Hồ Duy Trúc (ngoài cùng, bên phải) cùng đồng bọn trước vành móng ngựa |
Hành động quá man rợ!
Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) chia sẻ, trong lời nói đầu của Bộ luật Hình sự quy định: Pháp luật hình sự là một trong những công cụ để đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội; đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
|
Liên quan đến việc một số người nhà của bị cáo phản ứng cho rằng tòa “xử ác”, không giết người mà tuyên tử hình, luật sư Hà Hải phân tích: Không phải cứ giết người là tử hình vì cơ cấu của tội giết người cũng chia ra làm nhiều khung hình phạt từ thấp đến cao phù hợp với mức độ, hành vi phạm tội. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và tương xứng với từng mức độ, sẽ có những khung hình phạt thích hợp.
Có rất nhiều tội Bộ luật Hình sự quy định mức hình phạt cao nhất là tử hình chứ không phải chỉ có tội giết người. Hiện nay, Nhà nước ta đang nỗ lực đảm bảo trật tự, trị an xã hội nên loại tội cướp tài sản được quy định có khung hình phạt cao nhất là tử hình nếu: gây thương tích cho người khác từ 61% trở lên, hoặc chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Các bị cáo cúi đầu trước vành móng ngựa chiều 25.12. Đứng ngoài cùng bên phải là
Hồ Duy Trúc - Ảnh: Lê Nga
“Việc tử hình như vậy là xứng đáng để cho thấy sự cứng rắn của pháp luật nhằm răn đe những kẻ coi thường mạng sống của người khác thích sống bằng kiểu đi cướp”, luật sư Hà Hải nói.
Tử hình là thỏa đáng
|
Cũng theo luật sư Út, căn cứ vào quy định tại điểm c, khoản 4 điều 133 Bộ luật hình sự, mức hình phạt dành cho hành vi này đến mức tử hình khi “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
Tại Thông tư liên tịch số 02/2001 quy định: "Ngoài các thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra là nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Đồng thời, căn cứ vào quy định tại điều 48 khi bị cáo Trúc rơi vào các trường hợp thuộc các tình tiết tăng nặng hình phạt, như: Phạm tội có tổ chức, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, cố tình thực hiện phạm tội đến cùng và tái phạm nguy hiểm… theo các điểm a, b ,e và g khoản 1 điều 48 Bộ luật Hình sự. Với tầm ảnh hưởng đến trật tự, trị an xã hội bị xáo trộn nghiêm trọng, gây hoang mang lo sợ trong nhân dân thì bị cáo có vai trò chủ chốt Hồ Duy Trúc phải nhận lãnh mức án tử hình là thỏa đáng.
Các bị cáo đang nghe tòa tuyên án tại TAND TP.HCM chiều 25.12 - Ảnh: Lê Nga |
Kiểm sát viên Võ Mỹ Bình chia sẻ: “Nếu tôi ngồi ghế công tố viên tôi cũng đề nghị tử hình. Bởi lẽ, mô tả hành vi phạm tội thấy đối tượng rất hung hãn, thực hiện hành vi đặc biệt nguy hiểm. Chúng sử dụng dao dài chém ngay mà không cần răn đe khi người bị hại đang sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ (là xe máy) lưu thông trên đường. Chỉ cần bị hại té xe, đập đầu chấn thương sọ não là tử vong rồi, không cần phải chém. Bên cạnh đó, khi chém vào những điểm trọng yếu trên cơ thể nạn nhân như vào cổ, gáy, chém đứt lìa tay… là bị cáo phải biết khả năng gây ra chết người rất cao. Trong vụ này bị hại may mắn không chết mà thôi. Như trường hợp của chị Thúy, đứt gần lìa cổ tay nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời thì có nguy cơ chết vì mất máu. Hậu quả của các bị cáo này gây ra là đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, tôi cho rằng mức án tòa tuyên có sức lan tỏa, được xã hội đồng tình nhằm ngăn ngừa tội phạm”.
Lê Nga
(Nguồn: thanhnien.com.vn)
-----------
Lời bình: Hai thân phận hai bản án khi so sánh với vụ trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng
Một vụ cướp của giết người dù người không chết vậy lại viện dẫn tình tiết "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" của Điều 133 BSLH để kết án tử hình.
Trong khi đó một kẻ mang danh là công cụ để bảo vệ an ninh tính mạng cho người dân nhưng lại đánh chết dân chỉ bị kết án 8 năm tù.
Còn viện dẫn TT liên tịch 02/2001 quy định: "Ngoài các thiệt hại về
tính mạng, sức khoẻ và tài sản, thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu
quả phi vật chất, như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự, an
toàn xã hội.." để tính tới yếu tố tăng nặng có khách quan.
Theo một số tay luật sư biện hộ cho kết quả bản án rằng "vụ án gây hoang mang trong dư luận". Vậy Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh chết người không "gây hoang mang trong dư luận", không ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước?
Giá như thủ phạm Trúc nên sinh ra trong một gia đình công an hoặc làm nghề công an thì bản án sẽ khác chăng?