*MLC: Lời tuyên bố của ông Lưu Chấn Dân tại cuộc họp thượng đỉnh các nước Asian tại Bali -Indonexia liệu có còn đáng để tin sau hàng loạt hành động gây hấn trên biển đông? Mong các nhà lãnh đạo VN luôn cảnh giác với 'ông anh' tiền hậu bất nhất 'nói một đằng, làm một nẻo' này. Lịch sử hàng ngàn năm đã chứng minh một thực tế rút ra là 'không bao giờ nên tin Trung Quốc, không bao giờ Trung Quốc có thể là bạn tốt'.
Quan chức ngoại giao Trung Quốc nói nước này muốn cải thiện quan hệ với các quốc gia ASEAN theo sau những sự cố gần đây. Phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh của khối 10 nước ASEAN ở Bali, Indonesia, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói:"Chúng tôi quyết tâm tăng cường hợp tác với các nước ASEAN."Chúng tôi hướng tới tương lai, chúng tôi có tương lai rộng mở và tươi sáng."Chúng tôi muốn là bạn tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt với các nước ASEAN."Trong ngày họp hôm 20/7, Trung Quốc và các nước ASEAN đã thông qua những biện pháp thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.Bắc Kinh và khối mười nước Đông Nam Á đã đưa ra Tuyên bố từ hồi năm 2002 (DOC), nhưng chưa đồng ý được về việc thực hiện trong suốt tám năm qua.Trên thực tế tuyên bố này chỉ là bước để tiến tới một Bộ quy tắc ứng xử (COC) có tính chất ràng buộc nhiều hơn mà hiện còn chưa biết khi nào đàm phán sẽ bắt đầu.Ngoại trưởng Indonesia, nước chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, nói ASEAN hài lòng với những gì mà khối này vừa đạt được với Trung Quốc.Tuy nhiên, ông Marty Natalegawa cũng nói thêm: "Tôi không tự mãn, vẫn còn phải làm nhiều để xây dựng niềm tin."'Bạn hàng lớn nhất'Hãng tin AFP nói Việt Nam đã bày tỏ sự "lạc quan thận trọng" hôm thứ Tư nhưng Philippines nói Trung Quốc vẫn chưa cố gắng đúng mức và họ sẽ vẫn khiếu kiện lên Tòa án Quốc tế.Philippines tố cáo Trung Quốc bắn ngư dân và gây hấn với tàu thăm dò dầu khí của họ ở Biển Đông."Chúng tôi muốn là bạn tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt với các nước ASEAN."
Thứ trưởng Lưu Chấn DânVề phía Việt Nam, Bộ Ngoại giao ở Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng phản đối Trung Quốc bắt bớ và đánh đập ngư dân Việt Nam và gần đây là gây sự với các tàu ở các giàn khoan dầu khí tại khu vực Biển Đông. Một số nhà quan sát nói cả Việt Nam và Philippines đều muốn Washington gây ảnh hưởng để Trung Quốc tự kiềm chế trên vùng biển mà thế giới gọi là biển Nam Trung Hoa.Ngoại trưởng Clinton có kế hoạch tới Bali vào tối 21/7 sau chuyến thăm tới Ấn Độ, nơi bà kêu gọi nước này có vai trò lớn hơn trong khu vực.Bình luận của bà Clinton đã được giới quan sát xem là thể hiện mong muốn của Hoa Kỳ rằng Ấn Độ sẽ trở thành đối trọng với Trung Quốc.Trong khi đó Thư trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân của Bắc Kinh nói Trung Quốc đang trở thành bạn hàng lớn nhất của ASEAN và hợp tác giữa khối này và Trung Quốc đang "phát triển rất nhanh".ASEAN vẫn được xem là một khối lỏng lẻo và có nhiều thành viên bị chỉ trích về cách đối xử với người dân của chính họ như Việt Nam hay Miến Điện.Một trong những mục tiêu ban đầu của ASEAN khi thành lập hồi năm 1967 với năm thành viên là để chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản mà Trung Quốc và Việt Nam là đại diện.Cùng ngày, báo chí quốc tế và Trung Quốc cũng đăng ảnh Ngoại trưởng TQ Dương Khiết Trì bắt tay Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Gia Khiêm tại Bali.
"Chúng tôi muốn là bạn tốt, đối tác tốt, láng giềng tốt với các nước ASEAN."
Thứ trưởng Lưu Chấn Dân
------------------------------------------------
Lý Quang Diệu: TQ là 'thách thức'
Ông Lý Quang Diệu, chính trị gia lớn nhất của Singapore, nói sự trỗi dậy của Trung Quốc là một thách thức ở Thái Bình Dương.
Trong bài viết trên tạp chí Forbes của Hoa Kỳ, ông Lý Quang Diệu cho rằng chính sự hiện diện của Hoa Kỳ ở tây Thái Bình Dương từ khi kết thúc Cuộc chiến Triều Tiên hồi năm 1953 tới khi kết thúc cuộc chiến Việt Nam hồi năm 1975 đã mang lại ổn định và an ninh trong khu vực.
Sự ổn định và an ninh này, ông nói, đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế qua việc trao đổi đầu tư và thương mại.
"Singapore là ví dụ điển hình. Đất nước đã phát triển nhanh chóng trong thập niên 60, tổng sản phẩm quốc nội tăng từ 974 triệu đôla Mỹ hồi năm 1965 lên 223 tỷ trong năm 2010.
"Trong cùng giai đoạn, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 516 đôla lên 44.000 đôla Mỹ."
Tuy nhiên, ông Lý Quang Diệu nói vai trò thống trị của Hoa Kỳ trong khu vực đang bị thách thức từ phía Trung Quốc, đất nước có sự phát triển kinh tế mà ông đánh giá là "sự kiện kịch tính nhất" của thế kỷ 21.
'Chung mâm'
Người sáng lập Singapore nói sự phát triển kinh tế của Trung Quốc có nền móng từ sau Cách mạng Văn hóa 1966-1676.
Ông Lý nhớ lại chuyến thăm hồi năm 1978 tới Singapore của ông Đặng Tiểu Bình, khi đó là Phó Thủ tướng Trung Quốc, và nói rằng ông Đặng đã thấy một hòn đảo không có tài nguyên thiên nhiên mà có thể phát triển được nhờ liên kết với các nền kinh tế phát triển, mời gọi đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia, lập những trung tâm hậu cần, ngành dịch vụ mà trong đó có ngành rất quan trọng là dịch vụ tài chính.
"Để giữ ổn định tại Thái Bình Dương, cần phải có sự cân bằng quyền lực, với Hoa Kỳ và Nhật Bản ở một bên và Trung Quốc ở bên kia."
Lý Quang Diệu
Chính sau chuyến đi này của ông Đặng, Trung Quốc đã có chính sách "mở cửa" và lập ra các đặc khu kinh tế và dần tiến tới mở cửa cả nước cho buôn bán và đầu tư với bên ngoài từ năm 2001, khi Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ông Lý nói tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ trong vòng 20 năm tới và Hoa Kỳ sẽ phải "ngồi chung mâm trên" với một siêu cường khác.
Người làm thủ tướng Singapore trong suốt ba thập niên nhận định về cục diện Thái Bình Dương trong thời gian tới đây:
"Để giữ ổn định tại Thái Bình Dương, cần phải có sự cân bằng quyền lực, với Hoa Kỳ và Nhật Bản ở một bên và Trung Quốc ở bên kia.
"Sự trỗi dậy của Ấn Độ cũng góp phần vào những thay đổi trong vùng. Ấn Độ có 1,2 tỷ người và trong vòng 20 năm nữa sẽ có số dân đông hơn Trung Quốc.
"Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ cũng khá ấn tượng và cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN, nước này sẽ góp phần chuyển trọng tâm kinh tế từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương."
Ở phần cuối của bài viết trên Forbes, ông Lý Quang Diệu nhắc lại tuyên bố của ông Mao Trạch Đông hồi năm 1949, năm đảng Cộng sản thống nhất Trung Quốc: "Người Trung Quốc đã đứng lên."
Ông Lý Quang Diệu nói Trung Quốc chắc chắn sẽ ngồi ngang hàng các siêu cường nếu họ giữ được mức tăng trưởng 10% một năm như trong những năm vừa qua.
----------------------------------------------------------
TQ không muốn Nam Bắc Hàn thống nhất?
Tại hội nghị Bali tuần này, dù tranh chấp Biển Đông chiếm phần chính của nghị trình nhưng chương trình nguyên tử của Bắc Triều Tiên cũng quan trọng trong cuộc chơi ngoại giao phức tạp, đa chiều.
Theo tin Kyodo từ Indonesia hôm nay 21/7, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Kurt Campbell có thể đã đề nghị có cuộc họp với đại diện của Bình Nhưỡng.'Bất nhất và hoảng loạn'
Tuy thế, theo phóng viên ngoại giao của BBC, Jonathan Marcus phân tích, thì chính Trung Quốc mới là "đối tác chính" cho mọi chuyển biến lâu dài xung quanh Bắc Hàn.
Ngoài ra, tình hình an ninh giữa hai miền Nam Bắc trên bán đảo Triều Tiên vẫn còn khá nóng nên các động tác ngoại giao cũng chưa thể tạo chuyển biến nhiều.
Theo một báo cáo của cơ quan nghiên cứu chiến lược IISS ra tại London hôm nay, thứ Năm thì nguy cơ xung đột vũ trang giữa Hàn Quốc và Triều Tiên tăng cao hơn bao giờ hết.
Vai trò của Trung Quốc trong quá trình hỗ trợ Bình Nhưỡng cũng không hề giảm đi, cả về kinh tế và chính trị.
Theo Jonathan Marcus, thái độ bất nhất và đôi khi hoảng loạn của chính quyền Bắc Hàn là một trong những điều gây nguy hiểm nhất cho an ninh châu Á.
"Vai trò của Trung Quốc trong quá trình hỗ trợ Bình Nhưỡng từ giữa 2010 không hề giảm đi, cả về kinh tế và chính trị."
Jonathan Marcus
Người ta tin rằng Bắc Hàn cũng đã có một kho vũ khí nguyên tử nhỏ của riêng mình, có thể chỉ chừng mươi đầu đạn hạt nhân, theo bản báo cáo của IISS, và một số vũ khí hóa học.
Bên cạnh đó, hiển nhiên là các loại vũ khí thông thường của Bắc Hàn.
Nguy cơ bùng nổ khủng hoảng mới trên bán đảo Triều Tiên là rất hiện thực.
Viện IISS đã thu thập các nguồn tin và đánh giá của giới chuyên gia trong vùng và cả ở Phương Tây.
Báo cáo này ghi nhận một sự thay đổi trong tâm lý dư luận và chính giới ở Hàn Quốc, kể từ sau vụ tàu Cheonan bị đánh đắm, và cuộc bắn pháo từ miền Bắc vào đảo Diên Bình do miền Nam kiểm soát hồi năm ngoái.
Dư luận Nam Hàn nay đòi chính quyền có hình thức đáp trả mạnh mẽ hơn, một khi Bắc Triều Tiên có hành động.
Nhưng về nước láng giềng lớn nhất của Bắc Triều Tiên là Trung Quốc, nghiên cứu của IISS đưa kết luận rất đáng quan tâm.
Theo Bắc Kinh thì một quốc gia thống nhất hai miền Nam Bắc Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Seoul, lại là đồng minh với Hoa Kỳ thì chẳng có lợi gì cho Trung Quốc về mặt chiến lược.
Thận trọng
Một mặt, quyết định chiến lược này của Trung Quốc có thể giúp họ kiềm chế Bắc Hàn trước các hành động hung hăng trong tương lai.
Nhưng ngược lại, điều này cũng có thể khiến các nhà lãnh đạo Bắc Hàn vốn bị cô lập, sẵn sàng có hành động quân sự nguy hiểm hơn.
Mục tiêu của Hoa Kỳ tại Bali lần này là làm sao đưa Bắc Hàn trở lại vòng đàm phán sáu bên.
Cho tới nay, ASEAN đã lên tiếng ủng hộ mục tiêu này.
Hàn Quốc cũng lên tiếng mời miền Bắc có cuộc họp song phương cấp ngoại trưởng tại Bali.
Nhưng Hoa Kỳ đang rất thận trọng.
Dù bản tin của Kyodo có thể là đúng, Hoa Kỳ cũng không muốn tỏ ra thúc đẩy quá mức việc hội đàm với Bắc Hàn.
Chính nữ phát ngôn viên của Mỹ, bà Heide Fulton, trong một thông cáo ra tại Indonesia nói rằng:
"Chính phủ Hoa Kỳ bác bỏ hoàn toàn tin tức rằng nước Mỹ tìm kiếm một cuộc họp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN."
Vì thế, khả năng tạo ra một thay đổi đáng kể trong vấn đề hội đàm tương lại với Bắc Triều Tiên xem ra không dễ dàng cho Hoa Kỳ lần này tại Indonesia.
(Nguồn: BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét