*MLC: Một tuần nay trên phương tiện thông tin truyền thông kể cả lề đảng, lề dân đều tràn ngập tin tức về cái chết của huyền thoại quân sự một thời của Việt Nam, đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Có lẽ từ lâu lắm rồi, từ thời tôi, một thằng mõ chả bao giờ để ý đến chuyện chính trị chính em, không hề biết ai là chủ tịch nước, ai là tổng bí thư, cơ cấu đảng như thế nào, v.v. tôi chìm ngập vào tuổi trẻ ham chơi, mộng mơ và ngây thơ với lũ bạn cũng ham chơi như tôi vậy.
Chỉ thỉnh thoảng lũ trẻ ham chơi bị dừng lại và tò mò vì những... đám ma, những đám ma các vị khai quốc công thần của chế độ. Nói đúng hơn những đám ma ấy xen ngang các cuộc vui chơi của lũ chúng tôi vì đó là những đám quốc tang mà quốc tang thì cả nước phải than khóc, phải nhỏ lệ, phải để tang. Đám ma đầu tiên gợi cho tôi một chút để ý là đám ma ông Lê Duẩn. Hồi đó tôi có cảm giác cả cây cối, đất trời và vạn vật ở xứ này đều phải khóc thương và để tang ông vậy...
Hơn ba chục năm sau vào tháng 10 năm 2013 này lại có một đám ma nữa có được dáng dấp như vậy.
Tối qua cả gia đình ngồi ăn cơm tối. Ý trung nhân của tôi, một người vô cùng hâm mộ đại tướng (nhưng hỏi hâm mộ đại tướng ở điểm gì thì không trả lời được) buột miệng "sẽ chả bao giờ có một đám tang nào như thế nữa". Tôi cũng muốn đồng ý hoàn toàn với vị trung nhân của tôi nhưng hơi khác một chút là "đó là đám ma cuối
cùng của một đế độ".
*Đại tướng: một nhân vật trong truyện Không Gia Đình.
-------------
P/S: Trong những bài viết về Võ Nguyên Giáp những ngày vừa qua tôi đặc biệt thú vị ở ba bài viết của ba tác giả mà tôi thấy có sự đồng cảm đó là Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Thị Hoài và blogger Phương Bích. Mạn phép các tác giả xin copy lại 3 bài viết đó về đây.
-----------------------------------------------
Thứ ba, ngày 08 tháng mười năm 2013
TÔI TRUNG
Nhìn từ hệ thống nầy, ông là danh tướng, là đại khai quốc công thần và ông là bậc tôi trung, tôi trung hiếm có.
Nếu ông là đại tướng của chế độ dân chủ thực sự, sau chiến tranh, ông có thể như Eisenhower của Mỹ, ra ứng cử và chắc chắc sẽ dành tuyệt đại đa số lá phiếu từ người dân, bỏ xa vạn dặm các đối thủ Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng...nếu như những người nầy dám ra tranh cử với ông.
Nhưng ông là người của chế độ độc đảng toàn trị và ông là bậc tôi trung, mỗi lời mở ra không bao giờ nằm ngoài ý Bác, ý Đảng nên ông thụ động ngồi chờ sự chọn lựa. Bác và Đảng đã không chọn lựa ông, mà chọn lựa Lê Duẩn. Ông an phận chấp hành.
Thế nhưng danh tiếng của ông lẫy lừng vượt ra khỏi biên giới của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đến khắp 5 Châu, nên có kẻ trong triều đình không muốn để ông an phận. Họ tìm cách vùi dập ông. Những người cùng thời vùi dập ông đã đành, đến bọn tiểu nhân đắc chí về sau, là hàng nhãi nhép so với ông cũng nhân danh triều đình vùi dập ông không thương xót. Nghe nói có những lúc ông chỉ cần quắc mắt đập bàn là tình hình sẽ bùng nổ. Bao nhiêu đàn em mến phục ông đang chờ đợi nơi ông. Nhưng ông là bậc tôi trung, ông luôn chấp hành nghị quyết và ý chí của đảng, dù nhiều lúc ý chí đó bị bọn tiểu nhân lợi dụng.. Nghị quyết đặt ông ở đâu và ông luôn chấp hành ngồi ở đó. Sự chấp hành tuyệt đối nguyên tắc đảng của ông làm người ta thấy ông là mẫu người của "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Ông là hình ảnh của Nhạc Phi, của Nguyễn Trải...thời phong kiến xa xưa, chiến thắng lẫy lừng mọi kẻ thù ngoài biên cương nhưng không thắng nổi bọn hồ cáo chốn triều đình vì lòng trung quân mê muội của mình.
Nếu ông là đại tướng của chế độ dân chủ thực sự, sau chiến tranh, ông có thể như Eisenhower của Mỹ, ra ứng cử và chắc chắc sẽ dành tuyệt đại đa số lá phiếu từ người dân, bỏ xa vạn dặm các đối thủ Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng...nếu như những người nầy dám ra tranh cử với ông.
Nhưng ông là người của chế độ độc đảng toàn trị và ông là bậc tôi trung, mỗi lời mở ra không bao giờ nằm ngoài ý Bác, ý Đảng nên ông thụ động ngồi chờ sự chọn lựa. Bác và Đảng đã không chọn lựa ông, mà chọn lựa Lê Duẩn. Ông an phận chấp hành.
Thế nhưng danh tiếng của ông lẫy lừng vượt ra khỏi biên giới của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đến khắp 5 Châu, nên có kẻ trong triều đình không muốn để ông an phận. Họ tìm cách vùi dập ông. Những người cùng thời vùi dập ông đã đành, đến bọn tiểu nhân đắc chí về sau, là hàng nhãi nhép so với ông cũng nhân danh triều đình vùi dập ông không thương xót. Nghe nói có những lúc ông chỉ cần quắc mắt đập bàn là tình hình sẽ bùng nổ. Bao nhiêu đàn em mến phục ông đang chờ đợi nơi ông. Nhưng ông là bậc tôi trung, ông luôn chấp hành nghị quyết và ý chí của đảng, dù nhiều lúc ý chí đó bị bọn tiểu nhân lợi dụng.. Nghị quyết đặt ông ở đâu và ông luôn chấp hành ngồi ở đó. Sự chấp hành tuyệt đối nguyên tắc đảng của ông làm người ta thấy ông là mẫu người của "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung". Ông là hình ảnh của Nhạc Phi, của Nguyễn Trải...thời phong kiến xa xưa, chiến thắng lẫy lừng mọi kẻ thù ngoài biên cương nhưng không thắng nổi bọn hồ cáo chốn triều đình vì lòng trung quân mê muội của mình.
Ông một thời là thần tượng của tôi.
Tôi biết về Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ rất sớm, cỡ chừng 5,6 tuổi và tôi biết như thế này: Có một đồn Tây rất to, bao phủ kín mít bằng dây điện, ai xông vào là điện giựt chết nhăn răng, nhưng quân ta vẫn xông vào hốt đồn được nhờ mặc nguyên áo giáp chống được điện giựt.
Có lẽ những ông trẻ trong làng lớn hơn tôi bàn tán về chiến thắng Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy nên nó ngấm vào ký ức của tôi một thời gian khá lâu như vậy.
Sau nầy lớn lên thêm chút đỉnh thì tôi lờ mờ hiểu được Võ Nguyên Giáp là ai, Điện Biên Phủ là như thế nào. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, thông tin về Tướng Giáp bị biệt tăm. Miền Nam đã xây dựng thể chế cộng hòa chống cộng quyết liệt nên dân làng tôi không còn dám bàn tán về Việt Minh, về tướng Giáp và về Điện Biên Phủ nữa. Lớn lên hơn chút, thỉnh thoảng tôi vẫn lén lút mở đài Hà Nội hoặc đài Giải Phóng nhưng vẫn chưa bao giờ nghe các đài ấy nhắc đến Võ Nguyên Giáp. Tôi quên ông đi.
Cho đến năm 1970, bổng dưng báo Công Luận ở Sài Gòn đăng loạt tài liệu nhiều kỳ về Điện Biên Phủ của nhà báo Jules Roy người Pháp. Hình ảnh người anh hùng Võ Nguyên Giáp với chiến công Điện Biên Phủ hiển hách của ông đến với tôi một cách đầy đủ, khách quan và sinh động. Tôi hằng ngày chờ báo từ Sài Gòn ra để mua đọc không sót một kỳ. Hào hứng chờ đợi còn hơn chờ đợi Tiếu Ngạo Giang Hồ đăng từng kỳ của Kim Dung. Càng đọc càng như được bay lên mây, lòng tự hào dân tộc dâng lên ngút ngàn. Quá sức yêu quý, tôi đã cắt các bài báo ấy ra lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Tôi biết về Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ rất sớm, cỡ chừng 5,6 tuổi và tôi biết như thế này: Có một đồn Tây rất to, bao phủ kín mít bằng dây điện, ai xông vào là điện giựt chết nhăn răng, nhưng quân ta vẫn xông vào hốt đồn được nhờ mặc nguyên áo giáp chống được điện giựt.
Có lẽ những ông trẻ trong làng lớn hơn tôi bàn tán về chiến thắng Điện Biên Phủ dưới sự chỉ huy của đại tướng Võ Nguyên Giáp như vậy nên nó ngấm vào ký ức của tôi một thời gian khá lâu như vậy.
Sau nầy lớn lên thêm chút đỉnh thì tôi lờ mờ hiểu được Võ Nguyên Giáp là ai, Điện Biên Phủ là như thế nào. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, thông tin về Tướng Giáp bị biệt tăm. Miền Nam đã xây dựng thể chế cộng hòa chống cộng quyết liệt nên dân làng tôi không còn dám bàn tán về Việt Minh, về tướng Giáp và về Điện Biên Phủ nữa. Lớn lên hơn chút, thỉnh thoảng tôi vẫn lén lút mở đài Hà Nội hoặc đài Giải Phóng nhưng vẫn chưa bao giờ nghe các đài ấy nhắc đến Võ Nguyên Giáp. Tôi quên ông đi.
Cho đến năm 1970, bổng dưng báo Công Luận ở Sài Gòn đăng loạt tài liệu nhiều kỳ về Điện Biên Phủ của nhà báo Jules Roy người Pháp. Hình ảnh người anh hùng Võ Nguyên Giáp với chiến công Điện Biên Phủ hiển hách của ông đến với tôi một cách đầy đủ, khách quan và sinh động. Tôi hằng ngày chờ báo từ Sài Gòn ra để mua đọc không sót một kỳ. Hào hứng chờ đợi còn hơn chờ đợi Tiếu Ngạo Giang Hồ đăng từng kỳ của Kim Dung. Càng đọc càng như được bay lên mây, lòng tự hào dân tộc dâng lên ngút ngàn. Quá sức yêu quý, tôi đã cắt các bài báo ấy ra lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Học lịch sử chỉ thấy Tây nó đánh cho ta te tua, từ Nguyễn Tri Phương đến
Hoàng Diệu, từ phong trào Cần Vương đến Văn Thân. Rồi anh hùng chống
Tây nào của Việt Nam cũng hầu như bị Tây bắt, Tây đày, Tây giết. Từ vua
Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết đến Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Trương
Công Định...từ Trần Cao Vân, Trần Quý Cáp đến Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh...
Bây giờ tự dưng xuất hiện một chiến công lừng lẫy, một đại tướng Việt Nam còn rất trẻ tuổi đã 55 ngày đêm làm cho cả vạn quân Pháp phải trốn chui trốn nhủi như những con chuột trong lòng chảo Điện Biên để rồi tất cả bị tràn ngập, bị bắt sống, bị đầu hàng, trong đó có cả tướng chỉ huy của quân Pháp là De Catries. Một chiến công lừng lẫy hiển hách như vậy mà từ lâu nay tôi không hề biết, bây giờ mới được biết qua chính nhà báo của phe địch viết nữa mới vô cùng thú vị chứ. Mình tự viết về mình trong chiến công lừng lẫy ấy đã sướng rồi, mà địch viết về mình đọc càng sướng làm sao.
Từ đó Võ Nguyên Giáp trở thành thần tượng số một trong tôi, soán đi ngôi vị của Che Guevara và Fidel Castro vốn là thần tượng thời thượng của tôi cũng như của nhiều thanh niên lúc bấy giờ.
Vì ông là thần tượng nên tôi theo sát bước đi của ông. Sau 75, tôi đọc không sót một cuốn sách nào viết về ông và Điện Biên Phủ cũng như cố gắng đọc một số những gì ông nói hoặc viết ra sau nầy. Đọc về Điện Biên Phủ và về ông thì rất thích thú nhưng tôi lại không có chút thú vị nào khi đọc những gì ông viết hoặc nghe ông phát biểu tại các lễ lạc quan trọng mà ông được phát biểu. Tôi thấy những điều ông nói chẳng khác gì Lê Duẩn hoặc báo Nhân Dân. Rồi càng về sau, tôi dần dần càng lo lắng về ông. Qua các kỳ đại hội, qua các chức vụ ông được phân công, tôi lờ mờ hiểu ra rằng ông bị đẩy dần khỏi bộ máy quyền lực cấp cao. Tôi đau xót lắm và liên tưởng đến hình ảnh Nhạc Phi trong truyện Tàu, dường như đang tái hiện dần ra nơi ông.
Khoảng sau năm 1990 thì tôi gặp được thần tượng của tôi bằng xương bằng thịt.
Tôi nhớ dịp đó có một hội thảo rất lớn về Phan Chu Trinh tổ chức tại Đà Nẵng. Thành phần tham dự gồm những người rất tên tuổi như Gs Trần Quốc Vượng, nhà văn Nguyên Ngọc, Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, học giả Nguyễn Văn Xuân...và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (*). Tôi lúc ấy chưa làm báo nhưng nhờ quen thân với cụ Nguyễn Văn Xuân nên cày cục cụ xin giấy mời. Vì hội thảo về Phan Chu Trinh và vì sự có mặt của Võ Nguyên Giáp, tôi đã xin nghỉ dạy hai ngày để tham dự.
Hồi ấy đang cao trào đổi mới nên có nhiều tham luận rất hay đề cao vai trò lịch sử và sự nghiệp của Phan Chu Trinh. Qua không khí hội nghị, tôi suy đoán rằng đây là hội thảo nhằm chính thức đánh giá lại cụ Phan. Và dường như mọi người trông chờ vào phát biểu sau cùng của đại tướng để khẳng định việc ấy. Tôi cũng rất trông mong. Thế nhưng đại tướng đã làm mọi người thất vọng. Không hề bị lung lạc bởi những học giả đổi mới, ông vẫn khuôn sáo và rất kiên định lập trường, phát biểu của ông không có một chút mới mẽ. Ông không đi ra khỏi tinh thần của nghị quyết đảng. Những điều ông nói về Phan Chu Trinh là những gì tôi đã nghe cả trăm lần qua những đợt học chính trị dành cho giáo viên. Ông vẫn nói y những gì mà Tố Hữu đã thay mặt đảng định hướng từ lâu: Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu, đường lối cải lương...
Trong phát biểu của ông, ông thường xuyên nhắc đến Bác và Đảng, và nhắc đến với một thái độ hết sức tôn kính gây ra cho tôi một cảm giác là ông không thể nào có ý kiến gì khác những ý kiến của Bác và Đảng đã đề ra và đã thấm sâu vào trong ông tự bao giờ.
Lúc đó trong tôi bất chợt dâng lên suy nghĩ, ông bảo thủ và kiên định lập trường giai cấp còn hơn cả Lê Duẩn. Nếu ông mà được Hồ Chí Minh chọn làm tổng bí thư thay vì Lê Duẩn thì đất nước khó mong đổi mới. Bởi lẽ, Lê Duẩn đã không sống quá lâu như ông nên Trường Chinh mới có cơ hội lên thay và nền tảng cho việc cải cách đổi mới mới được đặt ra. Ngay hồi đó tôi bất chợt nghĩ vậy, nhưng bây giờ thì tôi không còn nghĩ như thế nữa vì lịch sử thì biện chứng và cũng rất bất ngờ, ai biết được ra sao...
Đó là lần tôi được gặp ông duy nhất. Kể từ đó tôi không còn gặp ông nữa dù sau nầy tôi trở thành phóng viên chính trị, theo dõi viết bài về quốc hội, chính phủ, không mấy khó khăn để được tiếp cận với ông.
Hôm nay thì ông vĩnh viễn ra đi, để lại đàng sau một hệ thống. Cái hệ thống mà ông là bậc khai quốc công thần, ông là vị tôi trung hiếm có. Một hàng người dài bất tận xếp hàng chờ vào viếng ông với sự thành kính tận đáy lòng. Những người ấy mến mộ công trạng của ông và cũng có thể kèm thêm lòng thương cảm vì những gì ông phải chịu đến cuối đời. Ông như một Nhạc Phi.
Nhà nước cũng quyết định làm quốc tang trọng thể cho ông.
Tôi chợt thấy khó hiểu, tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?
HNC
* Tôi dự hội thảo không phải với tư cách nhà báo nên tôi không ghi chép gì do vậy có thể thiếu sót hoặc nhầm lẫn về thành phần tham dự, mong lượng thứ.
Bây giờ tự dưng xuất hiện một chiến công lừng lẫy, một đại tướng Việt Nam còn rất trẻ tuổi đã 55 ngày đêm làm cho cả vạn quân Pháp phải trốn chui trốn nhủi như những con chuột trong lòng chảo Điện Biên để rồi tất cả bị tràn ngập, bị bắt sống, bị đầu hàng, trong đó có cả tướng chỉ huy của quân Pháp là De Catries. Một chiến công lừng lẫy hiển hách như vậy mà từ lâu nay tôi không hề biết, bây giờ mới được biết qua chính nhà báo của phe địch viết nữa mới vô cùng thú vị chứ. Mình tự viết về mình trong chiến công lừng lẫy ấy đã sướng rồi, mà địch viết về mình đọc càng sướng làm sao.
Từ đó Võ Nguyên Giáp trở thành thần tượng số một trong tôi, soán đi ngôi vị của Che Guevara và Fidel Castro vốn là thần tượng thời thượng của tôi cũng như của nhiều thanh niên lúc bấy giờ.
Vì ông là thần tượng nên tôi theo sát bước đi của ông. Sau 75, tôi đọc không sót một cuốn sách nào viết về ông và Điện Biên Phủ cũng như cố gắng đọc một số những gì ông nói hoặc viết ra sau nầy. Đọc về Điện Biên Phủ và về ông thì rất thích thú nhưng tôi lại không có chút thú vị nào khi đọc những gì ông viết hoặc nghe ông phát biểu tại các lễ lạc quan trọng mà ông được phát biểu. Tôi thấy những điều ông nói chẳng khác gì Lê Duẩn hoặc báo Nhân Dân. Rồi càng về sau, tôi dần dần càng lo lắng về ông. Qua các kỳ đại hội, qua các chức vụ ông được phân công, tôi lờ mờ hiểu ra rằng ông bị đẩy dần khỏi bộ máy quyền lực cấp cao. Tôi đau xót lắm và liên tưởng đến hình ảnh Nhạc Phi trong truyện Tàu, dường như đang tái hiện dần ra nơi ông.
Khoảng sau năm 1990 thì tôi gặp được thần tượng của tôi bằng xương bằng thịt.
Tôi nhớ dịp đó có một hội thảo rất lớn về Phan Chu Trinh tổ chức tại Đà Nẵng. Thành phần tham dự gồm những người rất tên tuổi như Gs Trần Quốc Vượng, nhà văn Nguyên Ngọc, Phó chủ tịch nước Nguyễn thị Bình, học giả Nguyễn Văn Xuân...và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (*). Tôi lúc ấy chưa làm báo nhưng nhờ quen thân với cụ Nguyễn Văn Xuân nên cày cục cụ xin giấy mời. Vì hội thảo về Phan Chu Trinh và vì sự có mặt của Võ Nguyên Giáp, tôi đã xin nghỉ dạy hai ngày để tham dự.
Hồi ấy đang cao trào đổi mới nên có nhiều tham luận rất hay đề cao vai trò lịch sử và sự nghiệp của Phan Chu Trinh. Qua không khí hội nghị, tôi suy đoán rằng đây là hội thảo nhằm chính thức đánh giá lại cụ Phan. Và dường như mọi người trông chờ vào phát biểu sau cùng của đại tướng để khẳng định việc ấy. Tôi cũng rất trông mong. Thế nhưng đại tướng đã làm mọi người thất vọng. Không hề bị lung lạc bởi những học giả đổi mới, ông vẫn khuôn sáo và rất kiên định lập trường, phát biểu của ông không có một chút mới mẽ. Ông không đi ra khỏi tinh thần của nghị quyết đảng. Những điều ông nói về Phan Chu Trinh là những gì tôi đã nghe cả trăm lần qua những đợt học chính trị dành cho giáo viên. Ông vẫn nói y những gì mà Tố Hữu đã thay mặt đảng định hướng từ lâu: Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu, đường lối cải lương...
Trong phát biểu của ông, ông thường xuyên nhắc đến Bác và Đảng, và nhắc đến với một thái độ hết sức tôn kính gây ra cho tôi một cảm giác là ông không thể nào có ý kiến gì khác những ý kiến của Bác và Đảng đã đề ra và đã thấm sâu vào trong ông tự bao giờ.
Lúc đó trong tôi bất chợt dâng lên suy nghĩ, ông bảo thủ và kiên định lập trường giai cấp còn hơn cả Lê Duẩn. Nếu ông mà được Hồ Chí Minh chọn làm tổng bí thư thay vì Lê Duẩn thì đất nước khó mong đổi mới. Bởi lẽ, Lê Duẩn đã không sống quá lâu như ông nên Trường Chinh mới có cơ hội lên thay và nền tảng cho việc cải cách đổi mới mới được đặt ra. Ngay hồi đó tôi bất chợt nghĩ vậy, nhưng bây giờ thì tôi không còn nghĩ như thế nữa vì lịch sử thì biện chứng và cũng rất bất ngờ, ai biết được ra sao...
Đó là lần tôi được gặp ông duy nhất. Kể từ đó tôi không còn gặp ông nữa dù sau nầy tôi trở thành phóng viên chính trị, theo dõi viết bài về quốc hội, chính phủ, không mấy khó khăn để được tiếp cận với ông.
Hôm nay thì ông vĩnh viễn ra đi, để lại đàng sau một hệ thống. Cái hệ thống mà ông là bậc khai quốc công thần, ông là vị tôi trung hiếm có. Một hàng người dài bất tận xếp hàng chờ vào viếng ông với sự thành kính tận đáy lòng. Những người ấy mến mộ công trạng của ông và cũng có thể kèm thêm lòng thương cảm vì những gì ông phải chịu đến cuối đời. Ông như một Nhạc Phi.
Nhà nước cũng quyết định làm quốc tang trọng thể cho ông.
Tôi chợt thấy khó hiểu, tại sao cả Nhạc Phi lẫn Tần Cối đều được hệ thống vinh danh như nhau?
HNC
* Tôi dự hội thảo không phải với tư cách nhà báo nên tôi không ghi chép gì do vậy có thể thiếu sót hoặc nhầm lẫn về thành phần tham dự, mong lượng thứ.
(Nguồn: Huỳnh Ngọc Chênh)
-----------------------
Đại tướng và chữ Đao trong chữ Nhẫn.
“Chữ Nhẫn gồm có chữ Tâm và chữ
Đao. Chữ Đao đâm xuống trái tim. Tức là phải chịu đau đớn một mình... để
cuộc đời trôi qua ...êm ả”?
Những ngày qua, tình cảm trong tôi diễn biến khá
phức tạp. Chưa bao giờ, sự ra đi của một người, lại gây sóng gió trong lòng
người Việt đến thế, bởi kẻ yêu người ghét có lẽ chẳng kém gì nhau. Dăm ngày
qua, những hàng người xếp hàng vào nhà cụ Võ Nguyên Giáp, để viếng cụ vẫn kéo
dài không dứt, cứ như thể thi hài cụ đang thực sự hiện diện ở đó. Ngày nào cũng
thế, người ta xếp hàng từ sáng sớm, cho đến đêm khuya. Nếu lớp người có tuổi
đến viếng đã đành, nhưng trong dòng người ấy có rất nhiều thanh thiếu niên, chỉ
tầm tuổi cháu chắt của cụ, họ biết và hiểu gì về cụ?
Đã có lúc tôi nghĩ đơn giản đó chỉ là sự tò mò, hiếu
kỳ. Mặc dù tôi cũng đến viếng cụ, nhưng tình cảm lúc đó chỉ như đi viếng mọi
con người bình thường khác, khi họ ra đi về bên kia thế giới. Nghĩa là cũng xúc
động, cũng rơi nước mắt. Cũng có người nói, không hẳn là có tình cảm gì đặc
biệt lắm, nhưng đây là một cơ hội hiếm hoi, phải đến một lần vừa là để viếng,
vừa là để thăm nơi con người được nhiều người cho là một huyền thoại, đã sống
hơn nửa thế kỷ tại đây. Nói thế thôi chứ khó lý giải lắm trước những hiện tượng
đó. Giải thích cách gì cũng là phiến diện.
Tôi đã định không viết gì, trước hết vì đôi lúc nói
ra sự thật khá nguy hiểm. Nó không chỉ động chạm đến người đã khuất, mà đến cả
những người còn đang sống. Chỉ vì chuyện yêu ghét, khen chê mà nhiều người đang
là bạn bè lại quay lưng lại với nhau sau những cuộc tranh cãi gay gắt, hoặc
biết là không thể tranh luận, nên chỉ thất vọng về nhau trong im lặng. Có người
vốn chẳng bao giờ quan tâm đến mọi sự kiện, lại dửng dưng nhìn tất cả những
chuyện ồn ào đó, bảo cả đất nước đang lên đồng yêu, lên đồng ghét, lôi chuyện cũ
ra bới móc mà quên đi cái thực tại, như ở Văn Giang và Trịnh Nguyễn đang dầu
sôi lửa bỏng chuyện nông dân giữ đất.
Tôi như kẻ ba phải, ngơ ngác đứng giữa những hỗn
loạn thông tin, những quan điểm trái chiều, thấy ai cũng có lý của họ. Họ cãi
nhau và không ai đặt được mình vào địa vị của người khác, kể cả của người vừa
mới nằm xuống. Cứ gì cụ Giáp, bất cứ mỗi sự ra đi của một người nào có ảnh
hưởng đến xã hội như 2 nạn nhân, trong vụ bắn cán bộ địa chính ở Thái Bình,
cũng đều chia dư luận ra làm 2 phe. Nhiều khi người ta tán thành, đồng ý, nhưng
lại kèm theo chữ “nhưng mà” phía sau. Đúng là chuyện đời không đơn giản chỉ là
“Yes” or “No”, mà còn “But” hay “If” nữa!
Khi một người nằm xuống, đó không phải là thời điểm
thích hợp để lôi quá khứ ra mổ xẻ. Nhưng vì cả cuộc đời cụ gắn liền với một chế
độ, mà không ai thống kê ra được là có bao nhiêu người yêu, bao nhiêu người
ghét, bao nhiêu người sung sướng, bao nhiêu người đau khổ vì nó, nhất là cụ lại
ở một vị trí đặc biệt như vậy thì khó tránh khỏi chuyện mổ xẻ kia. Thôi thì cũng
đừng ai bức xúc quá về những bức xúc của người khác. Hãy công bằng cho họ được
yêu, được ghét đi.
Thế thì cũng cho tôi
bày tỏ chút ít. Những năm gần đây, tôi không còn thần tượng cụ Giáp như
trước kia, không phải vì cụ nhẫn nhịn nhận cái chức trưởng ban sinh đẻ có kế
hoạch, mà vì cụ không lên tiếng bảo vệ các tướng lĩnh khi họ bị thanh trừng. Tuy
chỉ là dân thường, nhưng tôi luôn coi trọng cái nghĩa hơn cái tài. Thế nên, tôi rất buồn
vì những thông tin thâm cung bí sử, có liên quan đến cuộc đời của cụ, mà chỉ
vào thời đại internet mới được hé lộ, bởi những người tạm coi là người trong
cuộc. Giờ đây, chỉ cần gõ vào google là ra rất nhiều bài viết về điều này. Có
thể nó không hoàn toàn chính xác và khách quan, nhưng đáng tiếc là tôi lại tin
vào điều đó.
Rất nhiều năm trước, đã có những xì xầm bàn tán,
những bài viết truyền tay nhau trong xã hội, về những vụ “thanh trừng” người
nào dám phản đối đường lối chính sách của đảng, mà họ cho là sai lầm. Cho dù những người đó là bậc công thần cỡ nào
như cụ Hoàng Minh Chính, cụ Trần Xuân Bách, cụ Nguyễn Mạnh Tường, cụ Trần
Độ....Trong bối cảnh đó, cụ Giáp muốn tồn tại buộc phải “Nhẫn”?
Ít ra cho đến bây giờ, người đời vẫn có kẻ trách cụ
nhẫn quá thành nhục. Sau này những người được cho là hãm hại cụ hoặc đã về bên
kia thế giới, hoặc cũng đã “về vườn”, lớp lãnh đạo trẻ kế tục cũng không khá gì
hơn. Bề ngoài họ vờ vĩnh kính trọng cụ, nhưng phớt lời mọi ý kiến đóng góp của
cụ trước những vấn đề hệ trọng của đất nước.
Có ai nghĩ rằng, cái “Nhẫn”của cụ Giáp cũng là một
sự hy sinh không?
Cái “Nhẫn” của cụ là để cho lịch sử thấy, cách đối
xử của những người cộng sản với nhau như thế nào?
Ví dụ ngay bản thân tôi, chỉ là một kẻ vô danh tiểu
tốt, cũng không thích chịu ơn của kẻ mình khinh bỉ. Thế nên họ đểu cáng tôi lại
thấy thanh thản, vì đã không mắc nợ họ điều gì.
Nếu cụ Giáp cáo lão từ quan, để tỏ rõ khí phách anh
hùng thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chắc gì cả thiên hạ đã hoan nghênh cụ? Có khi lúc
đó thiên hạ lại kết tội cụ là một người lính đào ngũ, bỏ trống trận địa cho
gian thần bách hại công thần?
Hình như chưa một ai trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp
nhất, lại thực sự về vườn một cách đúng nghĩa. Không hẳn là vì họ tham quyền cố vị, mà có lẽ có
một cơ chế nào đó, giống như vòng kim cô chẳng hạn, để họ khống chế lẫn nhau.
Thế nên nếu cụ Giáp mà có ý từ quan thì đâu có dễ?
Vậy là cụ chịu nhẫn để ở lại với đời. Cụ như một tượng
đài sống mà cả hai phía cùng muốn duy trì để lợi dụng. Một người bạn giải thích
cho tôi, “Chữ Nhẫn gồm có chữ Tâm và chữ Đao. Chữ Đao đâm xuống trái tim. Tức là
phải chịu đau đớn một mình... để cuộc đời trôi qua ...êm ả”. Tôi thích cách giải thích này.
Khôn ngoan không lại với giời, họ chơi xấu cụ thì
thiên hạ mới thấy cái tâm địa xấu xa của họ được chứ? Ngay cái cách họ không
nghe lời cụ, nhưng lại tỏ ra hiếu thảo với cụ đã tố cáo đó là trò hề. Bản thân
họ cũng rối như gà mắc tóc, không biết xử trí thế nào ngay cả trước sự ra đi
của cụ. Nào đâu cần họ đứng ra tổ chức Quốc tang, việc người dân tự nguyện đến
viếng tại nhà cụ đã đủ làm họ ghen tức nổ ruột. Có ý kiến còn cho đó là sự phản
kháng ngầm, có ý thách thức của dân chúng. Có lẽ nhìn khối người này, cũng lắm
anh ngán lắm. May họ không dở cái bài cấm tụ tập đông người ở đây.
Thậm chí cho rằng dân chúng lên đồng đi, tôi vẫn dám
chắc trong tất cả những người cộng sản, không có một ai được dân chúng tiễn đưa
khi về bên kia thế giới như cụ Giáp. Đó mới chính là nỗi hận khó nuốt trôi của
những người từng ganh ghét, hãm hại cụ. Buộc phải tổ chức Quốc tang, họ phải
ngậm bò hòn làm ngọt. Thôi! Đó cũng là cách trả thù ngọt ngào rồi các bác ạ.
Mặc kệ ai tung hô, phong thánh. Mặc kệ ai chửi bới
hay nguyền rủa, cụ ra núi Chùa đảo Yến nghỉ, cách xa mọi ồn ào của trần thế. Mấy
ai ra đó được để mà quấy quả cụ. Người đời nay hay đời sau phán xét công hay
tội thì cụ cũng đi xa rồi. Một trăm linh ba năm gánh gánh nặng cuộc đời, đã quá
đủ với một con người rồi, phải không ạ.
Kính cụ về nơi yên giấc ngàn thu.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐÁM TANG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
No-U, thành phần bị nhà cầm quyền ngầm cho là phản động đi viếng đại tướng. |
Nhân dân đi viếng đại tướng |
Bà con Văn Giang lập bàn thờ đại tướng ngay trên mảnh đất đang bị cướp phá.... |
Xếp hàng dài tới tận vòng xuyến gần Lăng - trong những đêm viếng đại tướng |
Trong khi dư luận tập trung vào tám tang đại tướng, công an tràn về Trịnh Nguyễn, bắt bớ những người dân phản đối xây nhà máy nước thải không hợp lòng dân. |
Thôn xóm tràn ngập công an, náo loạn một vùng quê yên tình. |
U19 Việt Nam về muộn, khi đã hết thời hạn viếng thăm. Nhìn cảnh này, gia đình đại tướng đã phải can thiệp với Ban tổ chức cho các cháu vào viếng. Người dân dù không được vào, cũng hoàn toàn ủng hộ. |
Theo một người đi viếng về nói: “Toàn bộ lực
lượng an ninh đã vây kín nhà tướng Giáp vì... sợ BẠO LOẠN”. Có lý lắm khi đọc bài dưới đây.
http://news.zing.vn/Dam-tang-bien-thanh-dai-bieu-tinh-chong-chinh-phu-post325557.html
Nhưng không có lý vì họ chả hiểu gì dân ta cả.
(Nguyồn: Phương Bích)
----------------------
Vĩnh biệt một thời đại
Tháng 10 7, 2013
Phạm Thị Hoài
Ông là đại diện cuối cùng của một thế hệ
mà chúng ta chỉ còn gặp lại trên những trang hồi kí, Thế hệ Vàng của
cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc, trong sáng, lãng mạn, tràn đầy lí
tưởng. Qua mỗi thế hệ đến sau, vàng dần biến thành đồng thau và thế hệ
hiện đang lãnh đạo đất nước này trông không khác gì đất sét. Người ta
thương tiếc ông như rỏ nước mắt cho những phẩm chất đẹp đẽ cũng theo ông
về bên kia, để lại bên này một thế giới chân không về giá trị.
Ông là một trong hai nhà lãnh đạo Việt
Nam tắm trong một hào quang quốc tế. Người kia đã khuất từ chính xác 44
năm trước. Trong cái bóng của ông, các chính khách đương thời của chúng
ta trông không khác các vĩ nhân tỉnh lẻ. Gắn với tên ông, chế độ cộng
sản ở đất nước này dường như dễ gây thiện cảm hơn, thậm chí lung linh
hơn trong mắt thế giới. Hào quang ấy hẳn cũng đã giúp ông tránh được số
phận của nhiều đồng chí và cộng sự thân thiết từng bị nuốt chửng trong
chiếc hộp đen của quyền lực đỏ đến nay còn khép kín. Những ngày này, khi
hào quang ấy cũng theo ông ra đi, người ta bám vào nó như vầng sáng
cuối cùng hắt lại từ dĩ vãng.
Theo ông ra đi là thiên tài quân sự mà
huyền thoại đã từ lâu bịt kín mọi ngả nhận thức khác. Thiên tài cầm quân
của ông đồng hóa thành thiên tài chống ngoại xâm của Đảng Cộng sản,
điều sẽ trở thành biện minh số một cho độc quyền thống trị vĩnh cửu của
tập đoàn chính trị mà ông suốt đời trung thành này. Thành tích của vị
“Napoléon Đỏ” đã đứng cao hơn núi máu xương chiến trường. Những ngày này
hoài niệm đạn bom lên tiếng để hiện thực lặng im, rằng đất nước của vị
tướng vĩ đại đã thắng trong chiến tranh và thua trong hòa bình. Gần nửa
cuộc đời sau của ông là bằng chứng lặng lẽ của hiện thực ấy.
Theo ông ra đi là những hi vọng tìm một
điểm tựa tầm cỡ khai quốc công thần cho một hành trình cứu quốc mới, đưa
Việt Nam ra khỏi vòng tròn ma quái của nghèo hèn, lạc hậu, băng hoại,
phụ thuộc, chuyên chế và hỗn loạn. Dù chỉ lên tiếng một số lần, có thể
là quá thưa thớt và yếu ớt so với mong đợi, và không bao giờ chạm lằn
ranh cho phép của thể chế, ông đã là một biểu tượng, một chỗ dựa tinh
thần, một uy quyền đạo đức trong một khung cảnh thiếu vắng mọi điểm tựa.
Dù chưa từng có một ảnh hưởng quyết định nào với nền chính trị Việt Nam
và quá khiêm nhẫn để đột phá và cách tân, ông đã là một địa chỉ của hi
vọng cải cách.
Theo ông ra đi là thời đại đã thành cổ
điển của những đại tự sự giải phóng dân tộc, chống thực dân, chống đế
quốc, chống phong kiến, cách mạng vô sản và chủ nghĩa cộng sản như nấc
thang tiến hóa cuối cùng của nhân loại. Một thời đại đầy xung đột, lầm
than, bạo lực. Một thời đại đầy ấu trĩ, cuồng tín, u mê. Song cũng đầy
những vẻ đẹp của niềm tin giản dị và hùng tráng bởi những nhân cách và
tầm vóc phi thường. Thời đại ấy đã cáo chung ngay khi ông còn sống. Bây
giờ ông có thể cùng thời đại của mình yên nghỉ. Một cuộc đời dài có thể
vắt qua hai thế kỉ, song không một vĩ nhân nào trong lịch sử đóng được
dấu ấn lên hai thời đại kề nhau.
Kính cẩn vĩnh biệt ông. Vĩnh biệt một thời đại. Cầu cho thời đại hôm nay không còn cần đến những vị tướng và những chiến trường.
© 2013 pro&contra
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét