Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

Điện hạt nhân- Thế giới đóng cửa Việt Nam bắt đầu tính chuyện xây

*MLC: bài toán năng lượng quả là một bài toán đau đầu cho các nhà lãnh đạo không những chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. Trong bối cảnh năng lượng thiếu như hiện nay thì bài toán năng lượng nguyên tử sẽ là một lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên nhìn vào những sự cố hạt nhân hiện nay khiến mọi người không khỏi rùng mình lo sợ. Sự cố hạt nhân tại Fukushima Nhật Bản và trước đó là thảm hoạ hạt nhân Chernobyl tại Ukraina mà ông cộng sản Liên Xô 'ị lại một bãi di sản vẫn còn lù lù đó'. Không biết các nhà khoa học Việt Nam ý kiến ra sao chứ nghe những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Chính phủ về việc xây nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ Nga (tất nhiên được thừa hưởng từ Liên Xô) nhiều người không khỏi lạnh xương sống.

Đức 'làm gương' cho các nước về năng lượng

Các nhà máy điện hạt nhân tại Đức
Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố việc ngừng sử dụng năng lượng nguyên tử trước 2022 sẽ khiến Đức trở thành quốc gia tiên phong về năng lượng tái tạo.
Bà Merkel cũng cho rằng nước Đức sẽ được lợi khi đóng cửa các nhà máy điện nguyên tử.
Đức là quốc gia công nghiệp phát triển lớn nhất quyết định không sử dụng năng lượng nguyên tử, sau một quyết định mang tính bước ngoặt về chính sách của chính quyền liên minh trung hữu.
Bà Merkel đã thành lập một ủy ban nghiên cứu năng lượng nguyên tử sau khi xảy ra thảm họa tại nhà máy Fukushima ở Nhật Bản.
Cuộc khủng hoảng hạt nhân sau trận động đất và sóng thần hồi tháng Ba, đã dẫn tới các cuộc biểu tình chống năng lượng hạt nhân trên toàn nước Đức.
Phong trào phản đối hạt nhân đã năng cao uy tín của Đảng Xanh, vốn giành quyền kiểm soát bang Baden-Wuerttemberg là nơi phe Dân chủ Thiên chúa giáo hoạt động mạnh vào hồi cuối tháng Ba.
Giới phân tích nay nói bà Merkel có thể xem xét khả năng liên minh với Đảng Xanh trong tương lai.

Cơ hội mới

Bà Angela Merkel nói với thay đổi chính sách mang tính nền tảng này, nước Đức sẽ làm gương cho các nước khác.
Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn lời bà thủ tướng nói: "Chúng tôi tin rằng với tư cách một quốc gia, chúng tôi sẽ tiên phong trong thời đại mới của các nguồn năng lượng tái tạo".
"Chúng tôi sẽ trở thành nước công nghiệp phát triển đầu tiên chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo và nắm bắt mọi cơ hội: trong xuất khẩu, phát triển, công nghệ, công ăn việc làm... mà việc này mang lại."
Bà Merkel cũng nói rằng trong tương lai năng lượng cần có các yếu tố "an toàn, đáng tin cậy và giá thành thấp", và quyết định ngừng sử dụng năng lượng hạt nhân liên quan tới cuộc khủng hoảng Nhật Bản.
Bà nói: "Chúng ta đã học bài học từ Fukushima nên cần phải đối phó các nguy cơ một cách khác đi".
Theo kế hoạch, bảy nhà máy điện nguyên tử thế hệ cũ vốn đã đóng cửa để xem xét lại độ an toàn từ ngay sau cuộc khủng hoảng Nhật Bản, sẽ không bao giờ hoạt động trở lại nữa.
Nhà máy thứ tám tại Kruemmel miền Bắc nước Đức, cũng đã đóng cửa và gặp một số vấn đề kỹ thuật, sẽ bị đóng cửa hoàn toàn.
Cho tới 2021 Đức sẽ ngừng hoạt động sáu nhà máy, và tới 2022 thì đóng cửa ba nhà máy mới nhất.
Chính phủ Đức trước đây, liên minh giữa đảng Dân chủ Xã hội theo trung tả và Đảng Xanh, từng quyết định đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2021.
Thế nhưng tháng Chín năm ngoái liên minh của bà Merkel đã bác bỏ kế hoạch này và tuyên bố gia hạn cho các nhà máy hoạt động thêm trung bình là 12 năm.
Quyết định này không được ủng hộ ở trong nước Đức ngay cả trước khi có thảm họa Fukushima.
Sau sự cố Nhật Bản, bà Merkel đã nhanh chóng bác bỏ kế hoạch gia hạn cho các nhà máy hạt nhân và xem xét lại tình hình.
Ngành công nghiệp hạt nhân của Đức đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Cho tới trước khi các lò phản ứng thế hệ cũ bị ngừng hoạt động hồi tháng Ba, năng lượng hạt nhân chiếm 23% tổng năng lượng sử dụng trên toàn quốc.
(Nguồn: BBC Tiếng Việt)
---------------------------------------------------------------------------------------------------
"Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận an toàn hơn hẳn Fukushima"
(Dân trí) - Chuyên gia Nga khẳng định, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sử dụng công nghệ lò thế hệ thứ 3, có mức độ an toàn cao hơn hẳn nhà máy Fukushima (Nhật), nơi vừa gánh chịu sự cố nặng nề sau động đất.
Chính Phủ Việt Nam đã quyết định chọn Nga làm đối tác chính trong quá trình xây dựng  nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Lý do, nước này đang sở hữu công nghệ nguồn (không phải qua nước thứ ba). Cùng đó, công nghệ của Nga còn đảm bảo những tiêu chí như: công nghệ an toàn, được kiểm chứng…
Tại buổi hội thảo về an toàn của nhà máy điện nguyên tử tại Việt Nam vừa được tổ chức tại Viên Năng lượng Nguyên tử, ông Sergey A. Boyarkin, Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rostatom đã trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề an toàn của nhà máy.
Mô hình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (ảnh: bee.net.vn).
Được biết, công nghệ áp dụng trong quá trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ là phiên bản thứ 3. Sự an toàn của công nghệ này đạt đến mức nào, thưa ông?
Chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Công nghệ được áp dụng tại nhà nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 là công nghệ nước áp lực (VVER). Đây là thiết kế của các nhà máy điện thế hệ 3, mới nhất với mức độ an toàn hơn rất nhiều so với thiết kế thế hệ 2. Một trong những ưu thế, đặc điểm quan trọng nhất của thế hệ 3 là khu vực đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố nằm cách nhà máy 800 m.
Nói cách khác các rào cản chất phóng xạ được sắp xếp kế tiếp, giống như con búp bê ở nước Nga. Có con búp bê to ở ngoài và con búp bê nhỏ ở bên trong, tất cả các chất phóng xạ phát sinh đều nằm trong con búp bê nhỏ nhất ở phía trong, các phóng xạ này là thanh nhiên liệu, thậm chí là các bể chứa thanh nhiên liệu đã qua sử dụng nằm trong khu vực đó. Nếu trường hợp con búp bê nhỏ bị phá vỡ thì con búp bê lớn sẽ đảm đương chức năng bảo vệ.
Ngoài ra, theo thiết kế của chúng tôi, các chương trình hệ thống nhà máy điện hạt nhân đảm bảo an toàn chủ động và thụ động. Các hệ thống an toàn thụ động hoạt động không cần sự hỗ trợ của điện áp từ bên ngoài, cũng không cần có điện các hệ thống vẫn hoạt động. Còn các hệ thống an toàn thụ động hoạt động theo nguyên lý tự nhiên như nguyên lý trọng lực, nguyên lý trao đổi nhiệt tự nhiên.
Bên cạnh đó, các hệ thống an toàn thụ động vận hành tự động, người vận hành không thể can thiệp vào hoạt động, không thể tắt hay mở các hệ thống đó. Khi nhiệt độ trong lò phản ứng đó đạt đến mức độ nhất định thì các hệ thống đó khởi động.Trường hợp Fukushima dùng thiết kế thuộc thế hệ 2, tức là là sử dụng nguyên lý an toàn chủ động, tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp. Chính vì vậy, khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp đã không hoạt động được dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt động lò phản ứng, gây ra cháy nổ… Còn theo thiết kế của mới của chúng tôi, bể chứa thanh nhiên liệu này nằm trong lớp bảo vệ, phóng xạ không thể lọt ra ngoài.
Với sự lắp ráp và hoạt động của hệ thống cô lập nóng chảy này, thì dù sự cố xảy ra ở mức độ nào với biến đổi như thế nào thì chất nóng chảy không vượt qua khỏi lò phản ứng phóng xạ. Chúng tôi đã sử dụng bẫy nóng chảy này tại nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc và được
Được biết, nhằm chuẩn bị cho việc tiến hành xây dựng nhà máy điện Ninh Thuận vào năm 2014. Nga đã tiến hành công việc đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân Việt Nam?
Chúng tôi bắt đầu đào tạo nhóm sinh viên Việt Nam đầu tiên tại trường đào tạo thuộc Rosatom. Dần dần trong tiến độ xây dựng số lượng sinh viên Việt Nam được đào tạo sẽ tăng lên.
Chúng tôi đang xây dựng 3 trung tâm đào tạo cho sinh viên. Bên cạnh đó, tại tất cả nhà máy điện hạt nhân do chúng tôi xây dựng, đều có mô hình trung tâm huấn luyện nhân viên vận hành với kích cỡ thực. Tại mô hình này có phòng chỉ huy vận hành nhà máy, bàn điều khiển, hay nút điều khiển đều như trong điều kiện thật. Trung tâm đào tạo huấn luyện này sẽ được xây dựng xong và hoạt động trước khi vận hành điện hạt nhân 2 năm.

Ông Sergey A. Boyarkin (bìa phải) Phó tổng giám đốc tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga Rostatom (ảnh: TT).
Theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận vận hành vào năm 2020. Tiến độ này có được đảm bảo chính xác về thời gian?
Việc nhà máy có được vận hành đúng theo tính toán hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo tính toán về mặt khoa học của chúng tôi nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, sẽ đảm bảo  vận hành đúng theo kế hoạch.
Cụ thể, trong 2 năm tới, chúng tôi sẽ thực hiện xong khảo cứu đánh giá kĩ càng địa điểm xây dựng, sau đó, chúng tôi sẽ kết hợp thiết kế với vị trí xây dựng cụ thể, rồi tiến hành công tác phân tích an toàn với nhà máy, tiến hành nhiều tính toán và thử nghiệm an toàn theo điều kiện cụ thể.
Tại Ninh Thuận theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân sẽ tiến hành khởi công năm 2014. Trong thời gian xây dựng, 40% công việc giám sát từ bên ngoài, tức là mỗi mối hàn tại nhà máy sẽ do cơ quan pháp quy là Cục an toàn bức xạ hạt nhân Việt Nam kiểm duyệt, cùng với sự giám sát chặt chẽ của bản thân chúng tôi.
Với những cân nhắc kĩ trong công việc và lượng thời gian tiến hành, tôi tin tưởng rằng độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ được đảm bảo, năm 2020 đưa vào hoạt động là thực tế.
Theo nhận định của ông, địa điểm đặt máy điện hạt nhân Ninh Thuận có cần lưu ý kỹ hơn về vấn đề động đất và sóng thần?
Chúng tôi cho rằng, địa điểm Việt Nam chọn đạt yêu cầu. Nhưng khi xây dựng cần xác định địa điểm bố trí lò phản ứng phải có nền tảng vững chắc, nơi bố trí xa điểm đứt gẫy địa chất và bảo vệ tránh tác động của sóng thần. Theo kinh nghiệm khảo cứu địa điểm, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận có thể vị trí dịch chuyển 1-2 km.
Mới đây, Đức cho biết có thể đến năm 2022 họ sẽ dừng hẳn việc xây dựng và hoạt động các nhà máy điện hạt nhân. Ông nghĩ sao về điều này?
Đó là quyết định của Đức.Phần lớn nhà máy điện hạt nhân của Đức đều thiết kế theo thế hệ thứ 2. Bên cạnh Đức thì các nhà máy tại Pháp vẫn hoạt động mà còn hoạt động thêm các nhà máy mới. Phần Lan cũng đang xây dựng thêm nhiều các nhà máy điện hạt nhân. Do đó, quan điểm mỗi nước là không giống nhau trong phát triển năng lượng hạt nhân.
P. Thanh (ghi)

Ông đánh giá thế nào về sự cố vừa xảy  ra tại nhà máy Fukushima của Nhật.  Ám ảnh về tai nạn  rò rỉ phóng xạ tại Nhật Bản vẫn đang làm  nhiều người Việt Nam lo lắng?






----------------------------------------------------------------------------------------------------
Sự cố hạt nhân nhà máy FUKUSHIMA tại nhật bản

Nhật thừa nhận nhiên liệu tan chảy ở ba lò hạt nhân

Công ty điện lực Tokyo (Tepco) hôm nay thừa nhận các thanh nhiên liệu trong hai lò phản ứng khác tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã tan chảy.
>
24 giờ đầu tiên trong khủng hoảng hạt nhân Fukushima

AFP dẫn lời người phát ngôn của Tepco cho hay: "Hiện tượng tan chảy từng phần đã xảy ra tại lò phản ứng số 2 và số 3. Hầu hết phần tan chảy có thể đã lắng xuống đáy bể cao áp chứa các thanh nhiên liệu, giống như những gì từng xảy ra ở lò phản ứng số 1."
Hình ảnh bên trong lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I được chụp hôm 20/5 và hình ảnh mô tả mức độ bức xạ gamma qua phân tích của một robot. Ảnh: AFP
Thông tin này được xác nhận khi Tepco đưa ra bản phân tích dữ liệu mới nhất về hiện trạng của nhà máy Fukushima I sau thảm họa động đất sóng thần hôm 11/3.
Trước đó, ngay sau khi động đất và sóng thần xảy ra, Tepco tuyên bố lò phản ứng số 1 có hiện tượng tan chảy các thanh nhiên liệu, và huy động các công nhân đưa nước vào làm mát lò phản ứng này. Tuy nhiên, với những thông tin mới nhất vừa được đưa ra, có thể thấy tất cả các lò phản ứng đang hoạt động khi thảm họa xảy ra đều gặp phải hiện tượng tan chảy các thanh nhiên liệu.
Mặc dù vậy, người phát ngôn của Tepco cũng trấn an dư luận khi cho biết tất cả các lò phản ứng này đều đang được làm mát và ở trong tình trạng ổn định. Đầu tuần trước, công ty điện lực cũng thừa nhận sự cố tan chảy thanh nhiên liệu đã xảy ra tại lò phản ứng số 1 chỉ chưa đầy một giờ sau khi nhà máy Fukushima I bị sóng thần nuốt trọn.
Thảm họa động đất sóng thần hôm 11/3 tại vùng đông bắc Nhật Bản đã khiến gần 25.000 người thiệt mạng và mất tích. Cơn sóng thần cao 15 m còn phá hỏng hệ thống làm mát ở nhà máy Fukushima I, dẫn tới nguy cơ xảy ra một thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986. Tuy nhiên cho đến nay các nỗ lực khắc phục sự cố của Nhật Bản đã giúp ổn định tình hình.
Phan Lê
LỊCH SỬ THẢM HOẠ HẠN NHÂN CHURNOBYL

-------------------------------------------------------

Bên trong 'cỗ quan tài bê tông' ở Chernobyl

Suốt nhiều năm qua các kỹ sư Ukraina vẫn cần mẫn vào bên trong cỗ "quan tài bê tông" bao phủ lò phản ứng bị nổ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl để kiểm tra kết cấu và nồng độ phóng xạ.

Cảnh tượng bên trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraina. Ảnh:
Cảnh tượng nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraina. Ảnh: blogspot.com.
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Sau đó một công ty nhà nước đã bịt kín lò phản ứng này bằng 200 m3 bê tông, chôn vùi nguồn chất độc hại chết người đó. Ngày nay cũng công ty này chịu trách nhiệm kiểm tra "quan tài bê tông" thường xuyên.
“Chúng tôi phái người tới đó ít nhất một lần mỗi tuần”, Volodymyr Kashtanov, phó giám đốc công ty, nói với phóng viên AFP, một phần tư thế kỷ sau thảm họa hạt nhân.
Nhiệm vụ của các chuyên gia là kiểm tra lớp vỏ bê tông và khoảng 200 tấn nhiên liệu hạt nhân bên trong nó. Ngay sau thảm họa nhiên liệu hạt nhân biến thành chất nhão có nồng độ phóng xạ cực cao trước khi cứng lại dưới dạng gốm.
Vài năm trước, quan tài bê tông suýt sụp đổ, nhưng từ đó tới nay nó đã được gia cố đáng kể. Giới chức Ukraina muốn thay thế nó bằng một lớp vỏ thép mới vào năm 2015. Quá trình xây dựng lớp vỏ thép đã được tiến hành từ năm ngoái.
Trước khi tiến vào quan tài bê tông, các chuyên gia mặc quần, áo và đeo găng tay. Tất cả những thứ đó đều được làm từ vải cotton. Họ cũng mặc trang phục bằng vải không thấm ở bên ngoài. Họ thở qua bình dưỡng khí và đeo các thiết bị đo phóng xạ. Thiết bị phát ra âm thanh báo động mỗi khi họ tiến vào khu vực có nồng độ phóng xạ cao hơn ngưỡng an toàn.
Những công cụ bảo hộ khác bao gồm: áo khoác và giày bao để xỏ bên ngoài giày thường bằng nhựa, tấm che ngực và găng tay bằng chì, xi lanh chứa oxy, để dự phòng khi bình khí oxy cạn.
“Thứ duy nhất mà chúng tôi không có là trang phục của phi hành gia”, Kashtanov đùa.
Để làm việc trong quan tài bê tông, các kỹ sư phải có giấy chứng nhận rằng họ không mắc bất kỳ căn bệnh nào. Sau khi được tuyển họ sẽ được đào tạo theo quy trình đặc biệt.
“Bạn cần phải biết lối đi an toàn trong quan tài bê tông”, Sergui Sverchkov, một thành viên trong nhóm kỹ sư, nói.
Phòng điều khiển lò phản ứng số 4. Ảnh:
Phòng điều khiển lò phản ứng số 4. Ảnh: markresnicoff.com.
Mỗi kỹ sư chui vào bên trong lớp áo quan khoảng 15 tới 20 phút. Khoảng thời gian “tuần tra” phụ thuộc vào nồng độ phóng xạ mà họ tiếp xúc.
“Những thợ hàn từng gia cố lớp bê tông làm việc theo ca, mỗi ca chỉ kéo dài trong 7 phút. Người đầu tiên hàn trong 7 phút rồi chạy ra ngoài và người tiếp theo thế chỗ của người thứ nhất”, Sverchkov kể.
Sverchkov mô tả cảnh mọi thứ bên trong quan tài bê tông đều bị hỏng và dây cáp buông thõng ở mọi nơi.
Các kỹ sư kiểm tra kết cấu bê tông, đo nồng độ phóng xạ trong không khí, xem xét các hệ thống điều khiển việc phân tán bụi và thoát nước nhiễm phóng xạ. Nước trong lò phản ứng hỏng tích tụ từ mưa, tuyết và quá trình ngưng tụ hơi nước.
Hơn 60% diện tích lò là vùng cấm xâm nhập do nồng độ phóng xạ quá cao hoặc lối vào bị chắn bởi các mảng đổ nát.
Các kỹ sư mới đây đã khoan các lỗ vào tường bao quanh các khu vực mà họ không thể xâm nhập để nhét các cảm biến phóng xạ và cảm biến nhiệt độ vào trong lỗ. Chúng giúp họ theo dõi tình hình bên trong những khu vực ấy.
Kashtanov mô tả tình hình bên trong lò phản ứng hỏng “tương đối ổn định”, song ông lo ngại một phản ứng hạt nhân dây chuyền có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông cũng xác nhận lượng chất phóng xạ phát tán vào không khí và đất “tương đối lớn” song nồng độ phóng xạ không vượt quá mức cho phép.
Kỹ sư Sverchkov thừa nhận rằng anh luôn cảm thấy hồi hộp mỗi khi phải làm ca đêm trong lò phản ứng.
“Chúng tôi biết rõ về chất phóng xạ, nhưng mỗi khi đi một mình trong lò phản ứng vào ban đêm, bạn sẽ cảm thấy không thích thú chút nào. Một số khu vực không có ánh sáng và bạn phải bật đèn pin. Thỉnh thoảng chúng tôi nghe thấy những âm thanh giống như tiếng đập hay nứt”, anh nói.
Nhưng Igor Kabachenko, một kỹ sư khác, nói rằng anh đã học được cách chế ngự nỗi sợ hãi mỗi khi vào bên trong quan tài bê tông.
“Sau hai năm tìm hiểu quan tài này, nỗi sợ hãi của tôi đã nhường chỗ cho sự thích thú. Tôi nghĩ tôi không thể làm việc tại bất kỳ nơi nào khác nữa. Có vẻ như tôi đã yêu nơi này rồi”, anh nói.
Việt Linh

(Nguồn: Vnexpress)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét