(Nguồn: BBC Tiếng Việt)
VN khó phát triển đảng và đoàn viên trẻ
Tại một số địa phương xuất hiện hiện tượng mang tính hệ thống với lãnh đạo đoàn cấp cơ sở lão hóa, thiếu năng lực, thiếu trình độ, làm ảnh hưởng tới công tác phát triển đoàn, như phản ánh của tờ Sài Gòn Tiếp Thị Media, hôm 12 tháng Năm.
Tỷ lệ đảng viên trẻ được kết nạp hàng năm so với tổng số 'đoàn viên ưu tú' ở cấp tỉnh, có nơi chỉ đạt được trên dưới một nửa, báo Điện tử tỉnh Quảng Ninh quý đầu năm 2011 xác nhận.
Điều này có thể là chỉ dấu cho thấy xu thế vào Đảng, Đoàn giảm đi chứ không tăng như giai đoạn 2001-2005 so với trước.
Công tác tổ chức và cán bộ của đảng 'đang đặt ra nhiều bức xúc' mà trong đó vấn đề nổi bật là 'Đảng ta đông mà không mạnh,' như đánh giá trên tờ Người Cao Tuổi, trong một bình luận gần đây.
Tại một số địa phương trên địa bản tỉnh Nam Định, nhiều bí thư đoàn thanh niên vẫn tiếp tục đương chức dù đã lên chức ông bà, con đàn cháu đống. Cá biệt, có người đã... lên lão 60
Sài Gòn Tiếp Thị Media
"Tại một số địa phương trên địa bản tỉnh Nam Định, nhiều bí thư đoàn thanh niên vẫn tiếp tục đương chức dù đã lên chức ông bà, con đàn cháu đống. Cá biệt, có người đã... lên lão 60," theo bài báo với tựa đề 'Sáu mươi tuổi vẫn làm Bí thư Đoàn Thanh Niên' (Sài Gòn Tiếp Thị 12/5).
Trích nguồn từ Sở Nội vụ tỉnh Nam Định trang nay viết:
"Những trường hợp như trên không phải là hiếm ở tỉnh. Hiện nay, toàn tỉnh có tới 8 bí thứ đoàn thanh niên cấp xã, phường, thị trấn trong độ tuổi từ 46-60, cao hơn rất nhiều so với các quy định trong các quy chế, nghị định, quyết định hiện hành của Ban Bí thư trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Nội vụ."
Sài Gòn Tiếp Thị cũng cho hay ngoài việc vượt quá quy định về độ tuổi, còn nhiều bí thư đoàn thanh niên cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh 'chưa qua đào tạo về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ', có trường hợp các thủ lĩnh đoàn thanh niên, đội tiền phong của Đảng, vẫn theo báo này "chỉ có trình độ văn hóa bậc trung học cơ sở."
Nhiều nan giải
Đây không phải là lần đầu tiên truyền thông trong nước đề cập vấn đề chất lượng và phát triển đội ngũ đoàn thanh niên, vốn là 'đội hậu bị' của đảng cộng sản Việt Nam ở cấp cơ sở, đang gặp nhiều nan giải.
Hồi cuối 11/2010, báo Điện tử của tỉnh Quảng Ninh viết: "Phát triển Đảng trong thanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên dân tộc, tôn giáo còn nhiều hạn chế".
Họ cho rằng:
"Một bộ phận đoàn viên thanh niên thiếu ý chí phấn đấu, thờ ơ với hoạt động chính trị - xã hội, sống thực dụng, lười lao động, ngại khó, ngại khổ, không chịu tu dưỡng đạo đức, một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội."
Bài báo tỏ ra khá thẳng thắn khi nhận định nguyên nhân dẫn tới chất lượng có vấn đề của phát triển đoàn viên ở tỉnh vùng Đông Bắc giáp với Trung Quốc này:
"Một bộ phận đảng viên thiếu gương mẫu, thoái hóa, biến chất, tham nhũng, làm ảnh hưởng tới lòng tin và ý chí phấn đấu vào Đảng của đoàn viên thanh niên."
Ba thách thức
Quan ngại về phát triển đảng không chỉ dừng ở vấn đề mặt bằng chất lượng của đội ngũ hậu bị của Đảng, một tờ báo trong nước khác, tờ Người Cao Tuổi từng trích dẫn bài viết góp ý cho đại hội 11 của một cựu ủy viên trung ương Đảng.
Tờ báo trích dẫn lời của Giáo sư Nguyễn Đình Hương cho biết, Đảng đã và đang đứng trước ba thử thách:
"Tình hình suy thoái về đạo đức phẩm chất trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên ngày càng sa sút nghiêm trọng, không chỉ là ở một địa phương, một ngành, mà mang tính phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, cả địa phương và cấp Trung ương. Đảng ta đông mà không mạnh là như vậy," ông Hương viết.
"Do tình hình tiêu cực trong nội bộ Đảng đang ngày càng diễn ra mang tính phổ biến, phức tạp, dẫn đến niềm tin của đảng viên chân chính và nhân dân đối với Đảng đang bị giảm sút nghiêm trọng," quan chức từng giữ chức Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị Nội bộ Trung ương Đảng nói về thách thức thứ hai.
tình hình tiêu cực trong nội bộ Đảng đang ngày càng diễn ra mang tính phổ biến, phức tạp, dẫn đến niềm tin của đảng viên chân chính và nhân dân đối với Đảng đang bị giảm sút nghiêm trọng
Cựu Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Đình Hương
"Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, kể cả trong đội ngũ cán bộ đương chức đang bị phân hoá, bè phái, cục bộ, quan liêu, mà một trong những nguyên nhân quan trọng là: do công tác sắp xếp, bố trí cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là cán bộ chủ chốt chưa được sự đồng thuận của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân," ông Hương được tờ Người Cao Tuổi trích dẫn, nhấn mạnh thách thức thứ ba.
"Tổ chức cấp trên đề bạt những cán bộ không đủ tiêu chuẩn cả đức và tài vào cấp ủy, giao trọng trách lớn trong bộ máy quản lí Nhà nước, nhưng không tương xứng về năng lực, trình độ và phẩm chất, nhân cách," tác giả bài báo hồi cuối năm 2010 với tựa đề "Đảng ta đông mà không mạnh" cảnh báo.
Một số tờ báo khác thời gian gần đây được biết cũng đề cập tới một số nguy cơ khác của đảng là mạng lưới và chiến lược phát triển đảng, đoàn dày công thiết kế của Đảng vẫn còn chưa thu hút được nhiều trí thức trẻ, đặc biệt các trí thức và kiều bào được đào tạo ở nước ngoài về nước đóng góp, như ý muốn; cũng như việc phát triển đảng, đoàn trong nông dân và công nhân, hai thành phần 'cốt cán' chính theo hệ thuyết chính đảng Mác-Lê đang gặp nhiều thách thức.
Cùng thời gian, dự luận Việt Nam cũng ghi nhận hiện tượng con ông cháu cha, hay "Bấm hạt giống đỏ" được đề bạt lên các chức vụ cao trong bộ máy qua kỳ Đ̣ai hội Đảng 13 vừa qua.
Cũng tại kỳ đại hội Đảng hồi tháng 1 năm nay, các văn kiện của Đảng nói tổ chức này có 3 triệu thành viên trên tổng số dân gần 90 triệu tại Việt Nam hiện nay.
Truyền thống gia đình trong Đảng
Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bầu ra Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 200 vị.
Trong đó, có một số tân ủy viên là con các lãnh đạo cao cấp. Một số người được dư luận nói đến, một số người khác gần như ít biết.Điểm qua các nhân vật được gọi nôm na là "Hạt giống đỏ" trong Ban Chấp hành lần này, có ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết), con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ông Nông Quốc Tuấn, con trai của Tổng Bí thư khóa X Nông Đức Mạnh; ông Nguyễn Chí Vịnh, con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; ông Phạm Bình Minh, con trai cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch; ông Nguyễn Xuân Anh (ủy viên dự khuyết), con trai ủy viên Bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi; ông Trần Sỹ Thanh (ủy viên dự khuyết), cháu ông Nguyễn Sinh Hùng và bà Nguyễn Thị Kim Tiến, cháu ngoại cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (trúng cử từ khóa X).
Ông Trần Sỹ Thanh hiện là Phó Bí Thư Tỉnh Ủy Đăk Lăk. Ông Nguyễn Chí Vịnh là Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng.
Ông Phạm Bình Minh là Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao và bà Nguyễn Thị Kim Tiến là Thứ trưởng Bộ Y Tế, người được cho có nhiều cơ hội lên thay ông Nguyễn Quốc Triệu, người không trúng cử ủy viên trung ương lần này.
Một nhân vật khác xuất thân từ gia đình cao cấp là ủy viên trung ương Trần Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, con trai nguyên Tổng Giám Đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Trần Lâm.
Công tác Đảng-Đoàn
Ủy viên Trung ương
- Nông Quốc Tuấn, Bí thư Bắc Giang
- Nguyễn Thanh Nghị (dự khuyết), Phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc TP HCM
- Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Ngoại giao (từ khóa X)
- Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng
- Trần Sỹ Thanh (dự khuyết), Phó Bí thư Đăk Lăk
- Nguyễn Xuân Anh (dự khuyết), Bí thư Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
- Trần Bình Minh, Phó TGĐ Đài Truyền hình Việt Nam
- Nguyễn Kim Tiến, Thứ trưởng Y tế (từ khóa X)
Ông Nghị được bầu bổ sung ngay tại Đại hội vào vị trí Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, ông Nguyễn Thanh Nghị về Việt Nam và trở lại công tác tại trường cũ là Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Ban đầu ông làm Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của nhà trường, rồi ông nhanh chóng lên chức Phó Hiệu trưởng.
Cùng trẻ tuổi, và cũng là trẻ nhất trong số ủy viên dự khuyết như ông còn có ông Nguyễn Xuân Anh, con trai cựu Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Văn Chi.
Ông Chi, quê ở Hòa Vang, Đà Nẵng rời vị trí Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, chức vụ ông nắm từ 2002.
Con ông là Nguyễn Xuân Anh, đi thẳng từ chức Bí thư Quận uỷ Liên Chiểu, Đà Nẵng lên Trung ương Đảng, dù mới là ủy viên dự khuyết.
Và dù ông Nông Đức Mạnh rời vị trí Tổng bí thư Đảng, con trai ông là Nông Quốc Tuấn đã vào Trung ương Đảng.
Sinh năm 1963, ông Tuấn lên bằng con đường Đoàn - Đảng, giữ chức Bí thư trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội liên hiệp thanh viên Việt Nam trước khi được bổ nhiệm đột xuất năm 2010 vào chức Bí thư Bắc Giang.
Trước đó, từ tháng 4/2009 ông đã làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, chuyên phụ trách ngành 'xây dựng Đảng' và cũng là Đại biểu Quốc hội khóa XII, đại diện cho tỉnh Sơn La.
Việc bầu chọn ông Nông Đức Tuấn hồi tháng 9/2010 diễn ra chỉ hai tuần sau vụ lộn xộn ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc 'công thần' của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không rõ rệt như Bấm Bắc Triều Tiên.
Tại Trung Quốc, nhân vật được cho là sẽ lên làm Chủ tịch nước, chủ tịch Đảng nhiệm kỳ tới, ông Bấm Tập Cận Bình, là con của một cán bộ cao cấp lão thành, ông Tập Trọng Huân.
Con cháu các nhân vật cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, tạo ra cái tên 'Thái tử Đảng', được Phương Tây gọi là 'Chinese princelings'.
Xem thêm Bấm Từ hạt giống đỏ đến độc tài gia đình trị? và bài cũ Bấm Nhà trẻ Trung ương ở Việt Nam.
Chẳng quan tâm đến Quốc hội và Đoàn
Rất nhiều bạn trẻ ở cả thành thị lẫn nông thôn ở Việt Nam nói họ không biết gì và không cần quan tâm đến kỳ cuộc bầu cử Quốc hội và những ứng cử viên cho ghế Đại biểu Quốc hội khóa 12 vào tháng 5 tới.
Trong tháng 3 này, trong nước đang có hàng loạt hoạt động chào mừng 80 ngày thành lập (26/3/1931- 26/3/2011) của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.Đây là tổ chức kế cận, "cánh tay phải" của Đảng Cộng sản trong thang bậc quyền lực và lãnh đạo thanh niên về lý tưởng chính trị.
Rất nhiều lãnh đạo Việt Nam, như các ông Vũ Mão, Hồ Đức Việt, Vũ Trọng Kim, Hoàng Bình Quân từng là cựu Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Đương kim Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng từng là bí thư Bấm Trung ương Đoàn và hàng trăm cán bộ cao cấp khác của Việt Nam cũng từng là cán bộ của Đoàn chuyển sang.
Đoàn hay bao xi-măng?
Mặc dù ở Việt Nam có tới hơn 7 triệu Đoàn viên, chiếm tới gần 70% số thanh niên (thống kê năm 2010), và con số này không ngừng tăng lên, các sự kiện chào mừng trên cũng không làm các bạn trẻ hào hứng.
Từng gắn bó với TƯ Đoàn và tổ chức Đoàn cơ sở, nhiều cán bộ Đoàn cho hay: "Hoạt động không thiết thực, không tạo quyền lợi và đảm bảo quyền lợi đến thanh niên nên các bạn trẻ coi Đoàn như một tổ chức tham gia cho vui."
"Ở rất nhiều cơ sở, Đoàn viên không biết cán bộ phụ trách mình là ai. Đừng nói đến lãnh đạo TƯ Đoàn là ai."
Đoàn chẳng là gì so với hai 'cuốc' bốc xi -măng với thật nặng với tiền công 300 ngàn
Một thanh niên
"Chúng tôi cần việc làm sau khi ra trường với lương khoảng 5 triệu đồng một tháng. Muốn có một chỗ ở tốt để không phải thuê nhà trọ, chứ không để ý đến các phong trào Đoàn."
Ở nông thôn, quan điểm của giới trẻ cũng tương tự.
"Có việc làm là vui", Tuấn, một lao động nhập cư nhìn về phía một buổi văn nghệ dành cho thanh niên ở chân cầu vượt Cầu Giấy nói.
Tuấn đang chờ người ta đến gọi đi làm.
Về chuyện vào Đoàn, Tuấn tếu táo: "Hình như có vào. Nhưng vào bao giờ không nhớ. Cửu vạn chuyên nghiệp không cần biết hay nhớ nhiều thứ như thế."
Tuấn, 23 tuổi, quê Hiệp Hòa cũng nói chưa bao giờ thấy cán bộ Đoàn nào nói sẽ tạo việc làm cho mình nên "Đoàn chẳng là gì so với hai 'cuốc' bốc xi -măng thật nặng với tiền công 300 ngàn".
Nhưng chứng kiến nhiều kì bầu cử Quốc hội trước, tại điểm bỏ phiếu, tôi thấy các bạn trẻ không mảy may xem xét các ứng cử viên là ai, họ như thế nào, quan điểm tranh cử của họ là gì.
Thiếu không gian dân chủ
Phải khó khăn lắm tôi mới chứng kiến được hai cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa và Trường Sa của giới trẻ Việt Nam. Một là vào tháng tháng 12/2007 ở cả Hà Nội và TP HCM, hai là mới đây ngày 9/10/2010 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Lần đầu với hàng ngàn bạn trẻ tụ tập ở nhà văn hóa Thanh niên TP HCM và trước cửa Đại sứ quán TQ tại Hà Nội đã thật sự làm cho dư luận Việt Nam vốn “yên ổn” bỗng dưng như được tiếp lửa.
Giới trẻ Việt Nam còn kêu gọi mỗi thanh niên nhịn ăn sáng góp tiền cho quân đội mua tàu chiến hiện đại chống hành động xâm lăng của Trung Quốc. Nhiều trang diễn đàn được đông đảo giới trẻ Việt Nam thể hiện quyết tâm của mình.
Tuy nhiên cả hai cuộc biểu tình hiếm hoi mà giới trẻ Việt Nam bày tỏ thái độ chính trị với Đảng cộng sản về vận mệnh đất nước nhanh chóng bị dập tắt. Tại Hà Nội và TP HCM, nhiều bạn trẻ tham dự biểu tình bị kỉ luật nặng nề. Trong đó có một số SV bị đuổi học.
Nhiều bạn trẻ bức xúc trước việc này nhưng đành nín thinh.
Mới đây, Nguyễn Tiến Trung, sinh năm 1983, một thanh niên cấp tiến hoạt động cho phong trào dân chủ của Đảng Dân chủ Việt Nam bị bắt và kết án 7 năm tù và 3 năm quản thúc.
Nguyễn Tiến Trung bị buộc tội "hoạt động để lật đổ chính quyền nhân dân".
Vụ án Nguyễn Tiến Trung cũng không được giới trẻ Việt Nam biết đến nhiều.
Trừ một số bạn trẻ hiểu biết do có thông tin còn đa số cho rằng Trung là "kẻ phản động", như cụm từ được Nhà nước Việt Nam sử dụng cho bất kì ai có ý tưởng nào chống lại sự lãnh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản.
Vì thế nên cũng không có nhiều thanh niên dám làm những việc tương tự như Nguyễn Tiến Trung.
Các vấn đề của tổ chức và vấn đề của đất nước bị biến thành những buổi văn nghệ "vui là chính", theo kiểu "cờ đèn kèn trống" bấy lâu nay.
Nhiều người từng hoạt động cách mạng trước và sau năm 1945 cho rằng đó quả thực là điều đáng sợ đối với tương lai lâu dài của Việt Nam.
"Điều ấy chỉ là một cơ sở cho thấy thanh niên Việt Nam hiện nay thua xa thế hệ chúng tôi về thái độ chính trị và vận mệnh dân tộc, " một cán bộ lão thành cách mạng 83 tuổi có 60 năm tuổi Đảng sống tại Nam Định so sánh.
Ông kết luận: "Điều nguy hiểm hơn là ngay cả những trí thức trẻ cũng như vậy".
Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của độc giả Trần Phong, hiện sống và làm việc tại Hà Nội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét