*MLC: Mỗi khi trên thế
giới đâu đó xảy ra các cuộc biểu tình đòi dân chủ hay bạo động lật đổ một chính
thể độc tài thì tuyên giáo nước ta thường đặc biệt quan tâm và có những chiến
lược cụ thể trong việc dẫn dắt luồng thông tin về sự kiện ấy. Chiến lược ấy không
mới và chẳng có gì lạ về cách thức thực hiện. Từ sự kiện Afganistan 2001, Iraq
2003, Lybia 2011, v.v. Kịch bản ấy là
như thế này “hạ bớt mức độ của cuộc biểu tình, nhấn mạnh những yếu tố như biểu
tình sẽ làm rối ren, chính trị mất ổn định dẫn tới những khó khăn về kinh tế thậm
chí là khủng hoảng kinh tế” và "khủng hoảng hay bạo loạn lật đổ là do thế lực thù địch bên ngoài kích động, xúi dục". Tóm lại là “biểu tình lật đổ chẳng giải quyết được
điều gì cả, chỉ người dân lao động là sẽ chịu thiệt thòi”, v.v .
(Binh lính bịt mặt Nga trên lãnh thổ UKraine)
Cách thức thực hiện như
vậy trước nay thường thấy tại những hãng truyền thông trực thuộc cơ quan đảng hay chính phủ
như VOV, VTV, Nhân dân, Quân đội nhân dân, v.v.
Nhưng quan sát cách thức đưa tin
tức về cuộc khủng hoảng chính trị xã hội tại Thái Lan và Ukraine vừa qua ta thấy
Vietnamnet cũng đã góp phần đáng kể với cách thức đưa tin kiểu tuyên giáo này. Điều
làm ta ngạc nhiên là Vietnamnet từng được đánh giá là một tờ báo có uy tín và bản lĩnh. Một số
chuyên mục như chuyên mục Tuần Việt Nam cho thấy tờ này không ngại đụng chạm đến những chủ đề được coi là nhạy cảm và gai góc của xã hội đất nước Việt Nam. Phải chăng gió đã đổi chiều ở ViệtNamnet?
Trong Entry này chỉ xin được lược trích hai ví dụ cho thấy sự nhạy cảm chính trị có ý đồ của tác giả Lê Thu trong bài viết Ukraina: Tên đất nước là 'điềm báo' bi kịch? http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/163193/ukraina--ten-dat-nuoc-la--diem-bao--bi-kich-.html. Trong bài này cô Lê Thu viết “Nhiều người từng đặt câu hỏi, phải chăng bi kịch của đất nước này xuất phát từ chính tên gọi của nó? Về mặt ngữ nghĩa, tên gọi 'Ukraina' được hiểu là 'vùng đất bên lề'. Trải qua nhiều thăng trầm và thịnh suy của các đế chế, Ukraina luôn trong tình trạng chia rẽ và là đất của các quốc gia khác, lúc thuộc về nước này, lúc lại thành đất của quốc gia khác.”
Nếu đem lịch sử nước ta
vào so sánh thì Việt Nam cũng có nhiều sự tương đồng. Đó là nước ta với hàng
nghìn năm bắc thuộc sau đó dưới các triều đại phong kiến lại luôn bị đế quốc
(nay gọi là đồng chí 4 tốt) thôn tính. Dưới triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta lại
thuộc Pháp. Vậy đất nước Việt này có điều gì để không đáng được hưởng độc lập-
tự do? Không rõ cô Lê Thu có ý gì khi viết những dòng trên đây.
Ví dụ thứ hai là trong bài 'Những vấn đề
Ukraina che giấu bị phơi bày' http://m.vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/163321/-nhung-van-de-ukraina-che-giau-bi-phoi-bay-.html tác giả Khánh Bùi dẫn lời “Một nhà
phân tích” rằng “Chính quyền mới
tại Ukraina trong thời gian sắp tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, mà nếu
không xử lý được, thì kết quả sẽ giống như phong trào Mùa xuân Ả-Rập. Nghĩa là,
sau khi lật đổ chính quyền Tổng thống Yanukovich, thay vì một cuộc sống tốt đẹp
hơn cho người dân, đất nước chỉ chìm sâu thêm vào bất ổn và khủng hoảng”.
Về điểm này có thể đúng
nhưng chưa đủ. Đó là sau cuộc cách mạng nào chả là khó khăn. Liên tưởng tới đất
nước Nga sau khi Liên Xô tan rã cũng đã có mười năm trời trong khủng hoảng cả
kinh tế và chính trị. Nhiều người Nga chắc còn nhớ tới hình ảnh về mức lạm phát
khủng khiếp khi hàng chục ngàn rúp mới mua được một ổ bánh mì trong khi trước
cách mạng một rúp được định giá bằng một đô la Mỹ. Tuy nhiên cái chưa đủ trong nhận
định về những khó khăn trước mắt của Ukraine rằng “không xử lý được khó khăn kết
quả sẽ giống như Mùa xuân Ả rập”. Tác giả có căn cứ nào để cho rằng Mùa xuân Ả
rập không đem lại những điều gì tốt đẹp hơn cho người dân?
Để có được quả ngọt phải
qua bước vun trồng, không qua khó khăn lấy đâu hạnh phúc?. Một chế độ độc tài
chỉ lo vơ vét cho tầng lớp lãnh đạo, phớt lờ những ước nguyện chính đáng của
người dân có đáng để tồn tại? Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Yanukovich không chọn
con đường hòa hợp, hòa giải làm theo ý nguyện của cư tri là tìm tự do và thịnh
vượng cho dân tộc mình mà đáng lẽ với vị thế của mình ông phải là người chìa
bàn tay hòa bình ra cho phe đối lập, cho người dân nhưng ông đã không làm và
quyết định sử dụng vũ lực. Vậy giờ ông còn trách ai đây?
Để hầu quý vị xin trích
dẫn lời phát biểu của đại sứ Ukraine tại Hà Nội với tờ Một thế giới để kết thúc
entry này (http://motthegioi.vn/goc-quan-sat/dai-su-ukraine-tai-viet-nam-ung-ho-phe-truat-va-truy-toi-cuu-tong-thong-yanukovych-49361.html)
trước câu hỏi “Quan điểm của ông về tình hình bạo lực dẫn đến thay đổi
chính quyền ở Ukraine?”
Tôi không có quan điểm khác với đất
nước mình về những sự kiện đau lòng diễn ra ở Kiev. Việc đàn áp những người dân
không có vũ trang, những người nguyện hi sinh cuộc sống của họ vì một Ukraine
dân chủ và tự do, là hành động tàn nhẫn.
Tại đây, ở nơi rất xa thủ đô quê
hương hàng ngàn cây số, tôi không cầm được nước mắt khi xem tin tức
về tình hình bạo lực tại Ukraine phát trên mạng.
Còn đây là dinh thự của kẻ vừa đào tẩu sang Nga cầu cứu ngoại xâm về dày mả tổ http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/02/ay-la-nha-cua-ke-chay-tron-cua-ukraine.html
Còn đây là dinh thự của kẻ vừa đào tẩu sang Nga cầu cứu ngoại xâm về dày mả tổ http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/02/ay-la-nha-cua-ke-chay-tron-cua-ukraine.html
P/S: tin mới nhất liên
quan đến Ukraine
Vào khoảng 20:30 phút
giờ Hà Nội ngày 1/3/2014, Putin đã có được phê chuẩn của quốc hội Nga can thiệp quân sự vào Ukraine
dưới chiêu bài “bảo vệ căn cứ quân sự và công dân Nga tại Crime” với hơn 6000
nghìn lính đã băng qua biên giới Ukraine (NBCnews.com). Như vậy người dân Ukraine
chưa thấy khổ vì kinh tế đã thấy khổ vì giặc xâm lược.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét