Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Điện hạt nhân- Thế giới đóng cửa Việt Nam bắt đầu tính chuyện xây

*MLC: bài toán năng lượng quả là một bài toán đau đầu cho các nhà lãnh đạo không những chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. Trong bối cảnh năng lượng thiếu như hiện nay thì bài toán năng lượng nguyên tử sẽ là một lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên nhìn vào những sự cố hạt nhân hiện nay khiến mọi người không khỏi rùng mình lo sợ. Sự cố hạt nhân tại Fukushima Nhật Bản và trước đó là thảm hoạ hạt nhân Chernobyl tại Ukraina mà ông cộng sản Liên Xô 'ị lại một bãi di sản vẫn còn lù lù đó'. Không biết các nhà khoa học Việt Nam ý kiến ra sao chứ nghe những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Chính phủ về việc xây nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ Nga (tất nhiên được thừa hưởng từ Liên Xô) nhiều người không khỏi lạnh xương sống.

Đức 'làm gương' cho các nước về năng lượng

Các nhà máy điện hạt nhân tại Đức
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố việc ngừng sử dụng năng lượng nguyên tử trước 2022 sẽ khiến Đức trở thành quốc gia tiên phong về năng lượng tái tạo.
Bà Merkel cũng cho rằng nước Đức sẽ được lợi khi đóng cửa các nhà máy điện nguyên tử.
Đức là quốc gia công nghiệp phát triển lớn nhất quyết định không sử dụng năng lượng nguyên tử, sau một quyết định mang tính bước ngoặt về chính sách của chính quyền liên minh trung hữu.
Bà Merkel đã thành lập một ủy ban nghiên cứu năng lượng nguyên tử sau khi xảy ra thảm họa tại nhà máy Fukushima ở Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân sau trận động đất và sóng thần hồi tháng Ba, đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân trên toàn nước Đức.
Phong trào phản đối hạt nhân đã năng cao uy tín của Đảng Xanh, vốn giành quyền kiểm soát bang Baden-Wuerttemberg là nơi phe Dân chủ Thiên chúa giáo hoạt động mạnh vào hồi cuối tháng Ba.
Giới phân tích nay nói bà Merkel có thể xem xét khả năng liên minh với Đảng Xanh trong tương lai.

Cơ hội mới

Bà Angela Merkel nói với thay đổi chính sách mang tính nền tảng này, nước Đức sẽ làm gương cho các nước khác.
Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn lời bà thủ tướng nói: "Chúng tôi tin rằng với tư cách một quốc gia, chúng tôi sẽ tiên phong trong thời đại mới của các nguồn năng lượng tái tạo".
"Chúng tôi sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển đầu tiên chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và nắm bắt mọi cơ hội: trong xuất khẩu, phát triển, công nghệ, công ăn việc làm... mà việc này mang lại."
Bà Merkel cũng nói rằng trong tương lai năng lượng cần có các yếu tố "an toàn, đáng tin cậy và giá thành thấp", và quyết định ngừng sử dụng năng lượng hạt nhân liên quan tới cuộc khủng hoảng Nhật Bản.
Bà nói: "Chúng ta đã học bài học từ Fukushima nên cần phải đối phó các nguy cơ một cách khác đi".
Theo kế hoạch, bảy nhà máy điện nguyên tử thế hệ cũ vốn đã đóng cửa để xem xét lại độ an toàn từ ngay sau cuộc khủng hoảng Nhật Bản, sẽ không bao giờ hoạt động trở lại nữa.
Nhà máy thứ tám tại Kruemmel miền Bắc nước Đức, cũng đã đóng cửa và gặp một số vấn đề kỹ thuật, sẽ bị đóng cửa hoàn toàn.
Cho tới 2021 Đức sẽ ngừng hoạt động sáu nhà máy, và tới 2022 thì đóng cửa ba nhà máy mới nhất.
Chính phủ Đức trước đây, liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội theo trung tả và Đảng Xanh, từng quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2021.
Thế nhưng tháng Chín năm ngoái liên minh của bà Merkel đã bác bỏ kế hoạch này và tuyên bố gia hạn cho các nhà máy hoạt động thêm trung bình là 12 năm.
Quyết định này không được ủng hộ ở trong nước Đức ngay cả trước khi có thảm họa Fukushima.
Sau sự cố Nhật Bản, bà Merkel đã nhanh chóng bác bỏ kế hoạch gia hạn cho các nhà máy hạt nhân và xem xét lại tình hình.
Ngành công nghiệp hạt nhân của Đức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cho tới trước khi các lò phản ứng thế hệ cũ bị ngừng hoạt động hồi tháng Ba, năng lượng hạt nhân chiếm 23% tổng năng lượng sử dụng trên toàn quốc.
(Nguồn: BBC Tiếng Việt)
---------------------------------------------------------------------------------------------------
"Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận an toàn hơn hẳn Fukushima"
(Dân trí) - Chuyên gia Nga khẳng định, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sử dụng công nghệ lò thế hệ thứ 3, có mức độ an toàn cao hơn hẳn nhà máy Fukushima (Nhật), nơi vừa gánh chịu sự cố nặng nề sau động đất.
Chính Phủ Việt Nam đã quyết định chọn Nga làm đối tác chính trong quá trình xây dựng  nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Lý do, nước này đang sở hữu công nghệ nguồn (không phải qua nước thứ ba). Cùng đó, công nghệ của Nga còn đảm bảo những tiêu chí như: công nghệ an toàn, được kiểm chứng…
Tại buổi hội thảo về an toàn của nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam vừa được tổ chức tại Viên Năng lượng Nguyên tử, ông Sergey A. Boyarkin, Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rostatom đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề an toàn của nhà máy.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (ảnh: bee.net.vn).
Được biết, công nghệ áp dụng trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ là phiên bản thứ 3. Sự an toàn của công nghệ này đạt đến mức nào, thưa ông?
Chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Công nghệ được áp dụng tại nhà nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là công nghệ nước áp lực (VVER). Đây là thiết kế của các nhà máy điện thế hệ 3, mới nhất với mức độ an toàn hơn rất nhiều so với thiết kế thế hệ 2. Một trong những ưu thế, đặc điểm quan trọng nhất của thế hệ 3 là khu vực đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800 m.
Nói cách khác các rào cản chất phóng xạ được sắp xếp kế tiếp, giống như con búp bê ở nước Nga. Có con búp bê to ở ngoài và con búp bê nhỏ ở bên trong, tất cả các chất phóng xạ phát sinh đều nằm trong con búp bê nhỏ nhất ở phía trong, các phóng xạ này là thanh nhiên liệu, thậm chí là các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng nằm trong khu vực đó. Nếu trường hợp con búp bê nhỏ bị phá vỡ thì con búp bê lớn sẽ đảm đương chức năng bảo vệ.
Ngoài ra, theo thiết kế của chúng tôi, các chương trình hệ thống nhà máy điện hạt nhân đảm bảo an toàn chủ động và thụ động. Các hệ thống an toàn thụ động hoạt động không cần sự hỗ trợ của điện áp từ bên ngoài, cũng không cần có điện các hệ thống vẫn hoạt động. Còn các hệ thống an toàn thụ động hoạt động theo nguyên lý tự nhiên như nguyên lý trọng lực, nguyên lý trao đổi nhiệt tự nhiên.
Bên cạnh đó, các hệ thống an toàn thụ động vận hành tự động, người vận hành không thể can thiệp vào hoạt động, không thể tắt hay mở các hệ thống đó. Khi nhiệt độ trong lò phản ứng đó đạt đến mức độ nhất định thì các hệ thống đó khởi động.Trường hợp Fukushima dùng thiết kế thuộc thế hệ 2, tức là là sử dụng nguyên lý an toàn chủ động, tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp. Chính vì vậy, khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp đã không hoạt động được dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt động lò phản ứng, gây ra cháy nổ… Còn theo thiết kế của mới của chúng tôi, bể chứa thanh nhiên liệu này nằm trong lớp bảo vệ, phóng xạ không thể lọt ra ngoài.
Với sự lắp ráp và hoạt động của hệ thống cô lập nóng chảy này, thì dù sự cố xảy ra ở mức độ nào với biến đổi như thế nào thì chất nóng chảy không vượt qua khỏi lò phản ứng phóng xạ. Chúng tôi đã sử dụng bẫy nóng chảy này tại nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc và được
Được biết, nhằm chuẩn bị cho việc tiến hành xây dựng nhà máy điện Ninh Thuận vào năm 2014. Nga đã tiến hành công việc đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân Việt Nam?
Chúng tôi bắt đầu đào tạo nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên tại trường đào tạo thuộc Rosatom. Dần dần trong tiến độ xây dựng số lượng sinh viên Việt Nam được đào tạo sẽ tăng lên.
Chúng tôi đang xây dựng 3 trung tâm đào tạo cho sinh viên. Bên cạnh đó, tại tất cả nhà máy điện hạt nhân do chúng tôi xây dựng, đều có mô hình trung tâm huấn luyện nhân viên vận hành với kích cỡ thực. Tại mô hình này có phòng chỉ huy vận hành nhà máy, bàn điều khiển, hay nút điều khiển đều như trong điều kiện thật. Trung tâm đào tạo huấn luyện này sẽ được xây dựng xong và hoạt động trước khi vận hành điện hạt nhân 2 năm.

Ông Sergey A. Boyarkin (bìa phải) Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rostatom (ảnh: TT).
Theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành vào năm 2020. Tiến độ này có được đảm bảo chính xác về thời gian?
Việc nhà máy có được vận hành đúng theo tính toán hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo tính toán về mặt khoa học của chúng tôi nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, sẽ đảm bảo  vận hành đúng theo kế hoạch.
Cụ thể, trong 2 năm tới, chúng tôi sẽ thực hiện xong khảo cứu đánh giá kĩ càng địa điểm xây dựng, sau đó, chúng tôi sẽ kết hợp thiết kế với vị trí xây dựng cụ thể, rồi tiến hành công tác phân tích an toàn với nhà máy, tiến hành nhiều tính toán và thử nghiệm an toàn theo điều kiện cụ thể.
Tại Ninh Thuận theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân sẽ tiến hành khởi công năm 2014. Trong thời gian xây dựng, 40% công việc giám sát từ bên ngoài, tức là mỗi mối hàn tại nhà máy sẽ do cơ quan pháp quy là Cục an toàn bức xạ hạt nhân Việt Nam kiểm duyệt, cùng với sự giám sát chặt chẽ của bản thân chúng tôi.
Với những cân nhắc kĩ trong công việc và lượng thời gian tiến hành, tôi tin tưởng rằng độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được đảm bảo, năm 2020 đưa vào hoạt động là thực tế.
Theo nhận định của ông, địa điểm đặt máy điện hạt nhân Ninh Thuận có cần lưu ý kỹ hơn về vấn đề động đất và sóng thần?
Chúng tôi cho rằng, địa điểm Việt Nam chọn đạt yêu cầu. Nhưng khi xây dựng cần xác định địa điểm bố trí lò phản ứng phải có nền tảng vững chắc, nơi bố trí xa điểm đứt gẫy địa chất và bảo vệ tránh tác động của sóng thần. Theo kinh nghiệm khảo cứu địa điểm, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể vị trí dịch chuyển 1-2 km.
Mới đây, Đức cho biết có thể đến năm 2022 họ sẽ dừng hẳn việc xây dựng và hoạt động các nhà máy điện hạt nhân. Ông nghĩ sao về điều này?
Đó là quyết định của Đức.Phần lớn nhà máy điện hạt nhân của Đức đều thiết kế theo thế hệ thứ 2. Bên cạnh Đức thì các nhà máy tại Pháp vẫn hoạt động mà còn hoạt động thêm các nhà máy mới. Phần Lan cũng đang xây dựng thêm nhiều các nhà máy điện hạt nhân. Do đó, quan điểm mỗi nước là không giống nhau trong phát triển năng lượng hạt nhân.
P. Thanh (ghi)

Ông đánh giá thế nào về sự cố vừa xảy  ra tại nhà máy Fukushima của Nhật.  Ám ảnh về tai nạn  rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản vẫn đang làm  nhiều người Việt Nam lo lắng?






----------------------------------------------------------------------------------------------------
Sự cố hạt nhân nhà máy FUKUSHIMA tại nhật bản

Nhật thừa nhận nhiên liệu tan chảy ở ba lò hạt nhân

Công ty điện lực Tokyo (Tepco) hôm nay thừa nhận các thanh nhiên liệu trong hai lò phản ứng khác tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã tan chảy.
>
24 giờ đầu tiên trong khủng hoảng hạt nhân Fukushima

AFP dẫn lời người phát ngôn của Tepco cho hay: "Hiện tượng tan chảy từng phần đã xảy ra tại lò phản ứng số 2 và số 3. Hầu hết phần tan chảy có thể đã lắng xuống đáy bể cao áp chứa các thanh nhiên liệu, giống như những gì từng xảy ra ở lò phản ứng số 1."
Hình ảnh bên trong lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I được chụp hôm 20/5 và hình ảnh mô tả mức độ bức xạ gamma qua phân tích của một robot. Ảnh: AFP
Thông tin này được xác nhận khi Tepco đưa ra bản phân tích dữ liệu mới nhất về hiện trạng của nhà máy Fukushima I sau thảm họa động đất sóng thần hôm 11/3.
Trước đó, ngay sau khi động đất và sóng thần xảy ra, Tepco tuyên bố lò phản ứng số 1 có hiện tượng tan chảy các thanh nhiên liệu, và huy động các công nhân đưa nước vào làm mát lò phản ứng này. Tuy nhiên, với những thông tin mới nhất vừa được đưa ra, có thể thấy tất cả các lò phản ứng đang hoạt động khi thảm họa xảy ra đều gặp phải hiện tượng tan chảy các thanh nhiên liệu.
Mặc dù vậy, người phát ngôn của Tepco cũng trấn an dư luận khi cho biết tất cả các lò phản ứng này đều đang được làm mát và ở trong tình trạng ổn định. Đầu tuần trước, công ty điện lực cũng thừa nhận sự cố tan chảy thanh nhiên liệu đã xảy ra tại lò phản ứng số 1 chỉ chưa đầy một giờ sau khi nhà máy Fukushima I bị sóng thần nuốt trọn.
Thảm họa động đất sóng thần hôm 11/3 tại vùng đông bắc Nhật Bản đã khiến gần 25.000 người thiệt mạng và mất tích. Cơn sóng thần cao 15 m còn phá hỏng hệ thống làm mát ở nhà máy Fukushima I, dẫn tới nguy cơ xảy ra một thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Tuy nhiên cho đến nay các nỗ lực khắc phục sự cố của Nhật Bản đã giúp ổn định tình hình.
Phan Lê
LỊCH SỬ THẢM HOẠ HẠN NHÂN CHURNOBYL

-------------------------------------------------------

Bên trong 'cỗ quan tài bê tông' ở Chernobyl

Suốt nhiều năm qua các kỹ sư Ukraina vẫn cần mẫn vào bên trong cỗ "quan tài bê tông" bao phủ lò phản ứng bị nổ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl để kiểm tra kết cấu và nồng độ phóng xạ.

Cảnh tượng bên trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraina. Ảnh:
Cảnh tượng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraina. Ảnh: blogspot.com.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Sau đó một công ty nhà nước đã bịt kín lò phản ứng này bằng 200 m3 bê tông, chôn vùi nguồn chất độc hại chết người đó. Ngày nay cũng công ty này chịu trách nhiệm kiểm tra "quan tài bê tông" thường xuyên.
“Chúng tôi phái người tới đó ít nhất một lần mỗi tuần”, Volodymyr Kashtanov, phó giám đốc công ty, nói với phóng viên AFP, một phần tư thế kỷ sau thảm họa hạt nhân.
Nhiệm vụ của các chuyên gia là kiểm tra lớp vỏ bê tông và khoảng 200 tấn nhiên liệu hạt nhân bên trong nó. Ngay sau thảm họa nhiên liệu hạt nhân biến thành chất nhão có nồng độ phóng xạ cực cao trước khi cứng lại dưới dạng gốm.
Vài năm trước, quan tài bê tông suýt sụp đổ, nhưng từ đó tới nay nó đã được gia cố đáng kể. Giới chức Ukraina muốn thay thế nó bằng một lớp vỏ thép mới vào năm 2015. Quá trình xây dựng lớp vỏ thép đã được tiến hành từ năm ngoái.
Trước khi tiến vào quan tài bê tông, các chuyên gia mặc quần, áo và đeo găng tay. Tất cả những thứ đó đều được làm từ vải cotton. Họ cũng mặc trang phục bằng vải không thấm ở bên ngoài. Họ thở qua bình dưỡng khí và đeo các thiết bị đo phóng xạ. Thiết bị phát ra âm thanh báo động mỗi khi họ tiến vào khu vực có nồng độ phóng xạ cao hơn ngưỡng an toàn.
Những công cụ bảo hộ khác bao gồm: áo khoác và giày bao để xỏ bên ngoài giày thường bằng nhựa, tấm che ngực và găng tay bằng chì, xi lanh chứa oxy, để dự phòng khi bình khí oxy cạn.
“Thứ duy nhất mà chúng tôi không có là trang phục của phi hành gia”, Kashtanov đùa.
Để làm việc trong quan tài bê tông, các kỹ sư phải có giấy chứng nhận rằng họ không mắc bất kỳ căn bệnh nào. Sau khi được tuyển họ sẽ được đào tạo theo quy trình đặc biệt.
“Bạn cần phải biết lối đi an toàn trong quan tài bê tông”, Sergui Sverchkov, một thành viên trong nhóm kỹ sư, nói.
Phòng điều khiển lò phản ứng số 4. Ảnh:
Phòng điều khiển lò phản ứng số 4. Ảnh: markresnicoff.com.
Mỗi kỹ sư chui vào bên trong lớp áo quan khoảng 15 tới 20 phút. Khoảng thời gian “tuần tra” phụ thuộc vào nồng độ phóng xạ mà họ tiếp xúc.
“Những thợ hàn từng gia cố lớp bê tông làm việc theo ca, mỗi ca chỉ kéo dài trong 7 phút. Người đầu tiên hàn trong 7 phút rồi chạy ra ngoài và người tiếp theo thế chỗ của người thứ nhất”, Sverchkov kể.
Sverchkov mô tả cảnh mọi thứ bên trong quan tài bê tông đều bị hỏng và dây cáp buông thõng ở mọi nơi.
Các kỹ sư kiểm tra kết cấu bê tông, đo nồng độ phóng xạ trong không khí, xem xét các hệ thống điều khiển việc phân tán bụi và thoát nước nhiễm phóng xạ. Nước trong lò phản ứng hỏng tích tụ từ mưa, tuyết và quá trình ngưng tụ hơi nước.
Hơn 60% diện tích lò là vùng cấm xâm nhập do nồng độ phóng xạ quá cao hoặc lối vào bị chắn bởi các mảng đổ nát.
Các kỹ sư mới đây đã khoan các lỗ vào tường bao quanh các khu vực mà họ không thể xâm nhập để nhét các cảm biến phóng xạ và cảm biến nhiệt độ vào trong lỗ. Chúng giúp họ theo dõi tình hình bên trong những khu vực ấy.
Kashtanov mô tả tình hình bên trong lò phản ứng hỏng “tương đối ổn định”, song ông lo ngại một phản ứng hạt nhân dây chuyền có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông cũng xác nhận lượng chất phóng xạ phát tán vào không khí và đất “tương đối lớn” song nồng độ phóng xạ không vượt quá mức cho phép.
Kỹ sư Sverchkov thừa nhận rằng anh luôn cảm thấy hồi hộp mỗi khi phải làm ca đêm trong lò phản ứng.
“Chúng tôi biết rõ về chất phóng xạ, nhưng mỗi khi đi một mình trong lò phản ứng vào ban đêm, bạn sẽ cảm thấy không thích thú chút nào. Một số khu vực không có ánh sáng và bạn phải bật đèn pin. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe thấy những âm thanh giống như tiếng đập hay nứt”, anh nói.
Nhưng Igor Kabachenko, một kỹ sư khác, nói rằng anh đã học được cách chế ngự nỗi sợ hãi mỗi khi vào bên trong quan tài bê tông.
“Sau hai năm tìm hiểu quan tài này, nỗi sợ hãi của tôi đã nhường chỗ cho sự thích thú. Tôi nghĩ tôi không thể làm việc tại bất kỳ nơi nào khác nữa. Có vẻ như tôi đã yêu nơi này rồi”, anh nói.
Việt Linh

(Nguồn: Vnexpress)

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Blog Nguyễn Xuân Diện bị hack?

*MLC: Từ hơn 1 ngày nay khi bạn đọc truy cập vào blog Nguyễn Xuân Diện tại địa chỉ nguyenxuandien.blogspot.com đều không thấy bất kỳ nội dung nào của blog vốn đã trở thành 'hot' với hơn 5 triệu lượt truy cập từ năm 2010 đến nay. Vấn đề làm mọi người quan tâm và lo lắng cho chủ blog này trong thời điểm nhạy cảm xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng căng thẳng, cùng với thông tin kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc đang được lan truyền trên Internet. Blog Nguyễn Xuân Diện từng đăng các bài viết về quan hệ Việt-Trung của các nhà nghiên cứu như DƯƠNG DANH DY, các tướng lĩnh quân đội về hưu, v.v. Những bình luận tại blog này thường được biết đến với màu sắc chủ nghĩa dân tộc và đó là lý do nó cần bị hack bởi các hacker an ninh nhà nước?  

Ảnh chụp màn hình lúc 1:50 PM ngày 3/06/2011

Kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc -Tổng hợp tin Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam(2)

Kêu gọi chống Trung Quốc ở Việt Nam

Đốt xe máy trước cửa đại sứ quán TQ để phản đối (ảnh lấy từ video clip)
Sau sự kiện tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu khảo sát của PetroVietnam, đang ngày càng nhiều những lời kêu gọi chống Trung Quốc trên các diễn đàn ở Việt Nam, kể cả các kênh chính thống.
Báo chí trong nước, ngoại trừ các tờ báo được cho là mang tính định hướng chính trị cao như Nhân Dân hay Quân đội Nhân dân, những ngày qua đều đăng tải nhiều bài bình luận phân tích và chỉ trích việc 'Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền' của Việt Nam.
Giới quan sát nói nếu không có sự chuẩn thuận của nhà nước thì các báo Việt Nam, vốn được kiểm soát chặt chẽ, không thể lên tiếng mạnh mẽ như vậy được.
Lời kêu gọi tổ chức biểu tình ôn hòa trước cửa các cơ quan đại diện của Trung Quốc ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào Chủ nhật 05/06 tới đang được phát tán một cách nhanh chóng và rộng rãi trên các diễn đàn và mạng xã hội.
Chính quyền Việt Nam đã ngăn chặn nhiều kế hoạch biểu tình tương tự trong quá khứ vì không muốn quan hệ với nước lớn láng giềng bị ảnh hưởng, cũng như ngăn chặn việc "các thế lực xấu" lợi dụng lòng yêu nước của người dân.
Tuy nhiên cho tới lúc này, các chỉ dấu cho thấy một cuộc tụ họp có thể sẽ được phép diễn ra để biểu thị sự phẫn nộ của dư luận xã hội Việt Nam trước các động thái ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc.
Nhiều cá nhân, tổ chức của Việt Nam bằng cách này hay cách khác cũng đang tìm cách bày tỏ thái độ của mình trước hành xử "ngang ngược" của Trung Quốc.
Một nhân viên của Công ty Du lịch Côn Đảo Explorer tại Vũng Tàu cho BBC hay gần một tuần nay, công ty này đã từ chối nhận đặt tour du lịch cho người Trung Quốc.
Công ty Côn Đảo Explorer đang tiếp thị gói du lịch Khám phá Côn Đảo 3 ngày 2 đêm, nhưng tuyên bố ngay trên website của mình rằng họ "không nhận tour đối với những người mang quốc tịch Trung Quốc".
Nhân viên công ty nói không rõ lý do là gì, nhưng "đó là quyết định của lãnh đạo".

'To lớn và xấu tính'

Hồi tháng Tư, một thanh niên đã đi xe máy tới vườn hoa đối diện Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu, Hà Nội, tung băng rôn mang dòng chữ chống lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc tại Biển Đông rồi châm lửa đốt chiếc xe máy của mình.
Được biết chiếc xe nhãn hiệu Wave này sản xuất tại Trung Quốc.
Người thanh niên bị an ninh giải đi ngay sau đó, nhưng đoạn video quay cuộc phản kháng ngắn gọn và mạnh mẽ này đang được lưu truyền trên các trang mạng.
Biểu tình chống Trung Quốc tháng 12/2007
Đang có kêu gọi biểu tình phản đối Trung Quốc ngày Chủ nhật tới
Làn sóng chống Trung Quốc ở Việt Nam cũng đang thu hút sự chú ý của báo chí nước ngoài.
Báo Financial Times, một tờ báo lớn và có uy tín tại Anh Quốc, vừa có bài bình luận của tác giả David Pilling nói ngay cả chính phủ Việt Nam nay cũng phải lên tiếng tỏ rõ thái độ với nước láng giềng "to lớn và xấu tính".
Bài báo dẫn lời Brantly Womack, Giáo sư chính trị học tại trường đại học Virginia, nói Việt Nam có một quan hệ bất cân xứng với Trung Quốc.
Theo Giáo sư Womack, quan hệ này gần giống như cơ chế các nước chư hầu mỗi năm phải triều cống cho Trung Quốc. "Phải tỏ ra lễ phép và thần phục thì các nước mới được yên thân."
"Cách hành xử với Việt Nam dường như là một trong các nỗ lực của Trung Quốc tìm cách thiết lập một cơ chế quan hệ tương tự cho thời nay."
Vị giáo sư này nhận xét ngoài Ấn Độ và có thể Nhật Bản, tất cả các nước Á châu đều có quan hệ bất cân xứng với Trung Quốc, và bởi vậy, Bắc Kinh cũng đang lần lượt gây rắc rối với các nước này.
Theo bài báo trên Financial Times, "về ngắn hạn, sự hung hăng của Trung Quốc dường như phản tác dụng" vì nó khiến các nước nhỏ tìm đến nhau cũng như xích lại gần Hoa Kỳ.
Tác giả David Pilling nói chính vì sự phản đối mạnh mẽ lần này của Việt Nam, chủ đề Biển Đông sẽ thống lĩnh chương trình nghị sự của Diễn đàn An ninh Đối thoại Shangri-La cuối tuần này.
Nhận định của cây bút Financial Times là trong khi sức mạnh hải quân của Trung Quốc đang lên thì ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực sẽ suy giảm và sớm muộn gì các nước như Philippines và Việt Nam sẽ phải đạt được dàn xếp nào đó với Trung Quốc và họ biết điều này.
--------------------------------------------------------------------------

Hoa Kỳ quan ngại về tình hình Biển Đông

Đô đốc Robert Willard
Đô đốc Robert Willard là chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương
Chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Robert Willard, vừa bày tỏ quan ngại về căng thẳng Biển Đông theo sau vụ tàu TQ gây hấn với tàu khảo sát của PetroVietnam.
Ông cũng khẳng định đây là khu vực "chiến lược rất quan trọng" đối với Hoa Kỳ.
Trước vụ tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị ba tàu hải giám Trung Quốc đe dọa và cắt dây cáp, đã có một số vụ tương tự liên quan Trung Quốc và một số nước trong khu vực.
Đô đốc Willard nói với các phóng viên tại Kuala Lumpur, Malaysia, hôm thứ Tư 01/06: "Năm 2010, cả khu vực đều quan ngại về nguy cơ bùng nổ giao tranh tại Biển Đông".
"Cứ mỗi lần thấy căng thẳng gia tăng và các bên đối đầu nhau trong khu vực mang tính chiến lược rất quan trọng đối với chúng tôi thì tôi lại lo ngại."
Sau khi Việt Nam lên tiếng chỉ trích Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Việt Nam và cản trở gây thiệt hại cho tàu thăm dò PetroVietnam, Bắc Kinh phản bác với lý do đây là khu vực chủ quyền của Trung Quốc tuy địa điểm xảy ra, theo Hà Nội, nằm cách đất liền tỉnh Phú Yên có chưa đầy 150 hải lý.
Ông Willard nói: “Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong tranh chấp. Mỹ cam kết làm sao để bảo đảm các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, thông qua đối thoại và không xảy ra xung đột dù là trên biển hay trên không".
Đây là tuyên bố đầu tiên của Hoa Kỳ về đơt căng thẳng mới nhất tại Biển Đông mà Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á cùng tuyên bố chủ quyền.
Năm ngoái giới chức Mỹ nhiều lần đề cập vấn đề tự do lưu thông tại Biển Đông mà Trung Quốc nói tới 80% là thuộc Trung Quốc.
Bắc Kinh cáo buộc chính nhờ Mỹ mà các nước trong khu vực "tự tin đối đầu Trung Quốc".
-----------------------------------------------------------------

Báo Trung Quốc tiếp tục lời lẽ cứng rắn

Ba tàu hải giám Trung Quốc trong sự kiện 26/05
Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc có bài bình luận vụ tàu hải giám nước này đụng độ tàu khảo sát của PetroVietnam, nói đây là vụ 'nghiêm trọng nhất trong nhiều năm nay'.
Bài bình luận đăng trên Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung hôm 30/05 không ký tên tác giả, cho thấy đây là một dạng xã luận của báo.
Bài báo nhận định cuộc đụng độ hôm 26/05 là "nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây", và lời lẽ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong cuộc họp báo vào Chủ nhật 29/05 là "quá nóng nảy".
Tại cuộc họp báo bất thường này, bà Nguyễn Phương Nga nói "hải quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam".
Tuyên bố này đã làm phía Trung Quốc không hài lòng.
Bài trên Hoàn Cầu Thời báo, tờ báo con của Nhân dân Nhật báo vốn là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết: "Trung Quốc là nước lớn, sức mạnh hơn hẳn Việt Nam".
"Trong thời gian qua, Trung Quốc luôn tìm cách tránh leo thang xung đột Biển Đông với Việt Nam, không muốn ép buộc Việt Nam phải thuận theo quan điểm của mình và Việt Nam biết rõ điều này."
Theo Hoàn Cầu, đó chính là lý do mà Việt Nam thường xuyên tiến hành thăm dò dầu khí tại các khu vực tranh chấp, thách thức lòng kiên nhẫn của Trung Quốc.
Tờ báo viết nhiều người Việt Nam cho rằng vì Trung Quốc có tranh chấp biên giới với nhiều nước nên không thể lớn tiếng, và thái độ của Hoa Kỳ mới đây về Biển Đông đã khiến cho Việt Nam tỏ ra càng tự tin.
"Có thể nhận định của Việt Nam là đúng. Trung Quốc không muốn gây xung đột với Việt Nam và các nước khác trong lĩnh vực chủ quyền."
Bài viết cảnh báo: "Tuy nhiên sự kiềm chế của Trung Quốc không phải là không có giới hạn".

'Muối trong Biển Đông'

Hoàn Cầu Thời báo ví von: "Nếu Việt Nam cho rằng sự kiên nhẫn của Trung Quốc nhiều như muối ở Nam Hải (Biển Đông), thì họ đã vấp phải sai lầm chiến lược".
Nếu Việt Nam cho rằng sự kiên nhẫn của Trung Quốc nhiều như muối ở Nam Hải (Biển Đông), thì họ đã vấp phải sai lầm chiến lược.
Hoàn Cầu Thời báo
Bài báo viết tuy Bắc Kinh vẫn không muốn làm gia tăng căng thẳng, nhưng buộc phải thành thật với Việt Nam. Nếu như Việt Nam cứ tiếp tục hoạt động trong vùng biển chủ quyền của Trung Quốc, thì sẽ phải chịu trách nhiệm vì hành vi của mình.
"Nếu Việt Nam thực sự sẵn sàng 'làm mọi việc cần thiết', thì cứ việc thử sức mình xem."
Tờ Hoàn Cầu nói nếu như Hà Nội tính toán rằng qua việc gây áp lực ngoại giao có thể khiến Bắc Kinh nhượng bộ về biển đảo, thì thật quá ngây thơ.
Báo này cũng nhắc lại rằng Việt-Trung hai nước láng giềng có nhiều lợi ích chung trong dàn xếp hòa bình tranh chấp lãnh thổ, và nếu như Trung Quốc tiếp tục kiềm chế thì Việt Nam cũng cần cố gắng không hành xử một cách hung hăng.
Sau hai ngày đăng tải, bài bình luận trên Hoàn Cầu Thời báo đã thu hút khoảng trên 450 nhận xét của độc giả, nhiều nhận xét hừng hực tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
Một số bình luận gia cho rằng thái độ của Trung Quốc trong vụ tàu Bình Minh 02 tỏ ra ngày càng cứng rắn.
Chuyên gia Việt Nam Carl Thayer từ Úc châu nói Trung Quốc lâu nay đã tăng cường khẳng định chủ quyền Biển Đông bằng hoạt động của các tàu hải giám.
"Vụ này cho thấy sự gây hấn nghiêm trọng của tàu Trung Quốc, nhất là khi các tàu này cố tình cắt dây cáp của tàu khảo sát địa chấn Việt Nam."
Theo ông Thayer, sự nghiêm trọng của vụ việc tăng lên gấp bội vì tàu Bình Minh 02 hoạt động sâu trong khu vực kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.
"Nó cho thấy Trung Quốc nay tuyên bố chủ quyền ngay trong EEZ của Việt Nam, về phía Tây của đường chín đoạn."
Ông Thayer nhận định Hà Nội bị buộc phải lên tiếng về vụ này, có thể là vì sắp có hội nghị an ninh khu vực.
"Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách mạnh bạo như vừa rồi, thì Việt Nam có thể sẽ buộc phải điều tàu chiến ra bảo vệ các tàu thăm dò và nguy cơ bùng nổ đụng độ vũ trang sẽ là rất lớn."

Lập trường Nam Hải

Cáp của tàu Bình Minh 02
Việt Nam nói tàu Trung Quốc đã phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02
Trong khi đó, báo Asahi của Nhật Bản thì nói rằng Trung Quốc ngày càng cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông là vì sức mạnh kinh tế và quân sự của nước này ngày càng vượt trội.
Theo Asahi, Cục Quản lý Đại dương Nhà nước Trung Quốc mới đây ra phúc trình khuyến cáo sử dụng vũ lực quân sự để hướng tranh chấp lãnh thổ với các nước theo ý mình.
Tuy nhiên Trung Quốc cũng tăng cường chủ động trong lĩnh vực ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Gần đây, các quan chức Quân ủy Trung ương Trung Quốc, và cả Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, đã công du tới một số nước Đông Nam Á để bàn chủ đề Biển Đông.
Asahi bình luận rằng Bắc Kinh muốn chấm dứt tình trạng bị cô lập trong các vấn đề chủ quyền, trong khi Hoa Kỳ ngày càng tỏ ra thân cận với các nước trong khu vực.
Cứng rắn về quân sự nhưng lại tăng cường nỗ lực ngoại giao chính là chính sách "cây gậy và củ cà rốt" mà giới ngoại giao nói Bắc Kinh đang thực hiện lúc này.
--------------------------------------------------------------------------------------
*MLC: Nghe sự đôi co qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc với giọng điệu ngày càng căng thẳng và những hành động ngày càng leo thang của Trung Quốc nhiều người tự hỏi liệu có xảy ra chiến tranh giữa 2 nước? Nếu có thì cuộc chiến chỉ xảy ra trên biển hay trên cả đất liền và Việt Nam có dự tính cho trường hợp có chiến tranh xảy ra?. Ngược lại nhiều người khác thì cho rằng đó chỉ là cuộc đấu 'võ mồm' mà thôi hơn ai hết cả hai nước đều hiểu rõ 'chiến tranh không giải quyết được mọi bất đồng'.  Thế nhưng giả sử Trung Quốc nổ súng chiếm nốt cả Trường Sa nữa thì sao nhỉ? Lúc đó liệu Việt Nam có dám nổ súng?



Trên bản đồ Google Map từ 'SOUTH CHINA SEA'  nằm chiếm toàn bộ vùng biển Đông- Ảnh chụp màn hình từ Google Map ngày 2/6/2011

-----------------------------------------------------

Việt Nam phản đối vụ hải quân Trung Quốc nổ súng uy hiếp ngư dân

Ngày 2/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc, phản đối việc lực lượng hải quân nước này dùng súng uy hiếp ngư dân Việt Nam khi đang đánh cá tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, hành động trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam, không phù hợp với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và cản trở tàu cá và ngư dân Việt Nam hoạt động tại khu vực này.
Cũng trong ngày 2/6, lãnh đạo tỉnh Phú Yên gửi công văn hỏa tốc đề nghị Bộ Ngoại giao can thiệp và có biện pháp bảo vệ tàu cá cùng ngư dân hành nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo UBND tỉnh Phú Yên trong hai ngày 31/5 và 1/6, tàu cá của thuyền trưởng Lê Văn Giúp hoạt động ở vùng biển 8 độ 56 phút vĩ bắc, 112 độ 45 phút kinh đông, cách đảo Đá Đông (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 5 hải lý về phía Đông.
Ông Giúp điện đàm về Trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng thuộc Đồn Biên phòng 352, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên, thông báo 3 tàu của Trung Quốc ký hiệu 989, 27, 28 trang bị vũ khí đã bắn chỉ thiên và bắn xuống nước để xua đuổi. Do vậy ông Giúp buộc phải thu dàn câu và cho tàu chạy về hướng Đông cách đảo Đá Đông khoảng 20 hải lý để tránh.
* Nghe cuộc điện đàm của thuyền trưởng Giúp

Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry liên hệ với tàu cá tàu cá PY 92305 TS của ông Lê Văn Giúp qua sóng vô tuyến. Ảnh: Khoa Thy.
Thượng úy Nguyễn Ngọc Ry, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Đà Rằng khẳng định khu vực tàu ông Giúp hành nghề thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh cũng ghi nhận tình trạng ngư dân Phú Yên đánh bắt cá ngừ đại dương quanh khu vực quần đảo Trường Sa, trong phạm vi vùng biển chủ quyền Việt Nam, nhưng bị tàu quân sự Trung Quốc quấy nhiễu, dùng vũ lực, súng để bắn, dọa và chèn ép đã từng nhiều lần xảy ra.
Phú Yên là tỉnh có nhiều tàu thuyền đánh bắt xa bờ ở khu vực miền Trung với hàng nghìn tàu thuyền ngư dân hoạt động liên tục trên biển.
Trước đó, ngày 21/5 tàu cá do ông Đỗ Văn Phụng làm thuyền trưởng cùng 10 thuyền viên khác đang hành nghề câu cá ngừ đại dương tại khu vực cách đảo An Bang, thuộc quần đảo Trường Sa 40 hải lý về phía Tây Nam, cũng bị 2 tàu hải quân Brunei bắt giam đến nay.
Khoa Thy - Nguyễn Hưng

Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

Ngoại giao VN dính đường dây buôn lậu xe? -Khi nhà ngoại giao cũng là con buôn

Ngoại giao VN dính đường dây buôn lậu xe?

Bentley Continental Super Sport (ảnh minh họa) bán tại Ấn Độ với giá 575 ngàn USD.
Giới ngoại giao Việt Nam và Bắc Hàn đang bị điều tra dính vào đường dây nhập xe hơi lậu vào Ấn Độ khi cảnh sát bắt giữ 40 xe hơi hạng sang.
Giới chức từ Cơ quan Tình báo Thuế Vụ Ấn độ (DRI) bắt đầu điều tra cách đây hai tháng và đã thu giữ hàng chục xe Bentleys, Aston Martins và các loại xe cao cấp khác được cho là đưa vào Ấn Độ mà không trả thuế hải quan.
Các đời xe hiện bị giữ gồm Panameras Porsche, được bán ở Ấn Độ với giá 410 ngàn đôla, Bentley Continental Super Sport, giá 575 ngàn đôla, một loạt xe Aston Martin Rapides, giá 476 ngàn đôla, và một chiếc Maserati giá bán ở Ấn độ là 280 ngàn đôla.
Hai nhà ngoại giao chưa được nêu tên bị nghi sử dụng đặc quyền của đại sứ quán để nhập khẩu xe vào Ấn Độ mà không phải trả thuế nhập khẩu áp ở mức 100% đối với xe mới.
Giới chức điều tra nghi ngờ một số xe có thể đã bị đánh cắp ở Anh, Pháp, Singapore và Nhật Bản trước khi nhập khẩu vào Ấn Độ, nơi nhu cầu tậu xe hạng sang ở mức quá trớn.
Báo Anh Bấm The Daily Telegraph trích dẫn một quan chức từ DRI nói với báo này rằng một doanh nhân Ấn đã mua một chiếc Bentley Continental Supersports từ một nhân viên của tòa đại sứ Bắc Hàn tại New Delhi và một chiếc nữa được một nhà ngoại giao Việt Nam nhập rồi bán cho một doanh nhân khác.
Chúng tôi mới biết có hai nhà ngoại giao này nhưng chúng tôi cho rằng có thể có thêm những người khác như vậy dính líu vào
R.K. Sharma, Cơ quan Tình báo Thuế Vụ

"Các nhà ngoại giao của Bắc Hàn và Việt Nam dính líu vào mảng làm ăn này, họ đưa xe hạng sang vào Ấn Độ và sau đó bán xe phi pháp, R.K. Sharma, một quan chức cấp cao của DRI nói với hãng thông tấn AFP hôm 30/05.
"Tại thời điểm này, chúng tôi mới biết có hai nhà ngoại giao này nhưng chúng tôi cho rằng có thể có thêm những người khác như vậy dính líu vào," ông nói thêm.
Ông Sharma nói các quan chức DRI đã gửi công văn tới Bộ Ngoại giao để yêu cầu hai nhà ngoại giao này, những người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, ra trình diện cảnh sát để thẩm vấn.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn độ từ chối bình luận về vấn đề này, và nói rằng ông không hay biết về yêu cầu như vậy.
Giới thanh tra nay đang chuẩn bị tiếp cận chính phủ phía Bắc Hàn và Việt Nam để lấy thêm thông tin về vai trò của các nhà ngoại giao của họ tại New Delhi.
Ông Sharma cho biết họ cũng đang liên lạc với các bên liên quan tại Ấn Độ, Anh, Singapore, Nam Phi, và Dubai để mở rộng cuộc điều tra về đường dây nhập xe lậu này.
Giới chức từ DRI được trích dẫn nói họ nghi có khoảng 300-400 chiếc xe sang được nhập khẩu bằng giấy tờ giả và bán tại nhiều thành phố lớn trên khắp Ấn Độ.
Báo Tuổi Trẻ gần đây đưa tin Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ xác nhận qua báo chí rằng đại sứ quán có biết về tin tức liên quan tới hoạt động điều tra buôn lậu xe hơi.
Báo này trích dẫn Bấm Đại sứ Nguyễn Thanh Tân nói đại sứ quán đã yêu cầu cán bộ bị tình nghi liên hệ với Bộ Ngoại giao Ấn Độ để tìm hiểu vụ việc.
Đây không phải lần đầu tiên nhân viên ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài bị đưa lên truyền thông nước sở tại vì dính líu vào hoạt động phi pháp.
Hồi cuối năm 2008, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phải Bấm triệu hồi một nhân viên sứ quán bị cáo giác là liên quan buôn bán sừng tê giác lậu tại Nam Phi.
Chương trình truyền hình 50/50 của Nam Phi hồi đó đã công bố đoạn băng nhân viên đại sứ quán, sau này được biết là bí thư thứ nhất, đang nhận sừng tê giác từ một tay buôn lậu ngay trước cửa cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở thủ đô Pretoria.
Nhưng kể từ đó Bộ Ngoại Giao Việt Nam không cho biết biện pháp xử lý cán bộ ngoại giao này là gì.

(Nguồn:BBC Tiếng Việt)

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Ngày quốc tế thiếu nhi- Xin dành một khoảng lặng nhớ về Nhân Ái và những hoàn cảnh thiệt thòi khác

Lịch sử Ngày quốc tế thiếu nhi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày 1 tháng 6 hàng năm. Ngày này được chọn bởi khối cộng sản trước kia.

Lịch sử

Hội nghị thế giới về phúc lợi trẻ em tổ chức năm 1925 tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày quốc tế thiếu nhi. Người ta không nói rõ vì sao ngày 1 tháng 6 được chọn là ngày quốc tế thiếu nhi, một giả thiết là tổng lãnh sự người Trung Quốc tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã tập hợp các trẻ em mồ côi người Trung Quốc để kỉ niệm lễ hội thuyền rồng vào ngày 1 tháng 6 năm 1925, và đồng thời cũng trùng với ngày diễn ra hội nghị tại Geneva.

Đặc điểm

Ngày lễ được tổ chức vào ngày 1 tháng 6 hàng năm. Ngày này được đặc trưng bởi những bài diễn văn về quyền và phúc lợi trẻ em, những chương trình truyền hình dành cho trẻ em, những bữa tiệc, nhiều hoạt động khác nhau về việc quan tâm và tận tụy với trẻ em, hoặc là các gia đình sẽ cùng con mình đi chơi,.v.v…

Tham khảo

  1. International Children's Day Flag. Crwflags.com. Truy cập ngày 9/4/2011.
  2. June 1 International Children's Day. Diyifanwen.com. Truy cập ngày 9/4/2011.
3        1 June - International Children's Day. Qatar Living. Truy cập ngày 9/4/2011.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

*MLC: Có người nói rằng Việt Nam là một nước 'văn minh về mặt lý thuyết' khi tham gia đầy đủ các công ước quốc tế về quyền trẻ em từ rất sớm. Hệ thống luật pháp cũng rất chặt chẽ khi dành rất nhiều các điều khoản luật như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 để bảo vệ quyền được sống, được chăm sóc, học hành, được vui chơi cho các thế hệ tương lai của đất nước. Vi dụ như chính sách trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, rồi hình ảnh các vị lãnh đạo hàng năm vào tết trung thu đến tặng quà cho các cháu thiếu nhi, rổi ngày khai trường, v.v. Vậy trên thực tế ra sao? hàng ngày, hàng giờ trên đất nước này vẫn có những em bé tội nghiệp bị người thân bỏ rơi, hành hạ, xã hội, chính quyền thì thờ ơ vô cảm...Có lẽ nhà nước nên có điều khoản xử tù những cha mẹ bỏ rơi con mình trong luật hình sự.


Em bé này tên là Nhân Ái, và bé đã chết cách đây gần một năm, cái chết của bé đã làm hàng triệu con tim của các ông bố bà mẹ trên cộng đồng mạng thổn thức, day dứt. Bé bị bố mẹ bỏ rơi khi mới được 1 tháng tuổi và nằm đó cô quạnh một mình 6 tháng trời chống trọi với nhiều căn bệnh hiểm nghèo, duy trì sự sống được từng ấy thời gian dưới sự chăm sóc bất đắc dĩ của một số y bác sỹ nơi đây quả là một kỳ tích. Cũng phải thôi vì đến bố mẹ bé còn nhẫn tâm bỏ rơi bé, thì mong chi sự động lòng từ những y bác sỹ mà hàng ngày, hàng giờ sờ, nắm được cái chết? phải chăng làm việc trong môi trường mà thần chết gần đến thế dần dần tình thương đồng loại, mọi cảm xúc sẽ chai sạn? Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao bệnh viện này không thể áp dụng chế độ khám chữa bệnh theo chế độ đặc biệt miễn phí cho bé? Tại sao lãnh đạo bệnh viện này không kêu gọi cộng đồng giúp đỡ để đến lúc biết được thì đã quá muộn.

Những ai vào bệnh viện Nhi trung ương tại Hà Nội hẳn sẽ ngạc nhiên vì cái cụm từ ‘TỰ NGUYỆN’ được sử dụng nhiều đến thế. Khám tự nguyện, điều trị tự nguyện, khu điều trị tự nguyện. Sao phải lắm tự nguyện thế? Chả lẽ những người vào đây không phải tự nguyện hay bị bắt vào? Mấu chốt ở chỗ này: khám bệnh tự nguyện trong giờ hành chính  là 90.000 đồng, ngoài giờ hành chính là 110.000 đồng. Phải chăng bệnh viện này đang làm cái việc đó là lách luật ‘KHÁM CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỎI’ theo Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em 2005? Anh tự nguyện khám đấy chứ, tôi có bắt anh đâu.

Vụ bạo động tại Mường Nhé - Phóng viên nước ngoài đến thăm

Phóng viên nước ngoài thăm Mường Nhé

Một trong những dấu vết còn lại của sự tụ tập đông đảo người Mông hồi đầu tháng
Trên mặt đất còn dấu vết của lửa trại và đó là chứng cứ duy nhất còn lại của vụ bất ổn liên quan đến hàng ngàn người Mông trong bản Huổi Khon - nhưng nhiều câu hỏi chưa được giải đáp về vụ này vẫn còn âm ĩ, phóng viên AFP Ian Timberlake cho biết.
Toán phóng viên của AFP được tổ chức lên thăm khu vực thuộc xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, hôm thứ Sáu nhưng không được phỏng vấn độc lập và không được tự ý đi lại.
Hàng ngàn người Mông đã cắm trại trong suốt một tuần hồi cuối tháng Tư đầu tháng Năm để chờ 'vị cứu tinh' của họ.
Các nguồn tin cho biết đám đông chỉ giải tán sau khi có sự can thiệp của các lực lượng an ninh, nhưng sự phong tỏa khu vực này và hạn chế thông tin khiến mọi chuyện không rõ ràng cho cả ý định của người Mông và thái độ của nhà chức trách.
Động cơ 'chờ vị cứu tinh' có vẻ thành thực nhưng người Mông được khuyến khích bởi sự kết hợp giữa ý tưởng ly khai và ngàn năm Thiên Chúa, cộng với niềm tin một Vua Mông sẽ xuất hiện, một nhà ngoại giao nói với AFP.
Nhà ngoại giao không muốn nêu danh nhận xét với AFP rằng nhà chức trách đã 'mạnh tay': ''Tại sao họ điều đến cảnh sát chống bạo động và quân đội?''
''Nhà chức trách từ trên xuống dưới đã không minh bạch trong chuyện này,'' nhà ngoại giao thắc mắc sao phải chờ đến ba tuần sau mới cho phép các phóng viên nước ngoài đến nơi tìm hiểu.
Kết quả đây là vụ căng thẳng sắc tộc tồi tệ nhất kể từ lúc trên dưới 2.000 người Thượng bỏ trốn qua Campuchia trong hai năm 2001 và 2004 sau khi quân đội dẹp tan các cuộc biểu tình trên Tây Nguyên.
Vợ chồng ông Lý A Tình trong bản Huổi Khon

'Xô xát nhỏ'
Các nhân chứng cho biết vào lúc đó đám đông đã cô lập hai khu đồi. Phóng viên AFP nhìn thấy ít nhất bảy đám tro tàn của lửa trại còn lại trên một ngọn đồi, lẫn với những vỏ bao mì gói và những mảnh vải.
Truyền thông Việt Nam loan tin ''một số bà con người Mông nghe theo 'luận điệu tuyên truyền sặc mùi mê tín' đã tụ tập tại khu vực bản Huổi Khon để chờ 'thế lực siêu nhiên đưa về miền cực lạc'.
Nhà chức trách cho biết họ đã thuyết phục và cung cấp phương tiện để đồng bào đi về.
''Tôi muốn tái xác nhận là chúng tôi đã không sử dụng bất kỳ hình thức bạo lực nào để giải quyết vấn đề này,'' bà Giàng Thị Hoa, phó chủ tịch huyện Mường Nhé được AFP trích dẫn nói.
Nhưng AFP cũng trích dẫn một nguồn tin quân đội cho biết đã xảy ''những xô xát nhỏ'', trong khi một người dân nói hàng trăm người sợ bị bắt đã bỏ trốn vào rừng.
Theo tổ chức vận động tự do tôn giáo Christian Solidarity Worldwide, người Mông tin rằng sẽ có một vị cứu tinh xuất hiện và lập ra Vương quốc Mông. Tổ chức này nghĩ rằng việc chọn thời điểm có thể do người Mông đã chịu ảnh hưởng bởi lời tiên tri của nhà truyền giáo người Mỹ, Harold Camping, rằng tận thế xảy ra ngày 21 tháng Năm.
Một người dân trong bản Huổi Khon nói với AFP rằng nhiều người vẫn còn ở lại khu vực này cho đến sau ngày 21 tháng Năm mới về nhà khi không thấy vị cứu tinh nào xuất hiện.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Tổng hợp tin tức vụ Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam(1)

(Nguồn: VNExpress)

'Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của Trung Quốc'

Trước việc tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam hôm 26/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay lên tiếng kiên quyết phản đối hành động nói trên.

"Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là hết sức rõ ràng. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở hoạt động thăm dò, khảo sát bình thường của Việt Nam trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam", bà Nguyễn Phương Nga tuyên bố.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga. Ảnh: TTXVN.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khẳng định hành động của phía Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đối với vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước về Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam", bà Nguyễn Phương Nga nhấn mạnh.
Tham dự cuộc họp báo được Bộ Ngoại giao tổ chức ngày hôm nay còn có ông Đỗ Văn Hậu, phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và ông Nguyễn Duy Chiến, phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Ông Đỗ Văn Hậu đã trình bày với báo giới trong và ngoài nước toàn bộ diễn biến sự việc xảy ra sáng 26/5, khi 3 tàu hải giám của Trung Quốc ngang ngược xâm phạm lãnh hải của Việt Nam, gây thiệt hại lớn và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, cụ thể là cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02.
"Chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa, khu vực mà chúng tôi khảo sát nằm rất sâu trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã từng thực hiện các nhiệm vụ khảo sát như vậy nhiều lần, vì vậy chúng tôi khẳng định việc tàu khảo sát địa chấn làm việc ở đây là nhiệm vụ bình thường của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, và hiện nay tàu đang tiếp tục khảo sát", ông Đỗ Văn Hậu nói.
Phan Lê

'Hành động của Trung Quốc gây lo ngại an ninh cả khu vực'

'Việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, gây thiệt hại và cản trở hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) là hành động trắng trợn, gây lo ngại an ninh cả khu vực", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ nói. 

- Ông đánh giá như thế nào về việc 3 tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và cản trở hoạt động của PVN ngày 26/5 vừa qua?
- Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động này là sự vi phạm hết sức ngang ngược, trắng trợn Công ước về luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên. Vùng biển này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền ven biển của Việt Nam, không liên quan gì tới vùng chồng lấn hay tranh chấp.
Trước đây cũng đã có những lần tàu Trung Quốc áp sát, gây khó khăn thậm chí đe dọa cho các tàu thăm dò dầu khí, tàu nghiên cứu khoa học của Việt Nam.
Tàu hải giám Trung Quốc mang số hiệu 84 vi phạm lãnh hải của Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
- Trong hoàn cảnh các nước ở khu vực tuyên bố không làm phức tạp tình hình biển Đông, hành động này từ phía Trung Quốc cho thấy điều gì?
- Thực ra, tôi không ngạc nhiên về việc này. Tùy tình hình, năm nào họ cũng có những hoạt động đơn phương tại các vùng biển mà họ tự cho là "ao nhà" của mình.
Nhìn rộng hơn, đây là cả một chiến lược tiến xuống biển Đông có tính toán của Trung Quốc và được triển khai thực hiện trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, về phương diện pháp lý, Trung Quốc đã liên tục ban hành các luật, quy định, tuyên bố… ngay từ những năm 1950.
Trên phương diện dư luận, họ lợi dụng mọi diễn đàn quốc tế để giành được sự công nhận của quốc tế về chủ quyền trên biển Đông. Về hành chính, họ ban hành hàng năm các lệnh cấm đánh bắt hải sản ở vùng biển hoàn toàn không thuộc chủ quyền của họ….
Năm 2009, khi Việt Nam gửi đăng ký về ranh giới rìa ngoài của thềm lục địa lên Liên Hợp quốc thì Trung Quốc mới chính thức ra một công hàm trong đó lần đầu tiên công bố có "bản đồ đường lưỡi bò".
Về các hoạt động quân sự trên thực địa, gần đây họ có các hoạt động ngăn chặn, phá hoại việc nghiên cứu, thăm dò của các quốc gia trong khu vực này như Philippines ở Bãi Cỏ Rong, các vùng thềm lục địa của Việt Nam...
Với cách làm đó có thể thấy Trung Quốc đang tính toán những bước tiếp theo để biến tham vọng chiếm 80% diện tích biển Đông thành vùng biển của họ, theo đúng cái mà họ đưa ra bằng "bản đồ đường lưỡi bò".
Cáp thăm dò của tàu địa chấn Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc trắng trợn xâm phạm chủ quyền Việt Nam phá hoại. Ảnh: TTXVN.
- Theo ông, khi đã tham gia Công ước, tàu Trung Quốc căn cứ vào đâu để cho mình quyền xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?
- Trung Quốc tham gia Công ước và luôn nói rằng tôn trọng Công ước, đàm phán trên cơ sở Công ước. Tuyên bố như vậy nhưng trong thực tế họ lại làm ngược lại. Họ lý luận rằng, họ căn cứ Công ước, vận dụng văn bản này với xuất phát điểm là Hoàng Sa, Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa) thuộc quyền của họ. Vì thế họ có quyền mở rộng vùng biển quanh các quần đảo này.
Rõ ràng về mặt luật biển thì đây là sự vận dụng sai lầm, đầy tham vọng chủ quan. Tôi từng tham gia nhiều hội thảo với các nhà khoa học thì họ đều nói đây là một yêu sách phi lý, không có căn cứ một tiêu chuẩn quốc tế nào để hình thành đường biên giới không rõ ràng.
- Vậy với trường hợp cụ thể lần này, khi bị tàu hải giám Trung Quốc cản trở phá hoại, theo ông chúng ta cần làm gì để bảo vệ chủ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
- Việc Việt Nam kịp thời lên tiếng về ngoại giao, đối nội, đối ngoại để thể hiện chủ quyền như vừa rồi là hoàn toàn đúng đắn. Chúng ta cũng cần gửi lưu chiểu tại Liên Hợp quốc, công bố tất cả bằng chứng vi phạm này cho cả thế giới biết, đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế, tòa án luật biển của Liên hợp quốc.
Còn cụ thể trước hành động xâm phạm chủ quyền, xâm phạm an ninh và phá hoại lợi ích kinh tế, quốc gia ven biển nào cũng đủ quyền để sử dụng sức mạnh tự vệ. Chúng ta có quyền xử phạt các tàu vi phạm, hành xử theo đúng quy định pháp luật. Năm 1988 khi Trung Quốc dùng vũ lực để chiếm một số bãi cạn trên quần đảo Trường Sa thì hải quân chúng ta đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.
Chủ trương của Việt Nam là hòa bình, nhưng khi chủ quyền bị xâm phạm thì chúng ta có thể dùng mọi biện pháp chính đáng và hợp pháp để bảo vệ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Gần đây, Malaysia hay Philippines cũng đã phải dùng máy bay hoặc các lực lượng vũ trang ra xua đuổi tàu Trung Quốc xâm phạm. Đó là quyền để tự vệ, để đảm bảo an toàn và lợi ích chính đáng của quốc gia.
"Xét về khía cạnh luật pháp quốc tế, hành động của tàu hải giám Trung Quốc là sự vi phạm hết sức ngang ngược, trắng trợn Công ước về luật biển 1982 mà Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên". Ảnh: N.H.
- Theo ông, hành động của Trung Quốc ảnh hưởng như thế nào đến an ninh của các quốc gia trong khu vực, đặc biệt các nước chung biển Đông?
- Đây là câu hỏi mà nhiều nước suy nghĩ khi Trung Quốc liên tục có nhiều hành động để biến tham vọng của mình thành sự thực. Điều đó gây ảnh hưởng và đe dọa không chỉ đến an ninh, quốc phòng chiến lược quân sự mà còn về mặt kinh tế, dân sự của các nước trong khu vực.
Đó là chưa kể nó sẽ ngày càng gây cản trở đối với một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất trên thế giới qua biển Đông. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực cần có tiếng nói thống nhất trước những hành động hết sức trắng trợn lần này của Trung Quốc.
Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc quy định rõ phạm vi, quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển cũng như vùng biển quốc tế. Theo điều 76 của công ước, thềm lục địa của quốc gia ven biển có chiều rộng tối thiểu 200 hải lý (mỗi hải lý bằng 1.852 mét).
Lô 148 mà tàu Bình Minh 02 đang thăm dò hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên 116 hải lý, tức là còn 84 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý.

---------------------------------------------------

(Nguồn: BBC tiếng Việt)

Trung Quốc nói về cáo buộc của Việt Nam

Vị trí xảy ra sự kiện liên quan tàu Bình Minh 02
Bắc Kinh lên tiếng về cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/05, nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.
Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trước đó, PetroVietnam nói ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.
Vị trí xảy ra sự cố, theo PetroVietnam, là tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Khu vực tàu Bình Minh 02 hoạt động từ 17/03 là ở các lô 125, 126, 148, 149 cũng trong thềm lục địa miền Trung của Việt Nam.
Tuy nhiên, Trung Quốc nói Việt Nam đã vi phạm.
Bà Khương Du phát biểu: "Lập trường của Trung Quốc về Biển Đông rõ ràng và nhất quán. Chúng tôi phản đối việc khai thác dầu khí của Việt Nam vì nó đi ngược lại lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, vi phạm nhận thức chung mà hai bên đã đạt được về vấn đề này".
Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động bảo vệ pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Người phát ngôn Trung Quốc Khương Du
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định: "Những gì mà các cơ quan của Trung Quốc thực hiện đều là hoạt động thực thi pháp luật trên biển và giám sát hải dương hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc".
"Trung Quốc luôn cam kết duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với các bên liên quan để tìm giải pháp cho các tranh chấp và thực hiện Tuyên bố chung về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông."

Phản đối của Việt Nam

Sự kiện xảy ra hôm 26/05 với tàu thăm dò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã gây chấn động trong dư luận ở trong nước.
PetroVietnam nói đây là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".
Theo Phó Tổng giám đốc PetroVietnam, "tàu hải giám Trung Quốc đã chủ động chạy qua khu vực thả dây cáp, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02", sau đó tiếp tục uy hiếp tàu này và chỉ rút đi sau khoảng bốn tiếng đồng hồ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam một hôm sau đó đã gửi công hàm phản đối tới Sứ quán Trung Quốc.
Người phát ngôn Khương Du
Bà Khương nói tàu Trung Quốc chỉ làm công việc bình thường
Nội dung công hàm yêu cầu phía Trung Quốc "chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam".
Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nói Trung Quốc đã "vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, vi phạm công ước Luật biển 1982 của LHQ, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình biển Đông".
Tuy nhiên, dường như với phản hồi mới của phía Trung Quốc, công hàm ngoại giao nói ở trên sẽ bị dư luận người dân nhìn nhận là quá nhẹ.
Cuối năm 2007-đầu 2008 đã có các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam" tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Trên các trang mạng đã có nhiều lời kêu gọi xuống đường lần này để phản đối hành động mới nhất của Trung Quốc.
Trước đây Trung Quốc có nhiều hành động cản trở Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí ở Biển Đông.
Trực tiếp và gián tiếp, nước này đã gây áp lực lên các công ty nước ngoài muốn làm ăn với Việt Nam tại đây như BP hay ExxonMobil để họ rút lui.
Tuy nhiên đây là lần đầu tàu Trung Quốc vào sâu và có hành động mạnh bạo như vậy trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
-----------------------------------------

Hà Nội phản bác lại Trung Quốc

Vị trí xảy ra sự kiện liên quan tàu Bình Minh 02
Tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục khi hôm nay Bộ Ngoại giao Việt Nam cáo buộc Bắc Kinh “gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam”.
Tại cuộc họp báo ở Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga nói:
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc phá hoại, cản trở các hoạt động thăm dò khảo sát bình thường của Việt nam trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.”
Bà yêu cầu Trung Quốc bồi thường: “Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.”
Bắc Kinh lên tiếng về cáo buộc tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu thăm dò Việt Nam hôm 26/05, nói đây là "hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền" của nước này.
Thông cáo đăng trên website của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 28/05 dẫn lời người phát ngôn Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối việc Việt Nam thăm dò và khai thác dầu khí tại khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Trước đó, PetroVietnam nói ba tàu hải giám của Trung Quốc đã vi phạm lãnh hải của Việt Nam, uy hiếp và phá hoại thiết bị của tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 của hãng này.
Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông
Bà Nguyễn Phương Nga
Vị trí xảy ra sự cố, theo PetroVietnam, là tọa độ 12O48’25’’ Bắc, 111O26’48’’ Đông, hoàn toàn trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Bà Nguyễn Phương Nga bác bỏ tuyên bố của bà Khương Du.
“Thứ nhất là, khu vực Việt Nam tiến hành thăm dò hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam theo công ước luật biển của LHQ 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực tranh chấp, lại càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lý. Trung Quốc đang cố tình làm dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực tranh chấp.”
Trong một tuyên bố hiếm có - cứng rắn và nhiều chi tiết - bà Nga nói tiếp:
“Thứ hai là, Việt Nam luôn tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình. Không có nhận thức chung nào nói rằng Trung Quốc có quyền cản trở các hoạt động của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính hành động này của Trung Quốc đã đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước.”
“Thứ ba là, Trung Quốc kêu gọi giải quyết các tranh chấp liên quan bằng biện pháp hòa bình, nhưng chính hành động của Trung Quốc đang làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.”
Không dừng lại ở vụ việc của PetroVietnam, người phát ngôn tại Hà Nội nhấn mạnh:
Người phát ngôn Khương Du
Bà Khương nói tàu Trung Quốc chỉ làm công việc bình thường
“Yêu sách đường 9 đoạn hay còn gọi là “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý, trái với Công ước 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển mà Trung Quốc là một thành viên.”
“ Yêu sách này xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam, và đã bị nhiều nước phản đối. Việc Trung Quốc tìm cách thực hiện yêu sách này trên thực tế đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.”
Nội dung phản đối này cũng được tường thuật trên trang web chính thức của chính phủ Việt Nam và trang báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một loạt tờ báo chính thống ở trong nước đều đăng bài phản đối Trung Quốc.
Trang web báo Dân Trí cho đăng nhiều thư lên án Trung Quốc rằng “vi phạm trắng trợn chủ quyền lãnh hải”.
Sự kiện xảy ra hôm 26/05 với tàu thăm dò của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã gây chấn động trong dư luận ở trong nước.
PetroVietnam nói đây là "hành động hết sức ngang ngược, vi phạm trắng trợn đối với quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động của PetroVietnam".
Bộ Ngoại giao Việt Nam một hôm sau đó đã gửi công hàm phản đối tới Sứ quán Trung Quốc.
Cuối năm 2007-đầu 2008 đã có các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc "chiếm Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam" tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.