Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

Kẻ giàu, người nghèo tại Trung Quốc

*MLC: Nge đến Trung Quốc không ít người Việt Nam đều phải thốt lên khen ngợi về sự phát triển kinh tế thần kỳ, nào là Việt Nam mà nghiêm được như Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam mà được như lãnh đạo Trung Quốc, v.v. Ấy nhưng thực tế những gì mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt sẽ không hề đơn giản bởi những nhà quản lý đất nước ấy sử dụng những chính sách cai trị 'bá đạo', 'hà khắc' và 'bành trướng'. Khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội tại Trung Quốc sẽ là những trái bom tiêu diệt di sản của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và triều đại  Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hiện nay.

P/S: Quan hệ Việt Nam và Trung quốc là một mối quan hệ khốn nạn, 16 chữ vàng trên thực tế chả có nghĩa lý gì.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

*Người nghèo

Bắc Kinh: khi nhà ở là hầm trú ẩn

Hàng triệu người đã đổ vào thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc từ nông thôn, nhưng với túi tiền ít ỏi không đủ chi trả, một số cuối cùng đã phải tìm cách sống bên dưới lòng đất, như trong các hầm trú ẩn máy bay cũ kỹ, các tầng hầm và đường hầm.
Tại Bắc Kinh, một thành phố to lớn với gần 20 triệu dân, việc tìm kiếm chỗ ở cũng không phải là dễ dàng gì.
Chúng tôi đến một khu căn hộ 20 tầng ở ngoại ô thị trấn, nơi các tuyến tàu điện ngầm dừng bến và các nhà máy điện bề thế bao quát tầm nhìn.
Thế nhưng thay vì đi thang máy lên các căn hộ, chúng tôi bước vào lối đi lắt léo, rồi bước xuống một lối cầu thang tối tăm. Tiếng vọng của bước chân của chính chúng tôi vẳng lại rõ mồn một.
Rồi ở phía trước là một cánh cửa thép dày với hai chiếc bu-lông bắt trên đó. Đây là đầu mối duy nhất cho thấy nơi này là một hầm trú ẩn phòng không cũ. Đây cũng là nơi mà hàng chục người gọi là nhà.
Nhà của họ là một căn phòng nhỏ. Có một giường đơn, mà cả hai ngủ chung, và không gian đủ cho một tủ cực nhỏ có ngăn kéo. Họ dùng chung ba nhà vệ sinh với khoảng 100 người khác sống tại nơi tạm trú.
Martin Patience
Đi bộ dọc theo hành lang tối tăm và tồi tàn, bạn có thể nghe thấy những âm thanh bị bóp nghẹt của cuộc sống.
Chúng tôi đã được sắp xếp để gặp hai phụ nữ trẻ sống tại nơi tạm trú này. Một người là là Li Na Jong, một người cứng cỏi so với tuổi 18 và đang cố gắng tồn tại ở một thành phố khổng lồ.
Li Na đã tìm được việc làm tại một nhà hàng, làm phục vụ bàn, nhưng rồi đã từ bỏ công việc đó và bây giờ đang cố gắng tìm một việc gì khác tốt hơn.
Một đồng nghiệp cũ, Peng Jing, là bạn chung phòng với Li Na. Peng tới từ miền nam Trung Quốc, cô có một giọng nói khàn khàn, vọng quanh các bức tường.
"Nhà" của họ là một căn phòng nhỏ. Có một giường đơn, mà cả hai ngủ chung, và không gian đủ cho một tủ cực nhỏ có ngăn kéo.
Họ dùng chung ba nhà vệ sinh với khoảng 100 người khác sống tại nơi tạm trú.
Tại nơi sinh sống với môi trường bao quanh ẩm ướt này, hai người phụ nữ trả một khoản tiền trị giá khoảng 30 bảng một tháng.
Nếu bạn muốn thuê một chiếc TV, có thể bỏ ra thêm £5. Để có thể thu tín hiệu của truyền hình, sẽ cần mất thêm £1,50 mỗi tháng.
Chẳng ngạc nhiên gì, Li Na cho biết, nơi ở này đang ảnh hưởng tới sức khỏe của cô.
Ít nhất hai lần một ngày, cô rời khỏi căn phòng của mình và đi ra ngoài. Cô thường hít thở bầu không khí và quan sát thành phố. Cuộc sống bình thường ở trên mặt đất.
'Sống như chuột'
Có một chỉ thị năm ngoái rằng những người sống ở các hầm trú ẩn phòng không của thành phố phải di chuyển ra khỏi đó. Nhưng giống như nhiều quyết định trước đó, đã có ít người tuân thủ và thực hiện nó.
Không ai biết chắc có bao nhiêu người đang sống ở các hầm trú ẩn phòng không, các đường hầm và tầng hầm của Bắc Kinh. Họ đôi khi được người ta gọi là "bộ tộc chuột", và những cư dân 'sống như chuột' này có thể lên tới con số một triệu.
Hầu hết số này là dân nhập cư, tràn vào các thành phố của Trung Quốc trong thập kỷ qua, trong một làn sóng đô thị hóa lớn nhất trong lịch sử loài người.
Bị loại ra khỏi các thị trường bất động sản, những người nhập cư sống ngoài vỉa hè của một thành phố đang thay đổi nhanh chóng.
Bắc Kinh chứng kiến tổng dân số tăng hơn sáu triệu người trong thập kỷ qua.
Có lẽ ít cần phải đặt câu hỏi xem liệu nhà chức trách đã xoay xở với một số khó khăn ra sao.
Có một chỉ thị năm ngoái quy định rằng những người sống ở các hầm trú ẩn phòng không của thành phố phải di chuyển ra khỏi đó. Nhưng giống như nhiều quyết định trước đó ở đây, đã có ít người tuân thủ và thực hiện nó.
Chính quyền Trung Quốc nhằm mục tiêu xây dựng 10 triệu đơn vị nhà ở mới với giá phải chăng trên toàn quốc cho năm nay. Trong năm năm tiếp theo, họ hy vọng sẽ tiến hành xây dựng tổng số là 35 triệu nhà ở.
Các con số, như vẫn thấy ở Trung Quốc, thật đáng kinh ngạc.
Những căn hộ chung cư mới sẽ được nhằm vào phục vụ đối tượng là các gia đình nghèo, tầng lớp trung lưu, để họ thuê hoặc mua.
Đó là ý tưởng. Tuy nhiên thành tích thu được không phải là đặc biệt tốt trong quá khứ.
Trước đây, nhiều trong số những ngôi nhà này đã được các quan chức chính phủ hoặc các nhà phát triển bất động sản nắm lấy, rồi sau đó bán đi và thu lợi nhuận rất lớn.
'Ước mơ một ngày'
Tôi nhìn thấy hàng trăm ngôi nhà và cửa sổ và tất nhiên tôi ước mơ rằng một ngày kia, tôi sẽ mua được căn hộ riêng của mình
Li Na
Quay lại căn hầm trú ẩn dưới lòng đất, Li Na và người bạn của cô đang chuẩn bị đi dạo buổi tối.
Li Na say sưa trang điểm - đánh má hồng xong, cô gấp chiếc gương soi lại và đặt nó xuống chỗ có nếp gấp của chiếc nệm giường.
Cứ vài phút qua, cô lặp lại việc đó.
Họ đã không dự kiến làm một điều gì đặc biệt khi đi dạo, bởi vì họ không có nhiều tiền.
Họ có thể sẽ ăn đồ ăn nhẹ và sau đó đi lang thang trên đường phố đến một công viên ở địa phương, nơi mà người già thường tụ tập để khiêu vũ vào buổi tối.
Vì sống dưới hầm ngầm, tất nhiên, bạn không có khái niệm gì về thời tiết bên trên mặt đất.
Tôi không nỡ lòng nào nói cho họ biết là trời đang mưa (một dịp rất hiếm đối với Bắc Kinh) và do đó sẽ không có bất kỳ hoạt động khiêu vũ nào ngoài trời.
Nhưng thậm chí ngay sau đó, tôi nghi ngờ rằng điều đó có thể làm nản lòng họ.
Mặc dù khởi nghiệp từ "tầng đáy sâu", Li Na quyết tâm làm được điều tốt nhất cho cuộc đời của mình.
"Khi tôi ngước nhìn những tòa nhà cao tầng, tôi trông thấy những ánh đèn neon," cô nói với tôi.
"Tôi nhìn thấy hàng trăm ngôi nhà và cửa sổ và tất nhiên tôi ước mơ rằng một ngày kia, tôi sẽ mua được căn hộ riêng của mình."
----------------------------------------------------------------------------------------
Bé trai 2 tuổi bị bố xích chân vào gốc cây
Người mẹ bị tâm thần, người cha phải ra ngoài kiếm sống, đứa con trai 2 tuổi của họ vì thế buộc phải xích chân vào cột để khỏi bị lạc. Hoàn cảnh của một gia đình ở tỉnh Tứ Xuyên lên thành phố Bắc Kinh kiếm sống không khỏi khiến nhiều người đau lòng.
Bé trai 2 tuổi bị xích chân đang chơi đùa trên vỉa hè. Ảnh: Cri.
Đoạn dây xích dài khoảng 2 m, một đầu quấn lấy cổ chân của bé trai, đầu kia cố định vào một cây cọc sắt trên vỉa hè. Cha của em bé cho biết cách đây hai tuần, đứa con gái 4 tuổi của vợ chồng họ bị lạc nên để bảo vệ con trai, không còn cách nào khác, anh đành dùng xích khóa chân con lại. 
Vợ người đàn ông trên bị bệnh tâm thần, không có khả năng nuôi và chăm sóc con. Cả gia đình ấy phụ thuộc vào lòng tốt của những người qua đường.
Đến bữa, cậu bé được uống chút sữa lạnh từ chiếc bình có núm vú giả đen ngòm. Ảnh: Cri.
Cậu bé thỉnh thoảng lại bò hoặc chạy nhảy khiến sợi dây càng siết chặt vào chân. Vùng da chỗ cổ chân ửng đỏ, sưng tấy. Đến bữa, cậu chỉ được cho uống chút sữa lạnh ngắt trong chiếc bình có núm vú giả đen ngòm. Cách chỗ em bé ấy đứng không xa là chiếc xe nôi được che chắn bằng vài tấm bìa các tông.
Thỉnh thoảng, mấy tài xế lái xe tải đi qua trêu đùa "chú cún vàng", cậu bé lại cười tít mắt. Một tài xế cho biết, bé trai đã bị xích ở đó cách đây 3-4 ngày. Gia đình này là người ở Tứ Xuyên lên Bắc Kinh kiếm sống và không có họ hàng ở đây.
Chân cậu bé đỏ ửng, sưng tấy. Ảnh: Cri.
Theo Cri, nhiều người đã khuyên bố cậu bé giao em cho một gia đình nào hiếm muộn chăm sóc, tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa có ai nhận nuôi. Ủy ban bảo vệ trẻ em của quận Phòng Sơn, thành phố Bắc Kinh đang xem xét hoàn cảnh gia đình trên trước khi quyết định nhận giúp đỡ em nhỏ 2 tuổi này.
Bình Minh

----------------------------------------------------------------------

Trung Quốc: Tự thiêu để phản đối

Hàng ngàn người TQ đang giành giật với chính quyền trong các vụ tranh chấp đất đai
Gương mặt đầy sẹo và biến dạng của bà Trương Thục Lan khiến ai nhìn thấy cũng bàng hoàng.
Đã có thời, bà là một phụ nữ mạnh khỏe và sung sức. Nhưng giờ đây, với mái tóc đã rụng và các đường nét trên khuôn mặt bị biến dạng, bà trông khác hoàn toàn so với trước.
Chỉ một hành động đã làm thay đổi người phụ nữ 64 tuổi này.
Khi những kẻ "đâm thuê chém mướn” tới để trục xuất bà khỏi nhà vào đầu năm nay, bà đã tẩm xăng lên mình và tự thiêu.
Giọng đầy nước mắt, bà Trương kể: “Tôi làm việc đó vì họ kéo sập nhà tôi mà không được phép của tôi. Tôi tự thiêu mình vì không muốn sống nữa - họ buộc tôi phải làm điều đó, tôi chẳng còn cơ hội nào”.
“Dân thường chẳng có quyền gì hết. Tôi uất ức quá”.
Bà vẫn đang tranh đấu đòi lại cái mà bà cho là quyền phải được bồi thường chính đáng cho ngôi nhà cũ của bà, giờ đã bị phá.
Bà Trương không phải trường hợp cá biệt. Hàng chục người khác trong quận của bà cũng đòi những điều tương tự - cũng như hàng ngàn người dân khác trên khắp Trung Quốc.
‘Đâm thuê chém mướn’
Bà Trương khi trước
Khó mà nhận ra được người trong ảnh chính là bà Trương ngày trước
Trong lúc đất nước ào ạt phát triển, chính phủ Trung Quốc không thể nào ngăn được hàng trăm vụ xung đột về quyền sử dụng đất đai.
Hội đồng nhà nước, cơ quan cao nhất của chính phủ Trung Quốc, gần đây ra chỉ thị ngăn ngừa việc phá hủy cưỡng chế như trường hợp nhà bà Trương.
Tuy nhiên, các vụ việc người dân hành động quá khích vì cho rằng họ đã bị đối xử bất công vẫn tiếp tục. Điều này cho thấy chính phủ Trung Quốc đang đương đầu với vấn đề lớn.
Bà Trương là một trong rất nhiều người dân từ chối chuyển vào khu nhà một tầng tồi tàn tại Thông Châu, là khu ngoại ô của Bắc Kinh, để mở đường cho việc tái phát triển.
Chính quyền địa phương có vẻ đặt nhiều hi vọng vào quận này, vốn có đường giao thông tốt nối với trung tâm Bắc Kinh.
Một số chuyên gia phát triển còn nói Thông Châu có thể trở thành “Manhattan của Trung Quốc”.
Trung tâm của khu ngoại ô này nay đã thay đổi, với nhiều cửa hiệu và nhà hàng đắt tiền. Các khu căn hộ mới mọc lên, và người ta phải dọn dẹp nhiều khu vực lớn cho các dự án trong tương lai.
Bán đất cho các công ty phát triển giúp cho các chính quyền địa phương ở TQ thu về hàng tỉ đôla mỗi năm - trung bình chiếm tới 30% ngân sách.
Nhưng tái phát triển cũng có nghĩa là người dân phải di dời, và một số không muốn như vậy.
Phá hủy cưỡng chế
Khiếu nại chính của tất cả những người từ chối rời khu Thượng Doanh, nơi bà Trương sống, đều giống nhau: họ cảm thấy họ được bồi thường quá ít, không đủ để mua nhà mới.
Một cư dân khác không muốn rời đi nhận xét: “Số tiền mà họ đề nghị thấp hơn nhiều, không bằng giá trị ngôi nhà”.
“Chúng tôi là những người dân lương thiện. Nếu nhà của chúng tôi đáng giá bao nhiêu thì họ phải trả chúng tôi ngần ấy chứ. Thế nhưng họ không làm vậy, đây là một sự cướp đoạt”.
Nhiều công ty phát triển muốn Thông Châu trở thành 'Manhattan của Trung Quốc'
Những người dân đã nổi cơn phẫn nộ, và hành động của bà Trương chứng tỏ điều này.
Khi đài BBC tới phỏng vấn, họ tụ tập và kể chuyện sôi nổi. Mang theo những tập hồ sơ quăn góc, một vài người trong số họ bật khóc.
Rất nhiều người viết khẩu hiệu lên tường nhà bày tỏ ý nguyện sẽ tiếp tục tranh đấu. Một khẩu hiệu nói: “Tranh đấu đến cùng!”.
Đa phần các ngôi nhà giờ đứng trơ trọi, vì những nhà xung quanh đã bị phá hủy. Người Trung Quốc gọi những ngôi nhà có chủ không chịu rời đi là “nhà đinh”.
Một số gia đình tìm cách đảm bảo rằng lúc nào cũng có người ở nhà để đề phòng trường hợp giới chức đến phá nhà của họ.
Vũ Gia Kỳ, từ phòng tuyên truyền Thông Châu, nói giới chức địa phương không làm gì sai trái.
Ông nói: “Quyết định phá nhà là do tòa án đưa ra, và cũng ra lệnh thực thi. Chính quyền không có vai trò lớn trong những trường hợp này.”
Điều này chỉ đúng một phần. Tài liệu của tòa án cho thấy các quan chức địa phương là những người quyết định tái phát triển - họ muốn những người dân này phải rời đi.
Cho dù bên nào đúng sai trong trường hợp này, chính quyền trung ương chắc chắn sẽ lo ngại về số vụ tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng.
Hội đồng nhà nước tháng trước nói tất cả các trường hợp cưỡng bức nên được thực hiện “một cách hài hòa, văn minh và hợp pháp”, với việc bồi thường công bằng cho những người phải di dời.
Họ muốn chấm dứt việc cưỡng chế phá hủy, cùng với những bạo lực đi kèm.
Thế nhưng cuộc giành giật đang tiếp diễn tại Thông Châu cho thấy mong muốn này còn lâu mới thực hiện được.
-------------------------------------------------------------------------------
*Và Kẻ giàu

Người giàu TQ xài sang thế nào?

Trung Quốc
Cùng với sự phát triển nóng của nền kinh tế, tầng lớp tư sản mới phất của Trung Quốc đang tìm cách thể hiện mình.
Đây là một câu chuyện một thương gia rượu vang hảo hạng kể cho tôi về một buổi tối đặc biệt và đáng nhớ.
Một nhóm các doanh nhân Trung Quốc hẹn gặp gỡ vào một buổi tối để nhậu. Họ được yêu cầu mang chai rượu vang 'xịn' nhất của họ tới dự.
Dưới đây là bộ sưu tập của một vài loại rượu vang nổi tiếng nhất trên thế giới. Chateau Lafite năm 1962, Chateau Latour 1970, mỗi chai rượu có giá 1.600 USD ở khu vực.
Khi mọi người tới nơi, vị chủ nhà nói: "Nào, hãy cho xem rượu của các bạn," và các vị khách đưa chai rượu của họ ra để đánh giá lẫn nhau.
Tiếp đó chủ nhà nói: "Hãy mở rượu của các bạn", và tất cả đều làm như vậy.
Chủ nhà liền chỉ ra một chiếc bát pha rượu lớn bằng bạc và ra lệnh: "Hãy đổ rượu vang của quý vị vào," và tất cả đều đổ rượu vào đó.
Vậy là những loại vang đỏ hảo hạng và đặc sắc bậc nhất thế giới được hòa lẫn vào nhau để mọi người cùng thưởng thức.
Đây là một câu chuyện đáng nhớ, cho biết nhiều điều, bởi vì nó minh họa cách thức mà các cự phú mới của Trung Quốc học cách tiêu xài các hàng hóa xa xỉ.
Nhu cầu tăng vọt
Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực này đối với lối sống của họ
Khi đất nước này ngày một phất lên và ngày một nhiều hơn các đặc sản cao cấp của thế giới du nhập vào đây, các nhà sản xuất đang ngày một nâng cao sự hiểu biết của họ về thị hiếu của người Trung Quốc.
Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực đó đối với lối sống của họ.
BMW, hãng cũng sở hữu thương hiệu Rolls-Royce, gần như tăng gấp bốn lần lợi nhuận quý đầu của hãng này một phần nhờ vào nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc.
BMW gia nhập một danh sách dài các thương hiệu hàng hóa cao cấp hàng đầu mà lợi nhuận tăng vọt nhờ nhu cầu ở đây.
Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới.
Một báo cáo nghiên cứu của Barclays nói rằng mức tăng trưởng này của Trung Quốc có thể đạt từ 20-30% một năm. Điều đó có nghĩa là trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.
Đó là một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, nhưng nếu bạn nhìn vào sự gia tăng số lượng triệu phú, thì sẽ không thấy có gì khó hình dung ra sự tăng trưởng nhu cầu rất nhanh này.
Hiện có khoảng nửa triệu triệu phú Trung Quốc, cao hơn 31% so với năm 2008, theo số liệu gần đây nhất của một báo cáo Merrill Lynch về người giàu có trên thế giới (Merrill Lynch Cap Gemini World Wealth Report.)
Donald Holdsworth, Giám đốc MatchPower tại Úc, đã bị cuốn hút bởi sự yêu chuộng ngày một gia tăng của Trung Quốc đối với hàng hóa sang trọng từ những năm 1990.
Các tiểu hoàng đế
Rượu vang
Bạn có muốn pha một chai rượu vang quý này với 7-up hay Cocal-cola như ở Trung Quốc hay không?
Tại sao ông ta nghĩ rằng những ước muốn về hàng hóa cao cấp lại chiếm lĩnh được đầu óc của người Trung Quốc chắc chắn đến như vậy?
Và câu trả lời, theo Holdsworth, bắt nguồn từ vấn đề nhân khẩu học: "Tuổi trung bình của một triệu phú Trung Quốc là 39, hay 15 tuổi trẻ hơn ở các quốc gia đã phát triển.
"Điều này xảy ra trùng khớp với năm chính sách một con bắt đầu được áp dụng - Năm của Các Tiểu Hoàng Đế. Những đưa trẻ này đã luôn được cha mẹ của chúng dành cho những gì tốt nhất."
Vì vậy, các hoàng đế nhỏ lớn lên trong sự đầu tư càng nhiều càng tốt các nguồn lực mà cha mẹ của chúng có thể kiếm được - đây đồng thời cũng là thời điểm mà nền kinh tế của quốc gia này chuyển từ thể chế cộng sản sang kinh tế thị trường.
Điều này, theo Donald Holdsworth, làm sáng tỏ hơn về thị hiếu của người Trung Quốc: "Nếu bạn lớn lên trong một xã hội 'tuân lệnh', không có tự do ngôn luận, một khi xuất hiện một cơ hội để bạn có thể thể hiện bản thân mà không gặp nguy cơ gì, bạn sẽ chớp lấy nó.
"Nó cũng giống như khi người ta mở nút một chai nước có ga."
Điều này chỉ càng tốt cho số đông các nhà sản xuất hàng xa xỉ châu Âu.
LVMH - Moet Hennessy Louis Vuitton - là thương hiệu lớn nhất thế giới về hàng xa xỉ với hơn 50 mặt hàng nổi tiếng hàng đầu. Nhìn chung, LVMH đã kiếm được khoảng 40% lợi nhuận của nó từ Trung Quốc.
Các hãng khác có lợi nhuận ngày càng tăng trong khu vực bao gồm Burberry và nhà sản xuất ô tô Audi của Đức mà mức gia tăng lợi nhuận cao nhất gần đây là nhờ một phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán xe hơi hạng sang ở Trung Quốc.
Prada cũng đang khai thác những cách thức khác để khai thác từ sự thịnh vượng của Trung Quốc. Giống như các hãng khác, hãng này đang xem xét việc nâng cao quy mô vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán Hong Kong.
Và tiếp sau đó là Gucci, hãng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và có khoảng 40 cơ sở ở một chuỗi các thành phố Trung Quốc.
Dễ nghe
Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này
Nhà buôn rượu Alun Griffiths
Các tăng trưởng mạnh gần đây trên thị trường còn được biết tới với Berry Bros và Rudd, các nhà buôn rượu vang cao cấp.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực mua rượu Alun Griffiths nói rằng thị trường rượu vang Trung Quốc đã tăng trưởng từ 15-20% một năm và hãng của ông hiện kiếm được 25% doanh số tại Hồng Kông.
Năm năm trước, con số này chỉ là 6%.
Thị hiếu của người Trung Quốc chắc chắn là cao cấp; Bordeaux, một thương hiệu rượu vang đắt giá nhất trên thế giới là một lựa chọn được ưa thích. Nhưng dường như họ chỉ thích chỉ một vài loại rượu vang mà thôi.
Ông Griffiths nói rằng người ta không nhất thiết phải mua rượu vì hương vị của nó, như phần mở đầu của bài viết này minh họa đầy đủ, mà tên tuổi của rượu cũng là quan trọng.
"Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này."
Khoa trương, trình diễn
Trung Quốc
Nhiều hãng xe hơi đang làm giàu với 'bộn tiền' từ thị trường Trung Quốc.
Những nhãn hiệu lớn là then chốt đối với khách hàng giàu có Trung Quốc, một phần vì thị trường này là mới mẻ.
Thị hiếu của người Trung Quốc có khả năng phát triển, như đã xảy ra ở nơi khác.
Donald Holdsworth nói rằng nếu ta nhìn vào thị trường Anh hồi những năm 1980, Rolls-Royce vốn từng là loại xe hơi ưa thích của giới trưởng giả, nhường bước cho các loại Bentley với đẳng cấp hạn chế hơn, và rồi ngày nay là thời điểm của các thương hiệu ít khoa trương hơn nữa là Audis và Mercedes.
Là một người yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua
Nhà buôn rượuvang hảo hạng ở TQ
"Điều đó rất có thể sẽ xảy ra tại Trung Quốc, như từng xảy ra ở Nhật Bản, nơi mà người ta vẫn còn yêu thương các thương hiệu cao cấp, nhưng có thể ít khoa trương lộ liễu hơn một chút.
"Cho đến lúc đó, đây sẽ là một thị trường của sự trình diễn."
Trong lúc chờ đợi, những câu chuyện như các loại rượu vang hảo hạng được đổ lẫn lộn với nhau trong một chiếc bát pha rượu - hoặc trộn lẫn với các thức uống như 7-Up hay Coca-Cola, không nghi ngờ gì, sẽ còn tiếp tục lưu hành.
Nhưng, như Alun Griffiths nói: "Là một người sành và yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua.
"Trên hết, không có quy tắc gì ràng buộc người giàu cả."

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Trung Quốc đang 'can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam'

*MLC: Theo những gì đang xảy ra thì rõ ràng việc người dân Việt Nam tụ tập biểu tình phản đối hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam là một hành động dân sự hết sức đúng đắn và chịu trách nhiệm của luật pháp Việt Nam. Những lời phát biểu của phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc đòi 'nỗ lực nghiêm túc nhằm giải quyết các vụ giận dữ' là hết sức kể cả, ngang ngược và 'đang can thiệp vào công việc nội bộ'* của Việt Nam.

*Những lời quen thuộc của các đời phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam
---------------------------------------------------------------------------------------------------

TQ đòi VN xử lý vụ bùng phát ở trong nước

Hôm thứ Ba 7/6, Trung Quốc lên tiếng thúc giục Việt Nam hãy có "những nỗ lực nghiêm túc" nhằm giải quyết tình trạng giận dữ quanh vùng lãnh hải đang tranh chấp ở Biển Đông, sau khi hàng trăm người tham dự cuộc biểu tình hiếm hoi tại Hà Nội nhằm phản ứng lại hành động của Bắc Kinh.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội trở nên căng thẳng trong 10 ngày qua, quanh cuộc tranh cãi kéo dài lâu nay về vấn đề chủ quyền ở vùng quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giàu trữ lượng tài nguyên.
Hãng tin AFP trích lời phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Nam Sa và các vùng lãnh hải lân cận."
"Trung Quốc và Việt Nam đã nhiều lần đạt được nhận thức chung quan trọng về phương cách xử lý các vấn đề trên biển và duy trì sự ổn định ở Nam Hải."
"Chúng tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm túc nhằm thực thi các nhận thức chung đó."
Bản tiếng Anh trích thuật tuyên bố của ông Hồng Lỗi dùng từ "Spratlys" là tên tiếng Anh của quần đảo Trường Sa, còn biển Nam Hải là tên mà Trung Quốc dùng để chỉ khu vực Việt Nam gọi là Biển Đông.
Một nhóm chừng 300 người đã biểu tình tại Hà Nội, mang theo các dòng chữ như "Đả đảo Trung Quốc gây hấn".
Họ đã gặp gỡ âm thầm chừng nửa giờ đồng hồ hôm Chủ Nhật, trước khi giải tán trong ôn hòa khi bị chừng 50 cảnh sát có vũ trang yêu cầu.
Phớt lờ hiện trạng
Chúng tôi hy vọng là phía Việt Nam sẽ có những nỗ lực nghiêm túc nhằm thực thi các đồng thuận có liên quan.
Phát ngôn nhân Hồng Lỗi
Hồi tháng Năm, tàu hải giám của Trung Quốc đã chặn một tàu thăm dò khai thác dầu của Việt Nam ở Biển Đông, điều bị Hà Nội coi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và vi phạm công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển.
Việt Nam đã cáo buộc Trung Quốc mở rộng phạm vi tranh chấp và đòi Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại trong vụ trên. Trung Quốc thì đòi Việt Nam phải chấm dứt hoạt động ở các vùng biển đang tranh cãi.
Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm xa hơn về phía nam đều giàu trữ lượng tài nguyên và nằm trên các tuyến hàng hải chiến lược.
Cả Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng đòi chủ quyền từng phần hoặc toàn phần đối với vùng lãnh hải đang có tranh chấp này.
Những căng thẳng mới đây khiến cho Hoa Kỳ hôm thứ Bảy đã phải ra lời cảnh báo rằng các tranh chấp có thể sẽ dẫn tới cuộc xung đột có vũ trang.
Hôm 7/6, báo New York Times, ấn bản online có bài của tác giả Philip Bowring, bình luận rằng Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò của Việt Nam ở ngay vùng biển mà các nước khác đều coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bài báo này nhận xét hành động mới nhất, cùng các hành động hồi năm 2010 như gây sự về vấn đến lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, hay việc Bắc Kinh khiến Nam Hàn tức giận vì đã không lên án sự hung hăng của Bình Nhưỡng, cho thấy Trung Quốc đang tỏ thái độ không tôn trọng hiện trạng thực tế trong vấn đề lãnh thổ với các quốc gia láng giềng.
Cũng trong ngày 7/6, báo chí Philippines trích lời quan chức nước này nói rằng sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ "là đảm bảo an toàn" cho vùng biển có tranh chấp.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói Hoa Kỳ "có quyền lợi trong việc duy trì ổn định, an ninh và tự do tại tuyến hải hành bận rộng thứ nhì thế giới".
Ông cũng cho rằng sự có mặt của Mỹ có tác dụng răn đe mọi hành động bất hợp pháp ở vùng biển này.

(Nguồn: BBC Tiếng Việt)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trung quốc tiếp tục gây hấn trên Biển Đông


Trung Quốc phá cáp tàu thăm dò của Việt Nam

Sáng 9/6, được sự yểm trợ của các tàu ngư chính, tàu đánh cá Trung Quốc đã lao vào phá cáp của tàu Viking II đang thăm dò địa chấn trong phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa của Việt Nam.
Sự việc xảy ra lúc 6h sáng ngày 9/6 tại lô 136.03, vị trí hoàn toàn nằm trong vùng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí Việt Nam thuê . Ảnh: PetroTimes.

Tàu thăm dò Viking II mà Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam thuê, trong khi đang thu nổ địa chấn thì đã bị một tàu cá Trung Quốc chạy cắt ngang phần dây kéo giữ thiết bị dàn trải cáp thu và gây rối 4 đường cáp thu phía bên trái tàu.
Tàu cá Trung Quốc nói trên được sự yểm trợ của hai tàu ngư chính Trung Quốc. Tàu Việt Nam đã phát tín hiệu cảnh cáo nhưng tàu cá Trung Quốc vẫn lao vào khu vực cáp của Viking II.
Bộ phận cắt cáp chuyên dụng của tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của Viking II, khiến Viking II không thể hoạt động bình thường.
Sau đó hai tàu ngư chính của Trung Quốc cùng một số tàu khác vào giải cứu cho tàu đánh cá của họ.
Sự việc xảy ra tại tọa độ 6 độ 47,5 phút bắc; 109 độ 17,5 phút kinh đông.
"Khu vực tàu Viking II đang thu nổ nói trên thuộc phạm vi 200 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Công ước về luật biển quốc tế năm 1982", bà Phương Nga khẳng định.

Không thể chấp nhận

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định hành động của các tàu cá và tàu ngư chính Trung Quốc là "hoàn toàn có chủ ý, được tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng". Hành động đó vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm tinh thần của Tuyên bố chung về ứng xử trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, vi phạm Công ước về luật biển quốc tế UNCLOS 1982, và đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo hôm nay. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga trong cuộc họp báo ngày 9/6. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Vụ việc hôm nay xảy ra ngay sau vụ tàu Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò Việt Nam cũng trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam, đã "khiến tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng", bà Nga nói.
Bà Nga khẳng định khu vực xảy ra sự việc không phải là nơi có tranh chấp.
"Các hành động có tính hệ thống này của Trung Quốc đang nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm biến đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc thành hiện thực".
"Đây là điều Việt Nam không thể chấp nhận", bà Nga khẳng định.
Chiều nay đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối hành động cản phá nói trên của tàu Trung Quốc.
"Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc làm của phía Trung Quốc và yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế", bà Nga nói.
Việt Nam cũng đòi bồi thường thiệt hại mà tàu Trung Quốc đã gây ra cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Bà Nga cho biết thêm các cơ quan chức năng và các lực lượng của Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để bảo đảm các hoạt động kinh tế trong khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam diễn ra bình thường.
Vị trí lô 136.03 (màu xanh) trên bản đồ khảo sát dầu khí Việt Nam. Ảnh: Petrotimes.

Phép thử

Đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tuần qua, tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển chủ quyền của Việt Nam và phá hoại tàu thăm dò của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN). Trước đó hôm 26/5, ba tàu hải giám Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 đang làm việc bình thường trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
Vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khu vực và thế giới. Tại hội nghị an ninh châu Á Thái bình dương diễn ra cuối tuần qua, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông trở thành một đề tài nóng. Các bên có tranh chấp chủ quyền các quần đảo ở Biển Đông đều có các phát biểu đáng chú ý.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đã đưa vụ tàu Bình Minh 02 ra trước diễn đàn an ninh, và yêu cầu các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, yêu cầu Trung Quốc thực hiện những cam kết đã đưa ra vì hòa bình và ổn định trển Biển Đông.
Philippines tố cáo tàu của Trung Quốc liên tục quấy rối trên vùng nước mà Manila tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa. Trong khi đó đại diện Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng họ không đe dọa ai và ủng hộ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Đại diện ngoại giao Việt Nam hôm nay, đồng quan điểm với lãnh đạo quốc phòng trong diễn đàn an ninh nói trên, nói Việt Nam mong muốn Trung Quốc sẽ thực hiện các cam kết mà Trung Quốc đã tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế.
Giới phân tích Việt Nam cũng như quốc tế nhận định rằng các hành động quấy rối liên tục này là phép thử của Trung Quốc nhằm đo đếm phản ứng của các bên tranh chấp, nhằm tiến tới hiện thực hóa yêu sách đường 9 khúc hay "đường lưỡi bò" vô lý của họ.
Phan Lê
(Nguồn: VNExpress)

Lại cải cách giáo dục và con số 70 ngàn tỷ đồng

*MLC: Hết cải tiến rồi cải lùi, hết tăng lại giảm tải. Biết đến bao giờ cái Bộ giáo dục đào tạo mới nghiêm túc thực hiện những đề án, đề tài về giáo dục mang tính khoa học?. Liệu 70.000 tỷ đồng tiền thuế của dân có bị các vị ấy đổ xuống sông, xuống biển? Hay vài năm rồi chục năm nữa lại cái điệp khúc tăng, giảm tải?.

'Cắt 1/3 chương trình giáo khoa để giảm tải'

Sau khi Bộ Giáo dục xây dựng đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015", trao đổi với VnExpress, Giáo sư Văn Như Cương cho rằng đề án ra đời chưa đúng thời điểm, hơn nữa với chương trình hiện hành, chỉ cần cắt 1/3 nội dung là giảm gánh nặng nhồi nhét cho học sinh.

- Bộ Giáo dục vừa có đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015, ông suy nghĩ thế nào về nội dung đề án này?
- Đề án có mục tiêu rõ ràng, cụ thể và cả lộ trình thực hiện. Tuy nhiên, đổi mới chương trình sách giáo khoa là công đoạn cuối cùng việc đổi mới toàn diện và mạnh mẽ của cả hệ thông giáo dục theo tinh thần của Đại hội Đảng lần thứ XI.
Muốn làm một việc gì đó chúng ta cần xây dựng đường lối, chiến lược phát triển chung. Đề án này nói thay đổi chương trình sách giáo khoa nhưng hoàn toàn không theo một định hướng cụ thể nào, ngoài những định hướng chung chung.
- Ông nghĩ sao khi có nhiều người cho rằng chương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là phù hợp với yêu cầu thực tiễn?
- Đúng là chương trình hiện hành quá nặng, quá sức học sinh. Nặng là ở chỗ kiến thức thì nhiều mà thời lượng thì ít. Chẳng hạn với chương trình Toán hiện nay mà học 3 tiết một tuần thì học sinh khó có thể thu nhận kiến thức, nếu học 5 hay 6 tiết mỗi tuần thì không có vấn đề gì. Tôi thấy không có nước nào trên tế giới chỉ học 3 tiết Toán một tuần cả. Vậy nên trong lúc chờ đợi viết lại chương trình và sách giáo khoa chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp.
Theo tôi nên mạnh dạn cắt đi khoảng một phần ba chương trình hiện có, bỏ bớt các bài, thậm chí các chương không cần thiết. Việc cắt giảm này hợp với lòng dân, lại tốn rất ít tiền. Chỉ cần giao cho một nhóm nhỏ các nhà chuyên môn làm việc điều chỉnh cho mỗi bộ môn.
Sách giáo khoa chưa cần viết lại, chỉ cần có hướng dẫn cho giáo viên biết cần phải cắt bỏ như thế nào. Như vậy ngay trong năm học tới, chúng ta đã có thể thực hiện chương trình và sách giáo khoa điều chỉnh cho học sinh đỡ khổ và tốn rất ít tiền… Điều đó có nghĩa là chúng ta sử dụng sách cũ trên tinh thần mới.
- Hàng năm, nhà nước vẫn mất một khoản tiền để in mới sách giáo khoa hiện hành cho học sinh. Như vậy, việc bỏ thêm một khoản tiền nữa để đổi mới chương trình thì có gì lãng phí không, thưa ông?
- Việc in lại sách cũ và làm sách mới hoàn toàn khác nhau, đương nhiên số tiền bỏ ra cũng khác nhau. Khi in sách tái bản thì chúng ta chỉ mất tiền in, tiền bản quyền, tiền tác giả tốn không đáng kể. Như vậy in lại không tốn bao nhiêu trong khi làm sách mới rất tốn kém, ngoài xây dựng và biên soạn còn hàng trăm thứ phải chi như nghiên cứu các cơ sở khoa học để xây dựng sách, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ xây dựng chương trình, viết sách giáo khoa, cán bộ thẩm định chương trình, cán bộ quản lý, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học...
- Ông nhận xét thế nào về con số 70 nghìn tỷ đồng cho một đề án giáo dục?
- Theo Bộ GD&ĐT, đề án là bộ phận quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục, đào tạo. Kinh phí triển khai hằng năm được nhà nước phân bổ trong tổng kinh phí đầu tư cho ngành giáo dục. Kinh phí chỉ đạo được trích từ kinh phí sự nghiệp hằng năm của ngành GD&ĐT. Ngoài ra, nguồn ngân sách địa phương, dự án vốn vay, viện trợ không hoàn lại...cũng là nguồn kinh phí thực hiện đề án.
Theo dự toán, số tiền xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa chỉ mất 962 tỷ đồng nhưng tất cả những khoản chi khác cũng nhằm mục đích cuối cùng là làm lại sách giáo khoa, có sách giáo khoa mới. Con số 70 nghìn tỷ đồng là quá lớn.
- Có ý kiến cho rằng Bộ hăng hái làm sách, đổi mới chương trình vì nó mang lại lợi ích cho một số nhà xuất bản thuộc Bộ. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
- Nhà xuất bản có lợi nhưng lợi cũng chẳng được bao nhiêu. Tôi được biết năm nay Nhà xuất bản Giáo dục phải tăng giá sách giáo khoa lên 16%. Như thế là đúng vì giá giấy, giá mực in, giá điện, luơng…đều tăng cả. Nếu nhà nước không hỗ trợ thì Nhà xuất bản Giáo dục có thể lỗ.
Các dự án làm sách đều có lợi nhưng lợi chỗ khác, không phải khâu xuất bản. Nếu không có lợi thì tại sao có chuyện chạy dự án? Nhưng đó là tôi nói chung các dự án, không ám chỉ vào dự án này.
- Vậy ông có kiến nghị gì với Bộ giáo dục trong thời điểm hiện nay?
- Tôi chỉ thấy rằng việc thay sách giáo khoa cũng có thể thực hiện, nhưng chưa thích hợp vào lúc này. Khi xây dựng dự án chúng ta phải có lộ trình, hệ thống thực hiện. Giống như việc thợ chở nguyên vật liệu đến nhưng phải đợi thiết kế mới làm được. Đổi mới phải căn bản và toàn diện chứ không thể bỏ qua những khâu đầu mà thực hiện ngay khâu cuối.
* Phân bổ kinh phí
Xây dựng chương trình và biên dịch sách giáo khoa            962 tỷ đồng
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý         397 tỷ đồng
Xây dựng cơ sở vật chất                                                    35.000 tỷ đồng
Mua sắm thiết bị, đồ dùng dạy học                                     30.050 tỷ đồng
Triển khai thí điểm chương trình, sách giáo khoa                 3.591 tỷ đồng
Ước tính tổng kinh phí                                                        70.000 tỷ đồng

Hoàng Thùy thực hiện
                                                                                                                              (Ngu ồn: VN Express)

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Các blogger bị công an giữ trước biểu tình

*MLC: Ngoài blogger Mẹ Nấm và Người buôn gió liệu có blogger nào bị bắt nữa?. Hàng tuần nay những người thường vào blog Nguyễn Xuân Diện đều không thấy bất cứ nội dung nào được hiển thị. Không hiểu blogger này có bị làm khó dễ???

----------------------------------------------------------------------------------------------

Các blogger bị công an giữ trước biểu tình

Biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội
Hai blogger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm bị công an bắt giữ trước khi các cuộc biểu tình chống TQ diễn ra ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Hai blogger này, tên thật là Bùi Thanh Hiếu và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đều bị giữ tại TP Hồ Chí Minh trước khi được công an thả về địa phương.
Các cuộc biểu tình quy tụ hàng trăm thanh niên đã diễn ra vào buổi sáng Chủ nhật 05/06.
Blogger Người Buôn Gió nói với BBC từ Hà Nội rằng anh đã bị bắt vào khoảng 4 giờ chiều thứ Năm 02/06 ngay khi đáp máy bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh.
"Các công an quen mặt đón tôi ngay sau khi xuống sân bay, họ hỏi tôi vào Sài Gòn để làm gì."
"Tôi cũng trình bày với họ là tôi vào để tham dự một hội thảo về Truyền thông Công giáo ngày 03/06 tại Nhà thờ Kỳ Đồng theo lời mời của Dòng Chúa Cứu thế."
Tuy nhiên blogger này đã bị chuyển tới một đồn công an, và sau đó bị giữ tại khách sạn nằm bên cạnh đồn công an cho tới khi được dẫn lên máy bay về Hà Nội vào chiều tối thứ Hai 06/06.
Anh kể lại: "Họ hỏi tôi nhiều câu hỏi, trong đó có câu liệu tôi đang chuẩn bị để tham gia biểu tình ở TP HCM ngày 05/06 hay không".
"Tôi cũng nói thật với họ là tôi không có ý định đó, mà theo kế hoạch sẽ quay về Hà Nội vào thứ Bảy để tham gia biểu tình ở Hà Nội vào Chủ Nhật."

'Buồn phát ốm'

Blogger Người Buôn Gió, người có nhiều bài viết trên mạng internet về các chủ đề dân chủ, lãnh thổ, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc vv..., nói anh đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trong quá khứ.
"Bởi vậy mà tôi hết sức thất vọng khi không được tham gia tuần hành lần này."
Anh nói: "Vào Chủ nhật, khi được xem các thông tin hình ảnh về cuộc biểu tình thì tôi thực sự buồn. Buồn đến phát ốm".
Vào Chủ nhật, khi được xem các thông tin hình ảnh về cuộc biểu tình thì tôi thực sự buồn. Buồn đến phát ốm.
Blogger Người Buôn Gió
Blogger Mẹ Nấm cũng bày tỏ trên trang Facebook sự phẫn nộ và tiếc nuối của mình khi bị ngăn chặn không thể có mặt tại cuộc tuần hành.
Chị cho hay đã bị công an chặn lại vào trưa 04/06 và đưa về một đồn công an ở Quận 12, TP HCM, vì "nghi sử dụng xe gian".
Một hôm trước đó, blogger này đã tới dự và có bài tham luận tại chính hội thảo về truyền thông Công giáo mà blogger Người Buôn Gió đã được mời.
Các nguồn tin cho hay Mẹ Nấm đã được thả nhưng buộc phải ra thẳng nhà ga xe lửa để về Nha Trang sau một ngày tạm giữ.
Hai blogger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm năm ngoái đã nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch.
Được biết không chỉ hai người nói trên, mà nhiều nhân vật bị chính quyền cho là "có vấn đề" cũng đã bị ngăn cản tham gia biểu tình ở hai thành phố lớn.
Nhà thơ Bùi Chát, người vừa được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế trao giải Quyền Tự Do Xuất Bản hồi tháng Tư, bị bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất tối 05/06 khi lên đường đi Hà Nội.
Suốt ngày Chủ nhật, anh cũng đã bị ngăn chặn không cho xuống đường tuần hành.
Sau một ngày, nhà thơ này mới được thả với yêu cầu phải tiếp tục "làm việc" với công an.
(Nguồn: BBC Tiếng Việt)

Dư âm cuộc phản đối TQ ở Asean

Dư âm cuộc phản đối TQ ở Asean

Trong lúc dư âm của hai cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc chưa lắng với các câu hỏi cho nội tình Việt Nam, bình luận bên ngoài đã bắt đầu đánh giá ván cờ mới ở Đông Nam Á.
Lần đầu tiên, một quan chức quốc phòng cao cấp của Việt Nam, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rằng để thành công, các nước Asean phải "đoàn kết" trong chủ đề Biển Đông.
Đó cũng là điều các nước trong bộ ba Việt Nam, Indonesia và Philippines đang cố gắng làm để ngăn ngừa kế hoạch kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc.
Nhưng thành công nhờ đoàn kết lại chính là điều khối dư luận người Việt trong và ngoài nước đã đạt được để có cuộc biểu tình hiếm có một cách hợp pháp tại Hà Nội và TPHCM hôm qua 5/6.
Tuy thế, cũng chưa rõ sự hội tụ của các nhóm vận động dư luận khác nhau, gồm cả những trí thức trong và ngoài hệ thống của Nhà nước Việt Nam, giới trẻ nhiệt huyết và cả một số hội đoàn ủng hộ dân chủ và phản đối Đảng Cộng sản qua khẩu hiệu chống Trung Quốc, sẽ kéo dài được bao lâu.
Điều quan trọng là không rõ làn sóng vận động dư luận này có lan sang các chủ đề khác hay chỉ gói gọn ở phạm vi được bật đèn xanh là "Trung Quốc, biển, đảo và lãnh thổ"?
Ba kiểu khác nhau
Còn với bên ngoài, sự kiện hội nghị Shangri-La và hai cuộc biểu tình ở Việt Nam sẽ còn đặt ra nhiều câu hỏi cho báo chí.
Như bình luận của Austin Ramzy hôm nay 6/6 trên trang Time, giới quân sự Trung Quốc qua lời Tướng Lương Quang Liệt khi đến dự họp ở Singapore, cũng "cố gắng trấn an các nước láng giềng".
Và thông điệp đó còn được Trung Quốc muốn gửi tới Hoa Kỳ chứ không chỉ Asean.
Ông Austin Ramzy nhắc rằng mới tháng trước, Tướng Trần Bính Đức của Trung Quốc đã đọc một bài diễn văn "đầy tính hòa bình" ở Washington, khẳng định Bắc Kinh không hề có tham vọng thách thức Hoa Kỳ.
Giới trẻ Việt Nam tuần hành phản đối Trung Quốc tại Sài Gòn
Có thể cũng vì thế mà Bộ trưởng Robert Gates yên tâm đến Singapore tuần qua để gặp đối tác Trung Quốc trong thái độ hạ nhiệt ở Biển Đông.
Hoa Kỳ cũng biết rằng sau khi tuyên bố có "quyền lợi cốt lõi" trong an ninh hàng hải Đông Nam Á, họ cũng không thể làm nhiều hơn với cục diện Asean bản thân chưa đoàn kết toàn bộ - như mong muốn của Tướng Nguyễn Chí Vịnh - trước sức mạnh Trung Quốc.
Vì đứng trước Trung Quốc, chỉ có ba nước Indonesia, Philippines và Việt Nam và kiên quyết lên tiếng hơn cả.
Trang Nation/Asia News ở Thái Lan cũng hôm nay 6/6 có bài cho rằng bên cạnh Việt Nam, có Philippines là nước gần đây nhất cử phi cơ ra đuổi tàu Trung Quốc sau một vụ họ cho là "xâm phạm" của phía Trung Quốc tại vùng Trường Sa.
Các nước Thái Lan, Singapore và Malaysia vì các lý do khác nhau đang đắn đo và muốn kiếm lợi hơn là làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc.
Ba nước Campuchia, Lào và Miến Điện thì bị bài báo này coi là gần gũi và chịu ảnh hưởng mạnh của Trung Quốc.
Chính quyền Miến Điện được sự ủng hộ mật thiết từ chính giới tại Bắc Kinh trong bối cảnh bị Phương Tây cô lập.
Tại Lào, các dự án không lồ về cơ sở hạ tầng đều do Trung Quốc chi tiền và một cộng đồng di dân Trung Quốc ở đây đang ngày càng lớn mạnh.
Thủ tướng Hun Sen của Campuchia thì đã làm thân với Trung Quốc ngay sau khi Campuchia vào Asean.
Quan hệ quốc phòng của Phnom Penh với Bắc Kinh cũng khá mật thiết.
Nhưng công bằng mà nói, ba nước này không hề có liên hệ gì đến cuộc tranh chấp ngoài Biển Đông nên Hà Nội, Jakarta và Manila khó mong họ ủng hộ mình.
Trong các nước có tranh chấp biển, thái độ của Malaysia hiện bị cho là muốn kiếm lợi bằng cách làm thân với Trung Quốc, theo bài báo.
Đặc biệt, Malaysia hiện đang có các dự án riêng để cùng Trung Quốc khai thác khí đốt ở Biển Đông, theo như tin tức của hãng Bernama từ Kuala Lumpur thời gian qua.
Philippines đã phản đối mạnh mẽ vụ họ cho là Trung Quốc "xâm phạm" tại Trường Sa
Đều cần thận trọng
Nhưng bài báo trên The Nation/Asia News còn nhắc đến lý do vì sao cả ba nước Malaysia, Singapore và Thái Lan đều không thể quá làm căng với Trung Quốc.
Không thể Singapore có đa số dân gốc Hoa, tại Thái Lan và Malaysia, cộng đồng gốc Hoa có vị trí quan trọng trong kinh tế và tác động đến chính giới, khiến ảnh hưởng của Trung Quốc là không thể bỏ qua.
Ngược lại, Trung Quốc cũng không thể quá tự tin trong việc tác động đến các nước Asean chịu ảnh hưởng của họ.
Tại chính Malaysia, Thủ tướng Najib Razak đang đồng thời mạnh mẽ kết nối với Hoa Kỳ, và chính nhờ sự tự tin đến từ quan hệ đó, ông đang "chơi lá bài Trung Quốc - Mỹ" rất tốt.
Lãnh đạo Singapore từ lâu nay tự cho mình vai trò là người diễn giải các vấn đề của Trung Quốc cho toàn thế giới.
Nhưng với Trung Quốc lớn mạnh trên toàn cầu, vai trò đó đã giảm dần đi và Singapore luôn biết sức mạnh của họ đến từ tính thực tiễn chứ không phải là nhờ đứng hẳn về bên nào.
Ngay cả với Miến Điện, nước từng có vấn đề do các nhóm phiến quân gốc Hoa gây ra, lãnh đạo Miến sẽ tìm cách đa dạng hóa quan hệ để giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Bài báo cũng cho rằng trong quan hệ Trung Quốc - Asean, vai trò điều hòa của Indonesia hiện rất quan trọng.
Là nước Hồi giáo đông dân nhất thế giới, tiếng nói của Jakarta ngày càng có uy tín trên toàn cầu.
Chính thái độ ôn hòa của lãnh đạo Indonesia sẽ quyết định việc thế giới bên ngoài đánh giá Trung Quốc ra sao.
Năm tới là năm Campuchia sẽ làm chủ tịch Asean và sẽ đóng một vai trò "tế nhị" trong việc điều khiển hướng đi của quan hệ Trung Quốc với Asean.
Trong lúc Asean không ngừng cân nhắc những bước đi của mình, sẽ không có gì lạ khi Hoa Kỳ vẫn giữ tiếng nói "điều hòa" trong cả khu vực, và đây cũng là điều các nước trong vùng mong Washington tiếp tục làm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La tháng 6/2011 ở Singapore
(Nguồn: BBC Tiếng Việt)

Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội

Tụ tập đông người biểu tình chống Trung Quốc

*MLC: Sáng hôm nay chủ nhật ngày 5/6/2011 có khoảng vài trăm người tụ tập trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc thể theo lời kêu gọi được lan truyền trên Internet trước đó để phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc trong một loạt các hành động gây hấn trên Biển đông. Tuy nhiên đám đông không có băng rôn, không khẩu hiệu và lực lượng an ninh dễ dàng cô lập họ thành những nhóm nhỏ rồi giản tán. Chưa rõ tác động của vụ tụ tập ra sao nhưng rõ ràng là nó đã gây chú ý cho những người qua đường và gây ra cảnh ùn cứ cho nhiều tuyến phố xung quanh.


Ảnh chụp tại ngã tư Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ


Hệ thống an ninh dày đặc



Hai đầu đoạn phố có Đại sứ quán Trung Quốc đã bị rào kín bằng hàng rào sắt và hàng rào an ninh

Người tụ tập chỉ còn biết đứng từ xa 'ngó'
Không biểu ngữ, không hô khẩu hiệu, chỉ chừng vài trăm người các chiến sĩ cảnh sát chống biểu tình bạo động thất nghiệp ra về. Ảnh chụp lúc 9:15 sáng tại ngã tư Liễu Giai-Kim Mã.


Rõ ràng vụ tụ tập đã không đạt được những gì mong đợi, đó là sự biểu lộ hành động phản đối sự gây hấn ngang ngược của Trung Quốc. Hơn lúc nào hết đây được coi là một phép thử về tinh thần đoàn kết Việt Nam vì trước đó cùng với lời kêu gọi đi biểu tình lại là lời kêu gọi không đi biểu tình do lo ngại đó là sư xúi giục của 'bọn phản động'. Nó chứng minh một thực tế rằng cho đến tận bây giờ người Việt vẫn bị chia rẽ sâu sắc và hận thù dân tộc vẫn còn là lực cản giữa những con tim, dòng máu Việt. Và khi sự chia rẽ, sự hận thù giữa những người Việt vẫn còn thì con người Việt Nam thật bé nhỏ, nước Việt Nam thật mong manh. Rõ ràng người Trung Quốc hiểu rất rõ điều này, như lời của một chuyên gia Trung Quốc từng nói 'đây là thời điểm thích hợp nhất để tấn công Việt Nam'*

* Tham khảo bài viết của học giả Dương Danh Dy nguyên Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc, ông hiện đang nghỉ hưu và sinh sống tại Hà Nội.

Xin mời quý vị xem thêm tin tức cập nhật tại BBC Tiếng Việt

Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam

Các cuộc biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông đã diễn ra sáng Chủ nhật 05/06 tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Các nhân chứng cho hay con số người tham gia cuộc biểu tình hiếm khi xảy ra ở Hà Nội là 'hàng trăm người', trong khi con số ở TP Hồ Chí Minh được biết là đông đảo hơn.
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Đã nhiều lần kế hoạch biểu tình chống Trung Quốc bị ngăn cản, nhưng lần này các cuộc tuần hành đã diễn ra tại cả hai đô thị lớn nhất nước, dường như đã có sự nhân nhượng ngầm của chính quyền.
Người biểu tình mang cờ Việt Nam và các biểu ngữ phản đối hoạt động của Trung Quốc tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam cũng như yêu sách đường chín đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Một nhân chứng
Tại Hà Nội, nhân chứng nói đám đông đa phần là thanh niên đã tụ tập từ sáng sớm trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu.
Nhiều người mặc áo T-shirt màu đỏ có sao vàng, mang theo các khẩu hiệu 'Phản đối Trung Quốc gây hấn' và 'Trung Quốc gãy chấm dứt việc xâm lược biển đảo của Việt Nam'.
Một số người mang cờ Trung Quốc có hình sọ người của hải tặc.
Đám đông tụ họp chừng nửa tiếng, tới khoảng 8:45 phút sáng thì bị công an giải tán.
Từ vị trí trên đường Hoàng Diệu , đoàn người đã tiến về hướng Hồ Hoàn Kiếm, hát vang quốc ca Việt Nam và kêu gọi phản đối Trung Quốc.
Tại TP Hồ Chí Minh, đám đông tiến về Lãnh sự quán Trung Quốc qua các ngả Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, với con số người đông đảo hơn Hà Nội, mà nhân chứng nói cao điểm có thể hàng nghìn.
Nhiều người mang khẩu hiệu đòi Trung Quốc phải bồi thường thiệt hại cho Việt Nam trong các vụ gây hấn và sách nhiễu.
Bên ngoài tòa lãnh sự quán Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, thanh niên cũng hát quốc ca và một số bài hát cách mạng.

Phản ứng chính quyền

Hai cuộc tuần hành tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được biết đã kết thúc trong buổi sáng.
Lời kêu gọi tổ chức biểu tình ôn hòa chống chính sách của Trung Quốc đối với lãnh thổ Việt Nam đã được lưu truyền nhiều ngày nay trên internet và các diễn đàn cũng như mạng liên kết xã hội.
Cuộc tuần hành theo tôi được biết đã diễn ra bình tĩnh, trật tự, không cản trở giao thông và cũng không mang các biểu ngữ mang tính kích động.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Viịnh
Lúc đó đã có nhận xét rằng cuộc tuần hành có thể sẽ được phép diễn ra, vì sức ép của sự bức xúc lớn trong xã hội sau việc ngày 26/05 tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò địa chấn của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam chưa có phản ứng gì trước hoạt động biểu tình và báo chí chính thống cũng chưa có tường thuật về sự việc này.
Tuy nhiên, bên lề diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh nói với BBC rằng ông "được biết đã có nhiều người dân tụ tập phản đối" chính sách của Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Biểu tình trước cửa đại sứ quán TQ

Ông Vịnh nói: "Đây là hành động tự phát của người dân".
Ông thứ trưởng cho hay ông được thông báo qua điện thoại rằng sau khi các địa phương vận động giải thích, đám đông đã tự động giải tán.
"Cuộc tuần hành theo tôi được biết đã diễn ra bình tĩnh, trật tự, không cản trở giao thông và cũng không mang các biểu ngữ mang tính kích động."
Thế nhưng Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói quan điểm của riêng ông đối với các hoạt động biểu tình như trên là "không nên, dù đây là bắt nguồn từ lòng yêu nước".
"Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ, vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc."

Dư luận bức xúc

Năm 2007-2008 đã có một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh.
Sau đó hoạt động này bị chính quyền ngăn cản, vì không muốn quan hệ với nước lớn láng giềng bị ảnh hưởng, cũng như ngăn chặn việc "các thế lực xấu" lợi dụng lòng yêu nước của người dân.
Đã có cáo buộc đảng Việt Tân tại hải ngoại có thể tham gia kích động chống chính quyền trong nước, khiến tổ chức này phải lên tiếng giải thích.
Việt Tân hôm thứ Bảy ra thông cáo nói họ "tôn trọng vị trí độc lập ... của mọi đoàn thể, tập hợp người Việt yêu nước khác" và bác bỏ 'sự hiểu lầm' nói trên.
Trước cuộc tuần hành nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam bằng cách này hay cách khác cũng đang tìm cách bày tỏ thái độ của mình trước hành xử "ngang ngược" của Trung Quốc.
Từ nhiều ngày nay, liên tục có các cáo buộc tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp ngư dân và các tàu thuyền của Việt Nam.
Sinh viên Việt Nam tại Australia và c̣ông đồng người Việt ở Los Angeles cũng đã có các cuộc biểu tình trước cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc trước các cuộc tuần hành ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.