Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

ĐCS Việt Nam đang cố gắng đánh bóng hình ảnh

* Phát biểu trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà nòng cốt là Ban Nội chính do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, ông Trọng nói về các mục tiêu của ban trong những tháng tới: đó là xử những vụ án lớn, ngiêm trọng đã 'để lâu'... 

Những con tốt nào sẽ bị thí để đảng gỡ gạc lấy điểm trước sự mất lòng tin vô cùng nghiêm trọng trước nhân dân? Bầu Kiên? Trần Xuân Giá hay các quan chức của Agribank?

Sự việc kêu gọi đưa các vụ án lớn ra xét xử của ông tổng Trọng khiến Mõ Làng Chờ liên tưởng tới bức thư của một tử tù Trung Quốc trước khi bị đảng cộng sản Tàu đưa ra pháp trường xử tử về tội tham nhũng. Mõ xin đăng lại để bà con cùng chiêm nghiệm.

---------------------------------------------------

Đảng muốn xử 'các vụ án tham nhũng lớn'

Cập nhật: 12:21 GMT - thứ tư, 27 tháng 3, 2013
Ông Nguyễn Phú Trọng (đứng) và ông Nguyễn Bá Thanh tại phiên họp hôm 26/3
Ông Trọng thúc đẩy thành lập chân rết tại các tỉnh cho ông Thanh và đẩy nhanh xử lý các vụ tham nhũng lớn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa thúc đẩy việc thành lập chân rết của Ban Nội chính ở các địa phương và xử các vụ tham nhũng lớn nội trong năm nay.
Trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng mà nòng cốt là Ban Nội chính do ông Nguyễn Bá Thanh đứng đầu, ông Trọng nói về các mục tiêu của ban trong những tháng tới:
"Căn cứ chương trình làm việc, yêu cầu thực tế, rà soát lại [và] xây dựng nội dung công việc từ giờ tới cuối năm trên các lĩnh vực như xây dựng luật pháp, thể chế, tuyên truyền.
"Rồi tập trung vào tăng cường đôn đốc xử lý những vụ án còn đang chậm để cố gắng bảo đảm hiệu quả.
"Hay là thành lập các ban nội chính địa phương, Bộ Chính trị quyết rồi, đồng ý cho lập rồi.
"Ở dưới địa phương thì không thành lập ban chỉ đạo nhưng mà có lập ban nội chính để giúp việc, thì phải khẩn trương lập ban nội chính đi."

Tham nhũng 'nghiêm trọng'

" [H]iện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi. "
Ông Trọng thúc giục Ban Nội chính
Trong cuộc họp, vốn cũng có mặt cả Thường trực Ban Bí thư và cựu Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh bên cạnh ông Thanh và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trọng thúc giục xử lý các "vụ án tham những lớn đã để lâu rồi".
"Bây giờ tôi đề nghị cụ thể như thế này.
"Ban Nội chính các đồng chí hệ thống hóa lại để bàn, xin ý kiến các cơ quan hữu quan, hiện nay có bao nhiêu vụ lớn, nghiêm trọng đã để lâu rồi, cần phải tập trung giải quyết trong năm nay, hay là trong quý II, hay trong quý III hay trong quý IV, cần cụ thể đi."
Ông Trọng được Truyền hình Việt Nam đã lời nói Ban chỉ đạo chống tham nhũng cũng cần thúc đẩy việc "công khai, minh bạch và kê khai tài sản cá nhân của các đảng viên".
Việc chuyển quyền quản lý chống tham nhũng từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng cánh tay phải Nguyễn Bá Thanh được xem như cố gắng để ngăn chặn tình trạng mà Bấm ông Trọng nói "tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có".
Động thái này cũng diễn ra sau khi ông Dũng bị cho là đã bị Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật nhưng Ông Trọng và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã không thể vận động đa số thành viên của Ban Chấp hành trung ương ủng hộ việc kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị mà ông Sang gọi là "đồng chí X".
Tin về cuộc họp lần thứ hai của Ban chống tham nhũng được Bấm trang tin của Đảng Cộng sản đăng chi tiết.
Trong khi đó trang của Chính phủ Bấm đăng lại bản tin thời sự của Truyền hình Việt Nam về cuộc họp.

Các vụ tồn đọng

Việt Nam đã tiến hành khởi tố hàng loạt quan chức cao cấp trong ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2012.
Trong số những người bị Bấm khởi tố có cả một cựu Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư, ông Trần Xuân Giá.
Ông Giá, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị ngân hàng ACB, cùng các ông Lê Vũ Kỳ, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng ACB, Trịnh Kim Quang, một nguyên phó chủ tịch khác và Phạm Trung Cang, nguyên phó chủ tịch Eximbank đều bị khởi tố về hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ Luật Hình sự.
Trước bốn người này, tài phiệt Nguyễn Đức Kiên, hay được gọi là 'Bầu' Kiên, cũng bị Bấm khởi tố về cùng hành vi.
Thời báo Kinh tế Việt Nam cũng dẫn ra những bằng chứng cho thấy rằng ngành ngân hàng sẽ bị nhắm tới trước tiên trong cố gắng chống tham nhũng.
Bấm Báo này dẫn lời Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh từng nói "ngân hàng không biết sợ là gì, có những vụ 'làm' một cái 4.000 - 5.000 tỉ đồng mà... tỉnh queo".
(Nguồn BBC)
----------------------------------------------------------------
Bức thu của một tử tù Trung Quốc
Văn Cường nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, nguyên Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh do phạm tội tham ô(nhận hối lộ hơn 12 triệu NDT, không thuyết minh được số tài sản trị giá hơn 10 triệu NDT..) hủ hóa, bao che cho bọn mafia.. đã bị toà án thành phố này tuyên án tử hình ngày 7/7/2010.
Trước khi chết hắn đã để lại bức thư, xin lược dịch giới thiệu.
“Ta sống không nổi mấy ngày nữa đâu. Ta không ngờ lại bị phán tử hình, nhưng đã đến bước đó thì kháng cáo lên trên cũng chẳng có kết quả gì. Ta đây, cả cuộc đời làm công an, đã xử rất nhiều vụ án lớn, đã giết rất nhiều người, trước đây đã từng lo rằng sẽ có một ngày sẽ chết trong tay người nhà một số kẻ bị mình xử tử hình, không ngờ cuối cùng lại bị chết trong tay người của mình…Thế nhưng, ta đã nghĩ ra, những sự việc mà ta tham dự và biết được quá nhiều, nếu ta không chết sẽ có rất nhiều kẻ ăn không ngon ngủ không yên. Không giết ta, hậu hoạn lớn vô cùng, ta chết sẽ có lợi cho bọn chúng…Vì vậy có mấy câu muốn nói rõ trước khi đi xa.
Nói ta tham ô bao nhiêu tiền, chơi bao nhiêu con gái. Ta không phủ nhận điều đó.Nhưng điều ta muốn nói là, điều đó đáng trách ta nhưng cũng không đáng trách ta, tất nhiên trách nhiệm của ta là lớn hơn. Bất kể là ai nếu đặt vào vị trí của ta đều sẽ tham ô nhiều như vậy, chơi gái nhiều như vậy, thậm chí còn nhiều hơn. Có một số nữ học sinh, ta không chơi thì người khác cũng sẽ chơi. Nói Văn Cường ta đây cưỡng hiếp, ta mà lại phải cưỡng hiếp à?…Ai chẳng biết cán bộ hiện nay nếu không tham ô, không háo sắc thì ai dám tin, dám trọng dụng anh? Dù anh làm việc có tốt đi nữa cũng chẳng có ích gì! Loại cán bộ giống như ta, trong cả nước nếu không nói là mấy triệu thì chí ít cũng phải tới mấy chục vạn người. Chỉ bêu xấu rồi giết một mình Văn Cường, thì giải quyết được cái gì?
Điều ta muốn nói nữa là, con đường ta đi từ một anh cảnh sát nhỏ bé tại huyện Ba rồi lên tới chức Phó Giám đốc Sở Công an một thành phố trực thuộc trung ương, không phải là chỉ bằng con đường tham ô…Đối với ta trước tiên là công việc sau mới đến tham ô..Ai cho ta cái quyền muốn làm gì thì làm ở Trùng Khánh? Nhiều người biết rõ một số việc ta đã làm nhưng lại giả bộ là không biết? Đã không muốn để ta sống thì ta sẽ nói hết mọi điều ra: ta tham không chỉ có số tiền đến thế! Vậy số còn lại đi đâu? Tất nhiên là đến nhà người ta, có việc ta nhờ người làm, có một số việc tự ta làm. Nhờ người khác làm không có tiền có được không?. Những người lấy tiền của ta cũng như những người đưa tiền cho ta hiện nay đang hướng dẫn quần chúng tham quan những trưng bầy chứng tích tham ô của ta. Ta không phủ nhận tính chân thực của các chứng tích đó, nhưng nếu các người tới nhà những kẻ đó xem xét sẽ thấy chút quà bẩn thỉu mà ta nhận thật đáng thương.
Văn Cường ta cũng là người có học… Trước đây ở Trung Quốc, đã có rất nhiều người vỗ tay khen ngợi việc chặt đầu bọn tham nhũng.Thế nhưng sau những cái vỗ tay khoái chí đó mọi việc vẫn như cũ.Mấy trăm năm qua Trung Quốc có thay đổi không? Ta thấy chẳng thay đổi gì cả. Giết ta chẳng qua là bịt được mồm một mình ta, nhưng liệu có bịt được nguồn gốc hủ bại không? Hôm qua trên đường phố Trùng Khánh có rất nhiều người đốt pháo. Ta không biết ba năm sau liệu bọn họ lại có phải đốt pháo nữa hay không? Sợ rằng đến lúc đó những người đã bán đứng ta sẽ lại ca ngợi ta và dân chúng không rõ chân tướng lúc này sẽ thấy Văn Cường cũng có chỗ tốt đấy chứ. Khi ta làm Phó Giám đốc công an Trùng Khánh tỷ lệ phạm tội có cao nhưng so với mấy thành phố lớn khác, Trùng Khánh tốt hơn nhiều…
…Biến ta thành người như thế này là do chính xã hội, chính chế độ này. Ta nói như vậy không phải là muốn đẩy hết trách nhiệm cho người khác. Nếu như năm đó ta không rời huyện Ba, yên tâm làm một anh cảnh sát bình thường ở đó thì hôm nay ta không phải như thế này.Tham công danh lợi lộc là sai lầm lớn nhất đời ta. Sau khi ta chết con cháu không lấy họ Văn nữa mà đổi thành họ khác, và con cháu các đời từ nay trở đi đừng theo nghiệp chính quyền, đừng làm quan, hãy xa lánh công danh lợi lộc.
Bình thường, bình yên mới là phúc.”