Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Danh sách tù chính trị tại VN (tiếp theo)

(Nguồn: http://mylinhng.wordpress.com/ )

-------------------------------------------------------------------------------------------------
Danh Sách 386 Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Tại Việt Nam (26/3/2011)

Dưới đây là danh sách 81 tù nhân Tây Nguyên đang bị giam tại trại giam Nam Hà, chưa kể có khoảng trên 30 tù nhân chính trị đang bị giam chung với anh Nguyễn Xuân Nghĩa và anh Phạm Văn Trội, và cũng có thêm 50 tù nhân chính trị khác đang bị giam tại trại Thanh Hóa nữa, xin được kính tường. 

Trước 29/9/2010, chúng ta có danh sách 223 tù nhân chính trị và tôn giáo đang bị giam cầm. Trong tháng trước, Nhà Cầm Quyền VC đã thả anh Trần Văn Thiêng và vừa rồi chúng thả anh Nguyễn Văn Đài, nên còn 222 tù nhân, nhưng đã bắt thêm chị Hồ Thị Bích Khương, mục sư Nguyễn Trường Tôn, và anh Vi Đức Hồi, và thiếu Đoàn Huy Chương trong danh sách trước (vụ án ở tỉnh Trà Vinh với anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và chị Đỗ Thị Mỹ Hạnh), coi như danh sách 225 tù nhân + 81 + 30 + 50 = 386 tù nhân chính trị.

Lẽ dĩ nhiên, danh sách tù nhân chính trị ở nước CHXHCNVN này là điều bí mật. Danh sách này, chúng ta biết được là nhờ những tù nhân sau khi ra tù, nhớ đến những bạn tù của mình mà kể lại. Chứ theo ước đoán, con số có thể lên đến hàng ngàn người, hay hàng chục ngàn người cũng không chừng, trong khắp 64 tỉnh thành ở VN. Cái gian manh, NCQ VC không chấp nhận có tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo, đối với họ, tất cả tù nhân đều mang tội hình sự. Thành ra, thế giới bên ngoài không biết chính xác được có bao nhiêu tù nhân chính trị đang bị giam cầm tại Việt Nam. Chưa kể đến những tù nhân chính trị đã chết trong nhà tù CS. Nếu tính từ tháng 4 năm 1975 cho đến hôm nay, con số đó có thể vượt trên 200.000 tù nhân chính trị, chết vì bị bỏ đói, chết vì bị rét lạnh, vì bị bệnh tật mà không được cung cấp thuốc men, chết vì bị ăn trúng độc, chết vì bị bắn từ đằng sau lưng rồi cho là vượt ngục…
Sau đây là danh sách 81 tù nhân chính trị vừa được cung cấp:

NumberFull Name, Born, Years in prisonAddress
1Y ĐHăm Ê Ban, 1961, 9 yearsJu, EaTu, Buôn Mê Thuột, Đắc lắc
2Y Krêc Byă, 1978, 8Cuôr Knia, Ea Bar, Buôn Đôn, Đắc Lắc
3Y Hoang BKrông, 1973, 10Cuôr Knia, Ea Bar, Buôn Đôn, ĐL`1
4Y Jup Ê Ban, 1973, 11 Buôn Pốc, Ea Pốk Cư M’gar, ĐL
5Y Rit Niê, 1973, 12Pốc, Ea Pốk, Cư M’gar, ĐL
6Y Nghing Niê, 1975, 11Pốc, Ea Pốk, Cư M’gar, ĐL
7Y Jim ÊBan, 1964, 13Sut Hlôt Cư Suê, Cư M’gar, ĐL
8Y Het Niê KDăm, 1960, 10Ea Tiêu, Krông Ana, ĐL
9Y BHem KPơr, 1962, 10PuHuê, Ea Ktur, Krông Ana, ĐL
10Y IXiô, 1970, 9BLpư Prông, Cư Êwi, Krông Ana, ĐL
11Y Pher HDruc, 1979, 12Ea Khit, Ea Bhốk, Krông Ana, ĐL
12Y Samuel MLô, 1971, 9PuôrTara, Hoà Đông, Krông Pắc, ĐL
13Y Suôn BYă, 1968, 9Êcam, thị trấn buôn Trấp, Krông Ana, ĐL
14Y Ngun Knul, 1968, 18Duôr Kmăn, buôn Trấp, Krông Ana, ĐL
15Y Yoan Hmok, 1981, 8Hra, Hoà hiệp, Krông Ana, ĐL
16Y Kur BDap, 1971, 17Khit, Ea Bhốk, Krông Ana, ĐL
17Y Dơ Mlô, 1957, 10Blang Phao, Cư M’ta, M’drắk, ĐL
18Y Ang Knul , 1964, 11 yearsPuhuê, Ea Ktur, Krông Ana, Đắc lắc
19Y Phu Ksơr, 1980, 9 yearsHyao, Ea Hiao, Ea H’leo, Đắc lắc
20Y Kuô Byă, 1955, 13 yearsKò Mleo, Hoà Thắng, Buôn Mê Thuột, ĐL
21Y Tlup ADrơng, 1952, 12 years.Kmrong Prong, Ea Tu, Buôn Mê Thuột, ĐL
22Y Ruih Êban, 1960, 10Krũn Cư Êbur, Buôn Mê Thuột, ĐL
23Y Jon Ênuôl, 1976, 11Kdũn Cư Êbur, Buôn Mê Thuật, ĐL
24Y Bri Ênuôl, 1958, 10Ea Bong, Cư Êbur, BMT, ĐL
25Y Tuan HĐơk, 1965, 8Buôr, Hoà Xuân, BMT, ĐL
26Y Yuăn Byă, 1966, 11Buôr, Hoà Xuân, BMT, ĐL
27Y Ben Niê, 1971, 14Tơng Jũ, Ea Kao, Buôn Mê Thuật, Đắc lắc
28Y Thớt, 1963, 10Eu Cữ Jút, Đắc Nông
29Siu Xiiu, 1977, 10Plei Rhai, Ia Plal, Phú Thiện, GL
30Siu Them, 1982, 7Plei Tao Rong, Dun, Chư sê, Gia Lai
31Sui Bler, 1962, 17Plei Al Hmoi, Ia Biệt, Đăk Đoa, GL
32DJRớt, 1965, 9 yearsPlei bia brê, Ia Pết, Đăk Đoa, Gia lai
33RơMah Hiat, 1965, 12 yearsPlei mui, Thiên giáo, Chư Păh, Gia lai
34RơMah Phong, 1959, 8yearsPlei plok, Phú thiện, Gia lai
35Kleh, 1955, 9 yearsPlei căm bôm, Ia Băng, Đăk Đoa, Gia lai
36HLưn, 1958, 11 yearsPlei rĩng, Hbáo, Đăk đoa, Gia lai
37Har, 1954, 11 yearsPlei ia ly, Chư Đăng Ya, Chư Păh, Gia lai
38Ksor Wung, 1968, 10 yearsPlei đũp, Hbao, Đăk Đoa, Gia lai
39Siu Bôch, 1964, 13 yearsPlei lao, Nhơn hoà, Chư sê, Gia lai
40Sui Bop, 1961, 8 yearsPlei sua, Ia Ko, Chư sê, Gia lai
41KPă Hung, 1975, 12 yearsPlei tuơh ktu, Glar, Đăk Đoa, Gia lai
42Nưm, 1981, 12 yearsPlei tuoi klah, Glar, Đăk Đoa, Gia lai
43Siu Hanh, 1984, 12 yearsBon xo ma rưng, Ia Peng, Phú thiện, GL
44Kpă Dơk, 1960, 8 yearsBon trang, Ia Piar, Phú Thiện, Gia lai
45Na Y Phe, 1965, 14 yearsPlei krông a, Phú Thiện, Gia lai
46Ksor Suin, 1975, 9 yearsBon Ksing, Ia Piar, Phú Thiện, Gia lai
47KPă Bih, 1976, 14 yearsPlei pang, Ia Glai, Chư sê, Gia lai
48Siu Nhăm, 1981, 8 yearsPlei wel, Ia Ko, Chư sê, Gia lai
49RơMah Nhang, 1977, 7 yearsPlei ring, Hbông, Chư sê, Gia lai
50Ksor Kla, 1958, 9 yearsBon ama hnoat, Ia Rsiơm Krông Pa, GL
51Kpă Thil, 1965, 9 yearsPleiho Bi, Ia Tiêm, Chư sê, GL
52Khe, 1975, 8 yearsPlei om, Đăk Tơ Ver, Chư Păh, Gia lai
53Kpă Anuit, 1968, 8 yearsPlei hrai dơng, Nhơn hoà, Chư sê, Gia lai
54Rơmah Ty, 1958, 8 yearsPlei tao Kuh, Dun, Chư sê, Gia lai
55Rơmah BLor, 1959, 10 yearsPlei tao phang, Chư sê, Gia lai
56Rơlan Hiyt, 1961, 9 yearsPleiko Let, Ia Tiêm, Chư sê, GL
57Rơlan Thit, 1976, 14 yearsPlei tut biơh, Chư sê, Gia lai
58Đôn Sờn, 1979, 10 yearsPleikdang, Kơ Dang, Đăk Đoa, GL
59Rơmah HLang, 1968, 7 yearsPlei sura, Ia Ko, Chư sê, GL
60Rơmah Wăe, 1960, 8 yearsPlei yit lê, Ia lang, Đưk kơ, GL
61Ngiang Phit, 1970, 8 yearsPlei hra, Ia Ko, Chư sê, GL
62Rôcom Doanh, 1986, 8 yearsPlei kêc cữ, Ia Khưl, Ayun Pa, Gia lai
63Rơlan Ban, 1981, 8 yearsPlei dun beu, Dun, Chư sê, Gia lai
64Hương, 1980, 7 yearsPlei mor, Đăk Tơ Ver, Chư Păh, GL
65Hưn, 1975, 7 yearsPlei Dor, Glar, Đăk Đoa, GL
66Siu Wiơt, 1972, 8 yearsPlei bong phun, Chư Á, Plây ku, GL
67Gưp, 1959, 5 yearsPlei klun, Đăk Krông, Đăk Đoa, GL
68Kpuih Phe, 1961, 8 yearsPlei su be, Ia Ko, Chư sê, GL
69Ksor Rĩk, 1970, 9 yearsPleibong phun, xã Chư Á, Plêiku, Gia lai
70Rôcom Mrĩn, 1960, 7 yearsPlei khop, Iagsai, Gia lai
71Rơmah Zit, 1967, 7 yearsPlei luh ngõ, Ia Hlốp, Chư sê, Gia lai
72Ksor Miêr, 1956, 8 yearsBon ama yũ, Chư Rcăm, Krông Pa, Gia lai
73KPuih Phin, 1978, 9 yearsPlei hrê dơng, Nhơn hoà, Chư sê, GL
74Rơlan Wie, 1960, 7 yearsPlei ho bi, Chư Pơng, Chư sê, GL
75Bưng, 1968, 8 yearsPlei bơng, Mor, Ayun, Băng yang, GL
76Rơlan Mok, 1982, 5 yearsPleikê, TT Cư sê, Gia Lai
77Y Nưm, 1965, 8 yearsPleiđê dhung, Đăk krông, Đăk Đoa, Gia lai
78Rlan Blok, 1969, 9 yearsPleitung, CưĂ, Pleiku, GL
79Rơlan Tip, 1963, 11 yearsPleikluh, Ia Tiêm, Chư sê, GL
80Ksor Chung, 1964, 15 yearsPlei teng Uar, Krông Pa, GL
81Kpuih Tin, 1966, 13 yearsPleiyrik, Nhơn Hoà, Chư sê GL

Ngày 26 tháng 3 năm 2011
Xin phổ biến tự do
PS: Danh sách tù nhân chính trị trước đó:
# Danh Sách 223 Tù Nhân Lương Tâm (Chính Trị Và Tôn Giáo) (29/9/2010)
1. Trương Văn Duy (Trại 2, Xuân Lộc, án chung thân, giảm 20 năm, đã ở 14 năm)
2. Lê Văn Tính (T2, Xuân Lộc, dân biểu VNCH, đã trên 70 tuổi, án 20 năm, đã ở 14 năm, trước đây đã có 10 năm tập trung cải tạo)
3. Đỗ Văn Thái (T2, XL, án 17 năm, đã ở 11 năm, đang bị HIV, qua AIDS)
4. Nguyễn Hữu Cầu (T2, XL, án chung thân, đã ở 34 năm tù)
5. Nguyễn Văn Hoa (T2, XL, gần 70 tuổi, án 20 năm, đã ở 18 năm)
6. Nguyễn Văn Trại (T2, XL, trên 70 tuổi, án 15 năm, đã ở 14 năm, đang bị xuất huyết bao tử, sức khỏe suy kiệt, còn thêm tai biến mạch máu não)
7. Nguyễn Long Hội (T2, XL, gần 70 tuồi, tù chung thân, giảm 20 năm, ở 13 năm thì trốn trại trong 20 năm, đầu năm 2010 thì bị bắt lại, và phải tiếp tục án 7 năm nữa)
8. Nguyễn Tuấn Nam (T2, XL, 74 tuổi, án 19 năm, đã ở 14 năm, đang bị tai biến mạch máu não)
9. Trần Văn Đức (T2, XL, gần 60, án 11 năm, sắp được mãn án tù)
10. Nguyễn Xuân Nô (T2, XL, án 8 năm, đã ở 4 năm, lần thứ 2 hay thứ 3, bị bắt cũng đều là tù chính trị)
11. Trần Văn Thiêng (T2, XL, 75 tuổi, án 20 năm, đã ở 19 năm 6 tháng, còn 6 tháng nữa sẽ mãn hạn tù, đang bị bịnh nặng, suy thận cấp 3, viêm tuyến tiền liệt )
12. Bùi Đăng Thủy (T2, XL, gần 60, án 18 năm, ở được 13 năm, đang bị bịnh phổi rất nặng, sức khỏe suy yếu)
13. Nguyễn Văn Cảnh (T2, XL, gần 60 tuổi, án 13 năm, ở được 5 năm,
14. Đỗ Thanh Nhàn (T2, XL, 84 tuổi, án 20 năm, đã ở 18 năm)
15. Tô Văn Hồng (T2, XL, dưới 60 tuổi, án 13 năm, đã ở 11 năm)
16. Danh Hưởng (T2, XL, án 17 năm, đã ở 11 năm, người Khmer, chưa có ai thăm nuôi)
17. Phạm Xuân Thân (T2, XL, án chung thân, đã ở 14 năm)
18. Nguyễn Hoàng Sơn (T2, XL, án 12 năm, đã ở 11 năm)
19. Huỳnh Anh Tú (T2, XL, 42 tuổi, án 13 năm, đã ở 10 năm, anh Tú có người em là Trí)
20. Huỳnh Anh Trí (T2, XL, 38 tuổi, án 13 năm, đã ở 10 năm, em của anh Tú)
21. Nguyễn Ngọc Phương (PT1, Xuân Lộc, bị bắt lúc mười mấy tuổi, coi như trưởng thành trong tù, hiện 45 tuổi, bị kết án 12 năm, đã ở 10 năm, người gốc Việt ở Campuchia)
22. Nguyễn Văn Trung (T2, XL, trên 60 tuổi, án 20 năm, ở 18 năm)
23. Huỳnh Anh (T2, XL, án 8 năm, đã ở được 6 năm)
24. Âu (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
25. Kim (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
26. Huyền (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
27. Phượng (những người mới bị bắt gần đây, bị xử án trên Lâm Đồng)
28. Vũ Hùng (án 20 năm, đã ở được 11 năm, bị bắt, trốn trại, rồi bị bắt lại)
29. Đỗ Thanh Vân (án 20 năm, ở được 12 năm, người Việt ở Campuchia hay Thái)
30. Phạm Bá Hải (án 5 năm, đã ở 4 năm)
31. Nguyễn Tấn Hoành, tức Đoàn Huy Chương.
32. Hồ Long Đức (án 20 năm, ở được 12 năm,
33. Văn Ngọc Hiếu (án 20 năm, ở 12 năm, chưa ai thăm nuôi từ lúc bị bắt, người duy nhất trốn ra khỏi trại giam B34 của Bộ Công An, trốn ra tới biên giới, vì bị bịnh nên không thể đi tiếp, và bị lực lượng biên phòng bắt lại.)
34. Lê Kim Hùng (án 20 năm, đã ở được 12 năm)
35. Trương Quốc Huy (án 6 năm, đã ở 4 năm, từng chơi trên diễn đàn Paltalk)
36. Trần Quốc Hiền (án 5 năm, đã ở 3 năm rồi)
37. Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (bác sĩ Lê Nguyên Sang đã được thả tù)
38. Sơn Nguyễn Thanh Điền (có thẻ xanh Hoa Kỳ, về nước hoạt động bị bắt, bị kết án 17 năm, đã ở 12 năm)
39. Nguyễn Văn Phương (Phân trại 3, XL, thêm tội chiếm lĩnh hội trường với tù hình sự, án 17 năm, đã ở 12 năm)
40. Trần Hoàng Giang (PT3, Xuân Lộc, thêm tội chiếm lĩnh hội trường với tù hình sự, bị án 16 năm, đã ở 12 năm tù, từng bị biệt giam 13 tháng, 2 tháng bị cùm 24 tiếng/ ngày, 11 tháng còn lại, ngày mở cùm, đêm cùm lại, ăn uống rất khắc khổ, tên giám thị trại giam, Nguyễn Trung Binh, xuống nói trực tiếp với ông Giang rằng: “Nếu tù hình sự thì tao thả, còn tù chính trị, tao giam tới chết luôn”)
41. Trương Minh Đức (Phân trại 4, từng là ký gỉa)
42. Trần Tư (Trại giam Nam Hà, án chung thân, đã ở 17 năm, có thẻ Xanh của Hoa Kỳ)
43. Võ Văn Thanh Liêm (tù vì tôn giáo Hòa Hảo, 60 tuổi, bị án 6.5 năm tù.
44. Võ Văn Thanh Long (tù vì tôn giáo Hòa Hảo, 39 tuổi, bị án 5.5 năm tù, mới được thả, cháu của ông Võ Văn Thanh Liêm)
45. Võ Văn Điền (tù vì tôn giáo Hòa Hảo, 71 tuổi, án 7 năm đã ở 5 năm)
46. Nguyễn Thanh Phong (Hòa Hảo, án 6 năm)
47. Võ Văn Bửu (Hòa Hảo, án 7 năm)
48. Mai Thị Dung (Phân trại 4, XL, Hòa Hảo, án 11 năm, đang bị bịnh rất nặng, chị Dung là vợ của ông Võ Văn Bửu)
49. Nguyễn Văn Thơ (PT4, Xuân Lộc, Hòa Hảo, 72 tuổi, án 7 năm)
50. Dương Thị Tròn (PT4, XL, Hòa Hảo, 72 tuổi, án 9 năm, chị Tròn là vợ của anh Thơ)
51. Lê Văn Sóc (PT4, XL, Hòa Hảo, bị bắt 2006, án 6 năm)
52. Tô Văn Mãnh (Hòa Hảo, bị bắt 2006, án 6 năm)
53. Nguyễn Văn Thùy (Hòa Hảo, bị bắt 2006, án 5 năm)
54. Đoàn Văn Diên (Mục sư ở Đồng Nai, bị kết án 4 năm 6 tháng, bị giam ở B5, Đồng Nai)
55. Trần Văn Thiệp (ở An Giang, bị bắt năm 2007, án 6 năm chị Lụa thông báo)
56. Nguyễn Văn Hải (Blogger Điếu Cày, bị kết án 2 năm 6 tháng, tội trốn thuế, nhưng thất ra ai cũng biết là tù chính trị)
57. Đỗ Thị Minh Hạnh (Trương Minh Nguyệt đã được thả tù).
58. Nguyễn Văn Ngọc (51 tuổi, bị bắt 2007, kết án 5 năm).
59. Nguyễn Phong (Sinh 1975. Trưởng Ban Đại diện Ban Thành lập đảng Thăng Tiến. Đang bị giam tại K3, Trại 5, Yên Định, Thanh Hóa. Bắt giam ngày 29-3-2007, án 6 năm, đã ở 3 năm 5 tháng).
60. Nguyễn Bình Thành (Sinh 1955. Kỹ thuật viên, Thành viên Ban Đại diện Ban Thành lập đảng Thăng Tiến. Đang bị giam tại K4, Trại Z30A, Xuân Trường, Xuân Lộc, Đồng Nai.
Bắt giam ngày 30-3-2007, án 5 năm, đã ở 3 năm 5 tháng).

200. Khoảng gần 140 Tín hữu Tin lành Tây Nguyên.
Mục sư Nguyễn Công Chính và các Mục sư vùng Tây Nguyên có thể có danh sách. Sau khi linh mục Nguyễn Văn Lý đã tham khảo với tù nhân Trương Văn Sương, khoảng 100 tù nhân lương tâm bị giam đầy 2 buồng 1,2 và buồng 6, bị giam khoảng 40 tù nhân lương tâm. Tất cả 140 TNLT thuộc K1 Trại Nam Hà, Ba Sao, Kim Bảng, Nam Hà. Phần lớn đang bị giam tại K1 Nam Hà, xã Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Một số có thể bị giam tại K2, K3 cũng trại giam Nam Hà này. Đây là những anh em Tin Lành Tây Nguyên, và Nhà Nước “Dega”.

201. Chị Trần Khải Thanh Thủy, 49 tuổi, bị kết án 42 tháng tù.
202. Chị Phạm Thanh Nghiên, bị kết án 4 năm tù.
203. Anh LS Lê Công Định, bị kết án 5 năm tù.
204. Anh Trần Huỳnh Duy Thức, 44 tuổi, bị kết án 16 năm tù chỉ vì đòi thay đổi Hội Đồng Xét Xử vì lý do bị nhục hình trong lúc tạm giam, Nếu không, chắc chỉ lãnh 5 năm tù như LS Lê Công Định.
205. Anh Lê Thăng Long, phó Tổng Giám Đốc công tý EIS, Chủ Tịch hội đồng quản trị One Connection Internet, bị kết án 5 năm tù, bị kết án 3 năm 6 tháng tù.
206. Anh Trần Anh Kim, trung tá bộ đội, bị kết án 5 năm tù
207. Phạm Văn Viêm, dịch gỉa cuốn “Chế Độ Phát Xít”, bị bắt rất nhiều lần và may mắn trốn thoát được. Sau 7 năm trốn tại Bungary, anh lại bị mật vụ Hà Nội bắt dẫn độ về VN vài tháng 12 năm 1997. Hiện nay, sau nhiều lần truy tìm, Đảng Dân Chủ Nhân Dân đã phát hiện anh Phạm Văn Viêm vẫn còn sống, từ năm 1997 đến nay anh đã từng bị giam tại khu trại giam B15 (thuộc sự quản lý của Cục A24 – Bộ công an CSVN). Khu B15 nằm tại khu Kim Giang – Thanh Xuân – Hà Nội. (sau nhà máy thuốc lá Thăng Long – Hà nội). Trích từ link của: http://www.datviet.com/archive/index.php/t-92220.html.
208. Anh Lê Trí Tuệ, đã qua Campuchia, xin tị nạn chính trị, sau đó bị mất tích luôn kể từ ngày 7 tháng 5 năm 2007. Theo nhà dân chủ Nguyễn Thu Trâm, khi bi công an Phường 3, Quận Phú Nhuận bắt giữ, tên công an tên Nguyễn Văn Sơn có tiết lộ về anh Lê Chí Tuệ, có lẽ đã bị giết (http://mylinhng.multiply.com/journal/item/966/966). Đây là bằng chứng cho thấy bọn VC đã dẫn độ anh LTT về Việt Nam.
209. Anh Phạm Văn Trội, 41 tuổi, bị kết án 4 năm tù.
210. Nhà giáo Vũ Hùng, 44 tuổi, bị kết án 3 năm tù.
210. Anh Trần Đức Thạch, tác gỉa “Cuộc Thảm Sát Tân Lập”, là nhân chứng trong cuộc thảm sát mà bộ đội VC đã gây ra với hàng trăm người dân, bị kết án 3 năm tù.
211. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 61 tuổi, bị kết án 6 năm tù.
212. Sinh viên Ngô Quỳnh, 26 tuổi, bị kết án 3 năm tù.
213. Anh Nguyễn Mạnh Sơn, 67 tuổi, bị kết án 3 năm tù.
214. Anh Nguyễn Văn Tính, 68 tuổi, bị kết án 3 năm tù
215. Anh Nguyễn Văn Túc, 46 tuổi, bị kết án 4 năm tù.
216. Anh Nguyễn Kim Nhàn, 61 tuổi, bị kết án 2 năm tù.
217. Mục sư Dương Kim Khải, bị bắt ngày 10 tháng 8 năm 2010 tại Nhà Thờ Chuồng Bò số 37/6 Cầu Ông Ngữ, Đường Bình Thới, Phường 28, Quận Bình Thạnh, SG, nay bị giam ở đâu không rõ. Mục sư Khải có người vợ tật nguyền, không biết ai sẽ lo việc chăm sóc.
218. Nguyễn Tiến Trung, bị kết án 7 năm tù
219. Phạm Văn Thông (Tin Lành, sinh năm 1962, cư ngụ Ấp 2, Xã Phú Lễ, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre, bị bắt ngày 18/7/2010)
220. Nguyễn Thành Tâm (Tin Lành, sinh năm 1954, cư ngụ tại Ấp 1, Xã An Ngãi Tây, Huyện Ba Tri, bị bắt ngày 18/7/2010)
221. Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị bắt ngày 6/2/2007, án tù 4 năm.
222. GS Phạm Minh Hoàng.
223. Bà Trần Thị Thúy.

Ngày 25 tháng 8 năm 2010
Mylinhng@aol.com

http://mylinhng.multipy.com

Xin phổ biến tự do

Hồ sơ vụ án Nhân văn giai phẩm

Wikinews-logo.svg Wikinews tiếng Việt đang được đệ trình mở cửa, xin đóng góp ý kiến tại Meta.

Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.

Mục lục

[sửa] Khởi nguồn

Cơ quan ngôn luận của phong trào này là Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệmTrần Duy làm thư kí toà soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.
Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng giêng năm 1956, do nhà thơ Hoàng CầmLê Đạt chủ trương, về sau bị tịch thu, có bài Nhất định thắng của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị qui kết chống phá, "bôi đen" chế độ,[1] với những câu thơ nổi tiếng:
Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ
Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ, đăng trong Giai phẩm Mùa thu.
Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:
  1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viêncán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
  2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.
Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi ... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn NgữĐào Duy Anh.
Nhân văn số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ra ngày 5 tháng 11 năm 1956. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.
Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành. Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.
Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đưa đi học tập cải tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm".

[sửa] Một số văn nghệ sĩ trong phong trào

Bị xử phạt nặng nhất là Thụy An và Nguyễn Hữu Đang. Bà Thụy An bị kết tội làm gián điệp với kết án: "mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc", bị kết án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội. Mãi đến năm 1973 hai người mới được ra tù nhưng bị quản thúc thêm một thời gian nữa.

[sửa] Việc dập tắt phong trào

Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm. Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958, mà ông là tác giả, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:
Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; (trg 9. Sđd).
Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ;. (trg 17. Sđd).
Báo cáo tổng kết vụ "Nhân Văn - Giai Phẩm" cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau:
Những tư tưởng chính trị thù địch
  1. Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
  2. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo.
  3. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  4. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Những quan điểm văn nghệ phản động
  1. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi "tự do, độc lập" của văn nghệ, rêu rao "sứ mạng chống đối" của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.
  2. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên "con người" trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.
  3. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
  4. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi "trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ", thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.

[sửa] Một góc nhìn khác

Trong cuốn Đêm giữa ban ngày, tác giả Vũ Thư Hiên đã ghi chép những bình luận được cho là của Văn Cao về "tác giả" của việc dập tắt phong trào Nhân văn - Giai phẩm.
Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa mình, có làm khổ mình thật, do lòng đố kỵ mà ra. Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche mới là kẻ sáng tác ra Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy[2] vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp! Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu - tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?.

[sửa] Dư âm của Phong trào

Ngoài những nhân vật liên quan trực tiếp đến Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, dư âm của phong trào này kéo dài sang những năm kế tiếp. Tháng Hai năm 1957 Đảng Lao động cho thành lập một tổ chức mới là Hội Văn nghệ để tập hợp văn nghệ sĩ. Văn Cao được bầu làm hội trưởng. Hội đoàn này cho ra tạp chí Văn, số đầu tiên phát hành Tháng Năm 1957 nhưng được 37 số đến đầu năm 1958 thì lại bị đình bản vì tội tiếp tục "chống đối đảng". Bộ Chính trị ra quyết nghị đưa gần 500 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn và phải "tự kiểm điểm". Hơn 300 người còn phải ký tên quy thuận đường lối của đảng. [3].

[sửa] Giải thưởng Nhà nước

Vào thời kỳ đổi mới, nhiều nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm đã được phục hồi danh dự và được phong tặng các giải thưởng quan trọng, nhưng một số đã qua đời:
Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 22 tháng 02 năm 2007, nhà thơ Hoàng Cầm tỏ ý buồn rằng các bạn cũ như Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung v.v. đã không còn sống để thấy giải thưởng hôm nay. Theo ông, thực tế là từ năm 1958 đến nay, tức là gần 50 năm, vụ Nhân Văn-Giai Phẩm mới "được giải tỏa", vì trước đó từ thời Đổi Mới, mọi thứ được bắt đầu phục hồi nhưng không công khai [5]. Cùng ngày, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử VietnamNet, nhà thơ Lê Đạt nói : "Tôi nghĩ chuyện giải thưởng này như một câu của ông Đỗ Chu (thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học) đã phát biểu: “Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh”. Giải thưởng này là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không." [6] [5].

[sửa] Chú giải

  1. ^ http://ribf.riken.go.jp/~dang/whoarewe/DoNhuan.pdf
  2. ^ Đại từ tiếng Pháp "lui", tức ông ấy.
  3. ^ Abuza, Zachary. Renovating Politics in Contemporary Vietnam. Boulder, CO: Lynne Rienner Publishers, 2001. Trang 54-55.
  4. ^ “Công bố danh sách Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước trên trang chủ của Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam, 13 tháng 2, 2007”.
  5. ^ a b Nhân Văn-Giai Phẩm được tặng giải, BBC, 22 Tháng 2 2007
  6. ^ Nhà thơ Lê Đạt: Giải thưởng này là một cử chỉ đẹp, VietnamNet 22/02/2007

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

Không gian tên
Biến thể
Tác vụ

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

Hồ sơ Tạ Đình Đề trên Bách khoa toàn thư mở

Tạ Đình Đề

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Tạ Đình Đề
Tạ Đình Đề.jpg
ĐảngĐảng Cộng sản Việt Nam
Sinh8 tháng 8 năm 1917
Hà Nội
Mất17 tháng 1, 1998 (80 tuổi)
Hà Nội
Tạ Đình Đề (còn có tên là Lâm Giang) (sinh 8 tháng 8 năm 1917 tại Hà Tây – mất 17 tháng 1 năm 1998 tại Hà Nội). Ông quê thôn Đại Định, xã Tam Hưng, Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Tiểu sử

Xuất thân trong một Gia đình truyền thống tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục của Hoàng Hoa Thám.
  • Năm 1933, lúc 16 tuổi, làm Công nhân Sở Hỏa xa Vân Nam tại ga Côn Minh (Trung Quốc).
  • Năm 1935, tham gia Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng Cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
  • Năm 1941, được Việt Minh cử đi học ở Liễu Châu tại Phân hiệu Chuyên ngành của Trường Quân sự Hoàng Phố. Ở Phân hiệu Liễu Châu, ông được đào tạo trở thành gián điệp và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc.
  • Tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng phái bộ Mỹ trong phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
  • Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 6 năm 1946, chính thức tháng 9 năm 1946.
  • Năm 1944 là Đội trưởng Đội Biệt động Liên khu 3.
  • Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tham gia tổ chức giành chính quyền ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Sau khi giành được chính quyền, ông làm Ủy viên Công chính Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời huyện Thanh Oai.[1]
  • Cuối năm 1945, là Phó ban Tình báo Liên khu 2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Liên khu 2.
  • Năm 1950 đến năm 1953, được cử đi học tại Phân Khoa 2 Trường Quân sự Quế Lâm (Trung Quốc) khóa 6 và khóa 7.
  • Từ tháng 10 năm 1954, Công tác tại Tổng Cục Đường sắt lần lượt giữ các chức vụ: Chủ nhiệm Tổng kho Biên giới Lạng Sơn; Trưởng đoạn Đoạn Đầu máy Hà Nội; Trưởng ban Ban Thể dục - Thể thao, kiêm Giám đốc Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trực thuộc Tổng Cục Đường sắt.
  • Tháng 2 năm 1991, nghỉ hưu với mức lương Cán sự 3. [2]
  • Ông mất năm 1998 tại Hà Nội.

[sửa] Sự nghiệp

Gia đình nghèo, nên 16 tuổi Tạ Đình Đề đã lang bạt sang làm Công nhân Sở Hỏa xa Vân Nam tại Ga Côn Minh, Trung Quốc. Trong thời gian đó, Ông tham gia Hội Ái hữu Cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng Cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Ông được đào tạo thành Gián điệp và tốt nghiệp tại Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) với Tấm Bằng Xuất sắc; Ông tham gia các hoạt động vũ trang và được Việt Minh phân công hoạt động tình báo cùng Phái bộ Mỹ trong Phe Đồng minh chống phát xít Nhật.
Sau Giải phóng Thủ đô, rời quân ngũ Ông về công tác tại Tổng Cục Đường sắt Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu vào tháng 2 năm 1991.
Ông là người trực tiếp lãnh đạo và xây dựng phong trào Thể dục Thể thao và Văn hóa Văn nghệ ngành Đường sắt Việt Nam; Đội Bóng đá Tổng Cục Đường sắt nổi danh một thời cũng là do công sức đóng góp rất lớn của Ông; Đội Văn công Đường sắt cũng nổi danh một thời với những Văn nghệ sỹ tên tuổi như Lưu Quang Vũ, Phan Lạc Hoa, Trọng Nghĩa,...
Ông đã xây dựng và góp phần đưa Xưởng Dụng cụ Cao su Tổng Cục Đường sắt trở thành một Doanh nghiệp lớn có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài ngay từ khi còn chiến tranh và thời kỳ bao cấp.
Ông đã tạo điều kiện, dìu dắt, nâng đỡ và cưu mang nhiều người xa cơ lỡ vận, nhận vào làm công nhân vừa làm, vừa học tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt, nhiều người đã trở thành Bác sỹ, Kỹ sư, Giám đốc, trở thành Nhạc sỹ, Nghệ sỹ nổi tiếng.

[sửa] Sự kiện

  • Ngày 27 tháng 11 năm 1974, Tạ Đình Đề bị bắt lần thứ nhất. Bị giam cứu hai năm để điều tra.
  • Từ ngày 7 tháng 6 đến 12 tháng 6 năm 1976, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề với tội danh tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa. Qua 6 ngày xét xử, Tòa tuyên "Tha bổng" Tạ Đình Đề - Luật pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó không có từ "Tha bổng". [3]
  • Tháng 8 năm 1985, Tạ Đình Đề lại bị bắt lần thứ hai.
  • Ngày 3 tháng 9 năm 1987, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử Tạ Đình Đề với 34 tội danh. Những ngày này, nhiều cơn "Địa chấn" dữ dội ở khu vực trước Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội - Đó là những đám đông người từ các địa phương Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định kéo lên, người từ các Công xưởng, phố xá ùn ùn kéo tới, đứng tràn cả ra đường Lý Thường Kiệt. Kết quả Tòa không luận được tội trạng và tuyên là Tạ Đình Đề không phạm tội. Ông được trả tự do ngay tại Tòa. [3] [4]

[sửa] Cống hiến

  • Năm 1971, Tạo dựng cơ nghiệp mới cho Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trên bãi trống Láng Hạ. Đường Láng Hạ ngày nay lúc đầu do Ông chỉ đạo làm một lối đi từ Đê La Thành xuống Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt. Trên mảnh đất này nhiều công nhân Đường sắt đã được chia đất làm nhà ở, nhiều căn hộ, biệt thự nay rất khang trang có giá trị rất lớn.
  • Tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt trước những năm 1975, ông đã có nhiều quyết định táo bạo: áp dụng hình thức khoán sản phẩm, khoán công việc đến từng người, từng tổ và trả lương theo sản phẩm, thực hiện thưởng lương tháng 13 để công nhân có tiền ăn Tết. Công nhân được đưa đón bằng xe ô tô và ăn giữa ca không mất tiền... [5]
  • Vợt Bóng bàn duy nhất made in Vietnam sản xuất tại Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt của ông Tạ Đình Đề xuất khẩu đi 9 nước XHCN ở Đông Âu.

[sửa] Huyền thoại

Cuộc đời của Ông bắt đầu bằng những câu chuyện huyền thoại và kết thúc cũng bằng những câu chuyện huyền thoại. Ông nổi danh với những hoạt động cách mạng được xem như huyền thoại. Sự ngang tàng, trượng nghĩa của mình mà Ông có rất nhiều bạn bè. Nhưng rồi sau đó, chính điều đó làm hại Ông. Cuộc đời Ông cũng là một chuỗi ngày dài bị oan khuất...
  • Một con người không có cấp bậc, chức vụ, không hề giữ trọng trách trong quân đội, trong chính quyền mà đã có nhiều huyền thoại. Trong Kháng chiến Chống Pháp từ Liên khu 3, Liên khu 4, Bình Trị Thiên, Việt Bắc... các chiến sĩ Quân đội, nhân dân đều biết tên Ông. Tên tuổi của Tạ Đình Đề vang mãi tới Nam Bộ xa xôi. Đặc biệt ở Miệt Cống Thần, Chợ Đại (Hà Nam), Hà Nội... Bà con nhắc đến Ông với thái độ khâm phục, kính nể, trân trọng.
  • Quân Pháp trong thời tạm chiếm Hà Nội nơm nớp tưởng chừng như lúc nào Ông cũng có mặt giám sát hành động của chúng. Chính bọn chúng thêu dệt nên những huyền thoại "Xuất Quỷ, Nhập Thần" của Ông trong nội thành Hà Nội thời tạm chiếm.
  • Ông là một con người bị cuộc đời dần lên, hắt xuống ghê gớm; nhưng ông cũng là người ngang tàng ngay thẳng, không ngại nguy hiểm và dám bảo vệ quan điểm khi sự việc Ông cho là đúng. Chính vì tính ngang tàng, thẳng thắn đó, mà trên đường công danh, Ông gặp biết bao điều trắc trở.
  • Lần thứ nhất tại Tòa án, Hội đồng Xét xử nhận định: "Toàn bộ hoạt động của Tạ Đình Đề từ 1971 đến 1974 là thấy việc gì có lợi cho đơn vị thì kể cả móc ngoặc, xin nhượng, mua bán, đổi chác để thực hiện bằng được. Thấy mặt hàng gì có khả năng bán được là tung tiền ra mua kỹ thuật và đầu tư sản xuất, trước mắt lấy lãi phục vụ kiến thiết cơ bản, hoạt động thể dục thể thao và mục tiêu lâu dài là đưa xí nghiệp trở thành xí nghiệp lớn, kinh doanh tổng hợp. Kết quả đạt được là một cơ ngơi khang trang được hoàn thành trong hai năm trên một bãi tha ma và ao rau muống... Các bị cáo cố ý làm trái nhưng không có tư lợi". Cuối cùng Hội đồng Xét xử tuyên "Tha bổng Tạ Đình Đề" - Luật pháp lúc đó và Luật Hình sự hiện nay không có từ "Tha bổng". Cáo trạng dựa vào một bản báo cáo thanh tra, nhưng Bà Thẩm phán Phùng Lê Trân phân tích: Báo cáo của Đoàn Thanh tra liên bộ chưa có căn cứ để tin. Xét về nguyên tắc thì không có quyết định thành lập Đoàn Thanh tra liên bộ. Báo cáo thanh tra không có ngày tháng, không ghi những ai, tên gì, của cơ quan nào được cử tham gia đoàn thanh tra. Không ghi ai là Trưởng đoàn, Đoàn gồm có mấy người... nên không thể xem đây là văn bản có giá trị pháp lý. Hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Dương Bạch Liên trong công văn số 72 ngày 4 tháng 12 năm 1974 khẳng định: "Có những việc liên quan đến Tổng Cục Đường sắt và Bộ có trách nhiệm, không phải Giám đốc Xưởng tự ý làm".
Phiên tòa kéo dài 6 ngày trở thành một sự kiện chấn động dư luận thời bấy giờ. Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường sắt Hà Đăng Ấn cho công nhân Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt nghỉ việc để đi tham dự phiên tòa. Nhiều anh em công nhân ôm hoa đứng ở Cổng Hỏa Lò để tặng Ông khi Công an dẫn Ông sang Tòa án. Quảng trường Tòa án ngày nào cũng đông nghịt người theo dõi phiên tòa... [5]
  • Lần thứ hai tại Tòa án, Hội đồng Xét xử Tuyên án: "Tạ Đình Đề không phạm tội và được trả tự do ngay tại tòa. Tòa kiến nghị Tổng cục Đường sắt phục hồi quyền lợi mọi mặt cho bị cáo". Phiên Tòa xử Tạ Đình Đề lần này cũng như lần trước. Tòa không luận được tội trạng của Ông. Tội tập hợp những phần tử xấu lưu manh, trộm cắp thì hàng trăm công nhân con thương binh, liệt sĩ, những tù nhân đã được cải tạo mãn hạn tù, những chiến sĩ bộ đội hoàn thành nghĩa vụ quân sự bị thất nghiệp... được Ông dung nạp, đều là những người tốt. Không hề tìm thấy dấu vết một người trong số đó thoái hóa, biến chất. Việc làm của Giám đốc đều vì công việc, vì nhà máy, vì mọi người. Tòa không đủ chứng cứ kết tội. Các tội vi phạm khác, đều bị Luật sư tình nguyện bảo vệ Tạ Đình Đề, dùng luật bác bỏ. Điều lạ, Luật sư bảo vệ cho Ông là Luật sư không chuyên. Lời Tuyên án của Hội đồng Xét xử được truyền qua loa phóng thanh. Tiếng của Chánh án chưa dứt thì tiếng vỗ tay, hoan hô vỡ òa như sấm. Người ta ào vào công kênh Tạ Đình Đề lên vai, rồi tặng Ông những bó hoa. Chính những Chiến sĩ Công an vừa khóa tay Tạ Đình Đề, lại là người dẫn đầu mở lối cho Ông ra với bà con, bạn bè.
  • Hồi Hà Nội xử vụ án Tạ Đình Đề, thiên hạ hiếu kỳ cả người lớn, cả trẻ em đến ngồi đầy trong sân Toà án. Đám trẻ chừng mười bốn, mười lăm tuổi đang ngồi xúm quanh một đứa lớn hơn đang liến láu kể chuyện, mắt mũi trợn trạo: "Thế này nhé, hồi Bác Hồ sang Trung Quốc, có người mời Bác hút thuốc lá. Bác vừa ngậm điếu thuốc trên môi thì Ông Tạ Đình Đề đứng bảo vệ Bác rút súng lục bắn "oành" một phát trúng điếu thuốc rơi xuống, ghê không? Chẳng là người ta đã tẩm thuốc độc vào điếu thuốc lá mà... " - Lũ trẻ ngồi ngẩn mặt nghe...
  • Một hôm, có người hỏi Tạ Đình Đề: "Người ta nói anh bắn súng giỏi lắm phải không?", Ông Đề nói luôn: "Chúng mày chẳng biết gì về Tình báo cả, thằng Tình báo nào mà chẳng bắn trúng, khi cần bắn người ta thì nó... dí súng vào người ta mà bóp cò, làm gì mà chả trúng. Chúng mày đừng nghĩ như tiểu thuyết và xi-nê".
Xung quanh Tạ Đình Đề có rất nhiều giai thoại, huyền thoại, ai hỏi thì Ông bảo: "Ối giời ơi, chúng nó bịa ấy mà", rồi Ông cười ngặt nghẽo: "Làm gì có chuyện đó. Chuyện về tớ cũng như chuyện về Bút Tre". [6]

[sửa] Danh hiệu

  • Danh hiệu "Tú tài" (Cá nhân Ông Tự phong, vì hai lần tù - "Tái tù").
  • Danh hiệu: Lão thành Cách mạng - Cán bộ hoạt động trước năm 1945.
  • Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.
  • Huân chương Độc lập hạng Ba (ngày 11/5/2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký Quyết định truy tặng). [7]

[sửa] Gia đình

  • Cha là Cụ Tạ Đình Ky, Mẹ là Cụ Lê Thị Duyên (còn gọi là Bà Phó Ỳ); Ông có sáu anh em ruột. Người anh Tạ Đình Thái là Liệt sỹ Chống Pháp từ năm 1950, người chị Tạ Thị Ào là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Mẹ và các chị đều ủng hộ cán bộ cách mạng hoạt động từ thời kỳ tiền khởi nghĩa. [8]
  • Phu nhân của Ông là Bà Đặng Thị Thọ con Cụ Đặng Thị Huyền tức Nhà Tư sản Nghĩa Tường giàu có tiếng ở số 8 Hàng Ngang, Hà Nội. Phu nhân của Ông mất năm 2003 tại Hà Nội.

[sửa] Nhận xét

Tạ Đình Đề là một mẫu người điển hình cho lối sống và lối suy nghĩ của thời "Hoàng Kim" trong lịch sử Việt Nam - Những năm 1954 - 1964, thời mà người ta sống bằng "Nhân Trị". Ông tư duy và sống dựa trên suy nghĩ của mình và lẽ phải, chứ không dựa vào quy định và cơ chế. Sai lầm trong quản lý của Tạ Đình Đề xuất phát từ việc đó, dẫu sao Ông cũng là một người đáng kính trọng.[cần dẫn nguồn]
Nhà văn Chu Lai cũng đã viết:
"Nhiều khi tôi cứ tẩn mẩn nghĩ, một con người bị cuộc đời dần lên, hắt xuống ghê gớm như Ông mà không biết đùa, không biết cười cợt, ngang tàng thì dễ quỵ lắm."

[sửa] Ảnh hưởng

Sáng tác nghệ thuật:
Trong số những người được Ông cưu mang có Lưu Quang VũPhan Lạc Hoa khi đó còn là những nghệ sỹ thất cơ lỡ vận. Sau này, Phan Lạc Hoa đã sáng tác ca khúc nổi tiếng "Tàu anh qua núi", trở thành "Ngành ca" của Đường sắt Việt Nam. Còn trong vở kịch "Tôi và Chúng ta" nổi tiếng, Lưu Quang Vũ đã lấy nguyên mẫu và chất liệu từ Tạ Đình Đề và Xưởng Dụng cụ Cao su Đường sắt. [9]
Nhân vật quan trọng tham dự phiên tòa lần thứ nhất xét xử Tạ Đình Đề (1976):
Trong thời gian xét xử, một chính khách cấp cao của Việt Nam lúc đó là Hoàng Văn Hoan - Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự phiên tòa và liên tục ngồi ở hành lang bên phải. [cần dẫn nguồn]
Người dưng cũng để tang:
Đám tang ông có nhiều Cán bộ Cấp cao của Đảng và Nhà nước, đồng đội, bạn bè, chiến hữu của ông. Trong số đó có cả người từng ngồi ghế phiên toà xét xử ông, có cả nhiều người dân thường. Có hơn 50 người dân thường xin gia đình cho để tang vì Tạ Đình Đề đã chỉ huy phá kho thóc cứu đói họ và gia đình năm 1945... [10]

[sửa] Tản mạn về Tạ Đình Đề

Câu thơ Bút Tre:
"Hoan hô đồng chí Võ Nguyên,
Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về;
Hoan hô anh Tạ Đình Đề
Trước là mật thám nay về với ta."[11]
Nhiều đoạn thơ, văn, câu chuyện nói về Ông:
"Kính viếng hương hồn bác Đề giản dị và vĩ đại.
Cuộc đời bác không nhiều vinh quang, nhưng tràn đầy tình yêu thương. Đó là một cuộc đời hạnh phúc.
Ở trên đời, chúng ta còn muốn gì hơn được hạnh phúc?
Bác Đề đã đạt được tới ước mơ loài người trong đời mình."

[sửa] Chú thích

  1. ^ Trang 45 "Lịch sử Đấu tranh Cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây" – 2005.
  2. ^ Nguồn: Lý lịch trích ngang Tạ Đình Đề tại Kho lưu trữ Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Giao thông Vận tải.
  3. ^ a b [1] Cây đa ông Đề - Tin nhanh Việt Nam ra thế giới Vietbao.vn (Ghi chép của Xuân Ba, Theo Tien Phong), Chủ nhật, 22 Tháng bảy 2007, 11:04 GMT+7.
  4. ^ [2] Tạ Đình Đề - Đồng đội, bạn bè vẫn nhớ về anh - Tinhvan Media (Theo CAND), Thứ sáu, 29/2/2008, 6:26 PM.
  5. ^ a b [3] Ký sự Tạ Đình Đề (kỳ 3): Cố ý làm trái nhưng không tư lợi! - Báo Khoa học Đời Sống Online, 05/06/2009 07:20:02.
  6. ^ [4] Tạ Đình Đề: Người cận vệ huyền thoại của Bác Hồ - Báo Khoa học Đời Sống Online, 03/06/2009 08:12:07.
  7. ^ [5] Bài phóng sự Tạ Đình Đề - Đồng đội, bạn bè vẫn nhớ về anh trên báo Công an Nhân dân điện tử, ngày 29/02/2008.
  8. ^ [6] Ông Tạ Đình Đề và làng kháng chiến kiểu mẫu - Báo Người Cao Tuổi, Thứ Ba, 18/08/2009-9:32 AM.
  9. ^ [7] Tạ Đình Đề: Hào sảng như Thủy Hử (kỳ 2) - Báo Khoa học Đời Sống Online, 03/06/2009 08:45:00.
  10. ^ [8] Ký sự Tạ Đình Đề (kỳ cuối): Người dưng cũng để tang - Báo Khoa học Đời Sống Online, 06/06/2009 22:30:57.
  11. ^ Nguồn: Dân gian, Truyền miệng.

[sửa] Liên kết ngoài

  • [9] Về Đại Định, nhớ "làng kháng chiến kiểu mẫu" - Báo Công An Nhân Dân, 9:30 AM, 29/07/2009.
  • [10] Tạ Đình Đề và những chuyện như huyền thoại - Báo Công An Nhân Dân, 3:30, 04/03/2008.
  • [11] Cây đa Ông Đề
  • [12] Phóng sự - Tư liệu: Huyền thoại về Tạ Đình Đề trên Báo Công an Nhân dân điện tử ngày 23/02/2008
  • [13] Huyền thoại về Tạ Đình Đề
Không gian tên
Biến thể
Tác vụ