Bài này được viết sau một số sự kiện mà trước hết là việc Trung Quốc tiếp tục đòi Việt Nam hãy có “những nỗ lực nghiêm túc chấm dứt biểu tình chống Trung Quốc” và cảnh báo “những cuộc biều tình như vừa qua sẽ không giúp ích gì.”
Tiếp đó là sự kiện Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin và Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng đưa ra quan điểm khẳng định về sự kiện dân chúng tụ tập thể hiện lòng yêu nước.
Và ngay mới đây, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trả lời phỏng vấn BBC, cho rằng Quốc Hội nên thông qua Luật Biểu tình.
Thực tế, biểu tình hiện đã trở thành sự kiện chính trị nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay và thu hút dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.
Riêng với báo chí chính thống Việt Nam, lẽ ra theo luật định, phải lên tiếng định hướng, thì đã không chuyển tải.
Biểu tình là một khái niệm phổ thông trên thế giới, một quyền mà “tạo hoá ban cho” mọi con người. Việt Nam muốn phát triển không thể không hội nhập.
Bài viết này trình bày cơ sở khoa học, thực tiễn, không đề cập đến chính sách biểu tình, vốn tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ đòi hỏi của dân chúng và trách nhiệm của mọi đảng phái chính trị, nhà nước, trước nhân dân và vận mệnh mỗi quốc gia.
“Phạm trù bao trùm”
Khái niệm mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp, ở hầu hết các nước hiện đại về phương diện pháp lý đều thuộc phạm trù bao trùm “tụ tập.”
Điều này giải thích tại sao nước Đức đưa quyền tự do tụ tập vào Hiến pháp và ban hành Luật Tụ tập để điều chỉnh chung mọi hoạt động mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp.
Sự kiện người dân Việt Nam ở trong nước “tụ tập, đi ngang qua trước Đại Sứ quán, Tổng Lãnh sự Trung Quốc” các tuần trước được TTXVN đưa tin, hay Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Nguyễn Thể Kỷ, trả lời báo CAND, khẳng định thêm, đều sử dụng chính phạm trù bao trùm (“tụ tập”) này.
Về mặt kinh tế xã hội ngay cả hoạt động của các công ty, xí nghiệp, chợ búa, trường học, bệnh viện, tổ chức, cơ quan, đoàn thể, đảng, nhà nước, thực ra đều nằm trong phạm trù vừa nói.
Bởi không tụ tập thì không thể hoạt động, nhưng (hành động tập thể này) lại hoàn toàn do đạo luật khác điều chỉnh.
Bởi vì chúng khác về mục đích với mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp vốn chỉ nhằm thể hiện ý kiến, nguyện vọng, mong muốn, thái độ chính trị.
Khác với “tụ tập” trong gia tộc, dòng họ, cưới xin, giỗ chạp, tiệc tùng vốn thuộc về tình cảm; hay tụ tập sản xuất kinh doanh, buôn bán vốn thuộc về kinh tế, thị trường, việc tụ tập ở các cơ quan nhà nước thuộc về quyền lực.
“Tụ tập” mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội họp, hoàn toàn xuất phát từ tâm, không hề vụ lợi cá nhân, do người dân tự nguyện; nên phạm trù tụ tập với nội hàm trên được hiểu là tụ tập dân chúng, thuộc về xã hội dân sự, một quyền tự nhiên do “tạo hoá cho họ.”
“Khuyến khích, bảo vệ”
Điều này giải thích tại sao “tụ tập” được các nhà nước hiện đại khuyến khích, bảo vệ. Ở Đức tụ tập dân chúng gắn chặt với đời sống thường nhật, như không khí để thở, nước để uống.
Tụ tập diễn ra có khi chỉ vì một người vô gia cư bị giết, vì một đứa bé bị lạm dụng, một người nước ngoài bị tấn công, một đồng lương “chết đói“, một cảnh sát đánh người, một bản án bất công...
Tụ tập của người dân cũng diễn ra trước những công trình lớn như dự án xây dựng nhà ga hiện đại ở Stuttgart hiện tại vốn bị cáo buộc gây tác hại môi trường, cảnh quan, tới bao chính sách xã hội, bảo vệ môi trường không hợp lòng dân… và cả những việc có tầm quốc tế về một cuộc chiến tranh vô nghĩa, một chủ nghĩa cực đoan, hay một nhà nước độc tài...
Về mặt chính trị, ở đâu dân bất bình ở đó tất có tụ tập, nếu không, không thể nói dân làm chủ.
Ngược lại, nếu nhà nước bất chấp và cấm đoán, tất nó (phản ứng, bức xúc xã hội) sẽ tích tụ, cộng hưởng ngày một lớn hơn cho tới khi quá ngưỡng, chuyển qua bạo động mà Trung Đông hiện đang là bằng chứng sống.
Tụ tập, vì vậy, được các nhà nước hiện đại coi là hành động dân chúng tích cực tham gia vào quá trình hình thành chính sách nhà nước sao cho hợp lòng dân, không phó mặc cho cơ quan công quyền, bởi tự dân và vì chính dân.
Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững đất nước của họ.
Nhờ thế, mà thể chế chính trị ở những quốc gia này, với bất cứ đảng nào cầm quyền, dù là đảng cánh tả hay hữu, hay trung dung, hoặc với đảng cộng sản tham gia hiện nay, không hề bị lung lay, mà trái lại ngày càng hoàn thiện.
Trong khi đó, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, suốt cả thời kỳ tồn tại của nó cho đến trước khi sụp đổ, hầu như không có tụ tập dân chúng, bởi họ xuất phát từ ý thức hệ coi “quyền làm chủ của người dân phải thông qua nhà nước và bằng nhà nước.”
Hệ quả là sự ỷ lại cho nhà nước phải có trách nhiệm kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội đối với dân.
Biểu tình vì vậy cũng kệ mặc nhà nước, do nhà nước tổ chức hoặc ủy thác và nhằm phục vụ cho chủ trương chính sách nhà nước.
Nói cách khác, biểu tình là quyền nhà nước, giống như đất đai thuộc sở hữu nhà nước, chỉ khi cấp phép, dân mới được quyền sử dụng.
Hệ quả là chính Tổng bí thư cuối cùng của Đảng XHCN Thống nhất Đức (SED, CHDC Đức cũ), ông Egon Krenz, trong lần đối thoại trực tuyến trước đây với độc giả báo Tuần Việt Nam đã phải thừa nhận "sai lầm không thể cứu vãn" của đảng ông.
Đó là do "không thành công trong việc khuyến khích mọi người dân tham gia vào nền chính trị ", "lỡ cơ hội đối thoại cởi mở với dân chúng", coi các quyết sách là thẩm quyền riêng của đảng và nhà nước, nhân dân chỉ thi hành, không được thể hiện bất bình.
‘Quyền hiến định’
Do ý nghĩa và vai trò to lớn quyết định vận mệnh đất nước như vậy, nên như ở Đức ngày nay, điều khoản Tự do tụ tập được hiến định tại phần đầu tiên, của điều 8 như sau:
Điểm (1), mọi công dân Đức có quyền, không báo trước, hay xin phép, tụ tập ôn hoà và không có vũ khí.
Tại điểm (2) còn quy định thêm: Riêng tụ tập ngoài trời, quyền đó có thể bị giới hạn bởi văn bản lập pháp.
Lý do của cụm từ “có thể” đó hoàn toàn không phải vì bản thân quyền tụ tập có vấn đề phải cắt xén, cũng không phải nhà nước sợ sụp đổ vì nó.
Bởi một mặt nhà nước chỉ là công cụ của dân, một khi toàn dân muốn đều có thể “đuổi được chính phủ,” không gì cấm nổi.
Mặt khác, một tập hợp người tay không, ôn hoà, có muốn cũng không thể gây tổn hại được gì cho nhà nước. Giới hạn quyền tụ tập họ đưa ra chỉ bởi tính chất ngoài trời có thể tổn hại nghiêm trọng đến chính người tham gia hoặc cộng đồng.
Giống như bất cứ quyền cơ bản nào, từ tự do đi lại, đến nơi ở, làm việc, tín ngưỡng… trong những tình huống đặc biệt, quyền tụ tập đều buộc phải chịu giới hạn để tránh tổn hại khi thực hiện quyền đó.
Điều đó được thể hiện nhất quán trong 33 điều khoản Luật Tụ tập (VersG) Liên bang Đức, như ở điều14 quy định:
‘Tụ tập ngoài trời phải báo trước với chính quyền chậm nhất sau 48 tiếng, với mục đích để nhà nước có biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn cho người tham gia, như ngăn đụng độ với các cuộc biểu tình đối lập xảy ra, bảo đảm hoạt động bình thường cho cộng đồng, giao thông, mua bán... ’
Các điều khoản hạn chế khác cũng đều nhằm mục đích đó, như ở điều 1 tước bỏ quyền tự do tụ tập đối với các đảng phái bị Toà án Hiến pháp cấm hoạt động, hay với những cá nhân tổ chức muốn xoá bỏ quyền tự do tụ tập. Điều 3 cấm mang theo vũ khí dụng cụ có thể gây thương tích người hoặc đập phá đồ vật.
Không phải xin cho
Tuy nhiên ngay cả giới hạn trên cũng không được vi phạm bản thân quyền tự do tụ tập, nên luật quy định bỏ cả giới hạn đó trong hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn tụ tập bột phát bởi một lý do tức thời, sẽ không cần báo trước.
Các biện pháp cảnh sát áp dụng để thực thi các điều khoản giới hạn trên cũng buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm, chẳng hạn bắt giữ, giải tán chỉ khi có dấu hiệu trực tiếp chứng minh được có sự ‘đe doạ an ninh, tính mạng’ và chỉ nhằm mục đích loại bỏ nguy cơ đe doạ đó, chứ không phải để cấm dân tụ tập.
Việc vi phạm luật tụ tập cả về phía người tham gia, lẫn nhà chức trách đều được chế tài, do toà án phán quyết, nghĩa là luật tụ tập áp dụng cho cả cơ quan công quyền lẫn người dân, để bảo đảm quyền tụ tập, chứ không phải trao cho cơ quan công quyền quyết định quyền đó.
Việc cảnh sát lẫn cơ quan công quyền ở Đức bị kiện vi phạm luật tụ tập xảy ra không hiếm.
Ở Việt Nam, điều 69 Hiến pháp 1992, cũng tương tự như Hiến pháp Đức quy định công dân “có quyền biểu tình” theo “quy định của pháp luật.”
Nghĩa là người dân có quyền biểu tình và nhà nước có trách nhiệm ban hành văn bản lập pháp để bảo đảm quyền đó (chứ không phải cho phép quyền đó).
Ở Đức, Hiến pháp hiện hành có hiệu lực từ 24 giờ, ngày 23/5/1949, thì 4 năm sau, ngày 24/7/1953 Luật tụ tập được ban hành.
Trong quãng thời gian 4 năm đó, nhiều cuộc mít-tinh, biểu tình, tuần hành, hội họp vẫn tự động theo đúng hiến pháp xảy ra thường nhật.
Nhưng nhà nước đã thiếu văn bản luật, đồng nghĩa với thiếu sự bảo hộ của nhà nước đối với quyền đó của công dân, đặt công dân và cả nhà nước vào thế rủi ro, hành động và hành xử thiếu chuẩn mực luật pháp.
Trách nhiệm đó thuộc về nhà nước không thuộc về công dân, nếu chẳng may họ tụ tập gây ra hệ quả tiêu cực không cố ý.
‘Gấp năm lần Đức’
Như hầu hết mọi quốc gia khác, Việt Nam hiến định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có trách nhiệm thi hành Hiến pháp, nhưng một văn bản lập pháp nhằm để thi hành điều 69, tính tới nay đã gần 20 năm, lâu gấp 5 lần ở nước Đức, đã không được ban hành.
Tuy nhiên, TTXVN cách đây không lâu đưa tin: “Sáng 5/6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Đây rõ ràng là một thực tế tầm cấp quốc gia, đặt ra đòi hỏi cấp bách hối thúc Quốc Hội nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của mình trước Hiến pháp, để một mặt bảo đảm cho quyền tụ tập dân chúng được thực thi an toàn.
Chỉ khi đó “tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc” “vốn qúy giá nhất” của công dân mới không dừng lại ở chỗ chỉ được thể hiện ở “một số ít người đã tự phát tụ tập”, như TTXVN nhận định.
Đồng thời việc này bảo đảm cho bộ máy an ninh thực thi phận sự theo đúng chuẩn mực pháp luật đòi hỏi, không gây ra những hình ảnh hành xử phản cảm được đưa lên khắp các trang mạng Internet như vừa qua.
Điều này đã vô tình để cả thế giới nhìn thấy và làm ảnh hưởng uy tín của chính họ (bộ máy an ninh) và xâu xa hơn, nó còn làm ảnh hưởng đến cả hình ảnh đất nước lẫn thể diện quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Phương, Chủ biên Thời báo Việt - Đức, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP Leipzig, CHLB Đức.
(Nguồn: BBC)
Tiếp đó là sự kiện Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin và Phó trưởng Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng đưa ra quan điểm khẳng định về sự kiện dân chúng tụ tập thể hiện lòng yêu nước.
Và ngay mới đây, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trả lời phỏng vấn BBC, cho rằng Quốc Hội nên thông qua Luật Biểu tình.
Thực tế, biểu tình hiện đã trở thành sự kiện chính trị nổi bật nhất tại Việt Nam hiện nay và thu hút dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.
Riêng với báo chí chính thống Việt Nam, lẽ ra theo luật định, phải lên tiếng định hướng, thì đã không chuyển tải.
Biểu tình là một khái niệm phổ thông trên thế giới, một quyền mà “tạo hoá ban cho” mọi con người. Việt Nam muốn phát triển không thể không hội nhập.
Bài viết này trình bày cơ sở khoa học, thực tiễn, không đề cập đến chính sách biểu tình, vốn tùy thuộc hoàn toàn vào mức độ đòi hỏi của dân chúng và trách nhiệm của mọi đảng phái chính trị, nhà nước, trước nhân dân và vận mệnh mỗi quốc gia.
“Phạm trù bao trùm”
Khái niệm mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp, ở hầu hết các nước hiện đại về phương diện pháp lý đều thuộc phạm trù bao trùm “tụ tập.”
Điều này giải thích tại sao nước Đức đưa quyền tự do tụ tập vào Hiến pháp và ban hành Luật Tụ tập để điều chỉnh chung mọi hoạt động mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp.
Sự kiện người dân Việt Nam ở trong nước “tụ tập, đi ngang qua trước Đại Sứ quán, Tổng Lãnh sự Trung Quốc” các tuần trước được TTXVN đưa tin, hay Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Nguyễn Thể Kỷ, trả lời báo CAND, khẳng định thêm, đều sử dụng chính phạm trù bao trùm (“tụ tập”) này.
Về mặt kinh tế xã hội ngay cả hoạt động của các công ty, xí nghiệp, chợ búa, trường học, bệnh viện, tổ chức, cơ quan, đoàn thể, đảng, nhà nước, thực ra đều nằm trong phạm trù vừa nói.
Bởi không tụ tập thì không thể hoạt động, nhưng (hành động tập thể này) lại hoàn toàn do đạo luật khác điều chỉnh.
Bởi vì chúng khác về mục đích với mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội, họp vốn chỉ nhằm thể hiện ý kiến, nguyện vọng, mong muốn, thái độ chính trị.
Khác với “tụ tập” trong gia tộc, dòng họ, cưới xin, giỗ chạp, tiệc tùng vốn thuộc về tình cảm; hay tụ tập sản xuất kinh doanh, buôn bán vốn thuộc về kinh tế, thị trường, việc tụ tập ở các cơ quan nhà nước thuộc về quyền lực.
“Tụ tập” mít tinh, biểu tình, tuần hành, hội họp, hoàn toàn xuất phát từ tâm, không hề vụ lợi cá nhân, do người dân tự nguyện; nên phạm trù tụ tập với nội hàm trên được hiểu là tụ tập dân chúng, thuộc về xã hội dân sự, một quyền tự nhiên do “tạo hoá cho họ.”
“Khuyến khích, bảo vệ”
Tụ tập, vì vậy, được các nhà nước hiện đại coi là hành động dân chúng tích cực tham gia vào quá trình hình thành chính sách nhà nước sao cho hợp lòng dân, không phó mặc cho cơ quan công quyền, bởi tự dân và vì chính dân. Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững đất nước của họ.
TS. Nguyễn Sỹ Phương
Điều này giải thích tại sao “tụ tập” được các nhà nước hiện đại khuyến khích, bảo vệ. Ở Đức tụ tập dân chúng gắn chặt với đời sống thường nhật, như không khí để thở, nước để uống.
Tụ tập diễn ra có khi chỉ vì một người vô gia cư bị giết, vì một đứa bé bị lạm dụng, một người nước ngoài bị tấn công, một đồng lương “chết đói“, một cảnh sát đánh người, một bản án bất công...
Tụ tập của người dân cũng diễn ra trước những công trình lớn như dự án xây dựng nhà ga hiện đại ở Stuttgart hiện tại vốn bị cáo buộc gây tác hại môi trường, cảnh quan, tới bao chính sách xã hội, bảo vệ môi trường không hợp lòng dân… và cả những việc có tầm quốc tế về một cuộc chiến tranh vô nghĩa, một chủ nghĩa cực đoan, hay một nhà nước độc tài...
Về mặt chính trị, ở đâu dân bất bình ở đó tất có tụ tập, nếu không, không thể nói dân làm chủ.
Ngược lại, nếu nhà nước bất chấp và cấm đoán, tất nó (phản ứng, bức xúc xã hội) sẽ tích tụ, cộng hưởng ngày một lớn hơn cho tới khi quá ngưỡng, chuyển qua bạo động mà Trung Đông hiện đang là bằng chứng sống.
Tụ tập, vì vậy, được các nhà nước hiện đại coi là hành động dân chúng tích cực tham gia vào quá trình hình thành chính sách nhà nước sao cho hợp lòng dân, không phó mặc cho cơ quan công quyền, bởi tự dân và vì chính dân.
Đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững đất nước của họ.
Nhờ thế, mà thể chế chính trị ở những quốc gia này, với bất cứ đảng nào cầm quyền, dù là đảng cánh tả hay hữu, hay trung dung, hoặc với đảng cộng sản tham gia hiện nay, không hề bị lung lay, mà trái lại ngày càng hoàn thiện.
Trong khi đó, Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, suốt cả thời kỳ tồn tại của nó cho đến trước khi sụp đổ, hầu như không có tụ tập dân chúng, bởi họ xuất phát từ ý thức hệ coi “quyền làm chủ của người dân phải thông qua nhà nước và bằng nhà nước.”
Hệ quả là sự ỷ lại cho nhà nước phải có trách nhiệm kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội đối với dân.
Biểu tình vì vậy cũng kệ mặc nhà nước, do nhà nước tổ chức hoặc ủy thác và nhằm phục vụ cho chủ trương chính sách nhà nước.
Nói cách khác, biểu tình là quyền nhà nước, giống như đất đai thuộc sở hữu nhà nước, chỉ khi cấp phép, dân mới được quyền sử dụng.
Hệ quả là chính Tổng bí thư cuối cùng của Đảng XHCN Thống nhất Đức (SED, CHDC Đức cũ), ông Egon Krenz, trong lần đối thoại trực tuyến trước đây với độc giả báo Tuần Việt Nam đã phải thừa nhận "sai lầm không thể cứu vãn" của đảng ông.
Đó là do "không thành công trong việc khuyến khích mọi người dân tham gia vào nền chính trị ", "lỡ cơ hội đối thoại cởi mở với dân chúng", coi các quyết sách là thẩm quyền riêng của đảng và nhà nước, nhân dân chỉ thi hành, không được thể hiện bất bình.
‘Quyền hiến định’
Do ý nghĩa và vai trò to lớn quyết định vận mệnh đất nước như vậy, nên như ở Đức ngày nay, điều khoản Tự do tụ tập được hiến định tại phần đầu tiên, của điều 8 như sau:
Điểm (1), mọi công dân Đức có quyền, không báo trước, hay xin phép, tụ tập ôn hoà và không có vũ khí.
Tại điểm (2) còn quy định thêm: Riêng tụ tập ngoài trời, quyền đó có thể bị giới hạn bởi văn bản lập pháp.
Lý do của cụm từ “có thể” đó hoàn toàn không phải vì bản thân quyền tụ tập có vấn đề phải cắt xén, cũng không phải nhà nước sợ sụp đổ vì nó.
Bởi một mặt nhà nước chỉ là công cụ của dân, một khi toàn dân muốn đều có thể “đuổi được chính phủ,” không gì cấm nổi.
Mặt khác, một tập hợp người tay không, ôn hoà, có muốn cũng không thể gây tổn hại được gì cho nhà nước. Giới hạn quyền tụ tập họ đưa ra chỉ bởi tính chất ngoài trời có thể tổn hại nghiêm trọng đến chính người tham gia hoặc cộng đồng.
Giống như bất cứ quyền cơ bản nào, từ tự do đi lại, đến nơi ở, làm việc, tín ngưỡng… trong những tình huống đặc biệt, quyền tụ tập đều buộc phải chịu giới hạn để tránh tổn hại khi thực hiện quyền đó.
Điều đó được thể hiện nhất quán trong 33 điều khoản Luật Tụ tập (VersG) Liên bang Đức, như ở điều14 quy định:
‘Tụ tập ngoài trời phải báo trước với chính quyền chậm nhất sau 48 tiếng, với mục đích để nhà nước có biện pháp kịp thời bảo đảm an toàn cho người tham gia, như ngăn đụng độ với các cuộc biểu tình đối lập xảy ra, bảo đảm hoạt động bình thường cho cộng đồng, giao thông, mua bán... ’
Các điều khoản hạn chế khác cũng đều nhằm mục đích đó, như ở điều 1 tước bỏ quyền tự do tụ tập đối với các đảng phái bị Toà án Hiến pháp cấm hoạt động, hay với những cá nhân tổ chức muốn xoá bỏ quyền tự do tụ tập. Điều 3 cấm mang theo vũ khí dụng cụ có thể gây thương tích người hoặc đập phá đồ vật.
Không phải xin cho
Luật tụ tập áp dụng cho cả cơ quan công quyền lẫn người dân, để bảo đảm quyền tụ tập, chứ không phải trao cho cơ quan công quyền quyết định quyền đó
TS. Nguyễn Sỹ Phương
Tuy nhiên ngay cả giới hạn trên cũng không được vi phạm bản thân quyền tự do tụ tập, nên luật quy định bỏ cả giới hạn đó trong hoàn cảnh nhất định, chẳng hạn tụ tập bột phát bởi một lý do tức thời, sẽ không cần báo trước.
Các biện pháp cảnh sát áp dụng để thực thi các điều khoản giới hạn trên cũng buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt quy phạm, chẳng hạn bắt giữ, giải tán chỉ khi có dấu hiệu trực tiếp chứng minh được có sự ‘đe doạ an ninh, tính mạng’ và chỉ nhằm mục đích loại bỏ nguy cơ đe doạ đó, chứ không phải để cấm dân tụ tập.
Việc vi phạm luật tụ tập cả về phía người tham gia, lẫn nhà chức trách đều được chế tài, do toà án phán quyết, nghĩa là luật tụ tập áp dụng cho cả cơ quan công quyền lẫn người dân, để bảo đảm quyền tụ tập, chứ không phải trao cho cơ quan công quyền quyết định quyền đó.
Việc cảnh sát lẫn cơ quan công quyền ở Đức bị kiện vi phạm luật tụ tập xảy ra không hiếm.
Ở Việt Nam, điều 69 Hiến pháp 1992, cũng tương tự như Hiến pháp Đức quy định công dân “có quyền biểu tình” theo “quy định của pháp luật.”
Nghĩa là người dân có quyền biểu tình và nhà nước có trách nhiệm ban hành văn bản lập pháp để bảo đảm quyền đó (chứ không phải cho phép quyền đó).
Ở Đức, Hiến pháp hiện hành có hiệu lực từ 24 giờ, ngày 23/5/1949, thì 4 năm sau, ngày 24/7/1953 Luật tụ tập được ban hành.
Trong quãng thời gian 4 năm đó, nhiều cuộc mít-tinh, biểu tình, tuần hành, hội họp vẫn tự động theo đúng hiến pháp xảy ra thường nhật.
Nhưng nhà nước đã thiếu văn bản luật, đồng nghĩa với thiếu sự bảo hộ của nhà nước đối với quyền đó của công dân, đặt công dân và cả nhà nước vào thế rủi ro, hành động và hành xử thiếu chuẩn mực luật pháp.
Trách nhiệm đó thuộc về nhà nước không thuộc về công dân, nếu chẳng may họ tụ tập gây ra hệ quả tiêu cực không cố ý.
‘Gấp năm lần Đức’
Đây rõ ràng là một thực tế tầm cấp quốc gia, đặt ra đòi hỏi cấp bách hối thúc Quốc Hội nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của mình trước Hiến pháp, để một mặt bảo đảm cho quyền tụ tập dân chúng được thực thi an toàn
TS. Nguyễn Sỹ Phương
Như hầu hết mọi quốc gia khác, Việt Nam hiến định Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có trách nhiệm thi hành Hiến pháp, nhưng một văn bản lập pháp nhằm để thi hành điều 69, tính tới nay đã gần 20 năm, lâu gấp 5 lần ở nước Đức, đã không được ban hành.
Tuy nhiên, TTXVN cách đây không lâu đưa tin: “Sáng 5/6, có một số ít người đã tự phát tụ tập, đi ngang qua Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP Hồ Chí Minh để thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, bày tỏ thái độ phản đối việc các tàu hải giám của Trung Quốc cản trở hoạt động, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 khi tàu này đang hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”
Đây rõ ràng là một thực tế tầm cấp quốc gia, đặt ra đòi hỏi cấp bách hối thúc Quốc Hội nhanh chóng thực hiện trách nhiệm của mình trước Hiến pháp, để một mặt bảo đảm cho quyền tụ tập dân chúng được thực thi an toàn.
Chỉ khi đó “tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc” “vốn qúy giá nhất” của công dân mới không dừng lại ở chỗ chỉ được thể hiện ở “một số ít người đã tự phát tụ tập”, như TTXVN nhận định.
Đồng thời việc này bảo đảm cho bộ máy an ninh thực thi phận sự theo đúng chuẩn mực pháp luật đòi hỏi, không gây ra những hình ảnh hành xử phản cảm được đưa lên khắp các trang mạng Internet như vừa qua.
Điều này đã vô tình để cả thế giới nhìn thấy và làm ảnh hưởng uy tín của chính họ (bộ máy an ninh) và xâu xa hơn, nó còn làm ảnh hưởng đến cả hình ảnh đất nước lẫn thể diện quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế.
Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của tác giả, Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Phương, Chủ biên Thời báo Việt - Đức, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP Leipzig, CHLB Đức.
(Nguồn: BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét