơm tiền mặt cho các ngân hàng thươngmại.  Thương vụ sẽ được thực hiện theo cách các TCTD bán các khoản nợ xấu cho VAMC và nhận về …một tờ giấy (hay tập giấy) - được gọi là trái phiếu đặc biệt. Về lý thuyết trái phiếu đặc biệt này được lưu ký tại NHNN và sử dụng để vay tái cấp vốn.  Vậy trên thực tế tập giấy này có thể  sử dụng để vay tái cấp vốn từ NHNN không? Vì nếu sử dụng để vay vốn thì NHNN lại phải đưa tiền cho các TCTD nếu làm được việc này thì NHNN sao không lựa chọn phương án bơm tiền mà phải chọn phương án phát hành trái phiếu đặc biệt?. Vậy cái trái phiếu đặc biệt này là cái gì vậy?  nó có được coi là “trái phiếu” không?.
Ai cũng biết trái phiếu thực chất là một khoản vay nợ.  Theo nguyên tắc nếu một tổ chức hoặc chính phủ phát hành trái phiếu ra thị trường thì trái phiếu đó phải có người mua và đưa tiền cho CP hay tổ chức đó. Đằng này các TCTD trao khoản nợ của khách hàng cho VAMC  (không có tiền) và VAMC trao cho họ tờ giấy (cũng chẳng phải là tiền) để …hạch toán hình thức.
Vấn đề pháp lý khi TCTD bán nợ xấu cho VAMC
Trở lại thực tế nghiệp vụ mua bán nợ xấu hiện nay, khi NHNN nhận khoản nợ xấu từ các TCTD, thay vì quản lý và thực hiện các nghiệp vụ đòi nợ khách hàng, NHNN  lại uỷ quyền lại cho các TCTD thay mình thực hiện các quyền đó.
Đến đây lại có một vấn đề về mặt pháp lý.
Theo Khoản 4 Điều 18 TT 19/2013/TT-NHNN “Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua, bán nợ, tổ chức tín dụng phải thông báo cho khách hàng vay…để thực hiện nghĩa vụ đối với  VAMC”.  Vậy trường hợp khách hàng không đồng ý thay đổi nghĩa vụ trả nợ đối với VAMC thì sao? bởi NĐ 53 lẫn TT 19 đều là văn bản dưới luật và tính tuân thủ pháp lý thấp hơn Luật dân sự 2005. Nếu không thận trọng các TCTD sẽ dính vào các vụ kiện tụng đối với khách hàng nếu cứ đơn phương bán nợ cho VAMC.
Trò ảo thuật mới: Úm ba la ba la nợ xấu  đâu …biến !
Thật không ngoa khi trước đó TS Alan Phan nói rằng “cần một trò ảo thuật mới” khi mô tả cách mà chính phủ "xử lý" đống nợ xấu khổng lồ của các NHTM. Trớ trêu thay, lời giễu cợt đó lại chính là cách mà NHNN Việt Nam lựa chọn và đang thực hiện. Tuy nhiên nó còn hơn cả trò ảo thuật. Từ cách phát hành trái phiếu đặc biệt, cách uỷ quyền truy đòi nợ cho TCTD cho đến cách “trả lại khoản nợ” cho TCTD là một quy trình  khép kín. Nhưng cũng đáng khen vì để che ủ được đống phân to lù lù như vậy mà không ai nhìn thấy thì quả là những đại tài...ảo thuật.
Vậy thực chất nợ xấu có giảm?. Câu trả lời là về hình thức thì đúng vậy nhưng thực chất thì chưa chắc vì dù có được thực hiện bởi những ảo thuật gia tài giỏi nhất, khoản nợ xấu đó không hề biến mất. Nó chỉ được phép ảo thuật hô biến vào một xó đậy lại, ủ kỹ. Đứng dưới góc độ các nhà quản trị đất nước thì đây là một điều… hạnh phúc bởi truyền thống ở xứ này, giới quan chức vốn chỉ yêu những thứ hào nhoáng và giả tạo.
Vậy còn dưới góc độ các nhà băng ngoài những lợi ích dễ nhận thấy như nợ xấu giảm, được xử lý rủi ro số tiền đã trích lập dự phòng cho khoản vay (sử dụng tiền bỏ giỏ để tái cho vay)? Với họ nợ xấu giảm chưa chắc đã là một tin vui vì có không muốn cũng bắt buộc phải bán (theo Thông tư19 những TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên bắt buộc phải bán nợ cho VAMC). Dù có che lại, ủ kỹ, nợ xấu vẫn là nợ xấu. Ai sẽ trả lãi cho các khoản vay để các nhà băng này có lợi nhuận?.  Liệu có ai cần vay tiền (số tiền các nhà băng được sử dụng từ nguồn trích lập dự phòng) để làm ăn trong khi nền kinh tế ảm đạm, các doanh nghiệp làm ăn, kinh doanh thua lỗ, phá sản hay nói một cách dân dã là trong thời “củi châu gạo quế” này?

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Cái “đại cục” nó to bằng nào*

Cái “đại cục” nó to bằng nào

muTổng bí thư đã lấy chuyện “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ…”. Nhưng điều đó không có nghĩa là ở đâu cũng giữ đại cục bằng cách chỉ những con sâu bên cái cây nhà hàng xóm.

Vụ tham nhũng tiền cứu trợ trẻ em tàn tật ở Hà Giang đang có một kết cục ngoài sức tưởng tượng khi cơ quan điều tra giao Sở LĐ-TB và XH xử lý hành chính hành vi tham ô để giữ…đại cục.
Vụ án đơn giản: Giám đốc Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang cùng thủ quỹ và kế toán đã “ăn bớt” của trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng bằng cách không phát hết số tiền hỗ trợ cho trẻ khuyết tật đến khám sàng lọc và sau đó lập chứng từ khống để quyết toán.
Trong hồ sơ hình sự, ghi rõ “Đây là vụ việc có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản”, gồm các tình tiết tăng nặng như “phạm tội có tổ chức”, “số tiền chi sai và chiếm hưởng với số lượng lớn lên đến 181.950.000 đồng”.
Có thể tưởng tượng được không khi người ta ăn bớt của những đứa trẻ từ vài chục ngàn tiền hỗ trợ đi lại, ăn uống.
Tuy nhiên, vụ án sau đó đã được bàn giao cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để xử lý hành chính.
Báo Nhân dân dẫn lời Giám đốc Sở Lý Quang Thái giải thích tờ công văn triện đỏ đề nghị xử lý hành chính, rằng: “Hà Giang là tỉnh nghèo, có rất nhiều trẻ em tàn tật cần được hỗ trợ. Nếu cơ quan điều tra khởi tố hình sự, tôi sợ các tổ chức, cá nhân sẽ biết chuyện, không hỗ trợ cho nữa”.
Trong những lời lẽ của ông Giám đốc, còn có mấy chữ “để góp phần ổn định chính trị tại địa phương”. Và việc không xử lý hình sự là vì…đại cục, vì cái to lớn hơn.
Tại Quốc hội kỳ họp vừa rồi, biết bao nhiêu băn khoăn thắc mắc trước tình trạng có tỉnh 2 năm chỉ xử được 3 vụ án tham nhũng, hay xử 9 bị cáo thì 8 người được hưởng án treo. Các vị ĐBQH bức xúc, nhân dân bức xúc, trong buổi tiếp xúc cử tri gần đây, TBT Nguyễn Phú Trọng cũng nhận định về công tác phòng chống tham nhũng rằng “Lâu nay “phòng” chúng ta cũng yếu, “chống” cũng chưa quyết liệt”. Ông cũng hoàn toàn ủng hộ quan điểm của các cử tri rằng, “chống tham nhũng phải làm nhanh hơn, mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”.
Nhưng câu chuyện Hà Giang hôm nay trả lời rốt ráo cho hiệu quả của công tác tham nhũng: Là vì ổn định chính trị tại địa phương. Là vì…đại cục. Dù không một đứa trẻ tàn tật ở Hà Giang biết cái đại cục đó nó to bé mặt mũi thế nào. Dù nhân dân không thể hiểu tại sao bật đèn xanh cho tham nhũng lại có thể gọi là ổn định chính trị địa phương.
Nếu ai cũng chống tham nhũng bằng cái đại cục như Hà Giang thì biết bao giờ mới tìm thấy một bộ phận không nhỏ?
Nếu ở đâu cũng mang đại cục ra để xử lý thì liệu đất nước này làm gì còn có cái đại cục nào để giữ khi những hành vi tham nhũng hai năm rõ mười, gây bức xúc dư luận khi xâm phạm cả quyền lợi của những người yếu thế rõ ràng như thế mà lại xử lý hành chính vì…đại cục.
Tổng bí thư, trong buổi tiếp xúc cử tri đã lấy chuyện “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã hối lộ…” để nói về việc phải xem xét, bình tĩnh , tỉnh táo, sáng suốt…”. Bình tĩnh, tỉnh táo, sáng suốt, hoàn toàn không có nghĩa là ở đâu cũng báo cáo không có tham nhũng, ở đâu cũng giữ đại cục bằng cách chỉ những con sâu bên cái cây nhà hàng xóm.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Giang hồ tấn công buồng biệt giam giải cứu đại ca*

*Gần đây xuất hiện nhiều nhóm côn đồ "tự phát" tấn công những người đấu tranh cho dân chủ như Bùi Hằng bằng những bịch mắm tôm trong buổi lễ phát bóng bay nhân quyền ở Sài Gòn, LS Lê Thị Công Nhân bị côn đồ tại công an P. Thuỵ Khuê, Hà Nội vây đánh , v.v. Hôm nay gặp tin này Mõ tui thốt lên "như vậy mới xứng danh đối thủ chứ" và đề nghị với quý báo này đặt lại tiêu đề là "Giang hồ  VS Giang hồ công an nhân dân".

----------------------------------------------------

Đám đông mang theo hung khí phá khóa cổng trung tâm cai nghiện, chém bảo vệ, mở cửa giải cứu Long "Rồng đỏ" trong buồng biệt giam.

Chiều 9/12, Công an tỉnh Bình Thuận và Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội Bình Thuận (trực thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội) họp khẩn vì một nhóm giang hồ tấn công trung tâm, khống chế bảo vệ và giải thoát Long “Rồng đỏ” ra khỏi trại cai nghiện vào rạng sáng cùng ngày. Đây là vụ việc gây chấn động tại Bình Thuận vì chỉ trong vòng 5 ngày, Long hai lần được đàn em tiếp ứng, giải cứu ra khỏi trung tâm.
Theo hồ sơ, Long “Rồng đỏ” hay còn gọi là Long “Tam đầu”, “anh Hai”, tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Long (37 tuổi), hộ khẩu thường trú tại Cam Ranh, Khánh Hòa. Tháng 10/2012, Long bị đưa vào tập trung cai nghiện, chữa bệnh tại Trung tâm Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội Bình Thuận (trung tâm) đóng trên địa bàn thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc.
Sau thời gian nghiên cứu quy luật sinh hoạt của trung tâm, Long bắn tin để các đàn em bên ngoài chuẩn bị hung khí đưa vào trung tâm để Long tự giải thoát. Khoảng 15h30 ngày 4/12, Long cùng các học viên trong trung tâm được đưa ra sân chơi thể thao. Lợi dụng các học viên đang say mê chơi bóng đá, Long cùng hai học viên khác là Nguyễn Văn Nhí và Huỳnh Văn Cảnh giả vờ đùa giỡn, rượt đuổi nhau chạy đến gần cánh cổng. Lúc này, nhóm đàn em của Long chờ sẵn ở phía ngoài, đưa vào ô cửa sổ cổng sắt một kiếm Nhật, một mã tấu, một búa tạ, dao bấm và bình xịt hơi cay.
Nhận được hung khí, Long cùng Nhí và Cảnh truy đuổi, chém vào cánh tay một bảo vệ. Sau đó Long dùng bình xịt hơi cay và mã tấu truy sát các bảo vệ còn lại để cho hai học viên dùng búa phá khóa cổng rồi cả ba ung dung ra ngoài, leo lên xe và đàn em nổ máy đưa ba người tẩu thoát.
binh-thuan-6973-1386643599.jpg
Con dao và chiếc kìm khá khóa nhóm giang hồ vứt lại trung tâm.
Vụ tổ chức trốn trại liều lĩnh, hung hăng do Long “Rồng đỏ” cầm đầu đã gây chấn động tại trung tâm. Chiều 7/12, sau ba ngày trốn khỏi trung tâm, Long “Rồng đỏ” chạy mô tô trên đường, dù đã dùng khẩu trang bịt mặt nhưng vẫn bị các trinh sát Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Bình Thuận phát hiện, bắt giữ tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết. Khám xét trong người Long thu giữ một tép ma túy "đá".
Công an giao Long cho trung tâm và nơi đây đưa Long vào nhà kỷ luật biệt giam. Các cơ quan chức năng dự kiến sẽ giao Long cho Công an huyện Hàm Thuận Bắc để khởi tố, điều tra, xử lý Long về tội Cố ý gây thương tích.
Đến 1h ngày 9/12, hơn chục thanh niên mang theo hung khí trèo cổng đột nhập vào trung tâm. Sau đó nhóm thanh niên này dùng kìm cộng lực phá khóa cổng. Bị bảo vệ trung tâm phát hiện, lập tức nhóm thanh niên này dùng mã tấu, kiếm Nhật lao vào truy sát toán bảo vệ, chém vào bụng bảo vệ Nguyễn Ngọc Sa.
Nạn nhân gục ngã, ra máu nhiều nhưng nhóm thanh niên vẫn kề dao vào cổ anh Sa yêu cầu giao chìa khóa phòng biệt giam Long. Sau khi lục soát người nạn nhân không tìm thấy chìa khóa, nhóm thanh niên này khống chế toàn bộ trung tâm, đến khu vực nhà kỷ luật gõ cửa từng phòng gọi to “anh Hai” để xác định nơi giữ Long. Sau khi biết nơi Long bị biệt giam, đám đàn em dùng kìm cộng lực phá khóa giải cứu cho Long. Bên ngoài, hàng chục môtô dàn hàng ngang nổ máy chờ sẵn. Một lần nữa, Long “Rồng đỏ” trốn trại thành công.
Tại hiện trường, chúng bỏ lại một cây mã tấu dài khoảng 70 cm và một cây kềm cộng lực. Nhiều nhân chứng khi thuật lại vẫn chưa hết kinh hoàng vì việc giải cứu được tổ chức chặt chẽ, chuyên nghiệp như trong phim hành động.
Công an tỉnh Bình Thuận đang truy bắt gắt gao Long “Rồng đỏ” cùng các đàn em của hắn.
Theo Pháp luật TP HCM

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Tường thuật của Lê Thị Công Nhân vụ việc ngày 19/11/2013 tại đồn công an Thụy Khê

Xin gửi đến quý vị bản tường trình việc chúng tôi bị đánh đập dã man tại công an phường Thụy Khuê sáng nay thứ 3 ngày 19.11.2013.
Rất mong nhận được sự quan tâm chia sẻ của quý vị bằng việc kiên nhẫn đọc bản tin hơi dài của tôi.
Xin cám ơn rất nhiều
LTCN
Số điện thoại:
Chị Nga dân oan: 0972.572.585
Anh Trương Văn Dũng: 097.3090.713
Chú Lê Hùng: 091.3341.791
Một bác dân oan mà tôi chưa kịp biết tên: 097.3492.881
LTCN: 0120.5115.496
Chúng tôi: Lê thị Công Nhân, Ngô Duy Quyền, Trương Văn Dũng, Lê Hùng, chị Nga dân oan Hà Nam, bé Tài 1 tuổi con chị Nga, cô Ly dân oan Vũng Tàu và nhiều cô dân oan khác vừa bị công an đồn Thụy Khuê kết hợp mật vụ, dân phòng, côn đồ đánh đập dã man tại đồn công an Thụy Khuê.
Sự việc như sau:
Mười một giờ sáng nay thứ 3 ngày 19.11.2013 gia đình chúng tôi (Nhân-Quyền-Lucas) và chú Lê Hùng (biên tập viên nhà xuất bản Thanh Niên đã về hưu) cùng anh Trương Văn Dũng đến đồn công an phường Thụy Khuê 23 phố Thụy Khuê, để yêu cầu họ giải quyết việc anh Dũng, anh Lê Thiện Nhân và chị Bùi thị Minh Hằng đã bị công an đánh đập dã man gây thương tích (riêng anh Dũng bị gẫy 3 xương sườn-khám thương tại bệnh viện Quân Y 103) vào tối ngày 25.10 chỉ vì đến đồn công an đòi lại lều bạt xong nồi… mà họ đã thu giữ bất hợp pháp của bà con dân oan H’mong xuống Hà Nội khiếu kiện oan sai. Những đồ dùng đó là do anh Dũng và những người bạn kêu gọi quyên góp và mang đến cho những người H’mong đau khổ này.
Khi chúng tôi đến nơi đã thấy gần 50 bà con dân oan Dương Nội và một số nơi khác tập trung ở vỉa hè bên kia đường đối diện đồn công an. Vào đồn, trực ban là một công an trẻ mặc quân phục đeo hàm thiếu úy nhưng không đeo biển tên. Ngay lập tức anh Dũng nhận ra hắn là một trong những tên công an đã đánh đập nhóm anh.
Tên trực ban hỏi tôi đến có việc gì, tôi đáp là có việc và hỏi biển tên của hắn đâu. Tên này nói hắn mới về làm nên chưa có biển tên. Câu trả lời ngu ngốc ngày chúng tôi nói lại với hắn một lần cho hết nhẽ “Thôi đi, đeo hàm thiếu úy mà lại không có biển tên àh. Công an có biển tên, số hiệu từ khi còn là sinh viên kia.” Và yêu cầu gọi chỉ huy ra làm việc. Tên trực ban cứ ngồi ỳ ra không đáp và liên tục đuổi chúng tôi ra ngoài bằng từ “mời”. Thậm chí còn dọa cưỡng chế chúng tôi. Chúng tôi nói “Đây là phòng tiếp dân chứ không phải nhà riêng các anh. Chính người dân nộp thuế để trả cho mọi chi phí ở đây.”
Mật vụ trẻ đông như quân Nguyên bên Tàu (mà có khi chúng đã theo Tàu cả rồi!) chia nhau chen vào ngồi những chỗ còn trống trên băng ghế, và còn giả vờ làm dân vào hỏi công việc nhân tiện “bức xúc bọn quấy rối” thay cho công an quay sang chửi và cạ đánh chúng tôi. Chúng tôi nhận ngay ra hầu hết bọn chúng và chỉ mặt gọi tên thương hiệu “mật vụ” từng tên. Còn bảo chúng “Thôi đi mà, đang chuẩn bị đánh dân thì đừng giả vờ làm dân nữa. Rởm đời quá!”
Khoảng 20 phút sau thì công an Nguyễn Thanh Xuân 3 sao 2 vạch vào. Hắn hỏi có việc gì, lúc này tôi mới nói chậm rãi và rõ ràng từng chữ “Chúng tôi đến tìm gặp những thằng công an khốn nạn đã đánh đập dã man gây thương tích cho anh Trương Văn Dũng, Lê Thiện Nhân và chị Bùi thị Minh Hằng vào ngày 25.10. Sự việc xảy ra đã gần 1 tháng mà những kẻ đó không hề thăm hỏi, xin lỗi, bồi thường gì cho nạn nhân. Đánh người thì phải xin lỗi. Đánh người thì phải bồi thường. Đó là đạo đức và pháp luật. Sự việc diễn ra tại đây, thủ phạm làm việc ở đây, nên chúng tôi đến đây yêu cầu gặp họ với tư cách cá nhân để không phải kiện tụng. Việt Nam có câu vô phúc đáo tụng đình. Chúng tôi dù là nạn nhân nhưng vẫn ưu tiên giải quyết với tư cách cá nhân cho sòng phẳng như những người văn minh. Và nếu không giải quyết được ở góc độ tự nguyện thì chúng tôi sẽ kiện. Và tôi báo trước với anh chúng tôi tin là chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam này sẽ không giải quyết đâu. Nói vậy cho anh hiểu chúng tôi không phải kẻ ngây ngô.”
Lúc này hắn mới hỏi tên tôi rồi quay sang hỏi ngay anh Dũng đang ngồi ở băng ghế cùng chú Lê Hùng, 2 bác dân oan và 1 tên mật vụ giả vờ dân (dù chẳng ai giới thiệu, tự khắc hắn nhận ra, hết chối là không biết gì!) “Tại sao anh khỏe mạnh thế kia, có bệnh tật ốm đau gì đâu mà không tự trình bày?” Anh Dũng đáp “Tôi thật sự rất mệt. Hôm nay mới đỡ, đến đây yêu cầu các anh giải quyết vụ việc tôi bị tra tấn đánh đập dã man ở ngay tại đồn Thụy Khuê này ngày 25.10. Tôi ủy quyền trực tiếp tại chỗ cho cô Lê Thị Công Nhân làm việc với các anh.” Tên Xuân ngay lập tức thể hiện trình độ hiểu biết pháp luật của một thượng tá công an bằng câu trả lời “Anh khỏe mạnh vẫn nói được thì không được ủy quyền. Anh phải trực tiếp làm việc.” Anh Dũng định lên tiếng thì tôi đáp “Anh không phải nói nữa vì anh đã tuyên bố ủy quyền trực tiếp tại chỗ rất rõ rồi. (quay sang tên thượng tá Xuân) Anh là thượng tá mà hiểu biết pháp luật kiểu gì vậy. Hóa ra theo anh thì chỉ có người câm, bệnh nằm một chỗ mới được ủy quyền àh?” Hắn bỗng dưng nổi khùng lên “Chị không được nói đến cấp bậc của tôi! Cái đấy không liên quan đến công việc.” Ôh hay! Người ta gọi cấp bậc của mình ra vừa quy củ, sang trọng và đúng đắn chứ sao!
Thực ra công an Việt Nam đã bao giờ có 3 thứ ấy đâu nên nghe mình gọi như vậy họ ngượng ngùng chăng?! Cộng với bản chất hung ác, ngạo mạn nên sự ngượng ngùng ấy được thể hiện ra bằng một câu trả lời không biết nói gì hơn là “Như thằng Saddam Husein mất trí bẩn như con cú cười nhăn nhở dưới hầm trú ẩn khi lính Mỹ rọi đèn vào lúc bị bắt.”
Tay Xuân quay sang nói với tôi “Chị không được phép gọi chúng tôi là thằng nọ thằng kia. Như thế là không lịch sự.” Tôi đáp “Tôi không gọi anh là thằng khốn nạn, tôi gọi những thằng đánh anh Dũng là những thằng công an khốn nạn và tôi sẽ vẫn gọi như thế, rõ chưa? Không gọi những kẻ đấy là thằng công an khốn nạn thì gọi là gì, chiến sỹ àh, đồng chí àh?” Hắn không đáp gì.
Sau đó một tên mật vụ rất cao lớn mặc bộ đồ đen ngồi vào chiếc ghế còn lại cạnh tôi, giả vờ làm dân đến làm việc cứ tôi nói thì chen ngang. Đúng lúc đó bé Lucas đòi ăn quả ti ti của mẹ. Tôi kéo áo cho bé bú mẹ ngay tại đấy, tên mật vụ này ngay lập tức chớp lấy cơ hội dè bỉu tôi “Vô duyên quá. Cho con bú thì ra chỗ khác.” Thề có Chúa là tôi biết trước là hắn sẽ nói thế vì chúng vẫn có truyền thống như vậy. Tôi bình thản cho con bú và đủng đỉnh đáp “Anh có biết mẹ cho con bú là một trong những điều đẹp nhất của nhân loại không? Liên Hợp Quốc và WHO luôn khuyến khích mẹ cho con bú bất kỳ lúc nào có thể. Anh mật vụ này anh tưởng câu khích đểu vớ vẩn đấy hay lắm sao. Anh không có vợ con àh?”
Sau đó tên thượng tá Xuân trả lời “Các anh chị bảo là bị đánh đập dã man chỉ có phía anh chị nói thế. Chúng tôi đang điều tra giải quyết. Khi nào có giấy mời thì các anh chị mới được đến làm việc. Bây giờ yêu cầu mọi người ra về” Tất nhiên chúng tôi không chấp nhận câu trả lời đó, đáp lại “Vâng, anh nói thế thì cũng được thôi. Anh ghi cho cái giấy hẹn ngày tháng cụ thể để chúng tôi đến. Chứ biết khi nào các anh giải quyết xong?” Tên Xuân hùng hổ đáp “Chúng tôi không bao giờ viết giấy hẹn.” Chú Hùng quá bất bình lên tiếng đòi hắn viết giấy hẹn. Tên Xuân kiên quyết đến cùng là bọn chúng (không dại gì!) mà viết giấy hẹn với dân. Chúng tôi đáp chúng tôi sẽ không về và ngồi lại. Trong lúc đó bọn mật vụ tràn ngập cả phòng, ngoài hành lang và ngoài đường chửi bới xỉa xói chúng tôi và cà khịa đánh nhau.
Sau đó tên Xuân đi ra ngoài, rồi chị Nga dân oan Hà Nam và 5 người phụ nữ dân oan lớn tuổi bộ dạng rất khốn khổ đáng thương đến đòi công an phường giải quyết vụ chị dân oan Ngọc Anh bị công an phường này đánh đến ngất xỉu phải đi cấp cứu mấy hôm trước, và đòi lại đồ dùng mà họ bị công an phường này cướp. Các bác dân oan này chỉ rõ cái xe chuyên dụng công an đang đỗ ngoài vỉa hè trước cửa đồn là chiếc xe mà công an đã dùng để cướp và đựng đồ của họ mang đi. Chị Nga thì tố cáo và chỉ thẳng mặt một tên mật vụ đang đứng nhởn nhơ ngoài cửa là kẻ đã đánh chị mấy hôm trước. Tên này ban đầu quay đi chỗ khác, sau khi bị chị Nga đến trước mặt chỉ thẳng vào hắn nói “Chính mày là thằng đã đánh tao hôm nọ. Có ảnh của mày và video mày đánh tao đây này.” Tên này trơ trẽn vừa cười cười nhưng mặt vẫn không giấu nổi vẻ hung ác nói “Mày bị điên àh. Tao đánh mày lúc nào.” Tôi nhìn hắn bảo “Cứ yên tâm đi. Những việc anh làm là hậu vận, là phúc phận của nhà anh đấy.”
Sau đó thấy những lời chửi bới đe dọa đánh người, thậm chí là dọa “lập biên bản tội gây rối trật tự công cộng” không hiệu quả, chúng tôi vẫn không về, tên Xuân quay trở lại, đứng giữa phòng nói “Thôi đừng giở trò nữa!” Chú Hùng đứng bật dậy bảo hắn “Anh bảo ai giở trò? Chúng tôi yêu cầu anh ghi cái giấy hẹn để chúng tôi về mà anh bảo là giở trò àh? Anh ăn nói với dân thế àh?” Anh Quyền chồng tôi nói “Không ai làm trò giỏi bằng các anh đâu.” Không có gì đáp lại, hắn lại trả lời như cũ “Tôi đã giải quyết xong rồi. (Trời!) Yêu cầu mọi người ra về.” Và túm vào người anh Quyền đẩy ra ngoài. Anh Quyền chống lại và nói “Tôi phải đến đây với người nhà của mình vì đã có rất nhiều người dân bị đánh chết trong đồn công an. Và tôi cũng đương nhiên có quyền đến đây.” Khi nghe anh nói câu đó, tất cả những tên công an mật vụ nhìn anh với ánh mắt căm thù với thông điệp “Đúng đấy. Thì sao. Chúng tao cũng đang muốn đánh chết mày đây.” Nhìn mặt họ lúc đấy tôi rùng mình ghê sợ, vì thần sắc của chúng y như quỷ, sự hung ác tỏa rực ra, kết hợp với cái âm u cô hồn của sự chết.
Lúc đó một tên dân phòng già khoảng 60 tuổi, người cũng không cao lớn gì, vào phòng và giở giọng côn đồ ngay lập tức. Hắn xác định mục tiêu là 2 bác dân oan lớn tuổi đang ngồi trên băng ghế và ngay lập tức đến túm vào tay vào người 1 bác và nói giọng vừa dê cụ vừa côn đồ “Ôi, em. Em định làm trò gì đấy àh em. Ra đây anh bảo cái nào.” lôi bác đứng lên. Bác giằng tay thằng già đốn mạt đó ra, tôi cũng lao đến quát to “Ông bỏ tay ra. Ông già rồi lẽ ra phải an hưởng tuổi già mà đi làm những trò này àh?” Lúc đó nhiều người cũng la ó vì hành động đốn mạt của tên này nên hắn bỏ đi ra ngoài.
Sau đó công an phường và một số mật vụ rủ nhau sang phòng bên cạnh ăn cơm, còn lại toàn mật vụ ở lại theo dõi để trấn áp chúng tôi. Khi ấy chị Nga nhận diện chính xác thêm nhiều gương mặt mặt vụ đã từng đánh đập chị. Anh Dũng cũng nhận ra thêm một tên đã trực tiếp đánh đập gây thương tích cho anh là tên Phạm Công Định, hàm tá. Chị Nga và anh Dũng chỉ thẳng vào mặt những kẻ đã đánh mình mà vạch tội và chụp ảnh chúng. Bọn chúng đang túm tụm trong phòng bên cạnh lao ra đánh chị Nga trước tiên, tôi lao vào can hô to công an đánh người (chị Nga vẫn bồng bé Tài) thì tên Xuân lao ra gằn giọng chửi luôn “Đ.C.M mày!” túm lấy tay trái của tôi và dùng nghiệp vụ đánh người được đào tạo bài bản bẻ quặt ngón tay cái khiến tôi bị sai khớp bong gân luôn.
Câu chửi cực kỳ hùng hồn với biết bao uất nghẹn vì nãy giờ phải đóng vai đạo đức giả lố bịch. Câu chửi này có lẽ là một dạng mệnh lệnh kiểu mới vô cùng ngắn gọn của ngành công an, ngay lập tức tất cả công an và mật vụ lao vào đánh đập chúng tôi. Chúng đánh rất bài bản với sự phân công từ trước thủ đoạn phong phú mà chúng được dạy, học lẫn nhau và tự sáng tạo. Đầu tiên là chia chúng tôi ra, cứ khoảng 5,6 tên vây tròn lại đánh 1 người chúng tôi. Dùng số đông dồn người bị đánh vào tường, vào cửa hoặc bất cứ cái gì để họ không lui, không tiến, không thoát ra được. Đánh túi bụi phủ đầu. Thằng đứng sau cố luồn chân qua thằng đứng trước để đá, đạp nạn nhân ít nhất 1 cái (chắc để mai họp có cái mà báo công và cả vì tính côn đồ!). Thằng đứng trước nạn nhân thì dùng cùi chỏ tay huých thật mạnh ngược ra phía sau. Nạn nhân là đàn bà thì chúng cho công an mật vụ côn đồ là cả đàn ông và đàn bà đánh. Khi trong đồn thì cả công an mặc sắc phục và mật vụ đánh, ở ngoài đường thì công an mặc sắc phục không ra chỉ còn mật vụ, dân phòng và côn đồ. Tha hồ mà lừa người đi đường!
Lúc đó tôi bị tên Phạm Công Định đá một cái rất đau vào ống chân phải, hiện giờ bị sưng và nhức tận xương. Ngoài ra một tên mật vụ mặc áo sơ mi trắng muốt không một vết nhàu đứng trước tôi dùng chiêu huých cùi chỏ tay ngược ra phía sau trúng ngực tôi. Cú huých khiến tôi choáng váng vì bất ngờ.
Tất cả mọi người đều bị chúng chia ra đánh đập và xô đẩy ra ngoài. Riêng chị Nga và bé Tài bị chúng đánh ngã xuống đất vẫn còn ở bên trong. Tôi bị chúng lôi đẩy đi nhưng không hiểu sao tôi vẫn vùng ra được và lao ngược trở lại túm vào bọn công an mật vụ đang xúm đánh túi bụi chị Nga. Các bác dân oan phụ nữ lớn tuổi đều bị chúng xúm vào đánh hội đồng. Khi đẩy đánh được chúng tôi ra sân thì bỗng nhiên một nam mật vụ trẻ bế Lucas ra đưa cho tôi, còn nói “Con chị chị không lo àh.” Trời! Tôi bị bọn chúng đánh hội đồng lạc mất cả con ngay trước mắt hắn, lúc đó tôi vừa ngã xuống đất đứng dậy không vững, bay cả giày cả kính (may mà tìm lại được) ngay trước mắt anh ta nên ngay cả khi anh ta có ý tốt thì tôi cũng không thể chấp nhận được câu nói của này. Tôi chưa kịp nói gì thì chồng tôi lao đến bế Lucas và nói với cậu ta “Cậu bỏ cái giọng đạo đức giả ấy đi.”
Tình huống hỗn loạn vô cùng. Khi chúng đẩy chúng tôi ra ngoài đường, tôi lấy trong túi ra tờ giấy A2 in dòng chữ “Đả đảo công án tra tấn người dân” và giơ lên cho người đi đường xem. Tôi cuống đến nỗi làm rách một góc tờ giấy. Công an mật vụ vẫn tiếp tục đuổi đánh chúng tôi, thấy tôi làm thế thì chúng lại càng hăng. Tất cả chúng tôi kêu gào lên “Công an đánh người. Công an giết người. Xin giúp chúng tôi. Cứu chúng tôi với.” Rất nhiều xe các loại dừng lại nhưng không một người nào xuống giúp chúng tôi. Một số tên công an mặc thường phục ngay lập tức ngậm còi lao ra đường tuýt tuýt bắt mọi người phải đi thật nhanh.
Tôi để ý thấy bọn chúng tập trung 5, 6 thằng đánh anh Dũng rất dã man trong đó có tên mật vụ cao to mặc quần áo đen. Tôi cũng bị vây đánh nhưng không hiểu sao lúc đó tôi lại thoát ra được lao thẳng vào chỗ anh Dũng túm lấy 2 thằng mật vụ lôi ra. Tay thì cầm một chiếc giày đánh vào 1 tên nào đó. (Tiếc là giầy đế bằng!) Không phải vì sức của tôi mà lôi được 2 thằng mật vụ ra, có lẽ bọn chúng không ngờ tôi lại lao đến như một mũi tên nên buông anh Dũng ra trong một vài giây và anh Dũng đã tận dụng được cơ hội đó để thoát ra. Sau đó nhóm mật vụ quay sang tập trung đuổi đánh tôi. Đặc biệt là tên dân phòng già và và một nữ côn đồ cũng già lao vào đuổi đánh đòi giết đích danh tôi “Tao phải giết con đeo kính.”. Tên nữ côn đồ này gần 60 tuổi, cao to lực lưỡng khoảng 1,7m là chủ quán nước sát vách tường bên tay phải đồn nhìn từ ngoài đường vào, quán có cửa thông thống sang sân đồn. Tôi đoán nữ côn đồ già này là một chị cốt cán được sâu chuỗi bắt rễ từ thời cải cách ruộng đất nên mới trâu điên như thế.
Chồng tôi bế Lucas ra giữa đường kêu cứu rất to thì ngay lập tức một nhóm mật vụ lao theo đuổi đánh. Lúc đó có đông người dừng lại xem nên có vẻ bọn chúng được lệnh rút bớt sang bên kia đường, chừa lại khoảng 20 chục tên đứng rình đánh chúng tôi tiếp. Ngay lúc đó thì bà con dân oan Dương Nội kéo đến sau khi bị chúng kết dàn hàng đẩy đi xa khỏi đồn (sau đó bà con dân oan đi ăn trưa luôn.) Bà con dân oan rất bất ngờ và ái ngại vì đã không tới giúp kịp khi chúng tôi bị đánh. Chúng tôi trò chuyện với nhau một lúc và quyết định đi về. Bà con dân oan Dương Nội đã đưa chúng tôi từng người về tận nhà. Chúng tôi rất xúc động và cám ơn sự quan tâm của bà con dành cho chúng tôi. Lòng tôi hơi trách một chút xíu, là giá như bà con nhận ngay ra trò ly gián của bọn chúng để đánh đập chúng tôi, cử vài người ở lại để trợ giúp chúng tôi, ít nhất là mặt truyền tin thì tốt biết bao. Âu cũng là một kinh nghiệm!
Mãi đến lúc đó chúng tôi mới phát hiện ra bé Tài bị 2 cục u sưng to bằng quả ổi nhỏ trên trán. Thật tội nghiệp vô cùng! Còn bé Lucas thì không khóc, không nói gì, im lặng kinh hoàng, đôi mắt thất thần. Về đến nhà bé ngủ thiếp đi được nửa tiếng thì choàng dậy thét và khóc suốt nửa tiếng. Giọng bé uất nghẹn như chưa từng bao giờ như vậy. Chúng tôi dỗ dành mọi cách mà không dứt được con ác mộng của bé, đến nỗi vợ chồng tôi phát khóc theo. Cho dù chúng tôi hoàn toàn không gây ra sự kinh hoàng mà bé phải chứng kiến và nghe thấy nhưng trong lòng chúng tôi đều áy này và đau đớn vô cùng. Mẹ tôi bị tai biến não, bại liệt đã 8 tháng nay. Vợ chồng chúng tôi đi cùng nhau, bất đắc dĩ phải mang bé theo. Chúng tôi chỉ còn biết cầu Chúa mà thôi.
Chúng tôi đến đồn công an Thụy Khuê hôm nay để đòi lẽ phải cho anh Trương Văn Dũng và những người bạn theo một cách chưa từng có mà lẽ ra nên có từ lâu rồi. Đó là trực diện, chính tại nơi đã diễn ra sự việc, chỉ mặt gọi tên những thằng công an khốn nạn. Bọn chúng đã thật sự bối rối khi chúng tôi làm như vậy vì chúng quá quen với việc người dân bỏ qua hoặc tạm thời bỏ qua chưa tính sổ tội ác của chúng. Chúng tôi muốn tạo nên một tiền lệ để những người dân oan khác làm theo. Và chúng tôi đem chính mình ra làm gương. Chỉ khi nào từng người dân oan Việt Nam tự mình trực diện đối mặt với tà quyền độc tài cộng sản thể hiện qua những tên công an, mật vụ, dân phòng, côn đồ, chỉ mặt gọi tên từng đứa yêu cầu chúng phải xin lỗi phải bồi thường những gì chúng đã gây ra thì sức mạnh nhân dân sẽ là con sóng thần cuốn phăng bọn chúng xuống địa ngục để được sống mãi với bác Hồ vĩ đại của chúng. (Tôi tự hỏi có bao giờ đám công an mật vụ này thắc mắc vong bác Hồ của chúng đang ở đâu không?)
Chúng tôi đã chuẩn bị trước cho những tình huống xấu xảy đến. Và cuối cùng thì nó cũng xảy đến. Nhưng dù cho đã chuẩn bị trước thì chúng tôi vẫn kinh hoàng ghê sợ trước sự tàn bạo, dã man, bầy đàn, tiểu nhân và bài bản của công an mật vụ dân phòng côn đồ Việt Nam trong việc đàn áp người dân.
Hiệu quả việc chúng tôi làm có thể không nhiều thậm chí rất ít. Nhưng giá như mọi người nhìn thấy sự bối rối chưa từng thấy trên gương mặt bọn chúng khi chúng tôi nói yêu cầu của mình. Chúng ta đã và đang dùng nhiều biện pháp để đòi lẽ phải, để tố cáo tội ác của công an cộng sản Việt Nam nhưng biện pháp này chúng ta chưa làm. Liệu rằng chúng ta chưa làm vì chúng ta thật sự cho rằng biện pháp khác tốt hơn? Hay là vì chúng ta sợ? Chúng ta chưa đủ can đảm đi đến và chỉ thẳng vào mặt những kẻ đã hãm hại chúng ta mà bảo “Chính mày là là người đã đánh tao. Mày phải xin lỗi và bồi thường cho tao.” Có thể những cách thức khác là khôn ngoan hơn. Nhưng dù nó có khôn ngoan hơn thì cuối cùng cũng đưa đến kết cục là từng tên tội đồ của người dân Việt Nam sẽ được chỉ mặt gọi tên để tố cáo tội ác của chúng, buộc chúng phải xin lỗi, phải bồi thường, phải ngồi tù, thậm chí là tử hình.
Thưa công an, mật vụ, dân phòng và côn đồ Việt Nam,
Vậy đó. Như tôi đã nói rõ ở trên. Khi đối mặt mang tính cá nhân với các anh như ngày hôm nay, chúng tôi chỉ yêu cầu các anh xin lỗi và bồi thường cho chúng tôi. Vậy mà các anh không chịu. Đầu óc các anh để đi đâu vậy? Các anh định đợi ngày dân chủ đến để các anh đi tù, thậm chí là bị tử hình sao? Ngày đó cũng không còn xa. Hãy tìm đọc về gói cứu trợ bất động sản 30 nghàn tỉ triển khai đã hơn nửa năm và giờ thì “mất hút con mẹ hàng lươn”. Cùng với nó là nợ xấu ngân hàng lên tới 30%. Đừng có nói với tôi là các anh và gia đình các anh không vay nợ ai và cũng chẳng cho ai vay nợ!
QUAY ĐẦU LÀ BỜ là lời khuyên tôi dành cho những người hiếm hoi trong các anh còn lại chút lương tri.
Còn nếu các anh vẫn tiếp tục trung thành tuyệt đối với cái nhà nước này mà hãm hại người dân thì các anh sẽ được thẳng tiến xuống địa ngục.
Chúng tôi không oán thù, thậm chí còn chẳng quen biết các anh vậy mà các anh theo lệnh ai hay tự ý vì muốn tâng công mà đánh đập hãm hại người dân như vậy? Nếu tự tin việc làm của mình là đúng thì sao phải khiếp sợ không dám công khai? Không dám công khai thì khi bị tố cáo sao không dám nhận, lại chối phắt đi, lại tiếp tục đánh đập hãm hại người tố cáo mình. Các anh không cứu được nữa rồi!
Tôi thật vô duyên khi khuyên nhủ các anh. Nhưng tính tôi là thế, nói hết ý một lần rồi đến đâu thì đến. Nói vô duyên là vì giờ này chắc các anh đang ngồi họp với sếp. Tự vuốt ve nhau rằng “Thật ra hôm nay bọn mình quá tử tế. Nói chung là cũng chỉ dọa chúng nó thôi. Bọn mình mà xuống đòn độc thủ thì làm gì chúng vẫn cười nói tay bắt mặt mừng với nhau được như thế.” Thế là yên tâm rồi! Tha hồ mà ăn no ngủ kỹ, giải trí yêu đương, gia đình trìu mến!
Chưa bao giờ tôi bị đánh đập và thấy ghê sợ như ngày hôm nay. Nhưng ngày hôm nay tôi cũng phát hiện ra tôi mạnh mẽ hơn là tôi tưởng. Tôi hạnh phúc vì đã giúp được nhiều người và cũng được nhiều người giúp trở lại. Xin hãy truyền tin, chia sẻ và cầu nguyện cho chúng tôi!
Lê thị Công Nhân
8h tối thứ 3 ngày 19.11.2013

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Văn minh Sicagô (nguồn: http://www.procontra.asia/?p=3593)

Tháng 11 4, 2013
Phạm Thị Hoài
Từ khoảng 1955-1956 trở đi, dưới những bút danh Trần Lực, Chiến Sĩ, D.X., T.L. và C.B.,  Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhiều bài trên báo Nhân dân về nước Mỹ [1], đặt nền tảng cho tư duy và cảm nhận của nhiều thế hệ người Việt về cái thế giới kinh hoàng rùng rợn của chủ nghĩa tư bản ở những xứ sở phương Tây bất hạnh trên địa cầu. “Mỹ mà xấu” trở thành một cách nói phổ biến ở miền Bắc Việt Nam trong chiến tranh và được coi là một phát ngôn châm biếm thành công, một cách chơi chữ độc đáo của ông Hồ. Chúng ta hãy đọc lại một số bài báo đó.
Bài kí tên C.B. sau đây đăng trên Nhân dân số 838, ngày 20-6-1956.
Sicagô và Sài Gòn
Sicagô là một thành phố to hạng nhì ở Mỹ, có độ ba triệu dân và rất nhiều công nghiệp và thương nghiệp. Nó cũng là sào huyệt của những “vua” cướp của, giết người, buôn lậu và các thứ tội ác.
Hiện nay, Mỹ đang đưa “văn minh” Sicagô đến miền Nam Việt Nam ta.
Tối hôm 9-6, hai nhân viên của “phái đoàn viện trợ” Mỹ đã bắn nhau chết ở tiệm rượu “Đồng tiền vàng”. Có lẽ đó mới là bước đầu.
Hôm 12-6, một bọn cướp với súng ống đầy đủ, đã cướp chuyến xe hơi ở Xuân Lộc, cách Sài Gòn 80 cây số.
Các báo miền Nam cho biết: từ 21-5 đến 7-6, ở Sài Gòn và các thành phố xung quanh có 48 vụ trộm cướp và 47 vụ tống tiền. Ở Sài Gòn – Chợ Lớn, ngày nào cũng xảy ra những vụ ăn cắp xe đạp và xe hơi. Có những tên đã đánh cắp hơn 20 chiếc xe hơi.
Tệ hại nhất là “văn minh” Sicagô đã lan rộng đến lớp thanh niên học sinh. Thí dụ: 1 nam học sinh 17 tuổi, ở Tân Sơn Nhất, đã phạm tội giết người, cướp của.
Một nữ học sinh trường luật, 23 tuổi, đã phạm tội tống tiền gần nửa triệu đồng…
Đế quốc Mỹ xúi giục Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, âm mưu trường kỳ chia cắt đất nước ta. Đó đã là một tội ác tày trời, không thể tha thứ. Chúng lại còn âm mưu phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, đầu độc thanh niên ta – Hai tội chồng chất, càng không thể tha thứ[2]
*
Bài kí tên Trần Lực sau đây đăng trên Nhân dân số 2051, ngày 28-10-1959.
Mỹ mà phong không thuần, tục không mỹ
Do kết quả của giáo dục và ảnh hưởng của xã hội, số phạm tội trong đám thiếu niên và thanh niên (từ 10 đến 20 tuổi) ngày càng tăng. Trên báo chí Mỹ thường có những tin tức rùng rợn như sau:
Thằng bé E. Pakét, 16 tuổi, đã giết chết cha và một em gái của con bé S. Phrốtxlen, 15 tuổi, là “người yêu” của nó. Mẹ và hai em gái của Phrốtxlen cũng suýt bị Pakét giết chết (14-10-1959).
Tuần báo Tin tức Mỹ và báo cáo thế giới ( 14-9-1959) viết: Bọn phạm tội trẻ tuổi ngày càng táo bạo. Ở các thành phố to, đi ra đường là có nguy hiểm. Sự khủng bố ở ngoài đường đã trở nên một vấn đề ngày càng nghiêm trọng
Báo Ngôi sao, xuất bản ở thủ đô Mỹ đã đăng những lời khuyên răn của sở cảnh sát đối với phụ nữ, trong đó có mấy điều như sau:
- Khi các bà, các cô ra đường, nên có người đưa đi.
- Nên chọn những đường phố đông người và nhiều đèn sáng.
- Trước khi đi vào ngõ, phố ít đèn, nên để ý có ai theo đuổi mình chăng.
- Nếu có chút đáng ngờ, thì nên vào ngay một nhà gần nhất ở đó để gọi cảnh sát.
- Nên nắm thật chặt cán túi tay của mình.
- Không nên mang trên mình vòng xuyến quý và nhiều tiền bạc.
- Nếu đi xe hơi của mình, thì chỉ nên dừng xe ở những phố đông người. Nên luôn luôn đóng kín cửa sổ xe.
- Không nên tắt máy, để khi cần thì cho xe chạy được ngay.
Và nhiều điều dặn dò khác, để tránh nguy hiểm do bọn du côn trẻ tuổi gây ra.
Đó là một “nếp sống văn minh” mà đế quốc Mỹ muốn đưa ra làm gương cho thiên hạ noi theo! Ngu ngốc thay đế quốc Mỹ vậy! [3]
*
Bài kí tên T.L. sau đây đăng trên Nhân dân số 2003, ngày 30-3-1960.
Chế độ nào, thanh niên ấy
Ngày 17 tháng 1 năm 1960, chiếc thuyền nhỏ chở 4 thủy thủ trẻ tuổi Liên Xô (Digansin, Palốpxki, Criútcốpxki, Phêđôtốp), bón người thuộc ba dân tộc, đều mới vào bộ đội bị bão to cuốn ra khơi Thái Bình Dương. Máy vô tuyến điện hỏng, đứt liên lạc với trên bờ. Trên thuyền chỉ còn lương đủ cho hai ngày và hai mươi kilô khoai. Bốn người lênh đênh xiêu bạt suốt bốn mươi chín ngày đêm. Lương thực hết, họ phải nấu giày ủng để ăn. Ăn hết giày ủng, họ phải nấu cả chiếc đàn gió bằng da. Nước hết, họ phải hứng nước mưa và mỗi người mỗi ngày chỉ được uống nửa cốc. (Để mừng ngày sinh của Criútcốpxki, các bạn tặng anh một cốc nước đầy, nhưng anh không nỡ uống.)
Đói, khát, rét, mệt, nguy hiểm đến cực độ, nhưng bốn thanh niên anh hùng ấy vẫn giữ vững tinh thần, không chút nản chí. Lênh đênh trên mặt biển, không có việc gì làm, họ thay phiên nhau ngâm thơ, đọc sách, kéo đàn (khi chiếc đàn hãy còn) để khuyến khích lẫn nhau.
Cuối ngày thứ bốn mươi chín thì một chiếc tàu binh Mỹ vớt họ lên.
Đó là tiêu biểu của tinh thần đoàn kết và chí khí bất khuất của thế hệ thanh niên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ai cũng biết rằng ở Mỹ, số thiếu niên và thanh niên phạm tội ngày càng nhiều. Nhất là ở những thành phố lớn, ngày nào cũng xảy ra những vụ thiếu niên và thanh niên phạm tội trộm cắp, hãm hiếp, cướp của, giết người. Ví dụ, cách đây không lâu, tên E. Pakê, mười sáu tuổi, đã bắn chết cha và em gái của cô A. Khi bị bắt, nó khai rằng nó đã chuẩn bị kế hoạch từ lâu định giết cả mẹ và hai em gái của cô A. Nhưng “không may” ba người đã chạy thoát [4].
Vừa rồi, chỉ trong mấy ngày (từ 2-2 đến 2-3), tên D. Hoaini, mười bảy tuổi, quê ở Caliphoónia, đã giết chết năm người đàn ông và một người đàn bà. Khi bị bắt, nó thản nhiên nói: “tôi định giết mười hai người. Tiếc rằng tôi chưa làm được như ý muốn.”
Đó là đầu óc hư hỏng và cử chỉ điên cuồng của thế hệ thanh niên dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Hai chế độ xã hội khác nhau đã giáo dục nên hai thế hệ thanh niên khác nhau? [5]
*
Tôi cũng thuộc những thế hệ lớn lên bằng gạo mốc và lòng tự hào rằng chúng ta còn thiếu thốn, nhưng có thừa những phẩm chất tốt đẹp để vẫy gọi phía bên kia. Rằng ngoài chính nghĩa, lí tưởng, lòng nhân ái và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chúng ta còn lành mạnh. Chúng ta đầy giun sán trong người nhưng không mắc bệnh giang mai. Không cao bồi, đĩ điếm, xì-ke ma túy. Không bệnh hoạn, đồi trụy, dâm ô. Không thần kinh, không tự tử. “Mỹ mà xấu” bao nhiêu, chúng ta tốt đẹp bấy nhiêu.
Có thể cái ưu thế đạo đức ấy từng có thật ở một mức độ nhất định và đóng một vai trò chưa thể đánh giá hết trong hoàn cảnh đặc biệt của chiến tranh. Song từ ấy đến nay chẳng có gì – từ truyền thống và thuần phong mĩ tục đến tín ngưỡng và quốc giáo Mác-Lê-Hồ – chứng tỏ và bảo đảm rằng người Việt thượng đẳng hơn những dân tộc khác về đạo đức. Chẳng có gì để chúng ta phải sững sờ không tin nổi, vì sao một điều khủng khiếp này, một tội ác tày trời nọ lại có thể xảy ra trong “xã hội ta”.
Ngược lại. Sẽ có ích hơn, nếu xuất phát từ tiền đề rằng không có vực thẳm đạo đức nào của nhân loại là quá sâu với người Việt. Tôi từng đinh ninh rằng xâm hại tình dục trẻ em chỉ có thể là sản phẩm của phương Tây. Bây giờ hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam đã thành tin nhàm. Một bé gái 8 tuổi. Một bé gái 7 tuổi. Một bé gái 6 tuổi. Một bé gái 5 tuổi. Một bé gái 4 tuổi. Một bé gái 3 tuổi… Không ngưỡng nào là cuối cùng. Chúng ta không là một ngoại lệ nào hết. Cũng đầy đủ khả năng hư hỏng, điên rồ, méo mó, bệnh hoạn, hủy diệt kẻ khác và tự hủy diệt như con người ở bất kì đâu. Xã hội Việt Nam ngày nay cũng tràn ngập những điều rùng rợn kinh hoàng mà Hồ Chí Minh quy về cho xã hội Mỹ, cộng thêm bản sắc dã man mông muội rất riêng của văn hóa Việt Nam.
Muộn nửa thế kỉ, cuối cùng Hà Nội cũng đến kịp với nền “văn minh Sicagô”. Và đang nôn nóng vượt qua, như thường thấy ở kẻ đến muộn. Trước sau Mỹ vẫn dẫn đầu về tỉ lệ tội phạm trong các nước phát triển. Nhưng nếu đi tìm một cái xác trên dòng Chicago River, người ta sẽ không thể trong vỏn vẹn mười ngày ngẫu nhiên gặp luôn sáu thi thể khác, như trên sông Hồng.
© 2013 pro&contra


[1] Những bài này sau được tập hợp thành sách trong Nói chuyện Mỹ…, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1972, 352 trang. Ngoài ra còn một cuốn sách khác, nhan đề Mỹ mà xấu, ghi tên tác giả là Vladimia Pôzônê, Nxb Văn học, Hà Nội, 1964, tái bản năm 1989. Vladimia Pôzônê – hay Vla-đi-mia Pô-dơ-ne – có phải là một trong vô vàn bút danh khác của Hồ Chí Minh không, là một nghi vấn hợp lí.
[2] In lại trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000
[3] Sđd, tập 9
[4] Tác giả lặp lại sự việc đã được kể trong bài viết kí tên Trần Lực 5 tháng trước, ngày 28-10-1959, nhưng tên các nhân vật liên quan có chút thay đổi.
[5] Sđd, tập 10