CÂU HỎI
- Cty quản lý tài sản VN ( VAMC) đã ra đởi, có vốn điểu lệ ( VĐL) 500 tỷ…nhiêm vụ chủ yếu là giải quyết nơ xấu hàng triêu tỷ đồng hiên nay…TĐ Nguyễn văn Bình khá khôn ngoan khi nói :’VAMC không phải là cây đũa thân”, lĩnh vực TC là lĩnh vực chuyên sâu, để có khái niêm và cái nhìn tổng quan vể VAMC và tương lai của nó, xin mời củng xem nội dung sau và nhận xét là của từng ngưởi đọc :
“Không dễ để VAMC phát huy được hiệu quả”
“Từ ngày 9.7, nghị định thành lập Cty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) được Chính phủ ban hành và thông tư hướng dẫn thực hiện của NHNN chính thức có hiệu lực. Là đơn vị chủ lực giải quyết cục máu đông nợ xấu, đồng thời để đẩy nhanh quá trình tan băng tín dụng, Chính phủ cho phép VAMC được bảo lãnh cho tổ chức, DN, cá nhân vay vốn TCTD.
PV Lao Động đã cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu (ảnh) về yêu cầu cũng như khả năng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại VAMC.
PV Lao Động đã cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu (ảnh) về yêu cầu cũng như khả năng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại VAMC.
Theo quy định, VAMC được bảo lãnh cho tổ chức, DN, cá nhân vay vốn TCTD. Quan điểm cá nhân ông về chức năng này của VAMC như thế nào?
- Trước hết phải khẳng định VAMC được thành lập theo quyết định của Chính phủ là một Cty hoạt động trong lĩnh vực tài chính hay nói cách khác VAMC là một định chế tài chính. Vì vậy VAMC có thể thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho tổ chức, DN, cá nhân vay vốn từ TCTD. Tuy nhiên, để có thể đứng ra bảo lãnh thì VAMC phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định, trước hết là điều kiện về tài chính.
Giả sử như dựa vào những thông tin từ NHNN, VAMC dự kiến xử lý 40-70 ngàn tỉ đồng nợ xấu thì tổng tài sản của VAMC sau khi nhận nợ xấu có thể lên đến khoảng 50 ngàn tỉ đồng. Với VĐL của VAMC được cấp là 500 tỉ thì đòn bẩy tài chính có thể lên đến xấp xỉ 100/1.
Trong ngành tài chính nói chung thì tỉ lệ đòn bẩy tài chính 10/1 là an toàn, 15/1 là yếu, 20/1 đã là nguy hiểm. Như vậy với đòn bẩy tài chính khoảng 100/1 thì điều kiện an toàn tài chính của VAMC không đáp ứng điều kiện an toàn tài chính của một định chế tài chính.
Vậy làm thế nào VAMC có thể thực hiên nghiệp vụ bảo lãnh, thưa ông?
- Có 2 cách để VAMC có thể thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh. Cách thứ nhất, tăng VĐL cho VAMC lên mức đảm bảo tỉ lệ an toàn tài chính. Với cách này VAMC tự chủ hoàn toàn trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh vay vốn đối với các đối tượng được quy định. Tuy nhiên với cách này thì vốn cấp cho VAMC là rất lớn, có thể lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng. Ví dụ khi nợ xấu được xử lý lên 100 ngàn tỉ thì đòi hỏi vốn tối thiểu cho VAMC phải 10 ngàn tỉ. Đây là phương án tốt nhưng khó khả thi, vì như thế VAMC cần đến ngân sách nhà nước.
Cách thứ hai, VAMC sẽ được tái bảo lãnh. Tức là VAMC đứng ra thẩm định DN, cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện để bảo lãnh hay không. Còn thực sự đứng ra bảo lãnh vay có thể là Chính phủ hoặc NHNN. Tôi cho rằng tổ chức tái bảo lãnh cho VAMC có lẽ sẽ là NHNN. Như vậy có thể nói VAMC là cánh tay nối dài của NHNN khi thực hiện nghiệp vụ này.
Nếu như VAMC chỉ là cấp trung gian cho nghiệp vụ bảo lãnh thì liệu việc triển khai có hiệu quả không? Ví dụ như thời gian xét duyệt hồ sơ bảo lãnh có bị kéo dài không, thưa ông?
- Thực tế ngay đối với nghiệp vụ bảo lãnh đang được triển khai giữa NHTM với một số cơ quan tổ chức tại các địa phương cũng gặp nhiều khó khăn. Khi NH lập hồ sơ và xin bảo lãnh cho DN chuyển sang quỹ bảo lãnh tại địa phương lại không được chấp thuận do sự đánh giá khác nhau về điều kiện được bảo lãnh. Dẫn tới cả NH, quỹ bảo lãnh địa phương và DN mất nhiều thời gian, công sức mới hoàn thiện hồ sơ bảo lãnh.
Từ đấy có thể thấy nghiệp vụ bảo lãnh mà VAMC triển khai trong thời gian tới sẽ phải có sự chuẩn hóa cũng như quy định cụ thể rõ ràng về điều kiện được bảo lãnh. Ví dụ như loại hình DN nào? Số tiền bảo lãnh bao nhiêu, cho mục đích gì và trong thời hạn nào? Chỉ tiêu tài chính đối với đối tượng được bảo lãnh ra sao? Tài sản bảo đảm như thế nào?v.v… Bên cạnh đó, VAMC cần có quy chế, quy trình hợp tác chặt chẽ với các TCTD khi nhận bảo lãnh do VAMC phát ra.
NHNN với tư cách là nhà tái bảo lãnh cho VAMC phải hỗ trợ tối đa nhất là cơ chế, chính sách cho VAMC. Theo tôi hiểu khi VAMC chấp thuận bảo lãnh cho đơn vị, tổ chức, cá nhân nào thì chắc chắn cũng sẽ được NHNN chấp thuận. Nếu hồ sơ bảo lãnh đã được VAMC thẩm định lại phải đợi sự đồng ý của NHNN thì sẽ mất rất nhiều thời gian, như thế mục tiêu sử dụng nghiệp vụ bảo lãnh để hỗ trợ tiếp cận vốn cho DN sẽ không có giá trị.
Theo như những chia sẻ của ông, dường như để thực hiện được nghiệp vụ này, ngoài vốn, VAMC còn cần có bộ máy chuyên nghiệp thực sự mới đáp ứng yêu cầu?
- Đúng vậy. Để hoàn thành những mục tiêu đề ra cũng như thực hiện đầy đủ chức năng hoạt động được quy định chắc chắn VAMC cần đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ vững vàng và hơn nữa là đạo đức nghề nghiệp tốt.
Hãy tưởng tượng VAMC mới thành lập mà theo như dự kiến thì cuối năm 2013 phải xử lý khoảng 20-30 ngàn tỉ nợ xấu. Với tổng tài sản bằng tài sản của một NH tầm nhỏ ở Việt Nam thì chắc chắn đòi hỏi về nhân sự là rất cao. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh không chỉ là nhân sự quản lý cấp cao mà đội ngũ cán bộ nghiệp vụ làm việc trực tiếp với các NH, khách hàng, cơ quan chính phủ, các nhà tư vấn, luật sư.
Vì thế, theo tôi, để VAMC đi vào hoạt động, thực hiện các hoạt động xử lý nợ xấu, bảo lãnh cho vay một cách có hiệu quả cần thêm nhiều thời gian. Sẽ còn cả đường dài trước mắt đối với VAMC cũng như NHNN trong tiến trình này.” (nguổn : LĐO).
———————
P/S : bạn nào có chuyên môn, thực tế và hiểu biết sâu vể chủ đề này, có thê cho thêm ý kiên hoặc thông tin. Chúng ta đểu mong mỏi nợ xấu sẽ được xử lý, nhưng phải là xư lý “sạch thật”, chứ không phải là “đánh trận giả – đánh bùn sang ao”, nợ xấu trên sổ sách của con nợ thì biến đi, nhưng cả nền KT thì vẫn nặng trĩu gánh nặng hàng triêu tỷ đồng, không thể nào ngóc đầu ngóc cổ lên được.
———————
P/S : bạn nào có chuyên môn, thực tế và hiểu biết sâu vể chủ đề này, có thê cho thêm ý kiên hoặc thông tin. Chúng ta đểu mong mỏi nợ xấu sẽ được xử lý, nhưng phải là xư lý “sạch thật”, chứ không phải là “đánh trận giả – đánh bùn sang ao”, nợ xấu trên sổ sách của con nợ thì biến đi, nhưng cả nền KT thì vẫn nặng trĩu gánh nặng hàng triêu tỷ đồng, không thể nào ngóc đầu ngóc cổ lên được.
--------------
TRẢ LỜI
Nói thì dài lắm bác ợ nhưng tóm lại như này lời nói VAMC k phải là cây đũa thần cho thấy ông Bình đã chuẩn bị cho đường rút nếu mọi sự k như ý muốn của tụi ổng.Theo một số chuyên gia phân tích và hiểu biết riêng của Mõ tôi thì cái mà ông Bình kẹt nhất giờ là k đào đâu ra tiền để VAMC hoạt động. Các NHTM hiện nay đang chết, k còn tiền đâu mà mua trái phiếu của NHNN để mà bán khoản nợ xấu của họ. CP thì k có đủ uy tín để mà phát hành trái phiếu ra quốc tế trước nền kinh tế thế giới cũng đang vật vã. Phát hành trái phiếu trong nước thì k ai có tiền để đáp ứng đủ cho nhu cầu này. Chiêu bài phát hành công trái rồi bắt buộc vận động người dân mua như thời bao cấp cũng k dễ dàng vì chắc chắn sẽ bị phản đối mà kể ca k bị phản đối cũng k đáp ứng đủ nhu cầu của ông Bình.
Vậy con đường cuối cùng chỉ còn cách in tiền, đổi tiền. Cách này sẽ làm lạm phát tăng cao, đời sống người dân sẽ càng khó khăn. Trong chớp mắt tài sản tích cóp cả đời của dân sẽ thành đống giấy lộn.
Nếu cách này mà CP áp dụng thì tôi e mọi người có bao nhiêu tiền nên chuyển sang tích cóp đôla hoặc vàng đi thôi nếu còn muốn giữ lại chút gì cho con cái.
Còn một ý nữa là có thể NHNN sẽ rót tiền ra thị trường cụ thể qua VAMC một cách từ từ, họ sẽ cứu cánh hẩu của họ trước hoặc chỉ cứu cánh hẩu của họ thôi nếu bị người dân phản đối cách cấp vốn cho VAMC bằng cách in tiền. Câu nói của ông bình lúc đó sẽ đc hiểu rằng “NN k thể cứu đc tất cả mong mọi người thông cảm”.
Quay lại bản chất mua bán nợ thực ra chỉ áp dụng đc khi nền kinh tế k rơi vào suy thoái nghiêm trọng như thế này và nợ xấu k tập trung vào bong bóng BĐS cao như hiện nay. Lúc đó những khoản nợ xấu của khách hàng mới có thể chuyển thành những khoản đầu tư. Còn trong bối cảnh hiện nay nợ xấu dù có bán, mua, chuyển sang đâu cũng vẫn là nợ xấu.
Một thực tế nguy hiểm nữa là các NHTM trong nước đã chết lâm sàng gần hết rồi dù cái phao của VB 780 về cơ cấu nợ được giữ nguyên nhóm nợ vẫn còn hiệu lực và Thông tư 02 của NHNN đã đc trì hoãn nhằm giữ cho con số nợ xấu của các NHTM nhìn vẫn bóng bẩy nhưng thực chất bên trong bệnh đã lở loét hết rồi vì dù nợ có ở nhóm 1 đi nữa khi khách hàng hàng 2 năm nay vẫn chưa trả đồng nào thì ngân hàng lấy đâu ra thu nhập? Vậy câu hỏi là vậy họ lấy tiền đâu trả lương cho nhân viên? Câu trả lời là họ đã ăn vào vốn, dùng vốn để trả lương, để chi tiêu đến khi nào k còn chịu đc nữa hoặc đến khi NHNN vung đũa thần ra cứu.
Chiếc đũa thần mà các NHTM đều trông chờ đó là VAMC nhưng như phân tích ở trên Mõ tôi muốn mượn câu nói của ông Bình kết thúc “VAMC k phải chiếc đũa thần”.
P/S:
Trên đây là hiểu biết của Mõ tôi, còn ngoài ra CP và ông Bình còn lối thoát nào khác chăng?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét