*MLC: không phải là một cơ hội mà nhiều cơ hội đã bị đcs vn bỏ lỡ thưa nhà báo Huỳnh Phan ạ. Tuy nhiên với MLC, bài này là một trong những bài xem được của Vietnamnet.
Cuối năm 1997, chúng tôi cũng lập luận rằng khủng hoảng tài chính trong khu vực có ảnh hưởng đến Việt Nam ít thôi. Theo chúng tôi, các nhà đầu tư nước ngoài ngừng ở Thái Lan, hoặc các nước ASEAN khác, Việt Nam vẫn còn là điểm đến để họ chuyển đầu tư sang, nhưng người ta lại sợ và chủ động ngưng lại.Bài 1: Món quà Tết của Tổng thống Bill Clinton
Lỡ một cơ hội
Bà Phạm Chi Lan nói: "Về đối ngoại của Việt Nam, kể cả kinh tế đối ngoại, phải nói rằng bước bỏ cấm vận đó là bước quan trọng để góp phần thúc đẩy vào việc năm 1995 chúng ta tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ký hiệp định hợp tác kinh tế khung với EU, và bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Cả ba sự kiện này đều diễn ra trong tháng 7."
Vậy gỡ bỏ cấm vận là bước đi then chốt để Việt Nam có mối quan hệ thực sự, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, với không chỉ Mỹ, mà toàn thế giới?
Đúng thế. Hiệp định kinh tế khung với EU chẳng hạn, có lẽ khó đạt được nếu Mỹ còn giữ cấm vận. Sau hiệp định khung này chúng ta mới thúc đẩy con đường xuất khẩu hàng may mặc sang EU, và nhận được viện trợ phát triển từ khu vực này.
Hơn nữa, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, các công ty lớn của tất cả các nước trên thế giới mới có thể vào Việt Nam. Nhờ xuất khẩu tăng vọt và đầu tư nước ngoài dồn dập vào Việt Nam, tốc độ kinh tế của Việt Nam tăng trưởng kỷ lục vào hai năm 1995 và 1996 với mức 9,5-9,6%/năm.
Rất tiếc là đến cuối năm 1997, khu vực lại rơi vào khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ Thái Lan. Đồng tiền Thái Lan mất giá rất nhanh, và Việt Nam cũng ở trong khu vực khủng hoảng nên cũng chịu hiện tượng hệt như 10 năm sau, khi khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra cuối năm 2007. Chẳng, hạn một số dự án FDI cam kết đến năm 1997 rất cao, nhưng sau đó họ ngừng không làm nữa, thậm chí là nhà đầu tư rút ra.
Đà suy giảm tiếp tục đến năm 2001, và tăng trở lại vào năm 2002, nhờ có việc thực thi Hiệp định Thương mại song phương Mỹ -Việt. Nhưng đó cũng là nhờ năm 2001 trở đi có cái Luật Doanh nghiệp ra đời và có sự bù đắp của doanh nghiệp tư nhân, ra đời nhờ luật doanh nghiệp, cho sự hụt hẫng của doanh nghiệp FDI.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan (Ảnh Hoàng Ngọc) |
Đúng là Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội đó. Cũng may là sau đó Việt Nam vớt lại được bằng cách đưa ra luật doanh nghiệp.
Tôi nhớ rất rõ hồi cuối năm 1997, hay rõ nhất là năm 1998, khi nhà đầu tư không vào nữa, thậm chí rút ra, chúng tôi cũng lập luận rằng khủng hoảng tài chính trong khu vực có ảnh hưởng đến Việt Nam ít thôi, bởi vì Việt Nam cũng chưa quan hệ bao nhiêu với ASEAN, đồng tiền Việt Nam là đồng tiền không chuyển đổi được. Vì vậy, theo chúng tôi, các nhà đầu tư nước ngoài ngừng ở Thái Lan, hoặc các nước ASEAN khác, Việt Nam vẫn còn là điểm đến để họ chuyển đầu tư sang, nhưng người ta lại sợ và chủ động ngưng lại.
Biểu hiện của sự ngưng lại như thế nào?
Chúng ta đã sợ nước ngoài họ đầu tư vào nhiều, rồi đến lúc họ rút ra như Thái Lan, nền kinh tế sập.
Hay, trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không chỉ muốn đầu tư trực tiếp mà cả gián tiếp nữa, và một số quỹ đầu tư hình thành ở nước ngoài rất muốn vào Việt Nam. Có điều, vì bầu không khí trong khu vực không mấy thuận lợi, chúng tôi không thể nào thuyết phục được nhà nước cho phép đầu tư gián tiếp.
Hoặc, lúc đó, các ngân hàng nước ngoài đang muốn đẩy tới việc lập chi nhánh để họ có thể tài trợ cho các dự án FDI, đổ vào Việt Nam rất nhiều vào những năm 1996-1997.
Hơn nữa, các lãnh đạo và quan chức lại cho rằng đấy là cái may mắn của Việt Nam khi chưa mở cửa về thị trường đầu tư gián tiếp, hay duy trì quản lý ngoại hối chặt chẽ, và không mở cửa đối với khu vực dịch vụ ngân hàng, và, vì vậy, Việt Nam đã không bị dính khủng hoảng như Thái Lan (!)
Nhà nước còn tự hào vì tư nhân Thái Lan bị khủng hoảng như vậy, nên Việt Nam phải để cho quốc doanh giữ phần chính trong nền kinh tế. Rất may là, lúc đó, ý tưởng với tư nhân trong nước không bị quá nặng nề do tư nhân Việt Nam quá nhỏ bé, lại bị hạn chế bởi hai luật cũ (Luật Doanh nghiệp Tư nhân và Luật Công ty), "chỉ được kinh doanh những cái nhà nước cho phép" với bao thủ tục o ép, cho đến khi Luật Doanh nghiệp được thông qua vào năm 1999.
Cơ hội đến từ hai mặt
Tóm lại, những giai đoạn tăng trưởng cao của Việt Nam đều gắn với những tác động từ bên ngoài, như bỏ cấm vận năm 1994, BTA cuối năm 2001?
Điều đó được giải thích như sau: Việc bỏ cấm vận tạo thời cơ cho dòng đầu tư từ Mỹ và các nước khác trên thế giới vào Việt Nam, và mở rộng cơ hội thị trường nước ngoài cho chính các công ty đó, và cả các công ty Việt Nam nữa. Tất cả những cái đó giúp cho kinh tế của Việt Nam tăng trưởng cao.
Hai động lực đổi mới của Việt Nam trong giai đoạn đầu đổi mới là xuất khẩu và luồng vốn FDI. Việt Nam chưa có động lực thứ ba là sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, như với kinh nghiệm "cỗ xe tam mã" của các nước đi trước khác.
Sau đó, BTA, khi được thực thi, đã giúp kéo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, và thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ với thuế quan giảm đáng kể.
Có thể nói thế này: Việt Nam, nhờ có cải cách ở trong nước để chuyển sang kinh tế thị trường là một lý do khiến Mỹ bỏ cấm vận. Với BTA được thực thi đã thúc đẩy cơ hội thị trường cho các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam, được ra đời hàng loạt do Luật Doanh nghiệp.
Hơn nữa, cơ hội thị trường của BTA không chỉ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ, mà còn dành cho nhiều nước khác, miễn là sản xuất và lắp ráp hàng hóa tại Việt Nam. Đài Loan, Hồng Công, hay Hàn Quốc đưa rất mạnh những doanh nghiệp của họ vào Việt Nam.
Vả lại, khi thị trường Mỹ được đẩy lên rồi, các thị trường khác cũng không muốn bị thua thiệt so với Mỹ, và vì thế cũng phát triển theo, như EU hay Nhật Bản chẳng hạn.
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton thăm Việt Nam lần đầu
lànăm 2000, với tư cách là phu nhân Tổng thống Bill Clinton cùng con
gái Chelsea. Chuyến đi đánh dấu sự kiện Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế Việt
Nam. Ảnh: Infonet |
Tôi cho rằng cơ hội đến với Việt Nam nằm ở hai mặt: cải cách trong nước phải là tiền đề, bởi không có cải cách thì không có bỏ cấm vận, không có BTA được. Chúng ta phải xác định Việt Nam muốn giành được cái gì thì tự mình phải cố trước đã, còn yếu tố bên ngoài như gỡ bỏ cấm vận, BTA, hay sắp tới là TPP, chính là thời cơ để Việt Nam tận dụng ngoại lực, nhất là trong cái thế giới toàn cầu hóa như thế này.
Trong chuyện này, còn phải tính thêm cái hiệp định thương mại tự do với EU, có khả năng ký kết vào tháng 10 năm nay, khi Thủ tướng đi thăm EU. Phải nói lãnh đạo Việt Nam rất tỉnh táo, và khôn ngoan khi đẩy cả TPP và FTA với EU cùng một lúc.
Nhưng muốn tận dụng được TPP và FTA với EU, chúng ta phải tự đổi mới, tức là phải tái cơ cấu lại nền kinh tế, cải cách thể chế ở Việt Nam. Gỡ bỏ cấm vận, BTA, hay TPP/FTA với EU chỉ là thời cơ, và nếu Việt Nam không cải cách đúng mức cần thiết, sẽ không tận dụng được thời cơ, thậm chí còn gặp bất lợi hơn như khi gia nhập WTO.
Xin bà cho biết một cách ngắn gọn là bất lợi lớn nhất mà Việt Nam gặp phải sau khi gia nhập WTO là gì?
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam gần như không thúc đẩy được cải cách, thậm chí mấy năm sau này còn thụt lùi. Trong nhiều lĩnh vực, Việt Nam đã quay trở lại những công cụ hành chính, chứ không phải công cụ thị trường...
Chẳng hạn?
Đối với doanh nghiệp nhà nước là lĩnh vực rõ nhất, khi những biệt đãi dành cho họ không bị thu hẹp lại, như cam kết khi gia nhập WTO, mà còn tăng lên. Và Việt Nam đã mượn cái cớ khủng hoảng toàn cầu làm lý do, nhưng đã xử lý rất sai lầm. Các nước khác đều coi khủng hoảng là cơ hội để thay đổi theo hướng tiến bộ hơn, vững chắc hơn, mà chúng ta lại quay trở lại những cái cũ kỹ, lạc hậu, và quan trọng nhất đã chịu thất bại ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Xin cám ơn bà.
Huỳnh Phan (Thực hiện)