..........................................................................................................
MLC xin tập hợp một số bài viết về đất nước Bắc Triều Tiên dưới đây:
Bắc Hàn kỷ niệm sinh nhật Kim Nhật Thành
Bắc Hàn mới khai trương một Lễ hội Nghệ thuật Hữu nghị Mùa xuân để kỷ niệm sinh nhật thứ 99 của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, vốn rơi vào ngày 15/4.
Hàng ngàn người dân Bắc Hàn, các nghệ sĩ nước ngoài và giới ngoại giao đã tụ tập tại thủ đô Bình Nhưỡng trước ngày sinh nhật của ông Kim, sẽ được chính thức tổ chức vào thứ Sáu này.Những bí ẩn về ba con trai của Chủ tịch Triều Tiên
(Nguồn: Báo mới.com)Nhiều nguồn tin cho biết Chủ tịch CHDCND Triều Tiên bị ung thư tuyến tụy. CHDCND Triều Tiên khẳng định Chủ tịch Kim vẫn đủ sức khỏe để lãnh đạo đất nước, nhưng dường như ông lại đang lo việc chọn một trong ba con trai làm người kế nhiệm.
Nhiều nguồn tin cho biết Chủ tịch CHDCND Triều Tiên bị ung thư tuyến tụy. Ông Kim Jong Il đã 68 tuổi và những bức ảnh chụp gần đây cho thấy ông có vẻ ốm yếu, suy sụp. CHDCND Triều Tiên khẳng định Chủ tịch Kim vẫn đủ sức khỏe để lãnh đạo đất nước, nhưng dường như ông lại đang lo việc chọn một trong ba con trai làm người kế nhiệm.
Gia đình của Chủ tịch Kim Jong Il (Ảnh: Newsweek) Dường như không ai trong số ba người con trai của ông Kim tỏ ra sẵn sàng đảm đương cương vị mới. Họ thừa hưởng từ cha sự ưa thích các sản phẩm của phương Tây. Chủ tịch Kim từng khoe rằng ông sở hữu 20.000 đĩa phim, và ông từng yêu cầu đại diện của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc mua một đĩa phim Sudden Death trong đó ngôi sao hành động Jean-Claude Van Damme thủ vai chính.
Người ta đồn rằng Jean-Claude Van Damme là thần tượng điện ảnh của ông Kim. Giống như cha, các con trai ông Kim sùng bái Armani, các siêu sao bóng rổ NBA, Eric Clapton và Disneyland. Theo nhiều nguồn tin, Kim Jong Un sẽ là người kế nhiệm, nhưng khả năng này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.
Ít nhất một trong ba con trai ông Kim lúc nhỏ đã được đào tạo ở một ngôi trường Thụy Sỹ danh giá. Mùa thu năm 1992, hai cậu bé – trông đều có vẻ già hơn tuổi – được đưa tới Trường Quốc tế Berne (ISB) chỉ cách Đại sứ quán Triều Tiên tại đó vài bước chân trên chiếc limousine. Một người quản lý giấu tên của trường ISB cho hay họ chỉ biết rằng hai cậu bé này là con của các nhà ngoại giao Triều Tiên. Tới tháng 1 năm sau, hai cậu trút bỏ trang phục màu xanh may bằng sợi tổng hợp để chuyển sang mặc quần bò.
Trước đây nhiều người cho rằng con trai cả Kim Jong Nam có tiềm năng trở thành lãnh đạo hơn cả. Nhưng vào năm 2001, vì muốn đi chơi ở công viên Disneyland ở Tokyo, Jong Nam đã đến đây và bị bắt do sử dụng hộ chiếu Dominican giả. Béo phì và bị nghi là mắc bệnh tiểu đường, Jong Nam từng tuyên bố với các phóng viên rằng anh ta không hề quan tâm tới chính trị v à dường như thích mua sắm và quan tâm tới thời trang. Người ta từng gặp Jong Nam đội mũ Armani, diện áo và kính Burberry đi chơi ở Macao.
Kim Jong Un là người con trai thứ ba của ông Kim. Có rất ít thông tin được tiết lộ ra bên ngoài về người này. Theo một số nguồn tin từ chính phủ Mỹ, Jong Un cũng được đào tạo ở Thụy Sỹ từ nhỏ mặc dù thời gian và địa điểm chưa được xác định. Nguồn hay được viện dẫn nhất là ông Kenji Fujimoto, trước kia là đầu bếp làm món sushi cho Chủ tịch Kim Jong Il.
Theo Fujimoto, Chủ tịch Kim yêu mến con trai út vì cậu mạnh mẽ và giống ông hơn cậu thứ hai. Fujimoto kể rằng ông Kim từng nói: “Jong Choi không thể làm lãnh đạo vì nó quá mềm yếu, trong khi Jong Un lại giống hệt tôi”. Cũng theo lời kể của Fujimoto, Jong Un được cha huấn luyện từ nhỏ. Khi mới 7 tuổi, cậu đã được phép lái xe Mercedes 600 và cũng được uống rượu, mặc quân phục từ rất sớm. 12 tuổi, cậu đề nghị em gái không được gọi mình là “anh”, mà phải gọi là “Đại tướng”. Ngoài thời trang, cậu còn quan tâm tới người dân. Người ta kể rằng khi lên 18 tuổi, cậu từng hỏi: “Tôi thích chơi các môn thể thao dưới nước, trượt ván và cưỡi ngựa. Nhưng những người dân bình thường đang làm gì?”.
Tuy nhiên, Fujimoto không hẳn là một nguồn tin đáng tin cậy. Mỗi lần nhận trả lời phỏng vấn báo chí, ông ta thường đòi tiền và đôi khi đưa ra những thông tin không xác đáng. Tờ NEWSWEEK từng phát hiện ra rằng một tấm ảnh của Jong Un hồi nhỏ do Fujimoto cung cấp thực ra lại là ảnh của một cậu bé khác. Tấm ảnh này được in trong một cuốn kỷ yếu của trường ISB và bên dưới đề tên một cậu bé Hàn Quốc.
Có thể Jong Un đã mượn danh người khác để giấu danh tính thật của mình, nhưng các bạn học và thầy giáo của Jong Un đều khẳng định rằng họ không tin điều đó. Hơn nữa, đứa trẻ này cũng không hề có vệ sĩ như Jong Choi. Các chuyên gia về CH DCND Triều Tiên cho rằng khó có khả năng con trai của Chủ tịch Kim lại đóng giả làm một người Hàn Quốc. Theo một giả thuyết khác do báo Nhật và tờ Washington Post đưa ra, Jong Un có thể đã học ở một trường công ở Koniz, Thụy Sỹ. Nhưng giả thuyết này cũng có lỗ hổng. Đứa trẻ mà người ta cho là Jong Un tới trường bằng xe đạp trong một khu vực xa Đại sứ quán hơn nhiều so với trường ISB của Jong Choi.
Cả Jong Un và anh trai Jong Choi về sau đều học Đại học Quân sự Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng. Chương trình học ở đây có lẽ đã được thiết kế để xóa bỏ tất cả những tư tưởng tự do hai cậu lĩnh hội được khi còn ở Thụy Sỹ.
Mặc dù tồn tại nhiều giả thuyết về các con trai của Chủ tịch Kim, nhưng ít nhất các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng Jong Un, 26 tuổi, đang được chuẩn bị để kế nhiệm cha. Ngay cả người anh cả Jong Nam cũng tin rằng cha mình chọn Jong Un. “Tôi phải tuân mệnh một khi cha tôi đã quyết”, Jong Nam trả lời truyền hình Asahi của Nhật. Theo Open North Korean News, một tổ chức truyền thông ở Seoul, trong tháng qua, lính CHDCND Triều Tiên đã được nghe kể về những “thành tựu cách mạng” của Jong Un, người được ca ngợi là “vị tướng trẻ đã nhận thức được đầy đủ về lý tưởng và vai trò lãnh đạo của Tướng Kim Jong Il”.
Theo Nam Sung Wook, Giám đốc Viện Chiến lược Quốc phòng, một cơ quan nghiên cứu của chính phủ Hàn Quốc ở Seoul, sức khỏe của Chủ tịch Kim có lẽ chưa ở mức nguy cấp, song ông đang trở nên “giận dữ và mất kiên nhẫn”. Tháng 5 năm nay, Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân và công kích mạnh mẽ Nga và Trung Quốc sau khi hai nước này lên tiếng phản đối.
Khi gặp Chủ tịch Kim vào năm 2000, nhà ngoại giao Mỹ Wendy Sherman nhận thấy ông “rất thông minh, tự tin và có tài hùng biện”. “Ông cũng rất hiểu biết và chu đáo”. Khó có thể tưởng tượng rằng Jong Un sẽ tự tin như cha mình. Là một xã hội Á Đông coi trọng tuổi tác và trí tuệ, có thể Triều Tiên sẽ chọn một người “nhiếp chính” cho đến khi Jong Un sẵn sàng. Ứng cử viên sáng giá nhất cho cương vị này là Chang Song Taek. Ông này từng bị thanh trừng vì tội tham nhũng nhưng đã được phục chức và hiện đang kiểm soát ngành kinh doanh vàng của CHDCND Triều Tiên.
Câu chuyện về người thực sự sẽ kế nhiệm Chủ tịch Kim vẫn còn nhiều bí ẩn.
Thanh Trà (lược dịch từ Newsweek)
Gia đình của Chủ tịch Kim Jong Il (Ảnh: Newsweek) Dường như không ai trong số ba người con trai của ông Kim tỏ ra sẵn sàng đảm đương cương vị mới. Họ thừa hưởng từ cha sự ưa thích các sản phẩm của phương Tây. Chủ tịch Kim từng khoe rằng ông sở hữu 20.000 đĩa phim, và ông từng yêu cầu đại diện của Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc mua một đĩa phim Sudden Death trong đó ngôi sao hành động Jean-Claude Van Damme thủ vai chính.
Người ta đồn rằng Jean-Claude Van Damme là thần tượng điện ảnh của ông Kim. Giống như cha, các con trai ông Kim sùng bái Armani, các siêu sao bóng rổ NBA, Eric Clapton và Disneyland. Theo nhiều nguồn tin, Kim Jong Un sẽ là người kế nhiệm, nhưng khả năng này vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.
Ít nhất một trong ba con trai ông Kim lúc nhỏ đã được đào tạo ở một ngôi trường Thụy Sỹ danh giá. Mùa thu năm 1992, hai cậu bé – trông đều có vẻ già hơn tuổi – được đưa tới Trường Quốc tế Berne (ISB) chỉ cách Đại sứ quán Triều Tiên tại đó vài bước chân trên chiếc limousine. Một người quản lý giấu tên của trường ISB cho hay họ chỉ biết rằng hai cậu bé này là con của các nhà ngoại giao Triều Tiên. Tới tháng 1 năm sau, hai cậu trút bỏ trang phục màu xanh may bằng sợi tổng hợp để chuyển sang mặc quần bò.
Trước đây nhiều người cho rằng con trai cả Kim Jong Nam có tiềm năng trở thành lãnh đạo hơn cả. Nhưng vào năm 2001, vì muốn đi chơi ở công viên Disneyland ở Tokyo, Jong Nam đã đến đây và bị bắt do sử dụng hộ chiếu Dominican giả. Béo phì và bị nghi là mắc bệnh tiểu đường, Jong Nam từng tuyên bố với các phóng viên rằng anh ta không hề quan tâm tới chính trị v à dường như thích mua sắm và quan tâm tới thời trang. Người ta từng gặp Jong Nam đội mũ Armani, diện áo và kính Burberry đi chơi ở Macao.
Kim Jong Un là người con trai thứ ba của ông Kim. Có rất ít thông tin được tiết lộ ra bên ngoài về người này. Theo một số nguồn tin từ chính phủ Mỹ, Jong Un cũng được đào tạo ở Thụy Sỹ từ nhỏ mặc dù thời gian và địa điểm chưa được xác định. Nguồn hay được viện dẫn nhất là ông Kenji Fujimoto, trước kia là đầu bếp làm món sushi cho Chủ tịch Kim Jong Il.
Theo Fujimoto, Chủ tịch Kim yêu mến con trai út vì cậu mạnh mẽ và giống ông hơn cậu thứ hai. Fujimoto kể rằng ông Kim từng nói: “Jong Choi không thể làm lãnh đạo vì nó quá mềm yếu, trong khi Jong Un lại giống hệt tôi”. Cũng theo lời kể của Fujimoto, Jong Un được cha huấn luyện từ nhỏ. Khi mới 7 tuổi, cậu đã được phép lái xe Mercedes 600 và cũng được uống rượu, mặc quân phục từ rất sớm. 12 tuổi, cậu đề nghị em gái không được gọi mình là “anh”, mà phải gọi là “Đại tướng”. Ngoài thời trang, cậu còn quan tâm tới người dân. Người ta kể rằng khi lên 18 tuổi, cậu từng hỏi: “Tôi thích chơi các môn thể thao dưới nước, trượt ván và cưỡi ngựa. Nhưng những người dân bình thường đang làm gì?”.
Tuy nhiên, Fujimoto không hẳn là một nguồn tin đáng tin cậy. Mỗi lần nhận trả lời phỏng vấn báo chí, ông ta thường đòi tiền và đôi khi đưa ra những thông tin không xác đáng. Tờ NEWSWEEK từng phát hiện ra rằng một tấm ảnh của Jong Un hồi nhỏ do Fujimoto cung cấp thực ra lại là ảnh của một cậu bé khác. Tấm ảnh này được in trong một cuốn kỷ yếu của trường ISB và bên dưới đề tên một cậu bé Hàn Quốc.
Có thể Jong Un đã mượn danh người khác để giấu danh tính thật của mình, nhưng các bạn học và thầy giáo của Jong Un đều khẳng định rằng họ không tin điều đó. Hơn nữa, đứa trẻ này cũng không hề có vệ sĩ như Jong Choi. Các chuyên gia về CH DCND Triều Tiên cho rằng khó có khả năng con trai của Chủ tịch Kim lại đóng giả làm một người Hàn Quốc. Theo một giả thuyết khác do báo Nhật và tờ Washington Post đưa ra, Jong Un có thể đã học ở một trường công ở Koniz, Thụy Sỹ. Nhưng giả thuyết này cũng có lỗ hổng. Đứa trẻ mà người ta cho là Jong Un tới trường bằng xe đạp trong một khu vực xa Đại sứ quán hơn nhiều so với trường ISB của Jong Choi.
Cả Jong Un và anh trai Jong Choi về sau đều học Đại học Quân sự Kim Il Sung ở Bình Nhưỡng. Chương trình học ở đây có lẽ đã được thiết kế để xóa bỏ tất cả những tư tưởng tự do hai cậu lĩnh hội được khi còn ở Thụy Sỹ.
Mặc dù tồn tại nhiều giả thuyết về các con trai của Chủ tịch Kim, nhưng ít nhất các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng Jong Un, 26 tuổi, đang được chuẩn bị để kế nhiệm cha. Ngay cả người anh cả Jong Nam cũng tin rằng cha mình chọn Jong Un. “Tôi phải tuân mệnh một khi cha tôi đã quyết”, Jong Nam trả lời truyền hình Asahi của Nhật. Theo Open North Korean News, một tổ chức truyền thông ở Seoul, trong tháng qua, lính CHDCND Triều Tiên đã được nghe kể về những “thành tựu cách mạng” của Jong Un, người được ca ngợi là “vị tướng trẻ đã nhận thức được đầy đủ về lý tưởng và vai trò lãnh đạo của Tướng Kim Jong Il”.
Theo Nam Sung Wook, Giám đốc Viện Chiến lược Quốc phòng, một cơ quan nghiên cứu của chính phủ Hàn Quốc ở Seoul, sức khỏe của Chủ tịch Kim có lẽ chưa ở mức nguy cấp, song ông đang trở nên “giận dữ và mất kiên nhẫn”. Tháng 5 năm nay, Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân và công kích mạnh mẽ Nga và Trung Quốc sau khi hai nước này lên tiếng phản đối.
Khi gặp Chủ tịch Kim vào năm 2000, nhà ngoại giao Mỹ Wendy Sherman nhận thấy ông “rất thông minh, tự tin và có tài hùng biện”. “Ông cũng rất hiểu biết và chu đáo”. Khó có thể tưởng tượng rằng Jong Un sẽ tự tin như cha mình. Là một xã hội Á Đông coi trọng tuổi tác và trí tuệ, có thể Triều Tiên sẽ chọn một người “nhiếp chính” cho đến khi Jong Un sẵn sàng. Ứng cử viên sáng giá nhất cho cương vị này là Chang Song Taek. Ông này từng bị thanh trừng vì tội tham nhũng nhưng đã được phục chức và hiện đang kiểm soát ngành kinh doanh vàng của CHDCND Triều Tiên.
Câu chuyện về người thực sự sẽ kế nhiệm Chủ tịch Kim vẫn còn nhiều bí ẩn.
Thanh Trà (lược dịch từ Newsweek)
-------------------------------------------------------------
Đường đến HN của người tỵ nạn Bắc Hàn
Ông C.K Park nhà hoạt động cho nhân quyền người Bắc Hàn vừa kể cho BBC Việt Ngữ đường tới Hà Nội của chín người tỵ nạn Bắc Hàn.Những người này đang được ĐSQ Đan Mạch che chở, và có thể phải mất hai tuần để giới chức các bên hoàn tất thủ tục cho họ đi định cư tại Nam Hàn.
Chính ông Park đã tới Hà Nội để thị sát tình hình và tìm nơi xin tỵ nạn cho nhóm người này.
Cựu nhân viên Liên hiệp quốc, người từng được tạp chí Time gọi là Khuôn mặt can đảm của Á châu năm 1993 vì hoạt động giúp người Bắc Hàn, nói nhóm người tỵ nạn đã đối diện với hiểm nguy to lớn trên con đường đào thoát.
C.K. Park: Họ không mang theo giấy tờ, hay hộ chiếu gì cả. Họ nhập cảnh Việt Nam một cách trái phép. Họ vượt núi băng rừng qua ngả phía Bắc, vào Việt Nam và đến Hà Nội. Cả chín người. Sau đó đại diện của chúng tôi gặp họ ở Hà Nội.
Tại Hà Nội họ sống trong một căn hộ, trong khoảng 10 ngày. Người của chúng tôi cung cấp thức ăn, nước uống và quần áo cho họ. Tôi đã đến Hà Nội một vài ngày trước đây để tìm cách giúp đỡ họ. Họ được đưa đến ĐSQ Nam Hàn trước để xin trợ giúp. Nhân viên ở đó từ chối. Từ đó chúng tôi mới đưa họ đến ĐSQ Đan Mạch.
BBC: Bằng cách nào người của ông đưa cả chín người vào ĐSQ Đan Mạch mà lính gác cổng không nghi ngờ?
C.K. Park: Tôi có trình bày với nhân viên gác cổng rằng những người này là du khách, muốn đến để hỏi thủ tục xin visa thăm Đan Mạch. Thế là họ cho vào.
BBC: Vậy những người Bắc Hàn phải ăn mặc rất đàng hoàng để người ta không nghi ngờ?
C.K. Park: Đúng vậy. Như trong hình ông thấy chúng tôi vào ĐSQ một cách hợp pháp, qua cổng chính. Không có chuyện leo qua hàng rào, nhảy qua cổng. Lính gác mở cửa cho chúng tôi vào.
Khi ở bên trong, nhân viên ĐSQ biết ngay họ là người tỵ nạn Bắc Hàn. Và từ đó nhóm người này được ĐSQ bảo vệ.
Con đường gian truân
BBC: Con đường trốn khỏi Bắc Hàn của những người tỵ nạn miền Bắc là ra sao thưa ông?
C.K. Park: Đối với những người Bắc Hàn trốn chạy nhà nước cộng sản, nước đầu tiên họ đặt chân đến là Trung Quốc. Họ tập trung tại vùng Đông Bắc TQ, ở một nơi rất xa với vùng Đông Nam Á. Trốn thoát là hành động có chủ đích, tuy nhiên rất nguy hiểm. Chúng tôi dự tính có khoảng 100.000 người Bắc Hàn đang tá túc ở miền Bắc Trung Quốc. Họ sống lẩn trốn vì sợ bị phát hiện.
BBC: Người tỵ nạn Bắc Hàn đến Trung Quốc trước, rồi sau đó họ đi đâu và làm thế nào để định cư tại Nam Hàn?
C.K. Park: Một số người chạy sang Mông Cổ. Người khác sang Việt Nam. Ai đó chạy sang cả Thái Lan, Lào và Miến Điện. Người Bắc Hàn khi tới Thái Lan họ nhận được trợ giúp ngay lập tức của ĐSQ Nam Hàn tại Bangkok.
BBC: Xin ông giải thích thêm trợ giúp này?
C.K. Park: ĐSQ Nam Hàn đưa những người này tới Cơ quan Di trú của Thái Lan. Người tầm trú Bắc Hàn nộp phạt cho giới chức Thái Lan, vì tội xâm nhập lãnh thổ trái phép. Sau đó nhân viên sứ quán Nam Hàn đón họ về và thu xếp máy bay đưa họ sang Seoul.
Rất nhiều người Bắc Hàn tìm cách tới Thái Lan. Nhiều người khác sang Lào. Ở Lào, ĐSQ Nam Hàn giúp họ. Tại Campuchia ĐSQ Nam Hàn cũng giúp đỡ họ, tìm cách thu xếp nhanh nhất để đưa họ lên máy bay về Seoul. Tại Mông Cổ họ cũng được giúp đỡ.
Tuy nhiên tôi không hiểu tại sao khi người tỵ nạn Bắc Hàn tới Việt Nam họ không hề được ĐSQ Nam Hàn trợ giúp. Tôi muốn kêu gọi ĐSQ Nam Hàn xem lại cách làm việc của họ. Vừa rồi nhóm người Bắc Hàn có đến ĐSQ Nam Hàn ở Hà Nội. họ cầu xin được giúp đỡ. ĐSQ nói không. Và từ đó họ mới đến ĐSQ Đan Mạch.
BBC: Nếu như ĐSQ Nam Hàn tại các nước ĐNÁ, trong đó có Thái Lan, Lào, Campuchia, giúp đỡ người người Bắc Hàn như vậy, tại sao chúng ta không thấy hàng ngàn người Bắc Hàn vượt biên qua đây?
C.K. Park: Con đường vượt biên rất dài, chi phí bỏ ra rất tốn kém, nguy hiểm khôn lường. Nhiều người trong số họ bị bắt. Rồi bị trả về Bắc Hàn. Nơi họ bị bỏ tù, đánh đập. Trung Quốc coi người Bắc Hàn đào thoát là di dân kinh tế. Trong khi hầu hết thế giới coi họ là người tỵ nạn chính trị. Một tuần trước đây tôi biết có một nhóm năm người Bắc Hàn đang trên đường sang Việt Nam thì bị bắt ở Trung Quốc. Cả năm ngoái chỉ có 17.000 người Bắc Hàn trốn thoát, và được đưa đến Seoul qua nước thứ ba.
-----------------------------------------------------
Đường đến HN của người tỵ nạn Bắc Hàn
Ông C.K Park nhà hoạt động cho nhân quyền người Bắc Hàn vừa kể cho BBC Việt Ngữ đường tới Hà Nội của chín người tỵ nạn Bắc Hàn.
Những người này đang được ĐSQ Đan Mạch che chở, và có thể phải mất hai tuần để giới chức các bên hoàn tất thủ tục cho họ đi định cư tại Nam Hàn.Chính ông Park đã tới Hà Nội để thị sát tình hình và tìm nơi xin tỵ nạn cho nhóm người này.
Cựu nhân viên Liên hiệp quốc, người từng được tạp chí Time gọi là Khuôn mặt can đảm của Á châu năm 1993 vì hoạt động giúp người Bắc Hàn, nói nhóm người tỵ nạn đã đối diện với hiểm nguy to lớn trên con đường đào thoát.
C.K. Park: Họ không mang theo giấy tờ, hay hộ chiếu gì cả. Họ nhập cảnh Việt Nam một cách trái phép. Họ vượt núi băng rừng qua ngả phía Bắc, vào Việt Nam và đến Hà Nội. Cả chín người. Sau đó đại diện của chúng tôi gặp họ ở Hà Nội.
Tại Hà Nội họ sống trong một căn hộ, trong khoảng 10 ngày. Người của chúng tôi cung cấp thức ăn, nước uống và quần áo cho họ. Tôi đã đến Hà Nội một vài ngày trước đây để tìm cách giúp đỡ họ. Họ được đưa đến ĐSQ Nam Hàn trước để xin trợ giúp. Nhân viên ở đó từ chối. Từ đó chúng tôi mới đưa họ đến ĐSQ Đan Mạch.
BBC: Bằng cách nào người của ông đưa cả chín người vào ĐSQ Đan Mạch mà lính gác cổng không nghi ngờ?
C.K. Park: Tôi có trình bày với nhân viên gác cổng rằng những người này là du khách, muốn đến để hỏi thủ tục xin visa thăm Đan Mạch. Thế là họ cho vào.
BBC: Vậy những người Bắc Hàn phải ăn mặc rất đàng hoàng để người ta không nghi ngờ?
C.K. Park: Đúng vậy. Như trong hình ông thấy chúng tôi vào ĐSQ một cách hợp pháp, qua cổng chính. Không có chuyện leo qua hàng rào, nhảy qua cổng. Lính gác mở cửa cho chúng tôi vào.
Khi ở bên trong, nhân viên ĐSQ biết ngay họ là người tỵ nạn Bắc Hàn. Và từ đó nhóm người này được ĐSQ bảo vệ.
Con đường gian truân
BBC: Con đường trốn khỏi Bắc Hàn của những người tỵ nạn miền Bắc là ra sao thưa ông?
C.K. Park: Đối với những người Bắc Hàn trốn chạy nhà nước cộng sản, nước đầu tiên họ đặt chân đến là Trung Quốc. Họ tập trung tại vùng Đông Bắc TQ, ở một nơi rất xa với vùng Đông Nam Á. Trốn thoát là hành động có chủ đích, tuy nhiên rất nguy hiểm. Chúng tôi dự tính có khoảng 100.000 người Bắc Hàn đang tá túc ở miền Bắc Trung Quốc. Họ sống lẩn trốn vì sợ bị phát hiện.
C.K. Park: Một số người chạy sang Mông Cổ. Người khác sang Việt Nam. Ai đó chạy sang cả Thái Lan, Lào và Miến Điện. Người Bắc Hàn khi tới Thái Lan họ nhận được trợ giúp ngay lập tức của ĐSQ Nam Hàn tại Bangkok.
BBC: Xin ông giải thích thêm trợ giúp này?
C.K. Park: ĐSQ Nam Hàn đưa những người này tới Cơ quan Di trú của Thái Lan. Người tầm trú Bắc Hàn nộp phạt cho giới chức Thái Lan, vì tội xâm nhập lãnh thổ trái phép. Sau đó nhân viên sứ quán Nam Hàn đón họ về và thu xếp máy bay đưa họ sang Seoul.
Rất nhiều người Bắc Hàn tìm cách tới Thái Lan. Nhiều người khác sang Lào. Ở Lào, ĐSQ Nam Hàn giúp họ. Tại Campuchia ĐSQ Nam Hàn cũng giúp đỡ họ, tìm cách thu xếp nhanh nhất để đưa họ lên máy bay về Seoul. Tại Mông Cổ họ cũng được giúp đỡ.
Tuy nhiên tôi không hiểu tại sao khi người tỵ nạn Bắc Hàn tới Việt Nam họ không hề được ĐSQ Nam Hàn trợ giúp. Tôi muốn kêu gọi ĐSQ Nam Hàn xem lại cách làm việc của họ. Vừa rồi nhóm người Bắc Hàn có đến ĐSQ Nam Hàn ở Hà Nội. họ cầu xin được giúp đỡ. ĐSQ nói không. Và từ đó họ mới đến ĐSQ Đan Mạch.
BBC: Nếu như ĐSQ Nam Hàn tại các nước ĐNÁ, trong đó có Thái Lan, Lào, Campuchia, giúp đỡ người người Bắc Hàn như vậy, tại sao chúng ta không thấy hàng ngàn người Bắc Hàn vượt biên qua đây?
C.K. Park: Con đường vượt biên rất dài, chi phí bỏ ra rất tốn kém, nguy hiểm khôn lường. Nhiều người trong số họ bị bắt. Rồi bị trả về Bắc Hàn. Nơi họ bị bỏ tù, đánh đập. Trung Quốc coi người Bắc Hàn đào thoát là di dân kinh tế. Trong khi hầu hết thế giới coi họ là người tỵ nạn chính trị. Một tuần trước đây tôi biết có một nhóm năm người Bắc Hàn đang trên đường sang Việt Nam thì bị bắt ở Trung Quốc. Cả năm ngoái chỉ có 17.000 người Bắc Hàn trốn thoát, và được đưa đến Seoul qua nước thứ ba.
-----------------------------------------------------
'Đời khổ sai' trong trại lao động Bắc Hàn
Trong phòng khách của tôi tại Seoul, Kang Cheol-hwan chăm chú nhìn những bức hình chụp từ vệ tinh về nơi mà anh từng phải sống.Được biết đến với cái tên trại cải tạo lao động 15 ở Yodok, Bắc Triều Tiên, đây có lẽ là một trong những nơi bí mật nhất thế giới.
Anh kể: “Đó là cuộc đời lao động khổ sai. 30% số tù nhân mới đến sẽ thiệt mạng. Và chúng tôi thiếu đói đến mức phải ăn chuột và giun đất để tồn tại”.
Cheol-hwan sống ở Yodok trong mười năm, vì phải trả giá cho “tội chính trị” mà gia đình anh phạm phải.
Tổ chức Ân xá Thế giới nói có các dấu hiệu cho thấy số người gửi tới các trại tù chính trị ở Bắc Hàn đang tăng lên, và những bức ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy hệ thống trại tù này đang phát triển mạnh.
Tra tấn
Cheol-hwan dùng ngón tay chỉ đường đến trại lao động trên bản đồ, xuyên qua những khu làng quê miền núi của Bắc Hàn.
Có nhiều dãy nhà mới xuất hiện tại một phần của khu trại. Ảnh ghi lại cách đây một thập niên không thấy có những khu nhà này.
Anh chỉ: “Đây là khu nhà của lính canh. Khu này đang phình ra. Tôi đồ rằng đó là vì giờ đây họ cần có sự hiện diện lớn hơn của lực lượng an ninh”.
Tôi hỏi anh đã sống ở đâu, anh chỉ tới một dãy nhà hình hộp cách khu nhà canh gác chừng vài trăm mét, với một con đường nhỏ dẫn tới.
Rất hiếm khi có được tin tức từ bên trong trại. Tuy nhiên, những người từng kinh qua nơi này kể lại những câu chuyện thật kinh hoàng về việc bị tra tấn, bỏ đói và bị hành quyết.
Báo cáo mới của Ân xá Quốc tế cho biết chi tiết về việc dùng nước tra tấn, không cho tù nhân ngủ, dùng que tre chọc dưới móng tay, và biệt giam trong nhiều tháng trong những xà lim chỉ rộng chừng 1,22 mét vuông.
Cheol-hwan nhớ là trong trại của mình cũng có khu xà lim như vậy để giam những tù nhân rắc rối. Anh kể đó chính là nơi mà các vụ tra tấn và đánh đập diễn ra.
‘Không quay lại’
Cộng đồng người Bắc Hàn tại Seoul đã lan truyền tin tức về một vụ đàn áp diện rộng hơn ở quê nhà.
Người ta kể về các vụ nghe lén, xây tường rào biên giới và tình trạng gia tăng các vụ hành quyết công khai.
Kang Cheol-ho điều hành một nhà thờ cho những người Bắc Hàn bỏ trốn. Tháng nào cũng có người mới tới, và những tin tức họ kể càng tồi tệ thêm.
Ông cho biết: “Lúc nào tôi cũng nghe thấy những tin thêm phần thê thảm, rằng các vụ đàn áp tồi tệ thêm, tình hình lương thực nghiêm trọng hơn và giới chức đã nói rõ là nếu mọi người tìm cách bỏ trốn khỏi đất nước thì họ sẽ không bao giờ được cho thêm một cơ hội”.
“Điều này có nghĩa là họ sẽ bị gửi tới những trại khổ sai và có thể sẽ không bao giờ quay trở về”.
Tuy nhiên, tin tức như vậy cũng tạo ra vấn đề cho Nam Hàn: họ phải quyết định xem phải làm gì.
Nam Hàn bị chia rẽ sâu sắc giữa một bên là những người tin rằng cần phải xử lý hồ sơ nhân quyền của Bắc Hàn một cách trực diện, và bên kia là những người nói rằng điều đó sẽ làm cho xung đột gia tăng, gây rủi ro tới mọi thứ mà Nam Hàn từng gây dựng.
Tuy nhiên, giờ đây, có vẻ như cả hai phía của cuộc tranh luận này đã giảm bớt.
Won Jae-chun mới được chính phủ đề nghị thành lập một trung tâm lưu trữ ghi lại các vụ lạm dụng nhân quyền tại Bắc Hàn.
Ông nói cách đây 10 năm, chuyện này sẽ tạo ra một cuộc tranh luận lớn. Thế nhưng giờ đây, có vẻ như người ta đã đạt được một đồng thuận mới.
Anh cho biết: “Ngày trước, người ta hoặc đưa ra cây gậy, hoặc củ cà rốt, nhưng giờ đây là cả gậy lẫn cà rốt.
“Giờ đây, chúng tôi nói về nhân quyền, nhưng đồng thời cũng vẫn giúp đỡ Bắc Hàn.
“Mọi người đã nhất trí rằng chúng tôi sẽ thử mọi biện pháp khả dĩ, và theo cách nào đó, Bắc Hàn sẽ thay đổi”.
Ông cho rằng một lý do để thay đổi là lượng thông tin ngày càng nhiều từ Bắc Hàn. Hiện, ở Nam Hàn có tới 20 ngàn người Bắc Hàn đào tẩu.
Đây là điều khiến cho Bắc Hàn cũng cảm thấy lo ngại. Lo ngại cả về những thông tin mà người Bắc Hàn trong nước gửi đi, lẫn những thông điệp mà kiều dân của họ gửi về quê nhà.
-------------------------------------------------
Lính CHDCND Triều Tiên bắn 5 người vượt biên sang Trung Quốc(Nguồn: tuổi trẻ.vn)
TTO - Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 11-1 đưa tin lính biên phòng của CHDCND Triều Tiên đã bắn chết 5 người dân và làm 2 người khác bị thương khi họ đang đặt chân sang đất Trung Quốc để đào tẩu.
Cuộc sống của người dân CHDCND Triều Tiên nhìn từ bên kia biên giới Trung Quốc - Ảnh: Chosun Ilbo
Nguồn tin cấp cao ở vùng núi Trường Bạch thuộc tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc cho hay bảy người dân này trốn khỏi thành phố Hyesan thuộc tỉnh Yanggang của CHDCND Triều Tiên. Khi họ đi bộ qua dòng sông Áp Lục (Apnok hay còn gọi là Yalu) đang đóng băng vào mùa đông và vừa đặt chân sang phần lãnh thổ của Trung Quốc hôm 14-12 vừa qua thì bị lính biên phòng CHDCND Triều Tiên đuổi theo bắn hạ. Năm người dân chết ngay tại chỗ, còn hai người bị thương được đưa trở lại CHDCND Triều Tiên.
Trẻ em và người dân vẫn chơi đùa trên dòng sông Áp Lục đóng băng vào mùa đông, nhưng khi đặt chân sang biên giới Trung Quốc, họ sẽ bị lính biên phòng của nước mình bắn hạ - Ảnh: Welt
Chosun Ilbo cho hay lính biên phòng của Bình Nhưỡng chỉ bắn những người đào tẩu khi họ đã đặt chân sang phần đất Trung Quốc. Mỗi lính biên phòng được trang bị một khẩu súng AK 47 bắn đạn thật, 40 viên đạn dự trữ và lựu đạn.Hồi tháng 6-2010, lính biên phòng CHDCND Triều Tiên cũng bắn chết 3 người Trung Quốc khi họ có dấu hiệu vi phạm lãnh thổ nước này để buôn lậu.PHAN ANH-----------------------------------------------------Giấc mơ tan dần của người Bắc Triều Tiên ở Hàn Quốc
Tags: Hàn Quốc, Trung Quốc, người Bắc triều tiên, sự thay đổi, miền bắc, giấc mơ, Người Miền, những người, chúng tôi, Miền Nam, năm, đến, làm, lên
Nhiều năm liền, Oh, một cảnh sát Bắc Triều Tiên, dõi theo sự thay đổi của những ngôi nhà tồi tàn bên kia biên giới Trung Quốc - chúng khá dần lên. Nhưng phía bên này, cuộc sống ở đất nước của ông khó khăn hơn nhiều. Cái đói cộng với giấc mơ về một cuộc sống sung sướng ở Hàn Quốc khiến ông tìm đường ra đi.Nhưng giờ đây, một năm sau khi ông trốn đến Seoul, viên cựu cảnh sát này đã thấy rằng chất giọng của ông khiến người ta nhìn ông một cách khinh bỉ. Oh không thể kiếm một việc làm tử tế và hy vọng "giấc mơ Hàn Quốc" đang tan dần.Những gì Oh trải qua cũng giống như nhiều người Bắc Triều Tiên vượt biên khác. Làn sóng người dân miền bắc bán đảo tìm cách sang miền nam đang tăng lên. Nhưng sau khi đến miền đất hứa, một trong những xã hội tư bản cạnh tranh nhất của châu Á, nhiều người trong số họ nhận ra rằng giấc mơ đang tan chảy khi phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, bị phân biệt đối xử và thậm chí lo sợ cho an toàn của bản thân.Khi đến được Hàn Quốc, họ phải trải qua quãng thời gian cô đơn và phải tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với thực tại.Do khi ở Bắc Triều Tiên, họ thiếu thông tin về miền nam, nhiều người vượt biên chỉ bắt đầu hình dung được cuộc sống ở miền nam khi họ đến Trung Quốc, trạm dừng chân đầu tiên của đa số những người chạy trốn. Ở đó, họ được xem những bộ phim Hàn Quốc, loại hình giải trí trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc. Càng đi tiếp về miền nam, những gì mà người Bắc Triều Tiên trải qua lại càng khác biệt, Lee Jae Kwang, thành viên của Good People World Family, một tổ chức từ thiện ở Seoul chuyên giúp đỡ những người vượt biên, cho hay.Bản thân những người vượt biên cho biết họ đã choáng váng khi đặt chân đến Trung Quốc. "Chúng tôi cho rằng Trung Quốc là một xã hội tư bản. Vì thế ấn tượng đầu tiên của tôi ở đó là sự phát triển kinh tế của họ thật không tưởng tượng được", Kim, người từng làm kế toán và hiện làm cố vấn cho những người vượt biên, cho hay.Khi đặt chân đến Hàn Quốc, những người vượt biên được cơ quan tình báo nước này thẩm vấn và sau đó phải tham gia một khoá học 2 tháng tại một trong hai trung tâm Hanawon (tức "thống nhất") do chính phủ điều hành. Tại đó, họ được đào tạo những khái niệm cơ bản về chủ nghĩa tư bản, ví dụ như cách sử dụng dịch vụ ngân hàng hay đi mua sắm ở siêu thị, nhưng những người từng tham dự các khoá học này cho hay nội dung đào tạo là không phù hợp."Họ không dạy những thứ chúng tôi cần", Kim, một người từ chối cho biết tên đầy đủ, nói. "Họ dạy chúng tôi những quy tắc xã giao như dọn bàn, nhận danh thiếp hoặc bỏ phiếu như thế nào, nhưng chúng tôi có thể học những điều đó trong thực tế. Vấn đề mấu chốt là những kỹ năng việc làm, ví dụ, chúng tôi không biết gì về máy tính và ở Bắc Triều Tiên chúng tôi không bao giờ dùng tiếng Trung", thứ ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Hàn Quốc.Sau khi tốt nghiệp khoá học ở Hanawon, họ nhận được một khoản trợ cấp của chính phủ Hàn Quốc tương đương với 27.000 USD trong vòng 5 năm cũng như khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 540 USD và được thuê nhà giá rẻ. Họ cũng được hỗ trợ về giáo dục.Nhưng khi tiếp cận với muôn mặt của chủ nghĩa tư bản, các kỹ năng của họ hầu như không phù hợp trong nền kinh tế Hàn Quốc."Chúng tôi không có cơ hội cạnh tranh với người Hàn Quốc; họ đều được học hành đầy đủ", Oh cho biết. "Các chủ doanh nghiệp nghĩ rằng người miền bắc là vô tích sự. Họ thà thuê công nhân từ các nước Đông Nam Á - nhưng tôi là một công dân Hàn Quốc".Để khuyến khích các công ty tuyển dụng người miền bắc, chính phủ Hàn Quốc chấp nhận trả một nửa tiền công.Một số người miền bắc như Kim và vị kế toán kể trên thấy rằng những kỹ năng mà họ học được ở quê hương trở nên vô dụng ở đây. Bằng cấp của họ không được công nhận."Chính phủ Hàn Quốc không chấp nhận bằng cấp mà tôi đạt được ở miền bắc", Kim Ji Eun, một chuyên gia châm cứu vượt biên năm 2002, cho hay. "Những kỹ năng khác cũng bị vứt xó".Những ai may mắn kiếm được việc làm hợp lý thì lại đối mặt với những định kiến xã hội trong môi trường làm việc, bởi mỗi khi chất giọng miền bắc của họ cất lên, họ lại nhận được những cái cau mày."Tôi mất việc tại một trung tâm buôn bán ôtô bởi chất giọng của tôi", Kim cho biết. "Mỗi khi nói chuyện điện thoại là tim tôi đập thình thịch. Một khách hàng phàn nàn rằng tôi không biết tên của những bộ phận của ôtô - tất cả đều bằng tiếng nước ngoài".Tỷ lệ thất nghiệp của người miền bắc tại miền nam rất cao. Báo cáo của Bộ Thống nhất gửi lên quốc hội Hàn Quốc hồi tháng 10 cho thấy 70% những người miền bắc chỉ dựa vào trợ cấp của chính phủ.Sự phân biệt đối xử cũng nổi lên."Tôi rất khó kết bạn ở đây", Meng, một sinh viên đến Hàn Quốc năm 2003, cho biết. "Tất cả bạn bè tôi là người miền bắc. Khi gặp mấy người Hàn Quốc trẻ tuổi trong lớp học vi tính, họ thậm chí không nhìn tôi".Cách nhìn không mấy thiện cảm mà người miền nam dành cho người miền bắc cũng được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng."Nhân vật miền bắc đầu tiên được tái hiện trên truyền hình là một người đàn ông cục mịch. Anh ta không dùng xà phòng, không biết sử dụng toilet và nhiều thứ nữa", Douglas Shin, một nhà hoạt động nhân quyền từ Los Angeles, cho hay.Trong khi đó, nỗi sợ hãi về làn sóng người miền bắc thâm nhập đang tăng lên tại Hàn Quốc. "Có lần tôi ngồi trên chiếc taxi sau khi 468 người tị nạn đến đây hồi đầu năm, người lái xe hỏi tôi "Tại sao các ông cứ lũ lượt kéo nhau đến thế?"", Oh nói.Tại quốc gia có dân số 48 triệu này, những năm trước chỉ một nhúm người Bắc Triều Tiên đến nhưng con số này đang tăng lên nhanh chóng. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 đến năm 1989 chỉ có 607 người miền bắc thâm nhập miền nam. Và trong những năm đầu 1990, mỗi năm chưa đầy 10 người đến từ miền bắc. Nhưng con số này tăng đột biến từ giữa những năm 1990. Năm 2001 là 583 người; năm 2002 là 1.141 người; năm 2003 là 1.285 người và tính đến tháng 10 của năm 2004 là 1.637.Các tổ chức phi chính ước tính hiện khoảng 100.000 đến 300.000 người Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc. Và việc trốn khỏi Bắc Triều Tiên ngày càng dễ dàng hơn. "10 năm trước, trốn khỏi Bắc Triều Tiên chẳng khác gì điệp vụ của 007, nhưng giờ thì chỉ cần có ít tiền là bất cứ ai cũng làm được", Shin cho biết.Trong không khí không mấy thân thiện này, nhiều người Bắc Triều Tiên tìm đến tôn giáo, nhiều người chọn đạo Thiên chúa. Một trong số những người nổi tiếng nhất là Kim Shin Jo, người lính đặc nhiệm duy nhất sống sót trong vụ tấn công tự sát vào dinh tổng thống Hàn Quốc năm 1968. Jo hiện là mục sư của tín đồ theo giáo hội trưởng lão.Nhiều người khác tìm đến rượu.Nhìn chung, những người tị nạn nhớ về cảm giác cộng đồng khi còn ở Bắc Triều Tiên."Thật là lạ nhưng tất cả chúng tôi đều nhớ Bắc Triều Tiên", Kim cho biết. "Ở đây, bạn có đồ ăn tối và đồ uống ở công ty nhưng không đến thăm nhà của đồng nghiệp. Ở miền bắc, nhà của hàng xóm chẳng khác gì nhà của bạn, cái đó làm tôi nhớ".Nỗi nhớ quê hương cũng rất mạnh mẽ. "Giờ đây, trong các giấc mơ, tôi không mơ về Trung Quốc hay ngôi nhà của tôi ở Seoul. Tôi chỉ mơ về làng quê của tôi", Meng nói.Ngọc Sơn (theo IHT)
Việt Báo (Theo_VnExpress.net)
'Đời khổ sai' trong trại lao động Bắc Hàn
Trong phòng khách của tôi tại Seoul, Kang Cheol-hwan chăm chú nhìn những bức hình chụp từ vệ tinh về nơi mà anh từng phải sống.
Được biết đến với cái tên trại cải tạo lao động 15 ở Yodok, Bắc Triều Tiên, đây có lẽ là một trong những nơi bí mật nhất thế giới.Anh kể: “Đó là cuộc đời lao động khổ sai. 30% số tù nhân mới đến sẽ thiệt mạng. Và chúng tôi thiếu đói đến mức phải ăn chuột và giun đất để tồn tại”.
Cheol-hwan sống ở Yodok trong mười năm, vì phải trả giá cho “tội chính trị” mà gia đình anh phạm phải.
Tổ chức Ân xá Thế giới nói có các dấu hiệu cho thấy số người gửi tới các trại tù chính trị ở Bắc Hàn đang tăng lên, và những bức ảnh mới chụp từ vệ tinh cho thấy hệ thống trại tù này đang phát triển mạnh.
Tra tấn
Cheol-hwan dùng ngón tay chỉ đường đến trại lao động trên bản đồ, xuyên qua những khu làng quê miền núi của Bắc Hàn.
Có nhiều dãy nhà mới xuất hiện tại một phần của khu trại. Ảnh ghi lại cách đây một thập niên không thấy có những khu nhà này.
Anh chỉ: “Đây là khu nhà của lính canh. Khu này đang phình ra. Tôi đồ rằng đó là vì giờ đây họ cần có sự hiện diện lớn hơn của lực lượng an ninh”.
Rất hiếm khi có được tin tức từ bên trong trại. Tuy nhiên, những người từng kinh qua nơi này kể lại những câu chuyện thật kinh hoàng về việc bị tra tấn, bỏ đói và bị hành quyết.
Báo cáo mới của Ân xá Quốc tế cho biết chi tiết về việc dùng nước tra tấn, không cho tù nhân ngủ, dùng que tre chọc dưới móng tay, và biệt giam trong nhiều tháng trong những xà lim chỉ rộng chừng 1,22 mét vuông.
Cheol-hwan nhớ là trong trại của mình cũng có khu xà lim như vậy để giam những tù nhân rắc rối. Anh kể đó chính là nơi mà các vụ tra tấn và đánh đập diễn ra.
‘Không quay lại’
Cộng đồng người Bắc Hàn tại Seoul đã lan truyền tin tức về một vụ đàn áp diện rộng hơn ở quê nhà.
Người ta kể về các vụ nghe lén, xây tường rào biên giới và tình trạng gia tăng các vụ hành quyết công khai.
Kang Cheol-ho điều hành một nhà thờ cho những người Bắc Hàn bỏ trốn. Tháng nào cũng có người mới tới, và những tin tức họ kể càng tồi tệ thêm.
Ông cho biết: “Lúc nào tôi cũng nghe thấy những tin thêm phần thê thảm, rằng các vụ đàn áp tồi tệ thêm, tình hình lương thực nghiêm trọng hơn và giới chức đã nói rõ là nếu mọi người tìm cách bỏ trốn khỏi đất nước thì họ sẽ không bao giờ được cho thêm một cơ hội”.
“Điều này có nghĩa là họ sẽ bị gửi tới những trại khổ sai và có thể sẽ không bao giờ quay trở về”.
Tuy nhiên, tin tức như vậy cũng tạo ra vấn đề cho Nam Hàn: họ phải quyết định xem phải làm gì.
Nam Hàn bị chia rẽ sâu sắc giữa một bên là những người tin rằng cần phải xử lý hồ sơ nhân quyền của Bắc Hàn một cách trực diện, và bên kia là những người nói rằng điều đó sẽ làm cho xung đột gia tăng, gây rủi ro tới mọi thứ mà Nam Hàn từng gây dựng.
Won Jae-chun mới được chính phủ đề nghị thành lập một trung tâm lưu trữ ghi lại các vụ lạm dụng nhân quyền tại Bắc Hàn.
Ông nói cách đây 10 năm, chuyện này sẽ tạo ra một cuộc tranh luận lớn. Thế nhưng giờ đây, có vẻ như người ta đã đạt được một đồng thuận mới.
Anh cho biết: “Ngày trước, người ta hoặc đưa ra cây gậy, hoặc củ cà rốt, nhưng giờ đây là cả gậy lẫn cà rốt.
“Giờ đây, chúng tôi nói về nhân quyền, nhưng đồng thời cũng vẫn giúp đỡ Bắc Hàn.
“Mọi người đã nhất trí rằng chúng tôi sẽ thử mọi biện pháp khả dĩ, và theo cách nào đó, Bắc Hàn sẽ thay đổi”.
Ông cho rằng một lý do để thay đổi là lượng thông tin ngày càng nhiều từ Bắc Hàn. Hiện, ở Nam Hàn có tới 20 ngàn người Bắc Hàn đào tẩu.
Đây là điều khiến cho Bắc Hàn cũng cảm thấy lo ngại. Lo ngại cả về những thông tin mà người Bắc Hàn trong nước gửi đi, lẫn những thông điệp mà kiều dân của họ gửi về quê nhà.
-------------------------------------------------
Lính CHDCND Triều Tiên bắn 5 người vượt biên sang Trung Quốc
(Nguồn: tuổi trẻ.vn)
TTO - Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 11-1 đưa tin lính biên phòng của CHDCND Triều Tiên đã bắn chết 5 người dân và làm 2 người khác bị thương khi họ đang đặt chân sang đất Trung Quốc để đào tẩu.
Cuộc sống của người dân CHDCND Triều Tiên nhìn từ bên kia biên giới Trung Quốc - Ảnh: Chosun Ilbo |
Nguồn tin cấp cao ở vùng núi Trường Bạch thuộc tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc cho hay bảy người dân này trốn khỏi thành phố Hyesan thuộc tỉnh Yanggang của CHDCND Triều Tiên.
Khi họ đi bộ qua dòng sông Áp Lục (Apnok hay còn gọi là Yalu) đang đóng băng vào mùa đông và vừa đặt chân sang phần lãnh thổ của Trung Quốc hôm 14-12 vừa qua thì bị lính biên phòng CHDCND Triều Tiên đuổi theo bắn hạ. Năm người dân chết ngay tại chỗ, còn hai người bị thương được đưa trở lại CHDCND Triều Tiên.
Trẻ em và người dân vẫn chơi đùa trên dòng sông Áp Lục đóng băng vào mùa đông, nhưng khi đặt chân sang biên giới Trung Quốc, họ sẽ bị lính biên phòng của nước mình bắn hạ - Ảnh: Welt |
Chosun Ilbo cho hay lính biên phòng của Bình Nhưỡng chỉ bắn những người đào tẩu khi họ đã đặt chân sang phần đất Trung Quốc. Mỗi lính biên phòng được trang bị một khẩu súng AK 47 bắn đạn thật, 40 viên đạn dự trữ và lựu đạn.
Hồi tháng 6-2010, lính biên phòng CHDCND Triều Tiên cũng bắn chết 3 người Trung Quốc khi họ có dấu hiệu vi phạm lãnh thổ nước này để buôn lậu.
PHAN ANH
-----------------------------------------------------
Giấc mơ tan dần của người Bắc Triều Tiên ở Hàn Quốc
Tags: Hàn Quốc, Trung Quốc, người Bắc triều tiên, sự thay đổi, miền bắc, giấc mơ, Người Miền, những người, chúng tôi, Miền Nam, năm, đến, làm, lên
Nhiều năm liền, Oh, một cảnh sát Bắc Triều Tiên, dõi theo sự thay đổi của những ngôi nhà tồi tàn bên kia biên giới Trung Quốc - chúng khá dần lên. Nhưng phía bên này, cuộc sống ở đất nước của ông khó khăn hơn nhiều. Cái đói cộng với giấc mơ về một cuộc sống sung sướng ở Hàn Quốc khiến ông tìm đường ra đi. Nhưng giờ đây, một năm sau khi ông trốn đến Seoul, viên cựu cảnh sát này đã thấy rằng chất giọng của ông khiến người ta nhìn ông một cách khinh bỉ. Oh không thể kiếm một việc làm tử tế và hy vọng "giấc mơ Hàn Quốc" đang tan dần. Những gì Oh trải qua cũng giống như nhiều người Bắc Triều Tiên vượt biên khác. Làn sóng người dân miền bắc bán đảo tìm cách sang miền nam đang tăng lên. Nhưng sau khi đến miền đất hứa, một trong những xã hội tư bản cạnh tranh nhất của châu Á, nhiều người trong số họ nhận ra rằng giấc mơ đang tan chảy khi phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, bị phân biệt đối xử và thậm chí lo sợ cho an toàn của bản thân. Khi đến được Hàn Quốc, họ phải trải qua quãng thời gian cô đơn và phải tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với thực tại. Do khi ở Bắc Triều Tiên, họ thiếu thông tin về miền nam, nhiều người vượt biên chỉ bắt đầu hình dung được cuộc sống ở miền nam khi họ đến Trung Quốc, trạm dừng chân đầu tiên của đa số những người chạy trốn. Ở đó, họ được xem những bộ phim Hàn Quốc, loại hình giải trí trở nên rất phổ biến ở Trung Quốc. Càng đi tiếp về miền nam, những gì mà người Bắc Triều Tiên trải qua lại càng khác biệt, Lee Jae Kwang, thành viên của Good People World Family, một tổ chức từ thiện ở Seoul chuyên giúp đỡ những người vượt biên, cho hay. Bản thân những người vượt biên cho biết họ đã choáng váng khi đặt chân đến Trung Quốc. "Chúng tôi cho rằng Trung Quốc là một xã hội tư bản. Vì thế ấn tượng đầu tiên của tôi ở đó là sự phát triển kinh tế của họ thật không tưởng tượng được", Kim, người từng làm kế toán và hiện làm cố vấn cho những người vượt biên, cho hay. Khi đặt chân đến Hàn Quốc, những người vượt biên được cơ quan tình báo nước này thẩm vấn và sau đó phải tham gia một khoá học 2 tháng tại một trong hai trung tâm Hanawon (tức "thống nhất") do chính phủ điều hành. Tại đó, họ được đào tạo những khái niệm cơ bản về chủ nghĩa tư bản, ví dụ như cách sử dụng dịch vụ ngân hàng hay đi mua sắm ở siêu thị, nhưng những người từng tham dự các khoá học này cho hay nội dung đào tạo là không phù hợp. "Họ không dạy những thứ chúng tôi cần", Kim, một người từ chối cho biết tên đầy đủ, nói. "Họ dạy chúng tôi những quy tắc xã giao như dọn bàn, nhận danh thiếp hoặc bỏ phiếu như thế nào, nhưng chúng tôi có thể học những điều đó trong thực tế. Vấn đề mấu chốt là những kỹ năng việc làm, ví dụ, chúng tôi không biết gì về máy tính và ở Bắc Triều Tiên chúng tôi không bao giờ dùng tiếng Trung", thứ ngôn ngữ được sử dụng nhiều ở Hàn Quốc. Sau khi tốt nghiệp khoá học ở Hanawon, họ nhận được một khoản trợ cấp của chính phủ Hàn Quốc tương đương với 27.000 USD trong vòng 5 năm cũng như khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 540 USD và được thuê nhà giá rẻ. Họ cũng được hỗ trợ về giáo dục. Nhưng khi tiếp cận với muôn mặt của chủ nghĩa tư bản, các kỹ năng của họ hầu như không phù hợp trong nền kinh tế Hàn Quốc. "Chúng tôi không có cơ hội cạnh tranh với người Hàn Quốc; họ đều được học hành đầy đủ", Oh cho biết. "Các chủ doanh nghiệp nghĩ rằng người miền bắc là vô tích sự. Họ thà thuê công nhân từ các nước Đông Nam Á - nhưng tôi là một công dân Hàn Quốc". Để khuyến khích các công ty tuyển dụng người miền bắc, chính phủ Hàn Quốc chấp nhận trả một nửa tiền công. Một số người miền bắc như Kim và vị kế toán kể trên thấy rằng những kỹ năng mà họ học được ở quê hương trở nên vô dụng ở đây. Bằng cấp của họ không được công nhận. "Chính phủ Hàn Quốc không chấp nhận bằng cấp mà tôi đạt được ở miền bắc", Kim Ji Eun, một chuyên gia châm cứu vượt biên năm 2002, cho hay. "Những kỹ năng khác cũng bị vứt xó". Những ai may mắn kiếm được việc làm hợp lý thì lại đối mặt với những định kiến xã hội trong môi trường làm việc, bởi mỗi khi chất giọng miền bắc của họ cất lên, họ lại nhận được những cái cau mày. "Tôi mất việc tại một trung tâm buôn bán ôtô bởi chất giọng của tôi", Kim cho biết. "Mỗi khi nói chuyện điện thoại là tim tôi đập thình thịch. Một khách hàng phàn nàn rằng tôi không biết tên của những bộ phận của ôtô - tất cả đều bằng tiếng nước ngoài". Tỷ lệ thất nghiệp của người miền bắc tại miền nam rất cao. Báo cáo của Bộ Thống nhất gửi lên quốc hội Hàn Quốc hồi tháng 10 cho thấy 70% những người miền bắc chỉ dựa vào trợ cấp của chính phủ. Sự phân biệt đối xử cũng nổi lên. "Tôi rất khó kết bạn ở đây", Meng, một sinh viên đến Hàn Quốc năm 2003, cho biết. "Tất cả bạn bè tôi là người miền bắc. Khi gặp mấy người Hàn Quốc trẻ tuổi trong lớp học vi tính, họ thậm chí không nhìn tôi". Cách nhìn không mấy thiện cảm mà người miền nam dành cho người miền bắc cũng được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. "Nhân vật miền bắc đầu tiên được tái hiện trên truyền hình là một người đàn ông cục mịch. Anh ta không dùng xà phòng, không biết sử dụng toilet và nhiều thứ nữa", Douglas Shin, một nhà hoạt động nhân quyền từ Los Angeles, cho hay. Trong khi đó, nỗi sợ hãi về làn sóng người miền bắc thâm nhập đang tăng lên tại Hàn Quốc. "Có lần tôi ngồi trên chiếc taxi sau khi 468 người tị nạn đến đây hồi đầu năm, người lái xe hỏi tôi "Tại sao các ông cứ lũ lượt kéo nhau đến thế?"", Oh nói. Tại quốc gia có dân số 48 triệu này, những năm trước chỉ một nhúm người Bắc Triều Tiên đến nhưng con số này đang tăng lên nhanh chóng. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953 đến năm 1989 chỉ có 607 người miền bắc thâm nhập miền nam. Và trong những năm đầu 1990, mỗi năm chưa đầy 10 người đến từ miền bắc. Nhưng con số này tăng đột biến từ giữa những năm 1990. Năm 2001 là 583 người; năm 2002 là 1.141 người; năm 2003 là 1.285 người và tính đến tháng 10 của năm 2004 là 1.637. Các tổ chức phi chính ước tính hiện khoảng 100.000 đến 300.000 người Bắc Triều Tiên ở Trung Quốc. Và việc trốn khỏi Bắc Triều Tiên ngày càng dễ dàng hơn. "10 năm trước, trốn khỏi Bắc Triều Tiên chẳng khác gì điệp vụ của 007, nhưng giờ thì chỉ cần có ít tiền là bất cứ ai cũng làm được", Shin cho biết. Trong không khí không mấy thân thiện này, nhiều người Bắc Triều Tiên tìm đến tôn giáo, nhiều người chọn đạo Thiên chúa. Một trong số những người nổi tiếng nhất là Kim Shin Jo, người lính đặc nhiệm duy nhất sống sót trong vụ tấn công tự sát vào dinh tổng thống Hàn Quốc năm 1968. Jo hiện là mục sư của tín đồ theo giáo hội trưởng lão. Nhiều người khác tìm đến rượu. Nhìn chung, những người tị nạn nhớ về cảm giác cộng đồng khi còn ở Bắc Triều Tiên. "Thật là lạ nhưng tất cả chúng tôi đều nhớ Bắc Triều Tiên", Kim cho biết. "Ở đây, bạn có đồ ăn tối và đồ uống ở công ty nhưng không đến thăm nhà của đồng nghiệp. Ở miền bắc, nhà của hàng xóm chẳng khác gì nhà của bạn, cái đó làm tôi nhớ". Nỗi nhớ quê hương cũng rất mạnh mẽ. "Giờ đây, trong các giấc mơ, tôi không mơ về Trung Quốc hay ngôi nhà của tôi ở Seoul. Tôi chỉ mơ về làng quê của tôi", Meng nói. Ngọc Sơn (theo IHT) |
Việt Báo (Theo_VnExpress.net) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét