Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Đến thăm đền thờ Bác

*Đền thờ Bác nằm tại huyện Hà Quảng-tỉnh Cao Bằng. Đền được xây dựng trên một ngọn đồi cách hang Pác Pó - suối Lê Nin khoảng 3 km (nếu muốn đến hang Pác Pó phải đi qua đây). Đền thờ là một trong những cụm quần thể di tích ghi dấu cội nguồn nơi phát tích của đảng cộng sản Việt Nam- Giờ được coi như  vùng "đất thánh"của người cộng sản.
Đến đây các con chiên đệ tử còn được giới thiệu về anh Kim Đồng, gia đình nữ du kích dân tộc Lý Bích Liên, những lời đồn về mối quan hệ giữa "thánh" với ngài nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh; Nghe đồn thổi về những cái chết đáng ngờ của những người đồng chí với "thánh" trên những nẻo đường "cách mệnh" của "người"; những chuyện đời hư hư thực thực của những cô sơn nữ quanh "thánh" như Nông Thị Trưng, Nông Thị Xuân, v.v. Tuy nhiên những câu chuyện rỉ tai đầy vẻ bí mật đó mãi vẫn chỉ như những câu chuyện tầm phào mà đám đàn ông thường hay tán để khoe với nhau thành tích chim gái của họ vì chả biết đến khi nào tính xác thưc của nó mới có thể kiểm chứng một cách khoa học. Nhưng có sao đâu văn hóa tin đồn ở Việt Nam từ lâu đã trở thành nét đặc trưng của dân tộc này rồi...
Sau nhiều thập kỷ dày công tô vẽ cho một hình mẫu lãnh tụ như thần thánh, giờ đây người cộng sản VN đã không còn e ngại khi công khai "phong thánh" cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự phong thánh này không phải là ngẫu nhiên khi lý tưởng cộng sản, chủ nghĩa xã hội đã không còn tác dụng như những liều ma túy để mê hoặc các tín đồ của mình nữa chăng?
Đền thờ được xây dựng trọn trên một quả đồi, từ trên đồi nhìn xuống là dòng suối xanh biếc. Tôi chưa được đi thăm tất cả các đền thờ "người" nhưng so với đền thờ "người" ở Trà Vinh mà tôi đã từng có cơ hội chiêm ngưỡng, tất cả đều hoành tráng...
 Đền thờ được xây dựng thể theo "nguyện vọng" và "tình cảm" của nhân dân. Cứ mỗi khi đảng làm một điều gì đó đều đem cái ô "nguyện vọng của nhân dân" ra để che mặc dù nhân dân nếu được hỏi sẽ há hốc mồm chả biết là mình có nguyện vọng vậy bao giờ nhưng tôi e là không vì nguyện vọng của "người" khi thác đi là được hỏa táng vậy mà các đồ đệ của "người" cũng phớt lờ thì "nguyện vọng của nhân dân" có là xa xỉ lắm không?
 "Người" giờ đây là "thánh" hay "thần" hay "giáo chủ" thì không rõ chỉ biết tượng  "người" được tạc có Format như một vị vua đang ngự trên ngai vàng. Dưới chân "thánh"/"thần"/"giáo chủ" các con chiên đến đây đang quỳ mọp khấn khứa. Mùi nhang thơm hòa quện trong không khí mát mẻ của vùng núi càng tôn thêm vẻ linh thiêng huyền bí của ngôi đền.
 Đến quần thể di tích này đâu đâu cũng mang dấu ấn, dấu chân của "giáo chủ". Từ dòng suối, ghế đá, hang hốc đều được gắn tên, treo biển. Khách hành hương về đây còn được nghe nhiều câu chuyện huyền bí mà không rõ bắt nguồn từ đâu...
...Chuyện có một con rắn lớn trong hang bò ra (người bảo rắn vợ kẻ bảo rắn chồng) và bị dân làng bao vây đánh chết bỗng có một con rắn không rõ là rắn vợ/hay chồng bò ra tìm vợ/chồng đòi trả thù. Nó quẫy đạp và làm cạn khô cả đoạn suối này (suối Lê-Nin)...mãi tới khi dân làng tổ chức lễ cầu cúng "thần thánh" và kẻ đánh chết con rắn kia bị chết bất thình lình thì con rắn kia mới bỏ đi...
P/S: kể câu chuyện này với đám bạn du thủ du thực bọn chúng bình như sau: theo tớ thì đó là rắn đực không biết chừng đó là hồn của "người" hiện về cũng nên; kẻ khác lại nói: đó là rắn cái vì nếu là rắn đực thì khi vợ chết nó đã lấy ngay vợ khác rồi...:D

 Đường vào hang Cốc Bó như lối vào một khu vườn địa đàng...

 Quan sát kỹ ngoài hang thấy có sự khác biệt giữa hai vỉa đá, một vỉa cũ kỹ rêu phong một nửa còn lại có vết lở...

 Té ra, hang này đã bị người đồng chí "4 tốt" và người bạn "16 chữ vàng" tràn sang đánh sập bằng mìn, không rõ là thời điểm nào, người thì bảo năm 79 kẻ lại bảo khoảng năm tám mấy. Giờ đây các đệ tử của "người" phải sử dụng xi măng cốt thép để "trùng tu" lại hang. Một sự trùng tu cẩu thả tạo nên một cái hang xấu xí và vô duyên nhưng chả sao miễn là có nơi để các con chiên đệ tử của "người" có chốn lễ lạt, cầu xin là được rồi..
 Dòng suối Lê-Nin giờ đã là "dòng nước thiêng". Sau lối đi vòng vèo quanh con suối uốn lượn như một con trăn khổng lồ - đẹp như lối đi qua một khu vườn địa đàng (híc mình cũng chả biết vườn địa đàng nó ra mô nhưng nghe thiên hạ hay ví von, chắc là đẹp), bỗng dòng suối như bị ai đó đột ngột chặn đứng, đó là khi khách hành hương đến đầu nguồn của dòng nước. Nước mắt rưng rưng thành kính, các con chiên thi nhau ào xuống uống lấy uống để dòng nước mát lạnh, trong xanh với vẻ mặt tôn sùng, thành kính tuyệt đối... (trước khi đến đây mọi người đã như vô tình được mách là hãy đem can, chai để đem "nước thiêng" về cho con cái, các thành viên gia đình cùng uống để... lấy may mắn).
Vài người khuyên tôi là hãy "uống lấy vài ngụm, chả mấy khi được đến đây". Tôi tin vào sự chân thành của họ và cố quan sát một nguồn nước nào đó thật sạch, thật trong để...không phải để uống mà để... rửa chân tay. Nước mát vô cùng ! nó xua tan đi những mệt mỏi, bụi bặm trên đường.
Trên đường về có người thắc mắc sao tôi không uống. Tôi đành nói ra lý do của mình, không phải tôi quá sạch sẽ cũng như không phải tôi không tin vào sức mạnh "tôn giáo huyền bí" của nó mà tôi sợ lỡ có một loài ký sinh trùng nào đó trong nước suối và tôi sợ sự ô nhiễm dòng nước. Tôi kể với họ là tôi đã có dịp đi nhiều tỉnh giàu khoáng sản như Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lai Châu, Hà Giang, Quảng Ninh, Đắc Nông v.v và tôi thấy người ta đã tàn phá thiên nhiên như thế nào để khai thác khoáng sản một cách vô tội vạ...tôi đã chứng kiến nhiều dòng sông, con suối bị ô nhiễm như thế nào nên tôi sợ...Khi nghe tôi nói vậy, có người đã thốt lên "may quá em uống có một ngụm nhỏ".
 Dòng nước có màu ngọc biếc tuyệt đẹp...bỗng tôi tưởng tượng ra cảnh cả 3 triệu tín đồ đảng viên cộng sản có mặt nơi đây một lúc? Liệu dòng nước xanh này thành có biến thành màu đỏ chăng?
 Bàn đá nơi làm việc của "thánh"... quan sát kỹ thấy có dáng dấp của sự trùng tu. Tuy nhiên nét trùng tu không được rõ ràng như sự trùng tu hang Cốc Pó.
 Bài thơ của "thánh" được tạc trang trọng. Nhớ lại hồi học phổ thông, những bài thơ của "thánh" như tập "nhật ký trong tù" được giảng dạy một cách trang trọng và thành kính. Tố Hữu-một chúa tể thơ ca cách mạng-ca tụng thơ của "thánh" là "những áng thơ văn bất hủ" và "thánh" là một "nhà thơ vĩ đại"... mỗi lời, câu thơ của "thánh" đều được các đệ tử viện dẫn như một "điển ngữ" một "câu kinh" quý giá để soi rọi...
 Một bức hình hiếm hoi không có "dấu ấn" đậm mùi của "thánh" chỉ có mùi của phân trâu phân bò nhà ai đem cột bên bờ suối. Một vẻ đẹp thấm đẫm chất vùng cao sao đẹp và buồn đến nao lòng. Suối ơi 1000 năm trước tên suối là gì?

Du khách đến Cao Bằng muốn có một chút văn hóa mang đậm bản sắc thuần khiết của người dân nơi đây hẳn sẽ thất vọng bởi hầu hết các sản phầm văn hóa ở đây đều mang chút gì đó không nhiều hay ít dấu ấn của "thánh" và của "giáo hội đảng cộng sản VN". Như hai sản phẩm trên đây chẳng hạn, dù đã lựa chọn hết sức cẩn thận dựa trên tiêu đề nhưng thật thất vọng 10/10 bài của 2 sản phầm này cũng không phải là ngoại lệ khiến chúng trở thành đồ chỉ đáng vứt vào sọt rác.

1 nhận xét:

  1. "Đền thờ được xây dựng thể theo "nguyện vọng" và "tình cảm" của nhân dân. Cứ mỗi khi đảng làm một điều gì đó đều đem cái ô "nguyện vọng của nhân dân" ra để che" ]..
    ----
    Mẹ kiếp chả cái ngu nào bằng cái ngu nào. Ông bà mình chả đi viếng lại đi viếng đền thờ bố (ông, cụ) thằng mả cha nào đó.
    Hôm nọ mấy ông nhà quê ra Hà Nội bảo "bác đưa tụi em đi thăm lăng bác với". Bực quá nhưng lại thấy tội nghiệp cho mấy cha nội đó nên đành bỏ ít tiền nhờ người đưa mấy cụ ấy đi "thăm lăng bác". Vậy tui có ngu k nhỉ?

    Trả lờiXóa