Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Bầu cử quốc hội -'Tôi thích mẫu đại biểu Quốc hội cá tính, giỏi hùng biện'

'Tôi thích mẫu đại biểu Quốc hội cá tính, giỏi hùng biện'

(Nguồn: Vnexpress)

Từng tham gia 3 khóa Quốc hội, ông Vũ Mão nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đánh giá cao những người luôn phát hiện cái mới, cá tính và hùng biện quyết liệt ở nghị trường. Theo ông, đó là phẩm chất cần thiết của một nghị sĩ.

- Khảo sát của VnExpress về yếu tố nào cần nhất với đại biểu Quốc hội, có khoảng 10% độc giả chọn người "có kiến thức", trên 20% chọn "có phẩm chất đạo đức" và có tới trên 60% chọn người "dám đấu tranh". Theo ông, điều đó nói lên điều gì trong hoàn cảnh hiện nay?
- Theo tôi 3 yếu tố trên không thể tách rời trong tiêu chí của một đại biểu Quốc hội. Tiêu chuẩn chung của đại biểu Quốc hội phải là vừa có đức, tài (nghĩa rộng là tài hùng biện, đấu tranh, phản biện). Tôi nghĩ, hơn 60% độc giả ủng hộ người dám đấu tranh cũng đã tin tưởng vào phẩm chất đạo đức, kiến thức của nhóm này.
khao sat
Khảo sát được thực hiện trong một tháng, từ cuối tháng 3.

Qua khảo sát này cũng có thể thấy phần nào tâm lý người dân cho rằng nghị trường Quốc hội đang hơi thiếu tính đấu tranh. Tuy nhiên, nhìn sâu xa thì không hẳn vậy. Theo tôi, đại biểu chưa được tạo điều kiện, cơ chế đầy đủ để tham gia phản biện. Tôi ví dụ chuyện đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu lên trong vụ Vinashin đề nghị Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để xem xét. Đó là một ý kiến rất hay nhưng Thường vụ Quốc hội sau khi hội ý cho rằng không cần thiết phải thành lập. Theo tôi, chúng ta phải hiểu lòng dân vì trong kỳ họp Quốc hội gần đây nhất, đại biểu Quốc hội thay mặt cho cử tri vẫn đòi hỏi làm kỹ càng hơn, rõ ràng hơn về vụ Vinashin.
Mong muốn tăng tính đấu tranh ở các đại biểu Quốc hội theo tôi là rất tốt, thể hiện sự lành mạnh của xã hội. Tuy nhiên, nếu tôi chọn thì lại có tiêu chí khác. Tôi thích mẫu đại biểu là người khám phá, phát hiện ra những điều mới, điều sắc sảo, có cá tính riêng về những vấn đề đó. Hơn nữa, họ phải là người có khả năng hùng biện, chứng minh những điều họ nói là đúng, là cần thiết. Đó là phẩm chất cần thiết của một nghị sĩ.
"Đại biểu không thể hiểu biết hết mọi vấn đề. Họ rất cần các cơ quan của Quốc hội phải có vai trò hỗ trợ tối đa". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Vậy theo ông, cần làm gì để đại biểu vững tâm hơn khi có những phát biểu "trái chiều", thể hiện vai trò đại diện của người dân trước Quốc hội?
- Tôi thấy hiện Quốc hội chưa tạo đủ điều kiện để đại biểu làm tốt vai trò của mình. Đại biểu không thể hiểu biết hết mọi vấn đề. Họ rất cần các cơ quan của Quốc hội phải có vai trò hỗ trợ tối đa. So với khóa trước, Quốc hội khóa 12 đã làm tốt hơn nhưng theo tôi, đại biểu Quốc hội chỉ đươc hỗ trợ được khoảng 30% các điều kiện cần thiết. Khóa tới cần cố gắng nâng lên mức 50%, chứ chưa nói tới mức 90-100% như các nước.
Ngoài ra, trên diễn đàn Quốc hội cần tạo ra không khí tranh luận và có đủ thời gian để trao đổi, phân tích trên tinh thần xây dựng. Có những phát biểu trái chiều, khó nghe thì nên dành thời gian trao đổi, làm sáng tỏ. Như thế, không khí dân chủ trên diễn đàn Quốc hội sẽ nhiều hơn.
Song, một điều cũng rất quan trọng là nằm ở ý thức mỗi đại biểu. Cũng nội dung đó, cũng là phản biện nhưng mang tính chất xây dựng thì khác với đả kích, phê phán. Điều đó tất nhiên phụ thuộc vào trình độ, cá tính hoặc cách diễn đạt của mỗi đại biểu nhưng tôi tin đa số các đại biểu của chúng ta đều mang ý thức xây dựng vì họ là người đại diện cho tiếng nói của dân, không dám bất tín với dân.
- Từng 2 khóa làm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, một khóa làm Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, đại biểu nào để lại ấn tượng với ông về những phản biện sắc sảo, quyết liệt ở nghị trường?
- Theo tôi nhớ, ở khóa 8, 9, 10 có trung tướng Nguyễn Quốc Thước (nguyên Tư lệnh Quân khu 4), trung tướng Đàm Văn Ngụy (nguyên Tư lệnh quân khu 1). Khóa 9, 10, 11 thì tôi ấn tượng với anh Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, sau đó là Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội khóa 10, 11.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước khi phát biểu trên nghị trường rất thẳng thắn, có góc cạnh. Chính ông từng chia sẻ, sau những phát biểu, ông được cử tri quan tâm, gọi điện, gửi thư... nên tuy bận rộn mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tôi rất ấn tượng với câu nói của ông: "Chúng ta thường nói tới công bằng xã hội, nhưng thực ra hiện nay chưa công bằng. Đồng bào nông thôn, vùng sâu còn quá nghèo khổ".
Còn đại biểu Nguyễn Ngọc Trân có trí tuệ sắc sảo, phát biểu có chất lượng, chiều sâu. Ông phát biểu nhiều vấn đề theo tôi rất căn cơ về cơ chế, về quản lý, về người VN ở nước ngoài, ODA... Đây là mẫu đại biểu điển hình về tâm huyết, chịu khó tìm tòi, phân tích những vấn đề ở tầm vĩ mô.
Ở Quốc hội khóa 10, 11 có hai đại biểu Dương Trung Quốc, Nguyễn Minh Thuyết tôi cũng là người có trình độ, có tâm huyết, đóng góp xây dựng cho Quốc hội, đất nước. Họ nghiên cứu có chiều sâu, phát biểu có đầu tư, gợi mở nhiều vấn đề. Mẫu đại biểu như các anh Quốc, Thuyết và một số đại biểu khác tôi thấy là rất đáng hoan nghênh. Quốc hội mà có nhiều người như thế thì rất tốt.
"Mong muốn tăng tính đấu tranh ở các đại biểu ở Quốc hội theo tôi là mong muốn tốt, thể hiện sự lành mạnh của xã hội". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Quốc hội khóa 12 được đánh giá có bước tiến lớn về tinh thần phản biện khi biểu quyết không thông qua những quyết sách lớn như Đường sắt cao tốc, Dự án Luật thủ đô. Ông suy nghĩ gì về điều này?
- Cơ bản các ý kiến phản biện của đại biểu xuất phát từ thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động của họ và phản ánh được nguyện vọng của cử tri. Nhiều ý kiến tôi đồng tình song có những ý kiến còn khoảng cách so với tầm nhìn vĩ mô. Việc phê phán, nhận xét đã là khó rồi nhưng khó hơn là phải đi đến cùng nguyên nhân và hơn thế nữa gợi mở, đề xuất được cái gì. Chỗ này còn hơi thiếu ở đại biểu Quốc hội.
Tôi từng có bài viết về dự án đường sắt cao tốc. Đây là điều rất đáng suy nghĩ, không chỉ là vui, không chỉ nói Quốc hội thể hiện vai trò mà có nhiều vấn đề cần rút ra. Chính phủ đầu tư công sức để xây dựng dự án, Bộ Chính trị cho ý kiến, các cơ quan của Quốc hội dành nhiều công sức xem xét để trình ra Quốc hội và Quốc hội cũng xem xét công phu vậy mà cuối cùng không thông qua. Như vậy cần đổi mới hơn nữa cách làm của Chính phủ, cách làm của Thường vụ Quốc hội.
Mặt khác dự án không được Quốc hội thông qua thì đừng đổ oan rằng Quốc hội không muốn làm mà là do Quốc hội đặt vấn đề muốn hoàn thiện hơn, có những bước đi hợp lý hơn. Khi biểu quyết, trên bàn mỗi đại biểu có 3 nút: đồng ý, không đồng ý, không biểu quyết. Nhiều người lúc đầu có ý kiến không để nút "không biểu quyết" nhưng tôi nghĩ là phải để. Nếu tôi là đại biểu Quốc hội khóa 12, tôi cũng nhấn nút "không biểu quyết" để Chính phủ chuẩn bị tốt hơn cho dự án trình lần sau.
- Trong các cuộc tiếp xúc cử tri vừa qua, nhiều ứng viên hứa hẹn rất nhiều. Theo ông, cần có cơ chế gì để giám sát việc thực hiện lời hứa nếu họ trúng cử?
- Cá nhân tôi thấy đây là điều hoàn toàn có thể đổi mới ngay ở khóa 13 này. Phương pháp rất đơn giản, Văn phòng Quốc hội và Ban công tác đại biểu có trách nhiệm tập hợp tất cả chương trình hành động của những người trúng cử in thành kỷ yếu, in thành một quyển chung đối với tất cả đại biểu. Còn từng đoàn đại biểu lại in riêng thành từng quyển riêng và dùng nó để thường xuyên nhắc lại.
Lời hứa cho chương trình hành động sau một năm thường bị quên lãng. Kỷ yếu sẽ nhắc nhở đại biểu hàng năm phải nhớ lời hứa của mình. Việc này theo tôi vừa đơn giản, vừa thiết thực, đúng mức và chân thành. Cử tri rất cần cái đó.
Tôi cũng muốn, Ủy ban Mặt trận tổ quốc các địa phương hàng năm đề nghị các đại biểu Quốc hội nhắc lại chương trình hành động xem thực hiện được đến đâu. Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc VN cũng nên làm tương tự, cần có trách nhiệm với các đại biểu khối trung ương...
"Lời hứa cho chương trình hành động của 5 năm sau một năm thường bị quên lãng. Kỷ yếu sẽ nhắc nhở đại biểu hàng năm phải nhớ lời hứa của mình". Ảnh: Nguyễn Hưng.

- Để nâng cao chất lượng của bầu cử, ông muốn đề xuất, góp ý gì?
- Đối với cuộc bầu cử lần này, tôi vẫn còn trăn trở về việc tiếp xúc cử tri. Tiếp xúc cử tri trong bầu cử của chúng ta còn ít. Trong cụm dân cư hàng trăm người chỉ đôi ba người được dự tiếp xúc, ít quá! Theo tôi, đáng nhẽ phải có đổi mới, có cuộc họp lớn. Ví dụ như nơi tôi ở, sao không tổ chức ở sân vận động Quần Ngựa, nơi đủ chỗ cho vài nghìn cử tri?
Trong tương lai, tôi cho rằng, mỗi đơn vị bầu cử chỉ nên bầu một người thôi. Như vậy, vai trò và trách nhiệm của đại biểu với cử tri sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tôi cũng muốn nói thêm về cuộc bầu cử lần này. Bầu cử chung cả đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp vào cùng một đợt tuy gọn gàng hơn, có phần ít tốn kém hơn nhưng với một khối lượng công việc quá lớn thì liệu có đảm bảo được chất lượng? Theo tôi, qua cuộc bầu cử lần này, cần tổng kết đầy đủ để rút ra những kinh nghiệm cần thiết.
Nguyễn Hưng thực hiện

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Nhân lễ Phật đản tháng tư, có người muốn hỏi 'sư bây giờ có ăn thịt'?

*MLC: Híc, thịt thì ai mà không thích vì đó là loại thực phầm giàu chất đạm, lipít và nó là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể. Thời bao cấp hẳn nhiều người còn nhớ là hôm nào trời đẹp lắm thì bữa ăn mới có thịt mà thời đó nhiều người gọi bằng cái tên 'cải thiện chất tươi'. Còn với nhiều người hình ảnh đã là sư thì chỉ ăn chay, không ăn mặn. Ấy vậy mà nhìn hình ảnh nhiều sư bây giờ mặt béo múp míp, bóng nhẫy, trơn tuột thì câu hỏi là 'Sư bây giờ có ăn thịt?' đã nảy sinh nhiều tranh cãi giữa những người không phải là sư. Một thầy giáo dạy đại học đã khẳng định như đinh đóng cột rằng 'các sư bây giờ có ăn thịt, mà ăn nhiều nữa là đằng khác' và lý do chứng minh của ông là 'những người ăn chay thì mặt da rất xanh, và trong suốt vì thiếu chất đạm'. Đến đây lại nảy sinh tiếp một câu hỏi 'vậy sư cũng là một nghề' như bao nghề khác?.

Tàu sân bay TQ 'không như mong đợi' - Tin vui hay buồn?

(Nguồn: BBC Tiếng Việt)

Tàu sân bay TQ 'không như mong đợi'

Tàu Varyag khi còn hoạt động
Trung Quốc là nước châu Á thứ ba và nước thứ 10 trên thế giới có tàu sân bay khi hàng không mẫu hạm Varyag được hoàn tất.
Tuy nhiên, như tác giả Oliver Chou phân tích trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng Chủ nhật vừa qua, hàng không mẫu hạm đầu tiên này có thể khiến những người nóng lòng trông đợi thất vọng.
Tin cho hay rằng tàu sân bay cải biến từ chiến hạm Varyag mà Ukraina lắp đặt từ thời Xô viết sẽ được chuyển giao cho Giải phóng quân Trung Quốc nhằm ngày 01/10/2012.
Chiếc tàu nặng 66.000 tấn sẽ là "món quà đặc biệt" nhân ngày Quốc khánh Trung Quốc, và cũng nhân Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào dịp đó.
Có trong tay hàng không mẫu hạm, hải quân Trung Quốc hy vọng sẽ từ phòng thủ bờ biển chuyển sang hoạt động xa bờ. Hiện trong số các ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an, chỉ có Trung Quốc là chưa có tàu sân bay.
Người ta ví việc khánh thành tàu Varyag với việc Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử năm 1964, mà dư luận Trung Quốc lúc đó nói đã giảm hẳn nguy cơ tấn công hạt nhân từ Hoa Kỳ đối với nước này.
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc thì tuyên bố rằng "giấc mơ 70 năm của Trung Quốc sắp trở thành hiện thực".

Chủ đề nóng trên internet

Từ khi các tấm ảnh chụp hình tàu Varyag đang thiết kế lại được tung lên mạng internet hồi đầu tháng trước, nó đã trở thành chủ đề được bàn tán nhiều nhất trong lĩnh vực quân sự.
Trên mạng internet người ta cũng lưu truyền các bức ảnh chiến đấu cơ J-15, một phiên bản của máy bay Sukhoi SU-33 của Nga, mà tàu Varyag có thể mang trên khoang tới 50 chiếc.

Giấc mộng 40 năm

  • 1970: TQ nghiên cứu tiền khả thi việc lắp tàu sân bay
  • 1980: Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ thăm hàng không mẫu hạm Kitty Hawk của Mỹ
  • 1985: TQ mua tàu sân bay Melbourne mà Úc thôi sử dụng
  • 1988: TQ và Việt Nam giao tranh tại Trường Sa
  • 1994: TQ mua tàu Minsk của Nga, nay trưng bày tại Thâm Quyến
  • 1998: TQ mua tàu Varyag của Ukraina
  • 2004: TQ quyết định cải tạo nâng cấp Varyag
Nói về tàu Varyag, cộng đồng mạng Trung Quốc chia thành hai luồng ý kiến. Ý kiến thứ nhất tỏ ra mong mỏi hàng không mẫu hạm này được khai trương càng sớm càng tốt, "dù chưa xong cũng được".
Ý kiến thứ hai tỏ ra dè dặt hơn.
Chuẩn đô đốc Doãn Trác viết trên một diễn đàn của tờ Nhân dân Nhật báo:"Tàu Varyag chưa bao giờ được mang ra sử dụng và chúng ta nhận nó khi đã hoàn tất tới 70% thiết kế ban đầu".
"Có thể nói nó chẳng phải lừa, mà cũng không phải ngựa... một dạng như con la vậy."
Theo ông Doãn, khi mang vào vận hành tàu Varyag sẽ chở cả chiến đấu cơ lẫn trực thăng săn tàu ngầm, có quá nhiều công hiệu nhưng không có gì thật tốt và chạy bằng nhiên liệu thường chứ không phải năng lượng nguyên tử.
Nhận xét của ông Doãn Trác lập tức bị phản bác. Một người viết trên cùng diễn đàn: "Ông Doãn không nên quá chỉ trích đối với hàng không mẫu hạm Varyag. Đối với chúng ta, đó đã là bước tiến từ không tới có".
"Tàu này có thể không sánh được với tàu sân bay nguyên tử của Mỹ, nhưng so với tàu Charles de Gaulle của Pháp thì đâu có kém cạnh gì và có thể trở thành nỗi kinh sợ của lũ du thủ du thực."

Giá trị thực

Các chuyên gia cũng không đồng nhất quan điểm về tầm quan trọng của tàu Varyag đối với an ninh khu vực và cán cân quyền lực tại đây.
Có người, như ông Andrei Chang, chủ biên tạp chí quốc phòng Kanwa Defence Review đặt tại Canada, cho rằng nếu như người Trung Quốc có thể cải tạo tàu Varyag trong thời gian 5 năm thì điều đó chứng tỏ công nghệ đóng tàu của Trung Quốc đã khá phát triển.
"Nếu có ngân sách, thì việc thiết kế và lắp đặt tàu sân bay hoàn toàn của Trung Quốc trong tương lai chắc chắn sẽ nhanh chóng hơn nhiều."
Tàu Varyag
Tàu Varyag đang được lắp đặt tại xưởng đóng tày Đại Liên
Theo ông Chang, chi phí dành cho việc lắp hàng không mẫu hạm không được phản ánh trong ngân sách quốc phòng hàng năm mà thuộc dạng "ngân quỹ ngầm".
Hải quân Trung Quốc dành 4,49 tỷ USD để mua trang thiết bị trong năm 2010, nhưng việc cải tạo nâng cậ́p tàu Varyag có thể lên tới 5 tỷ USD.
Để tự lắp đặt một hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, chi phí vào khoảng 5 tỷ Nhân dân tệ, tức khoảng 1/7 chi phí cải tạo. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có thêm kinh nghiệm vận hành tàu sân bay mà nếu không có chiếc Varyag trong tay, họ sẽ khó lòng có được.
Mã Đỉnh Thịnh, một bình luận viên về các chủ đề quân sự có uy tín ở Hong Kong, tỏ ra hoài nghi về giá trị của hàng không mẫu hạm Varyag.
Theo ông, chiếc tàu này không có khả năng tác chiến, không có tàu dẫn đường và cũng chẳng có bến đỗ ngoài khơi.
"Trong khi Hoa Kỳ có đội ngũ tàu ngầm tới 60 chiếc để bảo vệ các hàng không mẫu hạm, Trung Quốc chỉ có hai hay ba chiếc."
Ông Mã nói: "Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới có sử dụng tàu sân bay tham gia chiến đấu trong Chiến tranh thế giới lần thứ II. Liệu Nhật có lo sợ trước chiếc tàu cấp ba của Nga hay không?"
"Đài Loan thì có thể sẽ sợ. Nhưng đối với Đài Loan thì lại không cần thiết vì đã có hệ thống hỏa tiễn qua eo biển rồi và thêm tàu sân bay sẽ chỉ đẩy Đài Loan thêm gần Nhật Bản."
"Liệu Bắc Kinh có muốn điều này hay không?"
Chuyên gia Mã Đỉnh Thịnh cũng nói các nước như Việt Nam hay Philippines cũng không vì thế mà rút khỏi các đảo và bãi cạn mà họ đã chiếm cứ trong Biển Đông.
Ông nêu ra giả thuyết là dự án tàu Varyag chỉ là cách thức để quân đội Trung Quốc có thể tìm kiếm ngân sách lớn hơn từ chính phủ vì các nhà lãnh đạo dân sự sẽ không thể cưỡng lại được trước ánh hào quang của một công trình như vậy.
"Một khi tàu Varyag được khánh thành, thì trong 10 tới 20 năm nữa sẽ còn tiếp tục có các yêu sách nữa."

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Phật giáo VN -Sư nào mặt 'đời' nhất.

Sư nào mặt 'đời' nhất?

Thích Trí Quang. Nhân vật gây tranh cãi và cho đến giờ vẫn là một ẩn số. Đối với những người chống cộng thì ông được cho là 'một tên cộng sản nằm vùng' xúi giục các sư thầy tổ chức đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm mà sự kiện sư thầy Thích Quảng Đức tự thiêu ở Sài Gòn mở màn cho phong trào tự thiêu của Phật Giáo. Còn với chính quyền Ngô Đình Diệm thì cho rằng ông là một tên cộng sản nằm vùng chính hiệu. Trong quyển 'Đường Thời Đại' của Đặng Thai Mai cũng úp mở về nhân vật này tuy không chỉ đích danh ông có là người cộng sản hay không. Chính vì thế nhân vật này đến nay vẫn còn là một ẩn số.
Hãy ngắm sư thầy Thích Trí Quang trong một góc nhìn khác. Trong bức hình này trông ông giống như một thiếu gia con nhà quan hơn là một nhà tu hành

Đại đức Thích Thanh Tứ. Những ai theo dõi các kỳ họp Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam sẽ không xa lạ hình ảnh của Đại đức. Một đại biểu QH với khuôn mặt sáng láng và từ đó toát lên vẻ lanh lợi, lọc lõi. Nếu bỏ cái mũ và bộ áo nâu sồng thì người ta dễ nhầm Đại Đức với hình ảnh một cán bộ tuyên huấn già về hưu.

Đại đức Thích Đức Thiện hẳn là một trong những người có trình độ học vẫn uyên thâm không chỉ về kinh kệ, phật pháp mà cả kho kiến thức về chuyện đời. Tôi có hân hạnh được đọc những bài giảng về của Thầy trên báo về tình yêu, hôn nhân gia đình, lời giảng của Thầy nghe từa tựa như lời khuyên của chị Thanh Tâm trên báo Tiền Phong hay anh Đinh Đoàn trên đài TNVN vậy.

Đại đức Thích Thanh Quyết. Một nhân vật gây tranh cãi trên các diễn đàn vừa qua về những phát biểu của Thầy về kinh nghiệm làm dự án. Nếu Thầy không theo con đường tu hành mà theo con đường kinh doanh bất động sản có lẽ đại gia bất động sản Nam Cường còn thua xa Thầy. Quả là bái phục.












*Mõ làng Chờ: Tôi không nói xấu hay báng bổ Phật giáo hay bất cứ tôn giáo nào cả. Thậm chí Phật giáo còn có một ảnh hưởng nhất định đến cuộc đời tôi bởi mẹ tôi, bà tôi là những người tuy không phải là đệ tử phật tử nhưng tuần rằm mùng một vẫn cùng các cụ bà trong làng lên chùa đọc kinh niệm phật, điều đó đã ăn sâu vào ký ức những năm tháng tuổi thơ tôi. Nhưng bây giờ đến chùa mà sao không thấy lòng không thanh thản, trang nghiêm như vốn dĩ nó phải thế?. Đền chùa bây giờ xô bồ như chốn kinh doanh mua bán. Nhìn các vị tu hành mà lời ăn nói, cử chi chẳng khác chi phường giá áo túi cơm. Thấy bực mình và không thấy sự tôn trọng.
--------------------------------------------------------------------------------------
(Nguồn: dântrí.vn)

Thứ Ba, 17/05/2011 - 14:05
Tháng Tư - mùa Phật đản
(Dân trí) - Tháng Tư mùa hạ, mùa Phật đản về trong niềm hoan hỉ của của cộng đồng Phật giáo toàn thế giới cùng tăng ni, phật tử Việt Nam; mừng ngày sinh của Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, đấng Hy hữu Đại Pháp Vương.
Ở Hà Nội, chùa Quán Sứ và các phố lân cận luôn là trung tâm của sự kiện này. Đã từ vài ngày trước, tăng ni, phật tử các nơi đã đổ dồn về đây, chờ mong đến ngày được dự  đại lễ Phật đản Phật lịch 2555 - dương lịch 2011.
 
Đúng như mong đợi, sáng 17/5, một buổi lễ long trọng và trang nghiêm đã diễn ra tại chùa Quán Sứ và khoảng sân lớn cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội trong tiết trời đẹp và mát mẻ.
Từ hơn 4 giờ sáng, hàng ngàn phật tử, nhân dân trên địa bàn TP Hà Nội đã tập trung về chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 6 giờ sáng, nghi lễ rước Xá lợi Phật đã được Ban nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng chư tôn đức, tăng ni, phật tử tiến hành, rước từ chùa Quán Sứ sang lễ đài chính tại Cung văn hóa Hữu Nghị Hà nội.
Đến 8 giờ, hàng chục xe hoa rước tượng Phật Thích Ca được tôn trí đẹp mắt cùng Chư tôn đức giáo phẩm, tăng ni Trung ương GHPGVN Việt Nam - Thành hội Phật giáo Hà Nội từ khắp các quận huyện TP Hà Nội tiến về tề tựu tại khu vực lễ đài chính trong sự hoan hỉ đón mừng của hàng ngàn phật tử, người dân tham dự đại lễ.
Tham dự chúc mừng Đại lễ Phật đản, đại diện Lãnh đạo nhà nước - Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, ông Hà Văn Núi - Phó Chủ tịch UBMT Tổ quốc Việt Nam và lãnh đạo các ban ngành TP Hà Nội đã nối tiếp cùng các Đại lão hòa thượng, thượng tọa, tăng ni thực hiện nghi lễ tắm Phật đón mừng sự kiện Đản sanh.
Trong bản thông điệp của Đức pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật Giáo Việt Nam gửi tăng ni, cư sĩ phật tử nhân Đại lễ Phật đản, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Pháp chủ GHPGVN nói rằng: Hàng trăm quốc gia trên trái đất đang đứng trước nhiều khó khăn bởi tác hại do ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu môi trường, nguồn tài nguyên ngày một cạn kiệt, nhiệt độ trái đất gia tăng… Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ kêu gọi tăng ni phật tử hiểu rõ bản chất của giáo lý Phật đà về luật vô thường, về tôn trọng sự sống và mối liên hệ hữu cơ giữa con người và thiên nhiên, để chung tay với cộng đồng xã hội bảo vệ môi trường xã hội.
Phát biểu tại đại lễ, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Trưởng ban Hoằng pháp trung ương nói, người Phật tử nhận thức sâu sắc lời Phật dạy là người luôn ý thức rằng không thể mình có hạnh phúc khi mình xâm phạm đến hạnh phúc của người khác; mình không thể có môi trường sống tốt lành nếu không biết đóng góp thiết thực xây dựng một môi trường sống lành mạnh, xanh tươi… 
Dưới đây là những hình ảnh được ghi lại vào buổi sáng hân hoan này:


Phố Quán Sứ trong ngày đại lễ



Ngay từ sáng sớm đã có nhiều người đến chùa thắp hương



Chùa Quán Sứ rợp cờ



Lễ rước ngọc xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ


các Phật tử chiêm ngưỡng Ngọc xá lợi Phật


Đoàn rước ngọc xá lợi Phật tiến ra cung Văn hóa Hữu nghị, nơi tổ chức buổi lễ



Các đoàn xe của 29 quận, huyện, thị, diễu qua lễ đài trước sự chứng kiến của các Phật tử



Các Phật tử nghiêm trang trong giờ phút cử hành đại lễ Phật đản



Người dân đổ về chùa Quán Sứ mỗi lúc một đông



An ninh trật tự được thắt chặt khi đoàn xe diễu qua lễ đài



Những Phật tử ở xa lễ đài đang khấn vọng



Một bà cụ đang say sưa với chiếc máy ảnh trong lúc cử hành đại lễ Phật đản



Một em bé theo mẹ vào khấn lễ trong chùa Quán Sứ



Ngày đại lễ Phật đản cũng vừa là ngày rằm



Một nhà sư đứng trước cổng chùa Quán Sứ





Trong buổi sáng nay, một đoạn phố Quán Sứ và khu vực quảng trường 1/5 được dành riêng cho đại lễ Phật đản.
Diễu hành xe hoa mừng Phật đản. (Ảnh: Quốc Cường)
 
(Ảnh: Quốc Cường)
 
(Ảnh: Quốc Cường)
 

Bài: Quốc Cường
Ảnh: Hữu Nghị
(Ảnh: Quốc Cường)
 

(Ảnh: Quốc Cường).