Đặc biệt, các blogger và người dùng các mạng xã hội tại Việt Nam không được phép thảo luận các thông tin liên quan đến các vấn đề thời sự và các thông tin "đối lập" với đảng cộng sản VN hoặc "gây hại cho an ninh quốc gia" cùng nhiều các quy định mơ hồ khác.
Nghị định 72 cũng quy định rằng các công ty nước ngoài muốn làm việc (cung cấp dịch vụ) trực tuyến tại Việt Nam phải có ít nhất một máy chủ đặt tại Việt Nam- thực chất được nhìn nhận như nỗ lực của CP trong việc giám sát hoạt động của những công ty này.
Một trong số các công ty cung cấp dịch vụ internet lớn nhất thế giới đã được cấp phép hoạt động tại Việt Nam trước đó mà không bị bất cứ quy định nào về việc "hiện diện về mặt kỹ thuật tại VN" đã biểu thị sự phản đối của họ, rằng quy định mới này sẽ làm tăng chi phí và phá vỡ những thành quả đổi mới của Việt Nam.
"Chúng tôi tin tưởng rằng Nghị định sai trái này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống inernet của Việt Nam", Tổ chức liên minh internet Châu Á, đại diện cho Google, Facebook và nhiều công ty trực tuyến khác, phát biểu.
Ngoài ra, các tổ chức tự do báo chí đã bày tỏ sự phẫn nộ với Nghị định 72 và kêu gọi thêm các áp lực quốc tế đối với Việt Nam.
"Nghị định này là vô nghĩa nhưng rất nguy hiểm", Tổ chức Phóng viên Không biên giới nêu quan điểm trong một thông cáo, Quy định mới này "sẽ trao thêm quyền pháp lý cho các nhà chức trách".
Trong khi đó, Ủy ban bảo vệ các nhà báo quốc tế (CPJ) kêu gọi tổng thống Hoa kỳ Barack Obama phải có thêm hành động cứng rắn với Hà Nội.
"Chúng tôi tin tưởng rằng mối quan hệ ngoại giao, các quan hệ kinh tế và đối tác chiến lược với Việt Nam phải ràng buộc mạnh hơn với việc mở cửa chính trị và chứng minh sự tự do báo chí", Giám đốc tổ chức CPJ Joel Simon bày tỏ quan điểm trong một thư ngỏ.
Khoảng 35 bloggers đang bị bỏ tù tại Việt Nam.