Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Ngày quốc tế thiếu nhi- Xin dành một khoảng lặng nhớ về Nhân Ái và những hoàn cảnh thiệt thòi khác

Lịch sử Ngày quốc tế thiếu nhi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ngày quốc tế thiếu nhi là ngày 1 tháng 6 hàng năm. Ngày này được chọn bởi khối cộng sản trước kia.

Lịch sử

Hội nghị thế giới về phúc lợi trẻ em tổ chức năm 1925 tại Geneva, Thụy Sĩ đã tuyên bố ngày 1 tháng 6 là ngày quốc tế thiếu nhi. Người ta không nói rõ vì sao ngày 1 tháng 6 được chọn là ngày quốc tế thiếu nhi, một giả thiết là tổng lãnh sự người Trung Quốc tại San Francisco (Hoa Kỳ) đã tập hợp các trẻ em mồ côi người Trung Quốc để kỉ niệm lễ hội thuyền rồng vào ngày 1 tháng 6 năm 1925, và đồng thời cũng trùng với ngày diễn ra hội nghị tại Geneva.

Đặc điểm

Ngày lễ được tổ chức vào ngày 1 tháng 6 hàng năm. Ngày này được đặc trưng bởi những bài diễn văn về quyền và phúc lợi trẻ em, những chương trình truyền hình dành cho trẻ em, những bữa tiệc, nhiều hoạt động khác nhau về việc quan tâm và tận tụy với trẻ em, hoặc là các gia đình sẽ cùng con mình đi chơi,.v.v…

Tham khảo

  1. International Children's Day Flag. Crwflags.com. Truy cập ngày 9/4/2011.
  2. June 1 International Children's Day. Diyifanwen.com. Truy cập ngày 9/4/2011.
3        1 June - International Children's Day. Qatar Living. Truy cập ngày 9/4/2011.
 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------

*MLC: Có người nói rằng Việt Nam là một nước 'văn minh về mặt lý thuyết' khi tham gia đầy đủ các công ước quốc tế về quyền trẻ em từ rất sớm. Hệ thống luật pháp cũng rất chặt chẽ khi dành rất nhiều các điều khoản luật như Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2005 để bảo vệ quyền được sống, được chăm sóc, học hành, được vui chơi cho các thế hệ tương lai của đất nước. Vi dụ như chính sách trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí, rồi hình ảnh các vị lãnh đạo hàng năm vào tết trung thu đến tặng quà cho các cháu thiếu nhi, rổi ngày khai trường, v.v. Vậy trên thực tế ra sao? hàng ngày, hàng giờ trên đất nước này vẫn có những em bé tội nghiệp bị người thân bỏ rơi, hành hạ, xã hội, chính quyền thì thờ ơ vô cảm...Có lẽ nhà nước nên có điều khoản xử tù những cha mẹ bỏ rơi con mình trong luật hình sự.


Em bé này tên là Nhân Ái, và bé đã chết cách đây gần một năm, cái chết của bé đã làm hàng triệu con tim của các ông bố bà mẹ trên cộng đồng mạng thổn thức, day dứt. Bé bị bố mẹ bỏ rơi khi mới được 1 tháng tuổi và nằm đó cô quạnh một mình 6 tháng trời chống trọi với nhiều căn bệnh hiểm nghèo, duy trì sự sống được từng ấy thời gian dưới sự chăm sóc bất đắc dĩ của một số y bác sỹ nơi đây quả là một kỳ tích. Cũng phải thôi vì đến bố mẹ bé còn nhẫn tâm bỏ rơi bé, thì mong chi sự động lòng từ những y bác sỹ mà hàng ngày, hàng giờ sờ, nắm được cái chết? phải chăng làm việc trong môi trường mà thần chết gần đến thế dần dần tình thương đồng loại, mọi cảm xúc sẽ chai sạn? Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao bệnh viện này không thể áp dụng chế độ khám chữa bệnh theo chế độ đặc biệt miễn phí cho bé? Tại sao lãnh đạo bệnh viện này không kêu gọi cộng đồng giúp đỡ để đến lúc biết được thì đã quá muộn.

Những ai vào bệnh viện Nhi trung ương tại Hà Nội hẳn sẽ ngạc nhiên vì cái cụm từ ‘TỰ NGUYỆN’ được sử dụng nhiều đến thế. Khám tự nguyện, điều trị tự nguyện, khu điều trị tự nguyện. Sao phải lắm tự nguyện thế? Chả lẽ những người vào đây không phải tự nguyện hay bị bắt vào? Mấu chốt ở chỗ này: khám bệnh tự nguyện trong giờ hành chính  là 90.000 đồng, ngoài giờ hành chính là 110.000 đồng. Phải chăng bệnh viện này đang làm cái việc đó là lách luật ‘KHÁM CHỮA BỆNH MIỄN PHÍ CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỎI’ theo Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em 2005? Anh tự nguyện khám đấy chứ, tôi có bắt anh đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét