Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Hai tờ báo Quân đội nhân dân và Nhân Dân trên mặt trận chống diễn biến hòa bình

Kinh hoàng phát ngôn bá đạo của những tờ báo có tên Nhân Dân. 

(Nguồn: Người Buôn Gió)

Dường như cuộc chiến trên mặt trận tư tưởng của các tờ báo này đã vào chỗ bế tắc, khủng hoảng bởi thực tiễn không minh họa được cho lời lẽ của họ.

Tờ báo QĐND đưa ra bài viết có nhan đề

Ba lần Bác cười trước lúc đi xa.

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/242/242/242/101538/Default.aspx

Bài viết miêu tả chi tiết và sống động chủ tịch HCM kinh yêu trước lúc từ trần theo lời kể của y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh có đoạn.

Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.

 Nếu đây là sự thật, thì sự thật này khiến nhiều người dân Việt phải ngỡ ngàng, hoang mang. Có lẽ nào nhạc sĩ Trần Hoàn là một tên nói phét, hoặc là một kẻ  lợi dụng mong muốn nghe hát của Bác để xuyên tạc sai lệch, nhằm kích động chiến tranh. Bài hát của nhạc sĩ Trần Hoàn có tên

Lời bác dặn trước lúc đi xa.

http://tainhaccho.vn/loi-bai-hat/tran-hoan/bnl/loi-bac-dan-truoc-luc-di-xa.htm

Bài hát như một câu chuyện kể rất cảm động, rằng trước lúc đi HCM muốn nghe câu hò Huế, bởi vì nước non chia cắt, Huế ở miền Nam. Rồi bác nhớ làng Sen quê mình, rồi bác nghe quan họ '' người ở ngưởi ở đừng về ''...rồi bác nghe câu hát dặm.

Bài hát của Trần Hoàn đã khắc sâu trong tâm trí của bao người Việt về một hình ảnh lãnh tụ HCM thân thương tha thiết với dân tộc, đất nước. Đến lúc cuối đời còn chỉ còn muốn nghe những làn điệu đầy bản sắc quê hương như hò, ví dặm, quan họ.

Thế nhưng báo QĐND dựa vào lời kể của một y tá Trung Quốc đã đưa lên thành một bài viết đi ngược 180 độ với những gì mà Trần Hoàn đã khắc sâu trong tâm trí nhân dân Việt Nam về hình ảnh của Người.

Bài viết của báo QĐND  đã nói rằng, bác chỉ muốn nghe câu hát Trung Quốc thôi. Không hề có một dòng nào của bài báo nói về những giây phút cuối đời HCM nhắc nhở gì đến nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam cả. Chỉ có những hành động tình cảm với phía Trung Quốc như khi nghe giới thiệu y tá TQ, chủ tịch HCM nhìn y tá TQ với đôi mắt hiền từ, rồi nhắm lại tuôn lệ ( như là đang bồi hồi cảm xúc nghĩ lại điều gì rất tha thiết ? ).

Những lời kể của y tá Trung Quốc Vương Tinh Minh liệu có tin cậy được không.? Tại sao bây giờ mới kể khi các nhân chứng có mặt lúc đó đều đã chết như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn và người còn sống duy nhất lại đang ở trạng thái sinh học không còn nói gì được nữa là đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một chi tiết nữa rất khó hiểu là theo lời kể của Vương Tinh Minh thì sức khỏe HCM đã hôn mê, tình lại chỉ lắc đầu yếu ớt ra hiệu. Nhưng sau khi nghe hát đã nắm tay Vương Tinh Minh và  tặng hoa rồi trút hơi thở. Tại sao người duyệt bài báo này không nghĩ rằng trong tình trạng nằm hấp hối chỉ còn giấy phút nữa lìa đời, chỉ ra hiệu bắng mắt và lắc đầu thì HCM lấy đâu ra sức để tặng Vương Tinh Minh hoa. Cho dù hoa có để bàn ngay đầu giường thì HCM cũng phải nhỏm dậy rút hoa từ trong lọ ra thì mới có hoa tặng được Vương Tinh Minh. Nếu HCM mà ngồi dậy, ngoái đầu, với tay rút hoa tặng thì hành động đó không hề phù hợp với người chỉ còn vài giây phút nữa lia đời, mới vài giây trước còn ra hiệu bằng ánh mắt hay cái lắc đầu.?

Có lẽ từ khi VN hợp tác toàn diện với TQ. Báo QĐND Việt Nam đã có những thay đổi khó lường, để học được bài học đấu tranh chống '' diễn biến hòa bình ''  của Trung Quốc. Những nhà làm tuyên truyền của báo QĐND đã tiếp thu hổ lốn tất cả những gì Trung Quốc nói, TQ viết. Báo QĐND hăng hái đi đầu như lính xung kích trên mặt trận tư tưởng để phê phán những tư tưởng chủ quan, ấu trĩ, lệch lạc của bọn phần tử phản động núp trong nhân dân. Báo QĐND lên án những thế lực phản động đang âm mưu hạ bệ thần tượng HCM trong lòng nhân dân ta.


Thế nhưng báo QĐND vì quá u mê hay cuồng tín vào ông thầy dạy môn '' đấu tranh chống diễn biến hòa bình'' mà đã đưa ra một bài viết cực kỳ tai hại, tác động xấu đến niềm tin nhân dân bấy lâu . Bài viết theo lời kể của y tá Trung Quốc là non kém về nghiệp vụ , không có cơ sở thẩm tra thế nhưng vẫn được tùy tiện đưa lên. Nhất là bài viết lại liên quan đến hình ảnh lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Phải chăng chính báo QĐND đang làm những việc mà họ thường lên án người khác.?


Báo nhân dân.


Tờ báo Nhân Dân hôm nay 20/9/2013 có bài viết nhan đề

Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc.

http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/21251502.html

Bài báo của tác giả Trần Chung Ngọc lên án những hãng truyền thông quốc tế đưa tin sai lệch về các vụ việc tôn giáo ở Việt Nam.

Không biết Trần Chung Ngọc uy tín cỡ nào mà khẳng định rằng những hãng truyền thông lớn quốc tế đưa tin sai, chỉ có ông ta là nói thật.?

Nhưng dẫu thế nào thì một điều nhận thấy được rõ, là các hãng truyền thông đưa tin về tôn giáo Việt Nam không bao giờ có bài xúc phạm, mạt sát tộn giáo hay nhân vật tôn giáo nào. Không hề có sự so sánh giữa hai tôn giáo khác nhau để dè bỉu, gây chia rẽ, kích động thì hằn nhau.

Trong bài báo của Trần Chung Ngọc thì trái lại những giọng điệu hằn học, bạo lực được lộ rõ không hề che đậy. Trình độ kém hay bản chất của tư tưởng Trần Chung Ngọc là vậy.?

Bài báo có đoạn.

'' Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn Việt gian vô Tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương "thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa"...

Đoạn viết này chắc hẳn những người theo đạo Công Giáo, những linh mục , giám mục và hồng y Thiên Chúa Giáo  hiểu ý đồ tác giả nói về '' bọn... vô tổ quốc, phi dân tộc'' là không những nói chỉ nói riêng về con người  mà tác giả Trần Chung Ngọc còn muốn đả phá cao hơn là về học thuyết, ý thức hệ, tư tưởng của đạo Thiên Chúa. Một sự xúc phạm thật nặng nề đến tôn giáo, sở dĩ gọi là nặng nề vì không phải nó động đến hành động nhất thời của một tổ chức tôn giáo . Mà nó động hẳn đến chủ thuyết, tư tưởng thần học của tôn giáo ấy.

Phát ngôn táo bạo hay phát ngôn bá đạo.

Một tờ báo lấy tên Nhân Dân, lại cho đăng bài của một kẻ xưng là Việt Kiều Mỹ , xúc phạm niềm tin của  gần chục triệu nhân dân ( tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam xấp xỉ 10 triệu người.). Cuộc kháng chiến chống Pháp đã xa xôi như vậy rồi, mà sự thù nghịch đến nay vẫn còn hiện rõ. Vẫn được báo Nhân Dân lên án.....vậy thì mấy triệu người miền Nam di tản hồi 1975 khi đọc được bài viết của Trân Chung Ngọc, trên báo Nhân Dân hôm nay liệu có tin được vào đoàn kết, tha thứ, hòa giải , yêu thương mà nhà nước Việt Nam đang kêu gọi  không.?

 Trần Chung Ngọc lộ rõ ý đồ gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc , chia rẽ tôn giáo khi so sánh hình ảnh người Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Sau khi vạch tội Thiên Chúa Giáo là Việt Gian, phi dân tộc, tổ quốc, chịu mất nước chẳng thà mất Chúa....đến lượt kể công lao của tu si Phật Giáo. Thậm chí quá đà ca ngợi tinh thần chiến đấu của các tu sĩ Phật Giáo , bài báo có đoạn.

'' Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho dân tộc''

Học thuyết của Phật Giáo có cho chém giết quân thù để bảo vệ mình không.? Cái này dường như chưa ai dám khẳng định rằng học thuyết nhà Phật cho phép chủ động xông pha trận mạc chém giết quân thù. Nhưng cứ tạm gác điều đó lại, cứ cho rằng học thuyết nhà Phật cho phép hay ngầm cho phép chém giết quân thù như ý của Việt Kiều Trần Trung Ngọc đi chăng nữa.

Thì chả lẽ một tờ báo lớn toàn tiến sĩ, thạc sĩ , giáo sư, phó giáo sư lý luận không biết được cách sửa từ '' chém giết '' bằng từ nào khác trong kho tiếng Việt phong phú của Việt Nam. Ví dụ như sửa thành '' xông pha trận mạc chiến đấu với quân thù '' . Nghe có phải hay hơn từ '' chém giết '' rất bá đạo đối với người tu hành.

Một bài viết lủng củng, ý tứ đối nghịch nhau, loạn ngôn, giọng điệu hằn học chia rẽ tôn giáo, kích động hận thù  của Trần Trung Ngọc lại được báo Nhân Dân đưa lên. Chả lẽ không còn ai viết được hơn nữa sao.?

Hay báo Nhân Dân cũng như báo Quân Đội Nhân Dân cũng đang tự làm những điều mà họ hay phê phán các thế lực thù địch là chia rẽ dân tộc, kích động hằn thù, gây mất đoàn kết khối đại dân tộc.

Đến lúc phải dùng loại y tá Trung Quốc để nói về lãnh tụ nước mình, dùng Việt kiều ( gian) để nói về nội tình tôn giáo trong nước..có lẽ các tờ báo có tên Nhân Dân đã chẳng còn nhân dân nào trong đó nữa rồi.

5 nhận xét:

  1. Bác sáng ngời, Bác cao cả, Bác kính yêu của nhiều triệu thần dân, Bác đã hùng hồn chứng minh mãnh lực vô biên và bao la của bướm ... trước khi Bác tịt thở.

    Nhà báo đã thiếu sót, quên tả cảnh Bác bụp y tá lần cuối cùng của đời Bác. Lâm ly lọa.
    Trả lời
  2. KINH HOANG!
    VAY Ho Chi Minh DUNG LA TAU KHUA duoc cai vao VN?
    Trả lời
  3. Từ trước tới nay ai cũng biết (qua báo chí , các tác phẩm âm nhạc (TH) ) lúc HCM sắp "đi xa" muốn nghe một làn điệu dân ca , một câu hò vĩ dặm và một cô y tá đã hát cho HCM nghe , nghe hát xong HCM ra đi. Hôm nay trên báo QĐND đã "tiết lộ" rằng tất cả những điều tuyên truyền bấy lâu nay vẫn về những giây phút cuối cùng của HCM là láo toét ,dối trá. Còn biết bao sự thật mà dân tộc VN bị lừa phỉnh, mê hoặc ??. Hoan hô báo QĐND !!
    Trả lời
  4. Tết Mậu Thân quân đội theo lệnh của Cụ chôn sống hàng nghàn đồng bào Huế, Không có lẽ gì trước lúc người ra đi lại muốn nghe 1 câu hò xứ huế cả. Cụ và tên nhạc sĩ đó chỉ giỏi lừa thiên hạ thôi. Hôm nay báo QDND đã vạch rõ bộ mặt đó.
    Trả lời
  5. Còn đâu nữa minh gió trong những tờ báo mang tên nhân dân đó nữa mà chỉ còn là gió "gọi dạ-bảo vâng".
    Trả lời
     
    -------------
    Đề phòng trường hợp nào đó mà hai tờ báo  Quân đội Nhân rân và Nhân rân gỡ đường link bài Người Buôn Gió đưa, Mõ tôi copy file nguồn về đây lưu trữ để tham khảo

    Báo Xuân Canh Dần - 2010
    Ba lần Bác cười trước lúc đi xa
    QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7)
    “...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc sâu trong tôi. Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của Người, tôi luôn mang theo suốt cuộc đời...”.
    Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
    Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa. Thì ra là người của bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”.
    Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai đón Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người cùng Đoàn đại biểu Việt Nam thăm Trung Quốc năm 1955. Ảnh tư liệu.
    Khi chúng tôi tới Đại lễ đường nhân dân, Thủ tướng Chu Ân Lai đang nói chuyện với các bác sĩ trong tổ công tác. Lúc này tôi mới rõ, chuyến đi của tôi là tới Việt Nam chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đoàn có giáo sư Lí Băng Kì, chuyên gia Khoa truyền nhiễm Bệnh viện Hiệp Hòa Bắc Kinh. Thủ tướng Chu Ân Lai dặn dò yêu cầu chăm sóc chu đáo sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông cũng nhắc nhở mọi người quan tâm tới sức khỏe của các giáo sư cao tuổi trong đoàn. Sau khi tiếp kiến Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi lên xe tới thẳng sân bay, chuyên cơ IL-18 đã chuẩn bị sẵn và rời Bắc Kinh đi Hà Nội ngay trong đêm.
    Bác cười và nói: “Xin hoan nghênh, cảm ơn!”
    Rạng sáng ngày 25-8 chúng tôi tới Hà Nội. Dưới ánh đèn mờ, vẫn có thể nhìn thấy cảnh tàn phá của bom Mỹ. Máy bay trực thăng của Việt Nam đưa chúng tôi tới Phủ Chủ tịch.
    Ngày thứ hai ở Hà Nội, tức ngày 26-8, tổ y tế thứ ba của Trung Quốc cũng tới Hà Nội. Các thành viên trong tổ chữa trị đến từ các bệnh viện lớn của Bắc Kinh, Quảng Châu, trong đó có một số chuyên gia Trung y nổi tiếng Trung Quốc: Nhạc Mỹ Trung, Tôn Chấn Hoàn, Trương Hiếu, Lí Băng Kì, Cao Nhật Tân.
    Căn phòng nơi Bác nằm trị bệnh rất đơn sơ. Diện tích không quá 20 mét vuông, trang bị cũng giản dị. Khuôn mặt Bác xương gầy. Bác đang nằm trên giường bệnh. Đây là lần đầu tiên tôi được đứng gần Bác, tâm lí không khỏi căng thẳng. Tổ trưởng tổ chữa trị Trương Hiếu chỉ vào tôi và giới thiệu với Bác: "Cô ấy là y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, tên là Vương Tinh Minh". Bác nhìn và nhẹ nhàng nắm tay tôi. Bác mỉm cười nói: "Xin hoan nghênh, cảm ơn!". Bác nhìn tôi, ánh mắt hiền từ, tôi vô cùng cảm động, hai hàng lệ đã trào mi chẳng biết tự khi nào.
    Bác cười thay lời cảm tạ các y tá, bác sĩ
    Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai và các nhà lãnh đạo khác của Trung Quốc hết sức quan tâm tới sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đích thân Thủ tướng lựa chọn những nhân viên ưu tú nhất, thậm chí từng thùng thuốc gửi cho Bác và ân cần hỏi han, kiểm tra, dặn đi dặn lại không được sơ sảy.
    Bác Hồ và đồng chí Chu Đức tại Trung Quốc cuối tháng 1-1950. Ảnh tư liệu.
    Tình hình sức khỏe của Bác ngày càng xấu. Ngày 31-8-1969, Thủ tướng Chu Ân Lai nhận tin, sức khỏe của Bác đã rất xấu. Chuyên gia nổi tiếng Ngô Giai Bình được phái đến Việt Nam, nắm tình hình cụ thể sức khỏe của Bác, lập tức về trong ngày để báo cáo với Thủ tướng Chu Ân Lai. Nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, chuyên gia Ngô Giai Bình cùng những người trong tổ cứu chữa ra đi với tinh thần cao nhất, quyết tâm chuyển "nguy" thành "an". Sau khi đã phái tổ y tế thứ ba tới Hà Nội, tiếp tục tổ y tế thứ tư được phái tới Hà Nội (tổ thứ tư tới nơi thì Bác đã ra đi).
    Lúc này bệnh tình của Bác ngày càng nặng. Ăn ít, uống ít, cơ thể càng thêm gầy. Các chuyên gia, bác sĩ sau quá trình nghiên cứu thận trọng, tỉ mỉ đã quyết định truyền tĩnh mạch để khống chế nhiễm trùng, bổ sung dinh dưỡng và nước. Nhưng vấn đề đặt ra là cơ thể của Bác rất nhạy cảm với tiêm, vì vậy khó thực hiện. Chúng tôi đã đặt ra một phương án thực thi để phân tán sự tập trung chú ý của Bác. Khi nhận được sự đồng ý của Bác, cũng như sự cho phép của các đồng chí lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành truyền tĩnh mạch. Hôm đó, nhiều đồng chí lãnh đạo của Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp... đã có mặt. Việc đưa mũi kim truyền vào tĩnh mạch được tiến hành thuận lợi. Bác mỉm cười thay lời cảm tạ các y tá, bác sĩ.
    Bác mỉm cười sau khúc hát của tôi
    Ngày 31-8-1969, bệnh tình của Bác đột nhiên tăng lên. Hôn mê không tỉnh. Các chuyên gia bình tĩnh, kịp thời đưa ra biện pháp cấp cứu phù hợp. Bác sĩ Hồ Húc Đông xuyên kim vào tim Bác để bơm thuốc trợ lực tim. Thành công rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh từ từ tỉnh lại, Bác mở mắt ra, nhìn khắp một lượt các y, bác sĩ trong phòng. Mọi người cảm động không nói nên lời. Tổ trưởng Trương Hiếu lại gần bên Bác, khẽ gọi: "Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Người thấy trong mình hiện giờ thế nào? Còn chỗ nào chưa thấy thoải mái?". Bác khẽ lắc đầu, một lúc sau Bác ra hiệu muốn ăn một chút.
    Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc. Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người.
    Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập. Người đã vĩnh viễn đi xa. Chúng tôi không cầm được nỗi buồn, nước mắt tuôn trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương… và từ biệt Người. Ngày 9-9-1969, toàn bộ tổ chữa trị đã cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam tham gia lễ truy điệu được cử hành tại Hội trường Ba Đình. Hai ngày sau chúng tôi rời Hà Nội về nước. Để ghi nhận công lao của các bác sĩ, y tá trong các tổ y tế đã tham gia chữa trị cho Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam đã tặng nhiều huân chương cao quý cho thành viên trong tổ y tế.
    * Vương Tinh Minh, y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969.
    NGUYỄN HÒA biên dịch 
    ------------------------------- 
    Tôn giáo chân chính đồng hành cùng dân tộc 
    (Nguồn: Nhân rân)
    Thứ sáu, 20/09/2013 - 01:58 AM (GMT+7)
    [+] Cỡ chữ: Mặc định
    Gần đây, các hãng truyền thông nước ngoài, như BBC, VOA, RFA, RFI thường sử dụng quan điểm tiêu cực để đánh giá các sự kiện xảy ra ở Việt Nam hoặc liên quan tới Việt Nam, từ đó xuyên tạc, cổ vũ cho luận điệu sai trái, nhân danh "thảo luận" tạo diễn đàn để một số cá nhân bình luận thiếu thiện chí. Bài Ni cô "thay nâu sồng mặc quân phục" trên BBC ngày 14-8 là thí dụ điển hình của xu hướng không lành mạnh này. Tác giả Trần Chung Ngọc, một người Mỹ gốc Việt, có bài viết vạch rõ "sự bất lương của BBC tiếng Việt", Báo Nhân Dân xin trích giới thiệu cùng bạn đọc.
    Thỉnh thoảng tôi vẫn ghé vào đọc lướt qua VOA, BBC, RFA, RFI tiếng Việt. Không phải để học hỏi những gì họ viết trong đó mà chỉ để biết những luận điệu của họ như thế nào để chống phá Việt Nam, phục vụ cho đường lối chỉ đạo của các quốc gia liên hệ, chứ tôi đã biết từ lâu những tổ chức này không phải là những cơ quan thông tin vô tư. Thí dụ về RFA. Trần Ðình Hoàng có viết trên chuyenluan.net ngày 12-6-2007 bài Ðài RFA tuyên truyền chống Việt Nam. Ðây là bài nghiên cứu đầy đủ với nhiều chi tiết về thực chất, mục đích của RFA, và đây là phần kết: "Bài viết này muốn nhắc nhở những người nào còn lầm tưởng RFA đấu tranh cho quyền lợi của người Việt rằng: RFA là một tổ chức phục vụ cho quyền lợi của Mỹ và do một nhóm người Việt lưu vong điều hành nhằm làm suy yếu sự đoàn kết dân tộc của Việt Nam và gây bất ổn chính trị xã hội ở Việt Nam để người nước ngoài có cơ hội "thừa nước đục thả câu". Những người ở trong nước đã và đang cộng tác với họ hoặc do bị lừa gạt hoặc tự nguyện cần ý thức được rằng RFA chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam". Nhận định này cũng đúng với BBC, VOA, RFI tiếng Việt. Gần đây tôi ghé vào BBC thấy có một bài ngồ ngộ với đầu đề Ni cô "thay nâu sồng mặc quân phục" (đăng thứ tư, ngày 14-8-2013).
    Chỉ với cái đầu đề chúng ta có thể thấy sự bất lương của BBC tiếng Việt. Vì đây chỉ là một màn trình diễn văn nghệ, chứ không phải là ni cô vĩnh viễn "thay nâu sồng mặc quân phục". Nếu lương thiện thì đầu đề của bài viết phải là "ni cô mặc quân phục trình diễn văn nghệ".
    Từ xưa tới nay Phật giáo ở Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc. Khi thực dân Pháp xâm lăng và dưới thời Pháp thuộc, nhiều chùa đã trở thành nơi nuôi giấu, bảo vệ những người yêu nước chống Pháp. Trong cuộc kháng chiến ở Việt Nam gần đây cũng vậy, nhiều tu sĩ bỏ áo cà sa đi theo kháng chiến, vì theo truyền thống yêu nước, xét đúng ưu tiên của thời thế, giặc đến nhà đàn bà phải đánh, nền độc lập của nước nhà trên hết, không như bọn Việt gian vô Tổ quốc, phi dân tộc, chủ trương "thà mất nước chứ chẳng thà mất Chúa". Cho nên, nếu ni cô có "cởi áo nâu sồng mặc quân phục" như các tu sĩ "cởi áo cà sa khoác chiến bào" cũng đâu có phải là chuyện lạ. Lịch sử Việt Nam viết rõ, trong những cuộc chiến chống ngoại xâm, các chùa thường là nơi che giấu quân kháng chiến, và nhiều tăng, ni đã: "Nghe theo tiếng gọi của núi sông - Cà sa gửi lại chốn thư phòng...".
    Lịch sử đã chứng tỏ truyền thống yêu nước, hộ quốc, an dân của Phật giáo. Thiên hạ Lý Trần bán vi Tăng (Nửa thiên hạ Lý - Trần sống như là các tu sĩ Phật giáo) nhưng thời đại Lý - Trần cũng là thời đại oanh liệt nhất của Việt Nam, ba lần đánh bại quân xâm lược hùng mạnh nhất vào thời đó. Tăng sĩ Phật giáo "cởi áo cà sa khoác chiến bào", tham gia chống xâm lăng không phải là chuyện hiếm hoi, trong thời nào cũng có. Khi xưa thì Tuệ Trung Thượng sĩ, anh của Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm, thời bình thì tu ở chùa, thời chiến thì khoác chiến bào chống xâm lăng, cùng Ðức Trần Hưng Ðạo lập được nhiều chiến công, đuổi xong ngoại xâm rồi lại trở về chùa sống ung dung tự tại; vua Trần Nhân Tông cũng vậy, sau khi chiến thắng Nguyên Mông, bỏ ngôi báu xuất gia làm Trúc Lâm đầu đà.
    Trong hai cuộc chiến chống xâm lăng vừa qua, Phật giáo luôn luôn gắn liền với tinh thần yêu nước, nhiều tăng ni Việt Nam đã cởi áo cà sa, nâu sồng, mặc quân phục lên đường chiến đấu chống ngoại xâm. Vậy thì màn trình diễn văn nghệ của các ni cô chẳng qua cũng chỉ là diễn lại sự hy sinh đóng góp cho quốc gia của tăng ni Phật giáo trong thời chiến, khích lệ lòng yêu nước của quần chúng, có gì mà phải thắc mắc. Chúng ta hãy đọc một đoạn trên http://e207.net.vn: "Năm 1999, nhân kỷ niệm 52 năm Ngày truyền thống "Nghĩa sĩ phật tử" (27-2-1947), một nhóm ni sư từng phát nguyện "Cởi áo cà sa khoác chiến bào" đã cho lập một bia đá ngay trong khuôn viên chùa để ghi nhớ sự kiện đó. Nhà chùa cũng đã cho xây dựng Ðài tưởng niệm các Nghĩa sĩ Phật tử hy sinh trong thời kỳ chiến tranh. Thể theo tâm nguyện cá nhân, xương cốt của năm vị đã được quy tập, an táng trong vườn tháp của chùa. Ðây cũng là nơi mà bất cứ phật tử, du khách nào cũng muốn ghé thăm mỗi khi có dịp để nghiêng mình tưởng nhớ tới những vị sư "Nhập thế ra trận" năm xưa".
    Ni cô mặc quân phục, mặc áo tứ thân trình diễn văn nghệ chẳng qua chỉ là thể hiện nét văn hóa của dân tộc: quân phục tượng trưng cho sự hào hùng của nữ nhân Việt Nam trước nghịch cảnh của thời thế, tiếp nối tinh thần Bà Trưng, Bà Triệu, còn áo tứ thân nói lên nét duyên dáng của phái nữ Việt Nam. Phật giáo nên hãnh diện về những đóng góp này, thay vì chấp vào những hình thức bề ngoài chỉ có tính cách tượng trưng trong một màn trình diễn văn nghệ, và nên bỏ ngoài tai những lời phê bình nọ kia của những kẻ thiếu hiểu biết về truyền thống văn hóa dân tộc và về tinh thần "tùy duyên bất biến" của Phật giáo. Nếu những người thiếu hiểu biết về Phật giáo còn thắc mắc về chuyện các ni cô mặc quân phục thì tôi khuyên họ hãy xem video clip Cởi áo cà sa khoác chiến bào đăng trên youtube.com. "Phật Pháp bất ly thế gian pháp", cho nên người Phật tử phải tùy duyên tùy thời thế mà hành xử. Tác giả Ðồng Ngọc Hoa viết: "Tu mà không xa rời trần tục, tu mà khi quốc gia có biến cố thì thiền sư, cư sĩ, tín đồ... đều quan tâm đến vận mệnh quốc gia, nghĩ đến sự hưng vong của chùa cảnh, xóm làng, đất nước. Thậm chí còn vui lòng dấn thân vào cuộc, kể cả xông pha trận mạc chém giết quân thù, giữ gìn cuộc sống thanh bình cho dân tộc". Chúng ta có thể đọc vài bài thơ nói lên tinh thần yêu nước của Phật giáo trước nghịch cảnh ngoại xâm: Cởi áo cà sa khoác chiến bào - Tuốt gươm bồng súng dẹp binh đao - Ra đi quyết rửa thù cứu nước - Vì nghĩa quên thân hiến máu đào - Cởi áo cà sa khoác chiến bào, - Giã từ thiền viện lướt binh đao - Câu kinh tiếng kệ chờ khi khác; - Cứu nước thương dân dễ đợi nào - Nghe theo tiếng gọi của núi sông - Cà sa gửi lại chốn thư phòng - Xông ra trận tuyến trừ hung bạo - Thực hiện từ bi lực phải hùng. Nhận thức được truyền thống Phật giáo yêu nước như vậy thì chúng ta phải thấy rằng, trong khối Phật giáo gồm hơn 80% số dân, nếu có những cá nhân, tăng cũng như tục, tham gia mặt trận Việt Minh, hay Ðảng Cộng sản, hay Mặt trận giải phóng miền Nam, hay phản chiến, trong bối cảnh lịch sử chống xâm lăng, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, thì đó cũng vì là vì lòng yêu nước, yêu dân tộc, là có chính nghĩa, là một điều vinh dự đáng khen. Ðiều rõ ràng là trong cuộc chiến chống Pháp, khi toàn dân kháng chiến thì phần lớn trong số đó theo Phật giáo và chắc chắn là cũng có không ít tín đồ Ca-tô giáo, vì Ca-tô giáo ở Việt Nam cũng chiếm từ 5% đến 7% dân chúng.
    Tôi thấy chuyện các ni cô mặc quân phục hay áo tứ thân để trình diễn văn nghệ chẳng có gì đến nỗi làm cho dư luận ồn ào như BBC đưa tin, hay "phản cảm" và "báng bổ Phật giáo" như có người vì thiếu hiểu biết về Phật giáo, cho nên phê phán như vậy. Tất cả những nhận định tiêu cực về chuyện này mà BBC tiếng Việt đưa lên đều phản ánh những tình cảm vô trí của một số người thiếu hiểu biết. Họ hiểu biết rất hời hợt về Phật giáo, chỉ nhìn thấy bề ngoài, không nắm được ý nghĩa đằng sau những màn trình diễn văn nghệ, không ý thức được triết lý Nhị đế của Phật giáo, họ cho rằng Phật giáo phải như thế này, thế nọ, theo quan điểm hẹp hòi của họ. Ðạo đức tôn giáo đâu có nằm trên mấy bộ quần áo. Tây phương cũng có câu "Tấm áo không làm nên thầy tu". Cho nên, đừng có vội vàng đánh giá dựa trên bề ngoài.
    Không nên thắc mắc và cảm thấy khó chịu trước những lời chỉ trích vô trí về cuộc trình diễn văn nghệ của các ni cô, và các ni cô nên cảm thấy mình đã có vinh dự được đóng góp nghệ thuật trong những màn trình diễn có nhiều ý nghĩa về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Mong rằng Thượng tọa Thích Huệ Minh, Phó Ban Trị sự Phật giáo huyện Bình Chánh, hãy dũng cảm làm theo lời nhận định của mình về những màn trình diễn văn nghệ: "mô hình thật hay... cần phải mở rộng trong mùa An cư kiết hạ những năm sau". Và cũng mong rằng, Ni trưởng Thích Nữ Huệ Ngọc - Viện chủ chùa Pháp Hải, sẽ tiếp tục "vô cùng hoan hỷ" về "Ngày hội nữ tu" này, cũng như về những "Ngày hội nữ tu" trong tương lai, và bỏ đi sự phiền lòng trước những dư luận thiếu thiện chí.
     
    TRẦN CHUNG NGỌC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét