Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Thông tin thêm về vụ bạo động tại Mường Nhé - Điện Biên

Mường Nhé

Trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Nguồn: vn.wikipedia.com)


Mường Nhé
Địa lý
Huyện lỵxã Mường Nhé
Vị trí:Phía tây bắc của tỉnh Điện Biên
Diện tích:2.507,90 km²
Số xã, thị trấn:16
Dân số
Số dân:54.565 người (2009) [1]
Mật độ:… người/km²
Thành phần dân tộc:Dao, ...
Hành chính
Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Bí thư Huyện ủy:
Thông tin khác
Điện thoại trụ sở:
Số fax trụ sở:
Website:
Mường Nhé là huyện Tây Bắc tỉnh Điện Biên, đồng thời là huyện cực Tây của đất nước Việt Nam.

[sửa] Địa lý

Mường Nhé là một huyện miền núi, nằm trên ngã ba biên giới giữa Việt Nam với hai nước láng giềng là Trung QuốcLào. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía TâyTây Nam giáp Lào. Phía Nam giáp huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên. Phía ĐôngĐông Bắc giáp huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu. Điểm cực Tây của Việt Nam là A Pa Chải-Tá Miếu, chính là ngã ba biên giới, nằm tại xã Sín Thầu, có tọa độ địa lý kinh độ 102°8' Đông, vĩ độ 22°44' Bắc. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là rừng chiếm 55%[2]

[sửa] Lịch sử

Mường Nhé được thành lập theo Nghị định 08/2002/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2002 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hai huyện Mường TèMường Lay (cũ) của tỉnh Lai Châu cũ.

[sửa] Hành chính

Tại thời điểm tháng 4 năm 2009, huyện Mường Nhé có 249.950,43 ha diện tích tự nhiên và 49.835 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc là các xã: Chà Cang, Pa Tần, Nà Hỳ, Nà Khoa, Nà Bủng, Chung Chải, Mường Nhé (trụ sở huyện lỵ), Mường Toong, Quảng Lâm, Nậm Kè, Sín Thầu, Nậm Vì, Na Cô Sa, Pá Mỳ, Sen Thượng, Leng Su Sìn[3].

[sửa] Vấn đề phá rừng

Vào đầu những năm 1980, rừng Mường Nhé giữ kỷ lục trên cả nước ta, với diện tích được khoanh đếm bảo vệ hơn 310.000ha. Cán bộ bảo tồn từng ước tính những đàn voi đi rinh rợp, đi nườm nượp khắp Mường Nhé, là khoảng 250 con; đàn bò tót khoảng 300 cá thể; nai, hoẵng, sơn dương, cầy cáo thì rất nhiều[4].
Thế nhưng, đến nay, kho báu thiên nhiên ở khu bảo tồn Mường Nhé và vùng lân cận đã và đang bị tàn sát đến khó tin[4].
Đến năm 2009, diện tích chính thức được bảo vệ nghiêm ngặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé chỉ còn có 45.000ha. Trừ một số diện tích bị cắt sang Mường Tè (do quá trình tách huyện), số còn lại: Cả trăm nghìn hécta rừng đã bị phá, nói đúng hơn, vì khu bảo tồn hơn ba trăm nghìn hécta kia bị rỗng ruột từ rất lâu, nay đang tiếp tục bị xẻ thịt trên diện rộng...[4]
Năm 2009, tỉnh Điện Biên vừa có quyết định thành lập thêm 33 cái bản mới ở Mường Nhé, còn hàng chục bản nữa đang cố công, cố sức đòi được... công nhận. Toàn là người di dân tự do, họ chiếm hết những cánh rừng giàu có nhất, họ "cố thủ" ở đó, họ chống đối quyết liệt với sự vận động hồi hương của lực lượng chức năng - thế là "ta" phải chấp nhận cho họ "định cư" bằng cách công nhận thêm các bản làng[4].
Bây giờ Mường Nhé có tới 149 bản làng, với 54.000 dân. Nếu so với năm 2002, khi huyện Mường Nhé (vốn là một phần của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) được thành lập với 27.000 người, thì dân số huyện nhà nay đã tăng gấp đôi; trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 4.600 người[4].
Cả các xã mênh mông từ Mường Nhé, Sín Thầu, Chung Chải, xưa - vốn chỉ có duy nhất bản Nậm Là là nơi sinh sống của đồng bào Mông - thì nay, dân số của Mường Nhé đã đến mức... nửa già là người Mông. Hầu hết họ đến bằng con đường di dân tự do[4].

[sửa] Tham khảo

^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 2, tr.9.
^ a b c d e f “Choáng váng với rừng ở Mường Nhé”. Báo Lao động điện tử. Truy cập 10 tháng 7 năm 2010.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Sứ quán Mỹ điều tra tin bạo động Mường Nhé

Trẻ em Hmong ở Mường Nhé
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nói đang kiểm chứng thông tin nói có người chết trong vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên.
Trong khi đó, giới phóng viên nước ngoài thường trú ở Việt Nam nói họ không được phép tới khu vực đang xảy ra sự kiện mà nhiều người cho là bất ổn sắc tộc quy mô nhất từ sau cuộc biểu tình của người Thượng ở Tây Nguyên năm 2004.
Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.
Hôm thứ Năm, ông Lê Thành Đô, Chánh Văn phòng tỉnh Điện Biên, được Thông tấn xã Việt Nam trích lời, nói người Hmong tụ tập từ đầu tháng ở Mường Nhé vì tin rằng "một thế lực siêu nhiên sẽ tới mang họ đến Miền Đất Hứa".
Ông nói việc một số người Hmong kêu gọi thành lập vương quốc riêng đã gây bất ổn trong khu vực và rằng sau khi được vận động một số người đã trở về nhà.
Ông Đô được dẫn lời nói chính quyền "đang tìm cách giải quyết để sớm ổn định cuộc sống cho đồng bào".
Điều này cũng có nghĩa hiện sự việc chưa được giải quyết xong.
Một số tổ chức ở nước ngoài thì cáo buộc đã có thương vong trong vụ bất ổn.
Trung tâm Phân tích Chính sách Công, nhóm hoạt động ở Washington, nói 28 người Hmong thiệt mạng và hàng trăm người mất tích.
BBC không kiểm chứng được thông tin này.
Tuy nhiên Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội ra thông cáo nói họ đang điều tra và "kêu gọi các bên liên quan không sử dụng bạo lực, giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình và theo đúng luật pháp Việt Nam cũng như các tiêu chuẩn nhân quyền đã được quốc tế công nhận".

Thông tin báo chí

Sau nhiều ngày im lặng, hôm thứ Năm báo chí Việt Nam đồng loạt đăng bản tin do Thông tấn xã Việt Nam cung cấp dẫn lời ông Lê Thành Đô như đã nói ở trên.
Bản tin nói "lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân, kẻ xấu đã phao tin lừa bịp", kích động "gây mất trật tự, an ninh, an toàn".
Hãng thông tấn của Nhà nước Việt Nam cũng trích lời quan chức Điện Biên nói "chính quyền địa phương đã cử cán bộ xuống vận động, thuyết phục bà con không nên tin vào những thông tin bịa đặt lừa bịp, cùng các luận điệu sai trái đối với chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng và Nhà nước".
Không thấy có báo nào cho hay đã cử phóng viên lên Điện Biên tìm hiểu tình hình.
Một nguồn tin giấu tên nói với BBC tình hình tại Mường Nhé hiện "gần như nội bất xuất, ngoại bất nhập".
Một nguồn tin khác cho rằng "Hiện tại chính quyền cấp tỉnh của các tỉnh Tây Bắc Việt Nam có đông đảo người dân Mông sinh sống như Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai... đã nhận được chỉ thị cấm người Hmong đi khỏi địa phương".
Lý do, như lời giải thích là "nhằm tránh sự liên kết và tổ chức" của họ và thời điểm nhạy cảm trước bầu cử Quốc hội 22/05.
Hình của HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images
Người Hmong ở tỉnh Điện Biên
Phóng viên nước ngoài thì than phiền bị khước từ yêu cầu tới khu vực này.
Hãng AFP khi đề đạt nguyện vọng lên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã được trả lời: "Không ai lên đó cả".
Bà Nguyễn Phương Nga, Vụ trưởng Vụ Báo chí, nói với hãng này: "Tình hình không tốt cho các ông lên đó", với lý do thời tiết xấu, đường xá khó khăn và quan chức địa phương đang bận việc tổ chức kỷ niệm ngày lễ chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05.
Bà Nga cũng nói tình hình Mường Nhé đã "ổn định".
Các số điện thoại của giới hữu trách ở huyện Mường Nhé đều không liên lạc được trong ngày thứ Sáu.

Tình hình phức tạp

Vụ bạo động của hàng nghìn người Hmong tại Mường Nhé bắt đầu xảy ra khoảng 30/04.
Ngoài việc đòi thành lập vương quốc riêng, được biết người Hmong còn yêu sách cải thiện tự do tôn giáo.
Mường Nhé nằm cách thành phố Điện Biên 200km, là một huyện nghèo với trên 52.000 người. Đa số người Hmong theo đạo Tin Lành.
Một người Hmong ở trong khu vực nói với BBC rằng nhiều người Hmong theo đạo một cách "cuồng tín" và tình hình tại đây rất phức tạp.
Người này không trả lời thẳng khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng vụ bạo động này có liên quan nước ngoài hay không, nhưng nói trong tiếp xúc, ông thấy những người chủ đạo đều có địa chỉ và số điện thoại của các lãnh đạo người Hmong ở ngoài.
Ông cũng nói việc đời sống khổ cực và dân trí thấp khiến cho niềm tin có phần "cực đoan".
"Họ theo đạo Vàng Chứ, nhưng mà họ cũng không biết sâu xa triết lý của đạo này."
Báo đài Việt Nam gần đây có đăng bài chỉ trích việc người dân tộc thiểu số theo đạo Vàng Chứ, mà họ gọi là một phiên bản của đạo Tin Lành "gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân miền núi".
Báo chí cũng phê phán việc lan truyền những thông tin hoang đường trong cộng đồng người Hmong về một 'Miền Đất Hứa' khiến họ lơi là cuộc sống lao động.

Các hãng thông tấn nói vụ bất ổn xảy ra tại Nậm Kè

Những người chỉ trích nói người Hmong muốn phong tục của họ được duy trì
Vụ bạo động của người Hmong ở Mường Nhé, Điện Biên đang gây chú ý trong bối cảnh giới phóng viên nước ngoài không được phép tiếp cận khu vực.
Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động vì quyền của người Hmong nói người Hmong đã bị ‘phân biệt đối xử’ tại Việt Nam trong thời gian dài.
Bà Laura Lo Xiong, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hmong International Human Rights Watch đặt trụ sở ở Mỹ, đã dành cho BBC Việt ngữ cuộc phỏng vấn qua email với nội dung dưới đây.
Có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong
Laura Xiong: Là một nhà hoạt động nhân quyền người Hmong, tôi chỉ giám sát các trường hợp vi phạm quyền con người thực sự chống lại người Hmong. Với bất kỳ vấn đề mà nếu đó là phần lỗi của người Hmong, tôi sẽ khuyến nghị họ kiềm chế không hành động để tránh dẫn tới các rắc rối. Trong trường hợp này, tôi đã nói chuyện trực tiếp với một người đàn ông từ nhóm sắc dân này và với các nguồn khác từ Mỹ vốn đã giao tiếp trực tiếp với người dân ở Điện Biên.

Hãy tóm lược một câu chuyện dài, vấn đề này xuất hiện từ một vấn đề lâu nay đang tiếp diễn. Người Hmong ở Việt Nam nói rằng họ đã nhận được sự hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam rằng sau chiến thắng ở cuộc chiến Việt Nam, họ sẽ được đối xử bình đẳng.
Do những lời hứa hẹn bị phá vỡ, người Hmong đã đang phải sống trong một môi trường khổ cực mà không được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Thay vào đó, họ đã bị kỳ thị trong nhiều thập kỷ. Họ tuyên bố đã bị Chính phủ Việt Nam ngược đãi, họ bị buộc phải ra khỏi làng mạc của họ (từ các vùng cao) mà không được cung cấp các điều kiện thay thế thích hợp cho canh tác ở nơi tái định cư.
Bản đồ Việt Nam
Tỉnh Điện Biên trên phần bản đồ miền Bắc Việt Nam.
Nguyên nhân dẫn đến phong trào hiện tại là hệ quả của việc người ta giải thể Năm mới của người Hmong. Dựa trên những thông tin chúng tôi nhận được, khi người Hmong tổ chức mừng năm mới của họ, có nhiều người Việt Nam đến làng mạc của người Hmong và tịch thu gia súc, gạo, cùng các loại ngũ cốc từ tài sản của họ.
Người Hmong khiếu nại việc này với chính quyền Việt Nam, nhưng được cho biết rằng họ nên ăn mừng năm mới với người Việt Nam. Nếu không, Chính phủ không thể giúp đỡ họ. Người Hmong được cho biết rằng, như cách hiểu của người Việt Nam, năm mới Hmong là để mở ra cho mọi người đến ăn uống miễn phí và có thể lẫy bất cứ thứ gì mà họ muốn. Nếu người Hmong không muốn bất cứ ai đến để lấy đi thực phẩm và vật nuôi của họ, họ nên ngừng ăn năm mới Hmong.

Do tất cả những vấn đề này, người Hmong đã quyết định thống nhất lại và tìm nơi riêng của họ để trồng trọt, nơi mà không ai có thể đến để lấy tài sản của họ, theo các nguồn cho biết. Khi ý tưởng này đến, vị tiên tri đã xuất hiện.

Dựa trên những thông tin mà chúng tôi nhận được, tất cả câu chuyện đều phù hợp, có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong. Ông tiếp tục rao giảng rằng để giành được đất, họ phải chiến đấu chống lại Chính phủ Việt Nam trước khi tới được đích đó.
'Tiếp tục phản đối'

Bà Laura Xiong nói thông tin mới nhất bà có là ngày 5 tháng 5

BBC: Nhìn chung, bà đánh giá tình hình thế nào? Hậu quả sẽ ra sao trong trường hợp các cuộc phản đối tiếp tục diễn ra?

Laura Xiong: Như tôi đã nói từ trước, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông trong nhóm sắc dân và ông nói với tôi rằng nhóm sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi Chính phủ Việt Nam đồng ý cấp cho họ các quyền tự quyết.

BBC: Chính phủ tại Việt Nam đổ lỗi sự việc cho một số người Hmong lưu vong vốn ủng hộ Tướng Vàng Pao, và rằng niềm tin có tính “mê tín dị đoan” là một nguyên nhân làm khuấy trộn lên những gì mà họ gọi là "rắc rối", bình luận của bà là gì?

Laura Xiong: Tôi sẽ không đổ lỗi tất cả cho những người Hmong ở Mỹ. Có thể có một số cá nhân đồng ý hỗ trợ cho phong trào, nhưng họ chẳng có thể làm được gì cả.
Chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai cai trị

BBC: Có phải chính đức tin mới (Kitô giáo) đóng một vai trò trong việc thống nhất các sắc dân Hmong tại Lào, Việt Nam, và có thể là tại Tây Nam Trung Quốc?
Laura Xiong: Không, tôi không tin như vậy. Kitô giáo có thể là một phần của niềm tin, nhưng nó chắc chắn không đóng một vai trò nào trong việc thống nhất người dân Hmong ở bất kỳ nước nào. Người Hmong có niềm tin khác nhau, như Thiên Chúa giáo, Saman giáo (truyền thống tín ngưỡng), và triết học (như là cộng sản hay tư bản chủ nghĩa phương Tây). Tôi không tin rằng một vài người, chẳng hạn như những người trong phong trào ở Điện Biên sẽ đại diện cho những người Hmong nói chung.
Nhiều người trong chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai (sắc tộc nào) cai trị. Chúng tôi phải được phép sinh sống và sẵn sàng sống với bất cứ ai không phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc.
'E ngại thương vong'
Người Hmong
Đa số người dân Hmong ở Tây Bắc được cho là đang sống trong hoàn cảnh nghèo đói, cơ cực.
BBC: Chính quyền tỉnh Điện Biên, ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, cho biết họ không sử dụng các lực lượng để giải tán đám đông vì sợ tình hình sẽ đi ra ngoài tầm kiểm soát, bà nghĩ sao khi một số nguồn từ người dân Hmong nói rằng có thương vong xảy ra với họ? Bà có thể xác minh điều này như thế nào?

Laura Xiong: Dựa trên những thông tin mới nhất mà tôi nhận được, các binh sĩ Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để chống lại nhóm sắc dân. Tuy nhiên, đã có tin xảy ra các vụ đánh đập và bắt giữ trước sự kháng cự mạnh mẽ. Người Hmong nói hơn 30 người bị chết, hàng trăm người bị bắt và thương tích cũng xảy ra khi binh lính đẩy các xe cộ ra khỏi đường xá giao thông.
Người Hmong có lý do để e sợ gặp thương vong và tử vong lớn còn vì vài nghìn người có thể thiếu các nguồn cung cấp thực phẩm, y tế và nước uống. Hơn nữa, họ e ngại rằng quân đội Việt Nam có thể bắt đầu ra tay trấn áp nhóm sắc dân trước sự phản đối.
Lần mới nhất mà chúng tôi nghe được tin tức từ họ là vào ngày 05 tháng Năm năm 2011. Chúng tôi không liên hệ được với họ trong 24 giờ qua.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ VN và yêu cầu Chính phủ VN sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ VN

BBC: Bà hoặc hoặc tổ chức của bà có giữ một kênh giao tiếp nào với các chính phủ tại Hà Nội, hoặc Vientiane, hoặc bất kỳ cơ quan liên chính phủ Asean nào để xây dựng lòng tin hoặc tìm một cách để giải quyết tình hình căng thẳng này? Và cộng đồng người Hmong ở Mỹ và ở các quốc gia khác có thể làm được điều gì để giúp đỡ đồng bào của họ tại Việt Nam?
Laura Xiong: Câu trả lời là có. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế của người Hmong giữ liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tạiVientianevà Hà Nội.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Việt Nam sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ Việt Nam.
Họ có thể là nạn nhân của một số tín điều mê tín về đấng tiên tri, nhưng cội rễ là bắt nguồn từ các vấn đề nghèo đói.

Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam hiểu rõ tình hình mà người dân Hmong đang phải đối mặt và hỗ trợ để khôi phục lòng tin từ những người Hmong Việt Nam vốn nghèo đói này.
---------------------------------------------------------------------------

Bất ổn ở Mường Nhé: Nhiễu loạn thông tin

Người Hmong ở Điện Biên
Các quan chức Việt Nam tránh đề cập tới diễn biến liên quan tới người Hmong ở Mường Nhé - Điện Biên
Trong khi các diễn biến ở Mường Nhé, Điện Biên đang được chính quyền tìm cách kiểm soát, kể cả về mặt thông tin, một hội nghị báo chí toàn quốc diễn ra tại Hà Nội.
Ủy viên Bộ Chính trị Trương Tấn Sang đọc diễn văn dài cả ngàn chữ, hiển nhiên không nhắc gì tới sự cố được dư luận quan tâm nhất hiện nay.
Thay vào đó ông nhắc chung chung: "Sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, cơ quan chủ quản báo chí ở một số địa phương...chưa thường xuyên, chặt chẽ, chỉ đạo, định hướng thông tin cho báo chí, nhất là đối với các sự kiện lớn, phức tạp, nhạy cảm, có lúc, có việc chưa kịp thời."
Ông Sang cũng nói: "Hiện nay các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, chống phá ta hết sức quyết liệt trên lĩnh vực tư tưởng, nhưng việc đấu tranh phản bác của ta còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình...chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn
"Đội ngũ đông đảo phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí phải là một trong những lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh này."
Trong khi đó Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Đỗ Quý Doãn tỏ ý khen các cơ quan báo chí đã "chủ động trong công tác định hướng thông tin" trong các sự kiện lớn, "phức tạp và nhạy cảm" ở Việt Nam.
Ông nói thêm: "Nếu như trước đây vụ bạo loạn ở Tây Nguyên phải sau bẩy ngày cơ quan chức năng mới có thông tin chính thức thì trong vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, chỉ ba giờ sau các cơ quan chức năng đã có thông tin chính thức cho các cơ quan báo chí đăng, phát và nhờ đó thông tin chính thống cơ bản đã làm chủ dư luận."
'Nhạy cảm'
Dựa vào các phát biểu chính thức này có thể thấy khoảng cách giữa các quan chức báo chí và chính trị gia tại Việt Nam trong vấn đề xử lý thông tin.
Ông Đỗ Quý Doãn dường như muốn truyền thông chính thống nhanh chóng đưa tin, cho dù đó là tin theo chỉ đạo của chính quyền, về các vụ việc xảy ra kể cả đó là những vụ nhạy cảm như các diễn biến hiện nay ở Mường Nhé.
Nhưng các chính trị gia như ông Trương Tấn Sang không nhất thiết sẽ đồng ý với cách nhìn nhận này.
Ông Đỗ Quý Doãn
Ông Doãn dường như muốn truyền thông chính thống đưa tin về các vụ nhạy cảm sớm hơn để 'làm chủ dư luận'
Bằng chứng là cuộc tụ họp phản đối chính quyền của người Hmong tại huyện nghèo Mường Nhé đã diễn ra từ cuối tháng Tư, theo một số nguồn tin.
Nhưng cho tới ngày 5/5, Thông tấn xã Việt Nam mới có thông tin về vụ việc sau khi nhiều đài, báo nước ngoài đã đưa tin.
Bản tin ít nhất thừa nhận tình trạng người Hmong biểu tình hàng loạt và cuộc biểu tình vẫn đang tiếp diễn mặc dù không nói gì tới chuyện cán bộ và nhân viên công lực bị người biểu tình bắt cóc.
Nhưng cách thông tin theo kiểu tin vắn cho một sự cố lớn và việc ngăn cản các nhà báo đưa tin khách quan sẽ không giúp gì cho việc 'định hướng dư luận' như quan chức báo chí Việt Nam mong muốn.
Đọc lại một loạt các bài báo viết về Mường Nhé trong vài năm gần đây, các cuộc đụng độ giữa chính quyền và người Hmong vẫn thường xuyên xảy ra và lần này, cho dù vì lý do khác hơn, cũng chỉ là lần lớn nhất và khó giải quyết nhất.
'Phá rừng'
Ngay từ cuối năm 2009, cây viết Đỗ Doãn Hoàng của báo Lao Động đã có phóng sự nhiều kỳ nói về "Cuộc chiến khổ ải đánh bật những toán người di cư tự do liễu lĩnh nhất, bất chấp pháp luật nhất, phá rừng lập bản với tốc độ và phương thức thiện chiến dữ dằn nhất".
Phóng sự của Lao Động cũng trích lời Chủ tịch huyện Mường Nhé Giàng A Dình nói về các vụ "căng thẳng" giữa các lực lượng an ninh, biên phòng và những người Hmong sống du canh du cư cho dù ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với hiện nay.
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng trích lời ông chủ tịch: "Với khoảng 30 hộ dân, họ đi xe máy, xé nhỏ lực lượng ra, dùng điện thoại di động bài binh bố trận nên rất khó kiểm soát.
Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa.
Cựu chủ tịch Mường Nhé Giàng A Dình nói về một vụ căng thẳng với người Hmong
"Huyện, xã, đồn biên phòng thành lập ngay đoàn cán bộ "dập lửa" ở điểm nóng mới phát sinh.
"Chúng tôi huy động tổng lực ngăn chặn và vận động bà con sớm hồi hương.
"Một tuần cực nhọc ăn rừng ngủ rú, kết quả là dân có hiện tượng chống đối, kiên quyết không ra khỏi rừng.
"Họ lăng nhục, xỉ vả cán bộ, một số đồng chí thi hành công vụ bị chém hụt, thậm chí trong khi đang rối mù giải quyết thì có hai phát súng nổ vang đe dọa."
Cũng theo lời kể của ông Dình với báo Lao Động thì khi đó ông cũng phải nhờ tới sự giúp đỡ của các đồn biên phòng để giải quyết.
Tác giả Đỗ Doãn Hoàng cũng nói khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé nay đã rút xuống chỉ còn 45.000 héc-ta thay vì hơn 300.000 héc-ta như mấy năm về trước.
Ông kết luận phóng sự ba kỳ của mình: "Các cánh rừng vẫn biến mất hằng ngày, hằng giờ, cán bộ địa phương hầu như không tài nào biết được trong bụng thiên nhiên Mường Nhé đang có bao nhiêu người tự do xông vào "ăn gan uống máu rừng" - đó là điều không thể chấp nhận được.
"Chúng ta cần xem lại cách ứng xử với rừng, với vấn đề nóng bỏng hãi hùng (di dân tự do) mà Mường Nhé đang phải đối mặt - dù thế nào, không thể đổ hết hệ lụy đó lên mạng sống của những cánh rừng."
'Nghèo nhất'
Sau phóng sự của Lao Động, sang năm 2010, báo Công an Nhân dân cũng đã có bài về tình trạng di dân lên Mường Nhé, huyện mà họ nói có 165 km biên giới với Lào và gần 50 Km biên giới với Trung Quốc.
Theo số liệu mà báo này đưa ra, dân số Mường Nhé khi đó là khoảng 55.000 trong đó 60% là dân di cư tự do từ các tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và Sơn La.
Cũng theo Công an Nhân dân, dân gốc Mường Nhé chỉ khoảng 10.000 người hồi cuối thập niên 80.
Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ.
Cựu bí thư Mường Nhé, ông Chu Văn Tuyển
Ông Chu Văn Tuyển, người là Bí thư huyện ủy Mường Nhé trong bẩy năm cho tới năm 2009, nói số người Hmong tại huyện khoảng trên 30.000 trong đó có nhiều người mới tới trong các năm gần đây.
Ông nói trong số các huyện nghèo ở Việt Nam thì "Mường Nhé là nghèo nhất" với thu nhập bình quân đầu người mỗi năm chỉ khoảng 220 cân thóc.
Vị cựu bí thư nói chính tinh thần đùm bọc chia sẻ của người Hmong làm cho họ nghèo đi vì mỗi khi khấm khá lên họ lại phải chia sẻ cho những người anh em từ các nơi khác kéo đến.
"Nói chung số cũ họ có điều kiện làm ăn, đất ở đấy nó tốt, lên nhanh lắm nhưng mà cái quan trọng là số mới lại đến lại phải chia sẻ nên kinh tế nó cũng khó khăn."
Dựa trên các thông tin chính thức có được, những gì xảy ra hiện nay là kết quả của các diễn biến trong nhiều năm qua.
Trên thực tế báo chí trong nước đã có nhiều thông tin về các vụ việc gần tương tự nhưng ở quy mô nhỏ hơn và với các lý do khác hơn.
Nhưng chính quyền vẫn thấy cần ngăn cản việc đưa tin về vụ việc mới nhất này.

(Nguồn: BBC Tiếng Việt)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét