Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

Rủi ro tài sản bất động sản tại VN qua việc cưỡng chế khu đất vàng tại Hà Nội

*MLC: Có người ví von sống ở VN có thể hôm nay có nhà mai mất như chơi. Do ở VN người dân không có quyền sở hữu đất mà chỉ có 'quyền sử dụng đất' nên bất cứ khi nào nhà nước trưng thu, trưng mua hay nhà bạn bị 'rơi' vào vùng quy hoạch của một dự án về nhà đất là có thể coi như 'toi'. Mà thời buổi dự án nhiều vô kể, đất đai, kế hoạch, quy hoạch đô thị của mấy nhà quy hoạch Việt Nam với 'não trạng dạng bệnh đao, não thiếu ôxy' tầm nhìn không quá ngọn cỏ thì ôi thôi cái câu ví von kia sẽ còn đúng mãi. Chỉ khổ người dân thấp cổ bé họng biết kêu ai cho thấu? Theo điều tra của MLC thì với giá đền bù 500 triệu/1 mét vuông so với giá thị trường thì không hề đắt tí nào nếu không muốn là quá rẻ. Tuy nhiên trong cuộc chiến thương lượng giá cả giữa người dân với chính quyền thì khác gì trứng chọi đá. Và vấn đề rủi ro tài sản là nhà đất tại VN sẽ là muôn thủa và dài dài. Không hiểu có nước nào trên thế giới giống VN ta không nhỉ?...

P/S: Theo kế hoạch thì hôm nay 12/7 sẽ là ngày cưỡng chế giải toả khu đất vàng này tại HN.

-------------------------------

Sắp cưỡng chế thu hồi khu đất 'vàng' ở Hà Nội

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, việc cưỡng chế khu đất "vàng" tại số 22-24 Hàng Bài sẽ được thực hiện vào ngày 12/7 tới nếu các hộ dân tại đây không bàn giao mặt bằng.

Trao đổi với báo chí chiều 7/7, ông Lâm Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, các lực lượng chức năng của quận sẽ tổ chức cưỡng chế thu hồi đất tại dự án Trung tâm thương mại - văn phòng và nhà ở tại địa chỉ 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng vào ngày 12/7 tới.
Ông Hùng cho hay, quyết định cưỡng chế được đưa ra do do một số hộ dân trong diện di dời dù đã được thuyết phục, vận động nhiều lần nhưng vẫn chưa chấp nhận bàn giao mặt bằng. Tuy vậy, cho tới phút cuối, quận vẫn chọn giải pháp vận động, thuyết phục. "Nếu các hộ dân vẫn cố tình không bàn giao mặt bằng mới phải cưỡng chế", ông Hùng nói.
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Khu đất vàng nằm ở góc ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng, rất gần hồ Gươm. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Cuối năm 2010, dự án tại khu đất "vàng" này đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận khi một số hộ dân trong phạm vi dự án yêu cầu được bồi thường với mức kỷ lục 1 tỷ đồng/m2. Yêu cầu này không được phía chủ đầu tư và các cơ quan chức năng chấp thuận. Dự án tại địa chỉ nói trên đã kéo dài hơn 7 năm do vướng mắc giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, trao đổi với VnExpress, đại diện một hộ dân tại số 22 Hàng Bài cho biết, mức giá một tỷ đồng mỗi m2 tại khu vực này "không hề đắt", vì vị trí này đẹp, nằm ở góc ngã tư đối diện Trung tâm thương mại Tràng Tiền, rất dễ sinh lợi. Ngoài lý do chưa thỏa mãn về mặt giá cả, các hộ dân còn cho biết, gia đình họ đã sống ở đây từ đầu thế kỷ trước, vốn rất gắn bó, nên không muốn di chuyển.
Dự án Trung tâm thương mại - văn phòng và nhà ở tại số 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng gồm 2 khối nhà, bên ngoài là trung tâm thương mại, văn phòng, bên trong là nhà ở, tổng diện tích mặt bằng khoảng 4.000 m2. Dự án nằm trong chủ trương của thành phố về xã hội hóa trong đầu tư xây dựng mới các khu tập thể cũ, xuống cấp trên địa bàn. Trong tổng số 17 hộ dân tại đây đã có 15 hộ nhận tiền đền bù hỗ trợ di chuyển đến nơi ở mới và bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Theo khung giá đất thành phố Hà Nội ban hành, mức cao nhất ở trung tâm quận Hoàn Kiếm là 81 triệu đồng/m2, nhưng ở dự án này, nhà đầu tư là Công ty cổ phần Thời đại mới T&T đã thoả thuận mức đền bù hỗ trợ và thưởng tiến độ lên tới trên 500 triệu đồng/m2. Song 2 hộ còn lại chưa đồng thuận và vẫn đòi mức đền bù một tỷ đồng/m2.
Nguyễn Hưng
(Nguồn: VNexpress)
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Tranh cãi với chính quyền vì giá trị ngôi nhà


Ngôi nhà nằm ở vị trí rất tốt cho kinh doanh
Sáng nay 7/7 có biểu tình ở Phố Huế, Hà Nội, với sự hiện diện của hơn 100 cảnh sát và xe cứu hỏa, theo tin loan trên cộng đồng mạng.
Dân chúng đã dùng xe ba bánh chặn trước ngôi nhà 149 Phố Huế, và treo băng-rôn phản đối cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng đuổi người ra khỏi nhà.
Được biết ngôi nhà này là một trong những tài sản được dùng để thế chấp cho một khoản vay 5 tỉ đồng của công ty Bắc Sơn mà người chủ đã qua đời.
Công ty trách nhiệm hữu hạn này nợ của Ngân hàng Công thương Việt Nam 15 tỉ đồng và cam kết hoàn trả trước cuối tháng Ba năm 2007, nếu không ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp.
Nhưng đến đầu năm 2009 công ty Bắc Sơn vẫn chưa thanh toán được nợ nên cơ quan thi hành án của quận ra quyết định kê biên diện tích nhà đất tại 194 Phố Huế và đem ra bán đấu giá.
Vấn đề gây bức bối cho nhiều người liên quan là ngôi nhà trị giá trên 100 tỷ được định giá có 30 tỷ và quận vẫn thi hành án dù tòa đã quyết định không công nhận sự thỏa thuận ban đầu của các bên.

Công an tháo dỡ băng-rôn trước khi đuổi người ra
'Sai phạm'
Theo các luật sư thủ tục bán đấu giá có nhiều sai phạm vì khi kê biên quận đã không hỏi ý kiến của tất cả những người đồng thừa kế căn nhà.
Những người con của nguyên giám đốc công ty Bắc Sơn cho biết từ khi cha họ qua đời năm 2006, mọi người chưa tiến hành thủ tục thừa kế theo pháp luật qui định.
Họ cũng cho rằng căn nhà phải có giá tới 1.7 triệu đôla.
Theo luật chỉ khi nào đã làm thủ tục mở thừa kế thì các đồng thừa kế mới phải thực hiện nghĩa vụ đối với những gì họ kế thừa.
Người ta tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy cơ quan thi hành án quận Hai Bà Trưng rất quyết tâm khi ra thông báo mọi người đang sống trong ngôi nhà phải dọn ra trước ngày 24/5/2011. Và việc đuổi nhà đã được thực hiện hôm thứ Năm 7/7.
Pháp luật quy định nếu người bị thi hành án chỉ có một ngôi nhà duy nhất để ở thì sẽ xem xét đến những tài sản khác của người đó.
Công ty Bắc Sơn muốn kê biên nhà máy lắp ráp xe máy của họ bên Đông Anh nhưng cơ quan thi hành án không chịu.
Sáng nay trên băng-rôn phản đối có hàng chữ 'Công lý ở đâu?' do những người trong ngôi nhà đã viết và tự treo lên trước khi bị công an gỡ xuống.
(Nguồn: BBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét