Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

PHẢI CHĂNG LÀ CÓ GIAN DỐI TRONG DANH SÁCH ỨNG CỬ QUỐC HỘI KHÓA XIII?

PHẢI CHĂNG LÀ CÓ GIAN DỐI TRONG DANH SÁCH ỨNG CỬ QUỐC HỘI KHÓA XIII?
.............................
 (Nguồn: nguyenxuandien.blogspot.com)
 
*Mõ làng Chờ: Sao nhìn mấy vị tu hành mà mặt cứ ác ác, ghê ghớm thế nào ẩy nhỉ? Ai biết giáo lý nhà Phật giải thích giùm cho kẻ vô đạo (kẻ vô đạo nhưng không xấu) này chăng?
.........................

Sáng nay, Báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam - công bố một phụ trương 40 trang: Danh sách những người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước. (Chư vị có thể xem ở đây).

Tôi lướt qua một lượt, phát hiện thấy ở trang 32, ở Đơn vị Bầu cử số 1 tỉnh Quảng Ninh có ghi danh Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) [ảnh bên, nguồn: internet], số thứ tự 4,

- Tại cột Trình độ học vấn: Tiến sĩ

- Tại cột Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ.

- Tại cột Nghề nghiệp chức vụ: Thượng tọa, Ủy viên thường trực Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo việt Nam, Phó Viện trưởng học viện phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo Quảng Ninh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Thật kinh hồn! A Di Đà Phật. Theo tôi được biết, Ông Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) chưa phải là Giáo sư hay Phó Giáo sư. Vậy thì rõ ràng việc ghi như thế, trong một sự kiện chính trị lớn của đất nuớc như thế này là một điều nghiêm trọng.

Vậy thì sự gian dối này là của ai? Của Ông Thích Thanh Quyết, hay là của Hội đồng Bầu cử quốc gia, hay là của Báo Nhân dân?

Hơn nữa, việc đưa thông tin Ông Thích Thanh Quyết là: "Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng chùa Đồng và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông" vào mục Nghề nghiệp chức vụ đã đúng chưa?

Kính đề nghị Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ Chủ tịch Quốc hội và là Chủ tịch Hội đồng Bầu cử khóa XIII chỉ đạo làm rõ, nếu thấy sai, cần đính chính và thông báo đến rộng rãi cử tri cả nước.

Nguyễn Xuân Diện

Mời chư vị đọc thêm các bài viết có liên quan đến Thượng tọa Thích Thanh Quyết: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Đọc lại những bài báo về tiền xu, tiền polyme nhân vụ NHNN ngừng phát hành tiền xu

Tiền polymer chỉ được "cái sạch"!


09/10/2006 14:29





2 tờ tiền polymer 100.000 đồng có kích thước không đúng chuẩn - Ảnh: D.Đ.Minh



Dù biết trước những hạn chế của tiền polymer nhưng vật liệu và công nghệ in tiền polymer vẫn được chọn bởi theo ông Lê Đức Thúy, Thống đốc NHNN: "Đây là tiến bộ công nghệ trong hoạt động in, đúc tiền".



Biết trước hạn chế của tiền polymer



Không giống như những công bố của Thống đốc Lê Đức Thúy về công nghệ in, đúc tiền tiên tiến, hầu hết các nước phát triển với các đồng tiền mạnh và hay bị làm giả nhất thế giới như Mỹ (đồng USD), Liên minh châu Âu (đồng euro) đều không sử dụng công nghệ in tiền polymer.



Cuối năm 2001, trong chuyến học tập và khảo sát nghiệp vụ tại Ngân hàng Quốc gia Pháp, đoàn công tác của NHNN đã có một văn bản quan trọng trình Thống đốc NHNN về vấn đề tiền polymer, trong đó viết: "Ngoài việc hướng dẫn cho đoàn về nghiệp vụ chống giả của đồng tiền trên giấy in tiền truyền thống (giấy cotton), phía bạn còn cho biết thêm lý do tại sao Ngân hàng châu Âu không sử dụng đồng tiền euro bằng polymer".



Báo cáo nêu các lý do sau: "Hiện nay trên thế giới có hai nước đã sử dụng đồng tiền này là Úc (nước đầu tiên in tiền polymer - PV) và New Zealand. Ngoài ra, có hai nước đã in thử một mệnh giá là Thái Lan và Brazil.



Thái Lan sau khi in thử mệnh giá 50 bạt đưa ra lưu hành nhưng sau đó đã đình chỉ lưu hành, thu hồi về. Brazil cũng in thử một mệnh giá nhưng khi in có sự cố nên cuối cùng phải đình chỉ.



Các chuyên gia chống giả của Ngân hàng Quốc gia Pháp cho rằng, đồng tiền polymer ít nước sử dụng vì có một số tồn tại sau:



- Hạn chế khả năng cài đặt một số yếu tố chống giả như: không làm được yếu tố bóng chìm định vị; ô cửa sổ trong để lồng chân dung không có bóng chìm định vị được; không làm được sợi phản quang; không làm được sợi dây bảo hiểm (dây an toàn).



- Không có độ giòn và tiếng kêu giòn của tờ bạc.



- Giấy polymer để in tiền rất phổ thông trên thị trường, không ngấm mực khi in nên độ giữ mực khi đồng tiền lưu thông kém.



- Dễ biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.



- Tuyển chọn qua máy đa chức năng rất khó phân biệt tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông và tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông".



Vào thời điểm mà đoàn khảo sát nghiệp vụ phát hành và kho quỹ trình báo cáo này, dự án in tiền polymer cũng đã tiến được những bước rất dài. Ngày 27/11/2003, NHNN tổ chức họp báo công bố chính thức việc phát hành tiền polymer. Ngày 17/12/2003, những đồng tiền polymer đầu tiên chính thức được lưu hành trên thị trường.



Vì sao NHNN vẫn chọn polymer?



Giải thích lý do vì sao các nước tiên tiến "chê" công nghệ in tiền polymer nhưng Việt Nam lại "thích", ông Nguyễn Văn Toản - Phó cục trưởng Cục Phát hành kho quỹ NHNN cho biết: "Việc xem xét các nước sử dụng loại tiền gì chỉ mang tính chất tham khảo, bởi mỗi nước có những điều kiện khác nhau. Chẳng hạn, Mỹ, EU đang có rất nhiều hãng sản xuất giấy in tiền, trong khi đó Việt Nam dù sử dụng giấy cotton hay giấy nền polymer cũng phải nhập khẩu.



Dùng mực in tiền cotton để in tiền polymer?



Một nguồn tin từ Nhà máy in tiền quốc gia cho biết, đơn vị này đã sử dụng mực chuyên dùng in tiền trên giấy cotton trộn với mực chuyên dùng in tiền trên giấy polymer để in tiền polymer.



Vị chuyên gia này nhận định: "Đây có thể là một lý do khiến cho chất lượng in tiền polymer bị giảm sút".



Chuyên gia này cho biết thêm, khi bị chà xát ở phần in lõm, đồng tiền polymer của nước ngoài cũng bị phai mực nhưng bị phai ít hơn so với tiền polymer của Việt Nam.



Mặt khác, nếu so sánh tiền giả loại 20.000 đồng, 50.000 đồng, 100.000 đồng cotton của Việt Nam với tiền giả đồng euro thì mức độ tiền giả của Việt Nam là lớn hơn. Do vậy, vấn đề cơ bản cần quan tâm là mục tiêu của chủ trương phát hành tiền mới vừa qua của Chính phủ có đạt được hay không.



Khi công bố phát hành tiền polymer, NHNN đã giải thích cụ thể mục tiêu của chủ trương phát hành tiền mới là nhằm đảm bảo tính đồng bộ của bộ tiền, nâng cao khả năng chống giả và độ bền, sạch của đồng tiền trong lưu thông. Đây là mục tiêu tổng thể nhằm nâng cao chất lượng đồng tiền trong lưu thông".



Ông Toản cho biết thêm: "Thực tế qua lưu thông cũng như kết quả phân tích của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy, tiền polymer sạch hơn tiền cotton (mức độ nhiễm khuẩn của tiền polymer thấp hơn 15.000 lần so với tiền cotton).



Về độ bền, qua phân tích của các cơ quan chức năng cũng như thực tế sau gần 3 năm lưu thông, bước đầu có thể đánh giá, độ bền của tiền polymer cao hơn nhiều lần so với tiền cotton nên tiết kiệm được chi phí phát hành tiền trong dài hạn".



Tuy nhiên, mục tiêu chống giả cũng như các yếu tố có liên quan đến dư luận xã hội về tiền polymer (như chất lượng in tiền polymer, tính thống nhất và quy chuẩn trong thiết kế tiền...) thì không được ông Toản cũng như các quan chức khác của NHNN giải thích một cách trôi chảy và thuyết phục như yếu tố "sạch hơn và bền hơn" của tiền polymer.



Theo Thanh Niên



Phát hiện 2 tờ tiền polymer 100.000 đồng có kích thước không đúng chuẩn



Chiều 8/10, ông Đàm Ngoặc Danh (ngụ tại 151 Đỗ Năng Tế, P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) phản ánh đến Báo Thanh Niên có 2 tờ tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng có kích thước khác nhau. Vợ ông Đàm Ngoặc Danh bán ở chợ An Lạc và 2 tờ tiền này nhận từ khách hàng. Lúc đầu không để ý, ông xếp 100 tờ tiền polymer 100.000 đồng bó thành xấp thì thấy 2 tờ này không được ngay.



Ông Danh đã lấy 2 tờ tiền này ra sử dụng và người bán hàng phát hiện 2 tờ tiền của ông Danh có kích thước không giống các tờ tiền polymer 100.000 đồng khác nên không nhận.



Ông Danh đã đem đi thử thì thấy là tiền thật 100%. Nhưng một tờ tiền polymer 100.000 đồng có số sê-ri FP 04468873 có kích thước là 144mm x 66mm; còn tờ có số sê-ri OH 04070437 lại có kích thước 145mm x 65mm.



Trong khi đó, theo kỹ thuật đặc trưng của đồng tiền Việt Nam do NHNN Việt Nam công bố, tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng có kích thước là 144mm x 65mm. Ngoài ra, chữ "NGHĨA" trong dãy chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" trên tờ tiền có số sê-ri OH 04070437 bị bay mực nên rất mờ (tờ tiền vẫn còn khá tốt, các hoa văn trên tờ tiền vẫn rõ nét).









NGOHUONG

Đọc lại những bài báo về chất lượng tiền Polyme, tiền xu nhân vụ NHNN ngừng phát hành tiền xu(1)

Thống đốc Lê Đức Thuý giải trình về chất lượng tiền polyme

............................. (Nguồn xaluan.com)

Thống đốc Lê Đức Thuý.
Thống đốc Lê Đức Thuý.
- Sau khi báo chí liên tục đưa tin phản ánh về chất lượng tiền polymer, sáng nay, 11/10, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thuý đã có văn bản giải trình về những thông tin liên quan.
Giải thích về cơ sở  lựa chọn chất liệu giấy nền polymer để in bộ tiền mới, ông Thuý cho rằng, giấy nền polymer dùng để in tiền là một sản phẩm công nghệ mới ra đời (1988) do hãng Securency của Australia sản xuất. Hiện đã có 23 nước trên thế giới sử dụng loại giấy nền này để in tiền.
Ưu điểm của loại giấy này là không thấm nước, phù hợp với môi trường và khí hậu nóng ẩm ở VN, độ bền cao, khả năng chống giả lớn, có thể sử dụng các dây chuyền thiết bị in tiền cotton hiện có để sản xuất tiền polymer.
Nhược điểm: Chất lượng in, hiệu quả mỹ thuật không tinh tế bằng giấy cotton, giá thành tiền polymer đắt gấp 2 lần tiền cotton, nguồn cung cấp độc quyền vì hiện chỉ có một công ty sản xuất nên dễ dẫn tới độc quyền giá.
Về chất lượng in ấn đồng tiền polymer do Việt Nam tự sản xuất, ông Thuý cho rằng, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng xấp nước lên đồng tiền rồi chà, xát thấy ra mực để cho rằng đồng tiền kém chất lượng hoặc cho rằng “tiền polymer gặp nước bị nhoè mực” là không có cơ sở về mặt công nghệ.
Ông Thuý giải thích, do công nghệ in lõm để tạo nét nổi ở một số chi tiết nên khi chà xát khu vực in lõm mực in trên tờ tiền sẽ bị mài mòn thành bột mực nhỏ. Hiện tượng này xảy ra kể cả khi đồng tiền khô hay ướt, với đồng tiền của bất kỳ nước nào, dù là tiền cotton hay polymer.
“Độ bền xé của giấy nền polymer đã được kiểm nghiệm cả trên thiết bị thí nghiệm và thực tế, vì vậy, các đồng tiền còn nguyên vẹn không thể bị rách, vỡ khi vò, cuộn. Ý kiến cho rằng tiền polymer giòn như bánh tráng, là không đúng”, ông Thuý khẳng định.
Về hiện tượng đồng tiền có kích thước nhỏ hoặc lớn hơn kích thước ngân hàng thông báo +/- 1mm, ông Thuý cho biết đó là dung sai kỹ thuật cho phép, được qui định trong tiêu chuẩn kỹ thuật đồng tiền chứ không phải do lỗi in ấn. Ngay cả tiền cotton đang lưu hành cũng có dung sai kỹ thuật này.
Trả lời về việc một đồng tiền mệnh giá 500.000đ không có chi tiết mực đổi màu (OVI), ông Thuý cho biết, sau khi kiểm tra, Nhà máy in tiền quốc gia khẳng định đây là tờ tiền bị lỗi trong quá trình in, là sản phẩm hỏng mang tính cá biệt, do khi kiểm tra chất lượng, cán bộ OTK đã để lọt.
Về khả năng chống giả, ông Thuý khẳng định đồng tiền mới được thiết kế với kỹ thuật chống giả cao hơn những đồng tiền cotton đang lưu hành. Ví dụ như yếu tố hình ẩn (DOE), số dập nổi trong cửa sổ trong suốt (chỉ ứng dụng được trên giấy polymer), yếu tố Iriodin (dải màu vàng lấp lánh)…
Giải thích về việc bộ tiền mới bị làm giả, ông Thuý cho rằng, vừa qua xuất hiện loại tiền giả in bằng giấy nilon không nằm ngoài nhận định của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an. Tại Việt Nam. Tỷ lệ tiền giả polymer được thống kê năm 2005 là 0,1 tờ/ 1 triệu tờ tiền lưu thông đối với loại 500.000đ; 4,2 tờ đối với loại 100.000đ; 2,94 tờ đối với loại 50.000đ.  Trong khi đó, tiền cotton mệnh giá 100.000đ ở mức 169 đến 416 tờ/triệu.
Ông Thuý cũng cung cấp thông tin về tỷ lệ tiền giả tại các nước, trong đó, tại Australia thì hơn 10 năm qua bình quân  tiền giả chiếm khoảng 5 tờ/triệu. Tại các nước sử dụng tiền cotton như đồng EURO mệnh giá 20 EUR là 63 tờ/triệu; 50 EUR là 103 tờ/ triệu; 200 EUR là 141 tờ/triệu.
“So sánh với các mệnh giá tiền cotton cũ của VN và các loại tiền cotton của các nước trong khu vực, tiền polymer 50.000đ, 100.000đ và 500.000đ của Ngân hàng Nhà nước VN có những ưu điểm vượt trội cả về chất liệu, công nghệ in ấn và khả năng chống giả”, ông Thuý cung cấp đánh giá của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.
Giải thích về một số chi tiết chưa thống nhất trên đồng tiền hoặc giữa các mệnh giá trong bộ tiền mới, ông Thuý cho biết Ngân hàng Nhà nước chính thức nhận trách nhiệm và nghiêm túc kiểm điểm về chi tiết không có dấu chấm cách ở cụm số “10000”, lỗi này do khâu chế bản.
Về sự khác biệt màu sắc, hoạ tiết, hình dáng, kích thước cửa sổ trong suốt, hoặc có mệnh giá chỉ có một cửa sổ… ông Thuý cho rằng những sự khác biệt này hoặc không phụ thuộc qui chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải áp dụng cho mọi mệnh giá boặc là đã được xác định là cần thiết và đã được phê duyệt.
Vấn đề đảm bảo an ninh tiền tệ đối với mẫu tiền chế bản tại nước ngoài, ông Thuý giải thích, với bộ tiền cotton đang lưu hành, Ngân hàng Nhà nước cũng thuê chế bản tại nước ngoài. Để đảm bảo an ninh tiền tệ, NHNN đã yêu cầu đối tác cam kết bằng văn bản về việc bảo mật toàn bộ thông tin, việc đưa mẫu đi chế bản và đưa chế bản về nước luôn có cán bộ an ninh đi cùng. Các tư liệu liên quan đến chế bản được huỷ bỏ toàn bộ sau khi hoàn thành, khi tiêu huỷ có sự chứng kiến của cán bộ NHNN, Nhà máy in tiền quốc gia và Bộ Công an.
Về chi phí in tiền polymer, ông Thuý cho rằng, đánh giá chi phí in tiền cần phải xem xét đến độ bền của đồng tiền, thực tế tiền polymer có tuổi thọ cao gấp 3-4 lần tiền cotton. Như vậy, chi phí in tiền polymer chỉ bằng khoảng 66% chi phí in tiền cotton.
Trước những thông tin về tình hình tổ chức cán bộ của Nhà máy in tiền Quốc gia như việc trù dập cán bộ hoặc có trường hợp “chết đột ngột” do có ý kiến về tiền polymer hoặc thông tin NHNN trù dập, điều làm việc khác những cán bộ, nhân viên có ý kiến ngược lại với chủ trương dùng tiền polymer, ông Thuý khẳng định những thông tin này hoàn toàn sai sự thật.

Gửi vào 11/10/06 20:08

Chính thức ngừng phát hành tiền xu

*Mõ làng Chờ: ô hô, dự án đúc tiền xu và in tiền polyme ngay từ đầu đã gặp những phản đối khá gay gắt từ những người làm chuyên môn với lý lẽ là chất lượng tiền polyme không đạt tiêu chuẩn, v.v. Nhưng nhà lãnh đạo NHNN lúc đó là ông Lê Đức Thuý ra sức bảo vệ rằng chất lượng Polyme tốt hơn, bền hơn tiền giấy cotton v.v và cuối cùng dự án vẫn đi vào hoạt động. Sau 5 năm đưa vào lưu thông chất lượng tiền xu, tiền Polyme như thế nào thì đã quá rõ. Không biết nhà lãnh đạo NHNN Lê Đức Thuý có cảm thấy áy náy, dằn vặt và xấu hổ vì kết quả này không nhỉ?

.................................................................

(Nguồn: nguyenxuandien.blogspot.com)

28-04-2011

PHÁ SẢN !

Mấy thằng ngông cuồng cứ tưởng nước mình sẽ bán hàng tự động ngay được, nên nghĩ ra việc đúc tiền xu. Máy bán hàng tự động không có, chỉ duy nhất có 1 cái thì đặt ở nhà vệ sinh của quán bia ở Bác Cổ (HN) để bán bao cao su. Các bác say khướt, loạng quạng bước vào, đút 1 phát, từ cái khe kia nó nhảy ra 1 vài cái bao cao su. Có bác say quá, cứ đứng đấy, đút mãi, đút mãi, nó nhảy ra 1 đống bao cao su. Cười đến vỡ ruột!

Nhưng bán cũng được ít lắm, vì dân nhậu đếch mang tiền xu trong người. Vậy là sự nghiệp tiền xu của Chính phủ, cuối cùng chỉ phục vụ cho việc ngừa thai, ngừa HIV, giang mai, tiêm la, lậu, sùi mào gà cho dân nhậu. Ấy thế mà cũng bị phá sản!
.......................................................................................................
Dân Việt đưa tin:
Chính thức ngừng phát hành tiền xu
(Dân Việt) - Sau 8 năm phát hành tiền xu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu vừa chính thức công bố sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ, NHNN sẽ dừng phát hành thêm tiền xu mới.

Đồng thời, NHNN sẽ nghiên cứu giải pháp thích hợp đối với việc lưu thông tiền kim loại trong thời gian tới.

Tiền kim loại bắt đầu đi vào lưu thông từ cuối năm 2003 với mục đích tạo tiền đề cho phát triển các hình thức thanh toán tự động. Nhưng vì nhiều lý do, cả chủ quan lần khách quan mà đến nay nó hầu như không còn vị trí trong lưu thông. Tính đến thời điểm này khi hệ thống thanh toán tự động vẫn chưa được tạo dựng thì tiền xu chính thức rơi vào trạng thái “chết yểu”.
Việc sử dụng tiền xu trong thời gian qua không được người dân thực sự quan tâm.
Yếu thế vì mệnh giá nhỏ!
Ông Nguyễn Trí Hiếu - thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ABBank, phân tích: Tiền xu không được đón nhận còn vì giá trị quá nhỏ trong bối cảnh lạm phát cao mấy năm gần đây. Nếu như tiếp tục phát hành trong khi dân chúng không hề đón nhận thì NHNN sẽ phải chịu phí.
“Trước đây, tiền xu loại 500 đồng, 200 đồng, 1.000 đồng còn có giá trị để mua mớ rau thơm nhưng giờ đây, tiền đồng đang mất dần giá trị, tiền xu cũng không được coi trọng” - ông Nguyễn Trí Hiếu nói.
Xung quanh lý do, tiền xu chưa phát huy hiệu quả do hệ thống bán lẻ tự động chưa phát triển, ông Hiếu cho rằng, đúng nhưng chưa đủ. Tại nước Mỹ, đồng 1 USD được sử dụng rất phổ biến. Người dân bỏ 1 USD vào bốt điện thoại để gọi, bỏ vào máy bán hàng tự động để mua nước giải khát. 1 USD có thể làm được nhiều việc. Còn Việt Nam, biết bao xu lẻ mới mua được lon bia? Xu 500 đồng, 1.000 đồng đang bị bỏ quên.
“Giá trị thương mại của tiền xu quá nhỏ, quá ít ỏi trong khi giá hàng hóa thay đổi từng ngày” - ông Hiếu nói. “Tiền kim loại lại cồng kềnh, hình thức, chất lượng cũng chưa thỏa mãn mong đợi của người tiêu dùng là những hạn chế khiến tiền xu bị “từ chối” trong lưu thông” - ông Trí Hiếu nhấn mạnh.
Ở góc độ người tiêu dùng, bà Vũ Lan Hương (39 phố Hồng Mai) cho biết: “Có tiền xu chỉ muốn tiêu đi cho nhanh. Đi mua hàng ở chợ, chẳng người bán hàng nào chịu lấy tiền xu”.

Anh Quốc Huy, một Việt kiều Anh đang làm việc tại Hà Nội cho biết: “Ở nước ngoài tiền xu được dùng rất phổ biến. Thậm chí nhiều dịch vụ dùng tiền xu tiện lợi hơn so với tiền giấy. Tiền xu được tạo không gian lưu thông riêng biệt, nên nó bình đẳng với tiền giấy. Trong khi ở Việt Nam, ngay từ khi được phát hành tiền xu đã không có đất sống.
Thiệt hại vật chất không lớn!
Thời điểm này, mặc dù thông tin dừng phát hành tiền xu đã được đại diện NHNN công bố tại văn bản trả lời thắc mắc, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII, tuy nhiên, hầu như chưa có thông tin gì khác xung quanh việc sẽ sử dụng, xử lý ra sao đối với khối lượng tiền xu đã phát hành.
Trước đây, tiền xu loại 500 đồng, 200 đồng, 1.000 đồng còn có giá trị để mua mớ rau thơm nhưng giờ đây, tiền đồng đang mất dần giá trị, tiền xu cũng không được coi trọng.
Về câu hỏi xung quanh giải pháp thích hợp để việc sử dụng đồng tiền xu có hiệu quả như đồng tiền giấy, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho biết: Cơ quan này đang phối hợp với Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các cơ quan liên quan đánh giá, nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng của đồng tiền kim loại. “Đồng thời, sắp tới NHNN sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất các giải pháp thích hợp đối với việc lưu thông tiền kim loại” - lãnh đạo NHNN cho biết.
Liên quan đến chủ trương dừng phát hành tiền xu, ông Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN cho biết: Về chủ trương là sẽ dừng phát hành tiền xu. Tuy nhiên, không ai dám nói sẽ xóa bỏ tiền xu trong lưu thông. Trước mắt, NHNN sẽ thu về và giữ lại trong kho của NHNN.
“Việc dừng phát hành tiền xu và thu về lượng tiền xu đã phát hành có gây tổn thất về vật chất cho nền kinh tế nhưng không lớn. Tôi nhớ khi phát hành chúng ta bỏ ra khoảng 2 tỷ đồng chi phí. Vấn đề là những tác động tâm lý không hay khi một loại tiền phát hành ra không được xã hội chấp nhận” - ông Kiêm chia sẻ.

2 nhận xét:


Tào Lao nói...
Kính Lâm Khang Bức xúc quá
Nguyễn Hữu Quý nói...
Với những ông quan "cơ cấu" thì còn nhiều dự án nữa; dẫu sao, tiền xu cũng chỉ là... xu; còn đỡ. Đọc bài dịch trên Ba Sàm về đường sắt cao tốc TQ mới thấy kinh. Chừng nào đất nước còn tài nguyên để khai thác bán thô, thì chừng đó còn dự án. Không có dự án đầu tư phát triển, thì làm sao được các tổ chức tài trợ cho vay; một kiểu "núp công lợi tư", rồi "cứ thằng nào rẻ là ta chơi"... hề hề!

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Cách đo size giầy

Cách đo size giày
Cập nhật ngày 12 Apr 2009 bởi Loo Boo in Hướng dẫn sử dụng, Thời trang
-------------------------------------------
(Nguồn: Blog siêu thị LooBoo)
Đối với siêu thị LooBoo, mang một đôi giày với kích cỡ vừa với chân của mình có ảnh hưởng rất nhiều tới dáng đi và sức khỏe của bạn. Những đôi giày nhỏ hơn chân của bạn là nguyên nhân chính dẫn tới những bệnh đau nhức bàn chân và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Những đôi giày lớn hơn chân của bạn sẽ gây rộp (phồng) da và làm cho bước chân của bạn không vững… Và cỡ giày của bạn cũng thay đổi theo thời gian, cỡ giày cách đây 5 năm có thể sẽ thay đổi chứ không y như hiện tại đâu nhé.
Thời gian tốt nhất để đo cỡ giày của bạn là vào lúc cuối ngày, khi đôi chân của bạn được thư giãn hoàn toàn.
Cách đo:
  1. Hãy mang đôi vớ mà bạn dự định mang với kiểu giày bạn sắp mua, đo cả hai bàn chân và chọn đôi giày có cỡ bằng với chân lớn hơn của bạn (nếu có sai số giữa hai bàn chân).
  2. Bạn hãy ngồi xuống để tự đo khuôn chân cho mình, hoặc đứng thẳng trên hai chân rồi nhờ một người khác giúp mình lấy khuôn chân.
  3. Bạn hãy đặt một bàn chân lên tờ giấy (tờ giấy lớn hơn bàn chân bạn nhé), lấy một cây viết, dựng thẳng đứng thân viết rồi áp sát vào bàn chân mình, vẽ một đường viền xung quanh bàn chân để lấy khổ chân.
  4. Sau khi đã có khuôn chân, bạn hãy đo chiều dài (tính bằng centimeters) của bàn chân mình bằng khoảng cách xa nhất từ đầu tới cuối bàn chân.
  5. Đối chiếu với bản dưới đây để có cỡ giày chính xác của bạn.
sizegiay
Bạn cũng có thể xem bảng dưới đây để tham khảo cách quy đổi size giày giữa Mỹ, Anh và Việt Nam
size giày
Vậy là bạn đã biết size giày của mình, xin mời bạn xem những mẫu giày mới nhất của siêu thị Loo Boo chúng tôi bằng cách bấm vào link này hoặc copy đường dẫn sau vào trình duyệt của bạn: http://looboo.com.vn/nam-giay-dep-c-288_291_295.htm

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Nghị gật thế kỷ 21

(Nguồn: nguyenxuandien.blogspot.com)

24-04-2011


QUÂN XANH - QUÂN ĐỎ


Cô giáo: Con trai của ông bà đến lớp hay ngủ gật ?

Ông bố: Lớn lên cháu sẽ làm đại biểu Quốc hội !
( Tranh biếm họa của Rumani)
ỨNG VIÊN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CŨNG CÓ QUÂN ĐỎ”, “QUÂN XANH”?
Nhà văn Đàm Quỳnh Ngọc

Vinh dự và phấn khởi được dự lớp tập huấn ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp, tôi trau chuốt quần áo, mặt mũi, đến lớp học sớm lắm. Người dự tập huấn cũng đông, buổi khai mạc trang trọng, vị quan chức lên phát biểu, dặn dò các học viên tiếp thu cho tốt, sau này trúng cử sẽ là đại diện cho nhân dân thể hiện ý chí nguyện vọng góp phần xây dựng đất nước. Đồng loạt học viên mở sổ ghi chép nghiêm túc, điểm danh đầy đủ dưới ống kính quay phim, chụp hình của các nhà báo.
Buổi khai mạc đầu tiên vui vẻ, đông đủ, nhưng những buổi sau số học viên vắng hẳn đi, chỉ bằng nửa ban đầu. Sao thế? Người tổ chức lớp học báo cáo với thầy do có người ốm, công việc đột xuất... Thầy không nói gì, chắc thầy cũng quen với không khí tổ chức lớp học như thế này ở nhiều nơi. Học viên có mặt im lặng chép bài.
Giờ ra chơi, có vị ngồi cùng bàn, hỏi:
- Chắc là quân đỏ nên chăm chỉ học bài thế nhỉ?
- Sao? - Tôi ngơ ngác.
- Chỉ là quân đỏ nên mới chịu khó ngồi lại cho đến ngày bế mạc, quân xanh tạm biệt từ hôm khai mạc ấy, làm gì có ốm đau, công việc... Bạn thuộc thành phần cứng, hay mềm đấy?
i bật cười:
- Thế nữa, quân xanh đỏ rồi đến thành phần cứng mềm...? Mình không biết, cơ quan giới thiệu đi học thì đi thôi. Bạn quân gì? Thành phần gì mà có vẻ tự tin vui vẻ thế?
- Chắc ăn rồi, phải có cả một quá trình quan hệ lâu dài ấy chứ, mình là quân đỏ, thành phần cứng, nên mới ngồi nghe thầy giảng dạy, nếu không đi làm việc khác, ngồi làm gì cho mất thời gian...
Thì ra thế, tự nhiên tôi có cảm giác mình là người lạc hậu, lỗi thời trong lớp học...
Nguồn: Văn Nghệ-Hội Nhà văn VN, số 17 ngày 23/4/2011.
Nguyễn Xuân Diện:
Xem bức tranh, khoái quá! Vậy thì từ ngày mai, tôi sẽ cử Trang phu nhân đến lớp của thằng cu Moon vào giữa giờ theo dõi mấy hôm, xem nó có hay ngủ gật trong lớp không. Nếu có, thì hy vọng rồi!
Các bác có con nhỏ đang đi học, cũng nên theo dõi về con em mình để có hướng bồi dưỡng cho các cháu.


3 nhận xét:


nguoi ha tinh nói...
Bác cứ đùa> Cu MOON nhà bác là hy vọng lớn của GD bác. Mà bác lại lo xa. Đến khi MOOn đủ đk thì có còn QH?
Nặc danh nói...
Đại biểu QH hay ngủ gật nhưng ngủ gật thì chưa chắc là đại biểu QH(mà cũng có thể là các nghề khác)cho nên anh NXD cũng không nên lo xa về cháu đến thế. Truyện của Đàm Quỳnh Ngọc hay quá!Nhân vật trong lớp học đó (đoạn cuối) còn có cảm giác tức là anh ta lỗi thời nhưng không đến nỗi lạc hậu đâu.
Thái Quốc Khánh nói...
Hồi nhỏ đọc tác phẩm văn học hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan, của Ngô Tất Tố, của Vũ Trọng phụng...cứ tưởng các ông nghị gật chỉ có trong xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, thối nát. Ai dè càng lớn càng thấy con, cháu , chắt nhà nghị...gật đông đáo để!