*MLC: Nge đến Trung Quốc không ít người Việt Nam đều phải thốt lên khen ngợi về sự phát triển kinh tế thần kỳ, nào là Việt Nam mà nghiêm được như Trung Quốc, lãnh đạo Việt Nam mà được như lãnh đạo Trung Quốc, v.v. Ấy nhưng thực tế những gì mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt sẽ không hề đơn giản bởi những nhà quản lý đất nước ấy sử dụng những chính sách cai trị 'bá đạo', 'hà khắc' và 'bành trướng'. Khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội tại Trung Quốc sẽ là những trái bom tiêu diệt di sản của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và triều đại Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hiện nay.
P/S: Quan hệ Việt Nam và Trung quốc là một mối quan hệ khốn nạn, 16 chữ vàng trên thực tế chả có nghĩa lý gì.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
*Người nghèo
Bắc Kinh: khi nhà ở là hầm trú ẩn
Hàng triệu người đã đổ vào thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc từ nông thôn, nhưng với túi tiền ít ỏi không đủ chi trả, một số cuối cùng đã phải tìm cách sống bên dưới lòng đất, như trong các hầm trú ẩn máy bay cũ kỹ, các tầng hầm và đường hầm.
Tại Bắc Kinh, một thành phố to lớn với gần 20 triệu dân, việc tìm kiếm chỗ ở cũng không phải là dễ dàng gì.
Chúng tôi đến một khu căn hộ 20 tầng ở ngoại ô thị trấn, nơi các tuyến tàu điện ngầm dừng bến và các nhà máy điện bề thế bao quát tầm nhìn.
Thế nhưng thay vì đi thang máy lên các căn hộ, chúng tôi bước vào lối đi lắt léo, rồi bước xuống một lối cầu thang tối tăm. Tiếng vọng của bước chân của chính chúng tôi vẳng lại rõ mồn một.
Rồi ở phía trước là một cánh cửa thép dày với hai chiếc bu-lông bắt trên đó. Đây là đầu mối duy nhất cho thấy nơi này là một hầm trú ẩn phòng không cũ. Đây cũng là nơi mà hàng chục người gọi là nhà.
Nhà của họ là một căn phòng nhỏ. Có một giường đơn, mà cả hai ngủ chung, và không gian đủ cho một tủ cực nhỏ có ngăn kéo. Họ dùng chung ba nhà vệ sinh với khoảng 100 người khác sống tại nơi tạm trú.
Martin Patience
Đi bộ dọc theo hành lang tối tăm và tồi tàn, bạn có thể nghe thấy những âm thanh bị bóp nghẹt của cuộc sống.
Chúng tôi đã được sắp xếp để gặp hai phụ nữ trẻ sống tại nơi tạm trú này. Một người là là Li Na Jong, một người cứng cỏi so với tuổi 18 và đang cố gắng tồn tại ở một thành phố khổng lồ.
Li Na đã tìm được việc làm tại một nhà hàng, làm phục vụ bàn, nhưng rồi đã từ bỏ công việc đó và bây giờ đang cố gắng tìm một việc gì khác tốt hơn.
Một đồng nghiệp cũ, Peng Jing, là bạn chung phòng với Li Na. Peng tới từ miền nam Trung Quốc, cô có một giọng nói khàn khàn, vọng quanh các bức tường.
"Nhà" của họ là một căn phòng nhỏ. Có một giường đơn, mà cả hai ngủ chung, và không gian đủ cho một tủ cực nhỏ có ngăn kéo.
Họ dùng chung ba nhà vệ sinh với khoảng 100 người khác sống tại nơi tạm trú.
Tại nơi sinh sống với môi trường bao quanh ẩm ướt này, hai người phụ nữ trả một khoản tiền trị giá khoảng 30 bảng một tháng.
Nếu bạn muốn thuê một chiếc TV, có thể bỏ ra thêm £5. Để có thể thu tín hiệu của truyền hình, sẽ cần mất thêm £1,50 mỗi tháng.
Chẳng ngạc nhiên gì, Li Na cho biết, nơi ở này đang ảnh hưởng tới sức khỏe của cô.
Ít nhất hai lần một ngày, cô rời khỏi căn phòng của mình và đi ra ngoài. Cô thường hít thở bầu không khí và quan sát thành phố. Cuộc sống bình thường ở trên mặt đất.
'Sống như chuột'
Có một chỉ thị năm ngoái rằng những người sống ở các hầm trú ẩn phòng không của thành phố phải di chuyển ra khỏi đó. Nhưng giống như nhiều quyết định trước đó, đã có ít người tuân thủ và thực hiện nó.
Không ai biết chắc có bao nhiêu người đang sống ở các hầm trú ẩn phòng không, các đường hầm và tầng hầm của Bắc Kinh. Họ đôi khi được người ta gọi là "bộ tộc chuột", và những cư dân 'sống như chuột' này có thể lên tới con số một triệu.
Hầu hết số này là dân nhập cư, tràn vào các thành phố của Trung Quốc trong thập kỷ qua, trong một làn sóng đô thị hóa lớn nhất trong lịch sử loài người.
Bị loại ra khỏi các thị trường bất động sản, những người nhập cư sống ngoài vỉa hè của một thành phố đang thay đổi nhanh chóng.
Bắc Kinh chứng kiến tổng dân số tăng hơn sáu triệu người trong thập kỷ qua.
Có lẽ ít cần phải đặt câu hỏi xem liệu nhà chức trách đã xoay xở với một số khó khăn ra sao.
Có một chỉ thị năm ngoái quy định rằng những người sống ở các hầm trú ẩn phòng không của thành phố phải di chuyển ra khỏi đó. Nhưng giống như nhiều quyết định trước đó ở đây, đã có ít người tuân thủ và thực hiện nó.
Chính quyền Trung Quốc nhằm mục tiêu xây dựng 10 triệu đơn vị nhà ở mới với giá phải chăng trên toàn quốc cho năm nay. Trong năm năm tiếp theo, họ hy vọng sẽ tiến hành xây dựng tổng số là 35 triệu nhà ở.
Các con số, như vẫn thấy ở Trung Quốc, thật đáng kinh ngạc.
Những căn hộ chung cư mới sẽ được nhằm vào phục vụ đối tượng là các gia đình nghèo, tầng lớp trung lưu, để họ thuê hoặc mua.
Đó là ý tưởng. Tuy nhiên thành tích thu được không phải là đặc biệt tốt trong quá khứ.
Trước đây, nhiều trong số những ngôi nhà này đã được các quan chức chính phủ hoặc các nhà phát triển bất động sản nắm lấy, rồi sau đó bán đi và thu lợi nhuận rất lớn.
'Ước mơ một ngày'
Tôi nhìn thấy hàng trăm ngôi nhà và cửa sổ và tất nhiên tôi ước mơ rằng một ngày kia, tôi sẽ mua được căn hộ riêng của mình
Li Na
Quay lại căn hầm trú ẩn dưới lòng đất, Li Na và người bạn của cô đang chuẩn bị đi dạo buổi tối.
Li Na say sưa trang điểm - đánh má hồng xong, cô gấp chiếc gương soi lại và đặt nó xuống chỗ có nếp gấp của chiếc nệm giường.
Cứ vài phút qua, cô lặp lại việc đó.
Họ đã không dự kiến làm một điều gì đặc biệt khi đi dạo, bởi vì họ không có nhiều tiền.
Họ có thể sẽ ăn đồ ăn nhẹ và sau đó đi lang thang trên đường phố đến một công viên ở địa phương, nơi mà người già thường tụ tập để khiêu vũ vào buổi tối.
Vì sống dưới hầm ngầm, tất nhiên, bạn không có khái niệm gì về thời tiết bên trên mặt đất.
Tôi không nỡ lòng nào nói cho họ biết là trời đang mưa (một dịp rất hiếm đối với Bắc Kinh) và do đó sẽ không có bất kỳ hoạt động khiêu vũ nào ngoài trời.
Nhưng thậm chí ngay sau đó, tôi nghi ngờ rằng điều đó có thể làm nản lòng họ.
Mặc dù khởi nghiệp từ "tầng đáy sâu", Li Na quyết tâm làm được điều tốt nhất cho cuộc đời của mình.
"Khi tôi ngước nhìn những tòa nhà cao tầng, tôi trông thấy những ánh đèn neon," cô nói với tôi.
"Tôi nhìn thấy hàng trăm ngôi nhà và cửa sổ và tất nhiên tôi ước mơ rằng một ngày kia, tôi sẽ mua được căn hộ riêng của mình."
----------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------
Trung Quốc: Tự thiêu để phản đối
Gương mặt đầy sẹo và biến dạng của bà Trương Thục Lan khiến ai nhìn thấy cũng bàng hoàng.
Đã có thời, bà là một phụ nữ mạnh khỏe và sung sức. Nhưng giờ đây, với mái tóc đã rụng và các đường nét trên khuôn mặt bị biến dạng, bà trông khác hoàn toàn so với trước.Chỉ một hành động đã làm thay đổi người phụ nữ 64 tuổi này.
Khi những kẻ "đâm thuê chém mướn” tới để trục xuất bà khỏi nhà vào đầu năm nay, bà đã tẩm xăng lên mình và tự thiêu.
Giọng đầy nước mắt, bà Trương kể: “Tôi làm việc đó vì họ kéo sập nhà tôi mà không được phép của tôi. Tôi tự thiêu mình vì không muốn sống nữa - họ buộc tôi phải làm điều đó, tôi chẳng còn cơ hội nào”.
“Dân thường chẳng có quyền gì hết. Tôi uất ức quá”.
Bà vẫn đang tranh đấu đòi lại cái mà bà cho là quyền phải được bồi thường chính đáng cho ngôi nhà cũ của bà, giờ đã bị phá.
Bà Trương không phải trường hợp cá biệt. Hàng chục người khác trong quận của bà cũng đòi những điều tương tự - cũng như hàng ngàn người dân khác trên khắp Trung Quốc.
‘Đâm thuê chém mướn’
Hội đồng nhà nước, cơ quan cao nhất của chính phủ Trung Quốc, gần đây ra chỉ thị ngăn ngừa việc phá hủy cưỡng chế như trường hợp nhà bà Trương.
Tuy nhiên, các vụ việc người dân hành động quá khích vì cho rằng họ đã bị đối xử bất công vẫn tiếp tục. Điều này cho thấy chính phủ Trung Quốc đang đương đầu với vấn đề lớn.
Bà Trương là một trong rất nhiều người dân từ chối chuyển vào khu nhà một tầng tồi tàn tại Thông Châu, là khu ngoại ô của Bắc Kinh, để mở đường cho việc tái phát triển.
Chính quyền địa phương có vẻ đặt nhiều hi vọng vào quận này, vốn có đường giao thông tốt nối với trung tâm Bắc Kinh.
Một số chuyên gia phát triển còn nói Thông Châu có thể trở thành “Manhattan của Trung Quốc”.
Trung tâm của khu ngoại ô này nay đã thay đổi, với nhiều cửa hiệu và nhà hàng đắt tiền. Các khu căn hộ mới mọc lên, và người ta phải dọn dẹp nhiều khu vực lớn cho các dự án trong tương lai.
Bán đất cho các công ty phát triển giúp cho các chính quyền địa phương ở TQ thu về hàng tỉ đôla mỗi năm - trung bình chiếm tới 30% ngân sách.
Nhưng tái phát triển cũng có nghĩa là người dân phải di dời, và một số không muốn như vậy.
Phá hủy cưỡng chế
Khiếu nại chính của tất cả những người từ chối rời khu Thượng Doanh, nơi bà Trương sống, đều giống nhau: họ cảm thấy họ được bồi thường quá ít, không đủ để mua nhà mới.
Một cư dân khác không muốn rời đi nhận xét: “Số tiền mà họ đề nghị thấp hơn nhiều, không bằng giá trị ngôi nhà”.
“Chúng tôi là những người dân lương thiện. Nếu nhà của chúng tôi đáng giá bao nhiêu thì họ phải trả chúng tôi ngần ấy chứ. Thế nhưng họ không làm vậy, đây là một sự cướp đoạt”.
Khi đài BBC tới phỏng vấn, họ tụ tập và kể chuyện sôi nổi. Mang theo những tập hồ sơ quăn góc, một vài người trong số họ bật khóc.
Rất nhiều người viết khẩu hiệu lên tường nhà bày tỏ ý nguyện sẽ tiếp tục tranh đấu. Một khẩu hiệu nói: “Tranh đấu đến cùng!”.
Đa phần các ngôi nhà giờ đứng trơ trọi, vì những nhà xung quanh đã bị phá hủy. Người Trung Quốc gọi những ngôi nhà có chủ không chịu rời đi là “nhà đinh”.
Một số gia đình tìm cách đảm bảo rằng lúc nào cũng có người ở nhà để đề phòng trường hợp giới chức đến phá nhà của họ.
Vũ Gia Kỳ, từ phòng tuyên truyền Thông Châu, nói giới chức địa phương không làm gì sai trái.
Ông nói: “Quyết định phá nhà là do tòa án đưa ra, và cũng ra lệnh thực thi. Chính quyền không có vai trò lớn trong những trường hợp này.”
Điều này chỉ đúng một phần. Tài liệu của tòa án cho thấy các quan chức địa phương là những người quyết định tái phát triển - họ muốn những người dân này phải rời đi.
Cho dù bên nào đúng sai trong trường hợp này, chính quyền trung ương chắc chắn sẽ lo ngại về số vụ tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng.
Hội đồng nhà nước tháng trước nói tất cả các trường hợp cưỡng bức nên được thực hiện “một cách hài hòa, văn minh và hợp pháp”, với việc bồi thường công bằng cho những người phải di dời.
Họ muốn chấm dứt việc cưỡng chế phá hủy, cùng với những bạo lực đi kèm.
Thế nhưng cuộc giành giật đang tiếp diễn tại Thông Châu cho thấy mong muốn này còn lâu mới thực hiện được.
*Và Kẻ giàu
Người giàu TQ xài sang thế nào?
Đây là một câu chuyện một thương gia rượu vang hảo hạng kể cho tôi về một buổi tối đặc biệt và đáng nhớ.
Một nhóm các doanh nhân Trung Quốc hẹn gặp gỡ vào một buổi tối để nhậu. Họ được yêu cầu mang chai rượu vang 'xịn' nhất của họ tới dự.
Dưới đây là bộ sưu tập của một vài loại rượu vang nổi tiếng nhất trên thế giới. Chateau Lafite năm 1962, Chateau Latour 1970, mỗi chai rượu có giá 1.600 USD ở khu vực.
Khi mọi người tới nơi, vị chủ nhà nói: "Nào, hãy cho xem rượu của các bạn," và các vị khách đưa chai rượu của họ ra để đánh giá lẫn nhau.
Tiếp đó chủ nhà nói: "Hãy mở rượu của các bạn", và tất cả đều làm như vậy.
Chủ nhà liền chỉ ra một chiếc bát pha rượu lớn bằng bạc và ra lệnh: "Hãy đổ rượu vang của quý vị vào," và tất cả đều đổ rượu vào đó.
Vậy là những loại vang đỏ hảo hạng và đặc sắc bậc nhất thế giới được hòa lẫn vào nhau để mọi người cùng thưởng thức.
Đây là một câu chuyện đáng nhớ, cho biết nhiều điều, bởi vì nó minh họa cách thức mà các cự phú mới của Trung Quốc học cách tiêu xài các hàng hóa xa xỉ.
Nhu cầu tăng vọt
Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực này đối với lối sống của họ
Khi đất nước này ngày một phất lên và ngày một nhiều hơn các đặc sản cao cấp của thế giới du nhập vào đây, các nhà sản xuất đang ngày một nâng cao sự hiểu biết của họ về thị hiếu của người Trung Quốc.
Không giống như tầng lớp trung lưu của Trung Quốc, vốn đang chịu đựng nạn lạm phát cao, người giàu Trung Quốc không hề cảm thấy áp lực đó đối với lối sống của họ.
BMW, hãng cũng sở hữu thương hiệu Rolls-Royce, gần như tăng gấp bốn lần lợi nhuận quý đầu của hãng này một phần nhờ vào nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc.
BMW gia nhập một danh sách dài các thương hiệu hàng hóa cao cấp hàng đầu mà lợi nhuận tăng vọt nhờ nhu cầu ở đây.
Theo Barclays Capital, hiện toàn Trung Quốc đang mua 12% hàng hóa xa xỉ của thế giới.
Một báo cáo nghiên cứu của Barclays nói rằng mức tăng trưởng này của Trung Quốc có thể đạt từ 20-30% một năm. Điều đó có nghĩa là trong thời gian 5 năm 'Trung Quốc có thể mua 1/3 sản lượng toàn cầu về hàng hóa cao cấp.
Đó là một tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, nhưng nếu bạn nhìn vào sự gia tăng số lượng triệu phú, thì sẽ không thấy có gì khó hình dung ra sự tăng trưởng nhu cầu rất nhanh này.
Hiện có khoảng nửa triệu triệu phú Trung Quốc, cao hơn 31% so với năm 2008, theo số liệu gần đây nhất của một báo cáo Merrill Lynch về người giàu có trên thế giới (Merrill Lynch Cap Gemini World Wealth Report.)
Donald Holdsworth, Giám đốc MatchPower tại Úc, đã bị cuốn hút bởi sự yêu chuộng ngày một gia tăng của Trung Quốc đối với hàng hóa sang trọng từ những năm 1990.
Các tiểu hoàng đế
Tại sao ông ta nghĩ rằng những ước muốn về hàng hóa cao cấp lại chiếm lĩnh được đầu óc của người Trung Quốc chắc chắn đến như vậy?
Và câu trả lời, theo Holdsworth, bắt nguồn từ vấn đề nhân khẩu học: "Tuổi trung bình của một triệu phú Trung Quốc là 39, hay 15 tuổi trẻ hơn ở các quốc gia đã phát triển.
"Điều này xảy ra trùng khớp với năm chính sách một con bắt đầu được áp dụng - Năm của Các Tiểu Hoàng Đế. Những đưa trẻ này đã luôn được cha mẹ của chúng dành cho những gì tốt nhất."
Vì vậy, các hoàng đế nhỏ lớn lên trong sự đầu tư càng nhiều càng tốt các nguồn lực mà cha mẹ của chúng có thể kiếm được - đây đồng thời cũng là thời điểm mà nền kinh tế của quốc gia này chuyển từ thể chế cộng sản sang kinh tế thị trường.
Điều này, theo Donald Holdsworth, làm sáng tỏ hơn về thị hiếu của người Trung Quốc: "Nếu bạn lớn lên trong một xã hội 'tuân lệnh', không có tự do ngôn luận, một khi xuất hiện một cơ hội để bạn có thể thể hiện bản thân mà không gặp nguy cơ gì, bạn sẽ chớp lấy nó.
"Nó cũng giống như khi người ta mở nút một chai nước có ga."
Điều này chỉ càng tốt cho số đông các nhà sản xuất hàng xa xỉ châu Âu.
LVMH - Moet Hennessy Louis Vuitton - là thương hiệu lớn nhất thế giới về hàng xa xỉ với hơn 50 mặt hàng nổi tiếng hàng đầu. Nhìn chung, LVMH đã kiếm được khoảng 40% lợi nhuận của nó từ Trung Quốc.
Các hãng khác có lợi nhuận ngày càng tăng trong khu vực bao gồm Burberry và nhà sản xuất ô tô Audi của Đức mà mức gia tăng lợi nhuận cao nhất gần đây là nhờ một phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số bán xe hơi hạng sang ở Trung Quốc.
Prada cũng đang khai thác những cách thức khác để khai thác từ sự thịnh vượng của Trung Quốc. Giống như các hãng khác, hãng này đang xem xét việc nâng cao quy mô vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán Hong Kong.
Và tiếp sau đó là Gucci, hãng đã phát triển mạnh mẽ ở Trung Quốc và có khoảng 40 cơ sở ở một chuỗi các thành phố Trung Quốc.
Dễ nghe
Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này
Nhà buôn rượu Alun Griffiths
Các tăng trưởng mạnh gần đây trên thị trường còn được biết tới với Berry Bros và Rudd, các nhà buôn rượu vang cao cấp.
Giám đốc phụ trách lĩnh vực mua rượu Alun Griffiths nói rằng thị trường rượu vang Trung Quốc đã tăng trưởng từ 15-20% một năm và hãng của ông hiện kiếm được 25% doanh số tại Hồng Kông.
Năm năm trước, con số này chỉ là 6%.
Thị hiếu của người Trung Quốc chắc chắn là cao cấp; Bordeaux, một thương hiệu rượu vang đắt giá nhất trên thế giới là một lựa chọn được ưa thích. Nhưng dường như họ chỉ thích chỉ một vài loại rượu vang mà thôi.
Ông Griffiths nói rằng người ta không nhất thiết phải mua rượu vì hương vị của nó, như phần mở đầu của bài viết này minh họa đầy đủ, mà tên tuổi của rượu cũng là quan trọng.
"Chateau Lafite phát âm dễ trong tiếng Trung Quốc theo một cách thức mà các loại rượu vang Bordeaux không có. Điều này có thể thay đổi, nhưng đây là nhãn rượu được người ta lựa chọn vào thời điểm này."
Khoa trương, trình diễn
Những nhãn hiệu lớn là then chốt đối với khách hàng giàu có Trung Quốc, một phần vì thị trường này là mới mẻ.
Thị hiếu của người Trung Quốc có khả năng phát triển, như đã xảy ra ở nơi khác.
Donald Holdsworth nói rằng nếu ta nhìn vào thị trường Anh hồi những năm 1980, Rolls-Royce vốn từng là loại xe hơi ưa thích của giới trưởng giả, nhường bước cho các loại Bentley với đẳng cấp hạn chế hơn, và rồi ngày nay là thời điểm của các thương hiệu ít khoa trương hơn nữa là Audis và Mercedes.
Là một người yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua
Nhà buôn rượuvang hảo hạng ở TQ
"Điều đó rất có thể sẽ xảy ra tại Trung Quốc, như từng xảy ra ở Nhật Bản, nơi mà người ta vẫn còn yêu thương các thương hiệu cao cấp, nhưng có thể ít khoa trương lộ liễu hơn một chút.
"Cho đến lúc đó, đây sẽ là một thị trường của sự trình diễn."
Trong lúc chờ đợi, những câu chuyện như các loại rượu vang hảo hạng được đổ lẫn lộn với nhau trong một chiếc bát pha rượu - hoặc trộn lẫn với các thức uống như 7-Up hay Coca-Cola, không nghi ngờ gì, sẽ còn tiếp tục lưu hành.
Nhưng, như Alun Griffiths nói: "Là một người sành và yêu rượu, đây là một câu chuyện kinh dị, nhưng bạn sẽ phải chịu để cho người ta làm bất cứ thứ gì người ta muốn với những thứ mà họ đã mua.
"Trên hết, không có quy tắc gì ràng buộc người giàu cả."