*Mõ làng Chờ: 'Hoan hô anh Tạ Đình Đề, đã đi theo giặc lại về theo ta'- ca dao truyền miệng. Tạ Đình Đề một huyền thoại mà tôi đã nghe tên từ hồi còn bé qua những câu chuyện kể truyền miệng từ mẹ tôi (bà nay đã gần 80 tuổi), chuyện 'Tạ Đình Đề là người của Tưởng Giới Thạch nhận lệnh ám sát bác Hồ mấy lần đều bị bác biết trước' rồi sau chuyển sang đi theo bác, theo cách mạng. Đến nay khi được đọc 2 bài liên tiếp về nhân vật huyền thoại này trên trang CAND online mới thấy nghệ thuật, kỹ thuật tuyên truyền của hệ thống tuyên truyền nhà nước đạt đến trình độ thượng thừa như thế nào.
-----------------------------
-----------------------------
(Nguồn: CAND online)
17:17:00 23/02/2008
Tạ Đình Đề là người ngang tàng ngay thẳng, không ngại nguy hiểm và dám bảo vệ quan điểm khi sự việc anh cho là đúng. Chính vì tính ngang tàng, thẳng thắn đó, mà trên đường công danh, anh gặp biết bao điều trắc trở. Nhiều người đã được thấy lần anh to tiếng tranh luận với Khu trưởng Hoàng Sâm...
Có một người không có cấp bậc, chức vụ, không hề giữ trọng trách trong quân đội, trong chính quyền mà đã có nhiều huyền thoại. Trong kháng chiến chống Pháp từ Liên khu 3, Liên khu 4, Bình Trị Thiên, Việt Bắc... các chiến sĩ quân đội, nhân dân đều biết tên ông. Tên tuổi của ông vang mãi tới Nam Bộ xa xôi. Đặc biệt ở miệt Cống Thần, chợ Đại (Hà Nam ), Hà Nội... Bà con nhắc đến ông với thái độ khâm phục, kính nể, trân trọng - người đó là ông Tạ Đình Đề.
Còn quân Pháp trong thời tạm chiếm Hà Nội nơm nớp tưởng chừng như lúc nào ông cũng có mặt giám sát hành động của chúng. Chính bọn chúng thêu dệt nên những huyền thoại “thần xuất, quỷ một” của ông trong nội thành Hà Nội thời tạm chiếm.
Người viết bài này là người cùng thời với ông, được gặp ông nhiều lần. Bạn bè, đồng đội cung cấp tư liệu và yêu cầu viết về ông. Song, khó quá, ông là người kín đáo ít muốn nói về mình. Người viết chỉ ghi lại những điều bè bạn đồng đội của ông kể lại, cùng những lần tiếp xúc ngắn ngủi với ông trong những ngày học Lục quân ở Trung Quốc (1951-1953), trong những lần họp cựu chiến binh Trung đoàn 52 Tây Tiến.
Dưới đây chỉ là một vài câu chuyện trong nhiều huyền thoại mà bè bạn, đồng đội kể về ông khi ông còn sống, kể cả chục năm, sau khi ông giã từ cõi nhân thế này.
Người chiến sĩ Tây Tiến
Sau ngày 23/9/1945 quân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, Chính phủ ta tổ chức lại các lực lượng quân sự thành lập các chiến khu. Chiến khu 2 gồm 8 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Cuối năm 1945, đầu 1946 quân Pháp từ Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) tràn xuống Bắc Lào chiếm Lai Châu, Điện Biên Phủ làm bàn đạp đánh Sơn La, Hòa Bình. Bộ Tư lệnh Khu 2 đã điều động bộ đội lên đối phó. Có bộ phận đã đặt chân sang đất Lào ngăn chặn quân địch. Bộ đội Tây Tiến 1 hình thành trong tình huống đó.
Tạ Đình Đề có mặt trong đội quân này và là Phó ban Tình báo Khu 2.
Sau tết Đinh Hợi 1947, mặt trận Tây Tiến được thành lập.
Bộ Tư lệnh mặt trận phải đọ sức ngay với quân Pháp. Tháng 3/1947, quân Pháp đánh thông đường số 6, tiến công vùng Mai Châu. Từ hướng Suối Rút tràn lên, từ hướng Mộc Châu kéo xuống, phối hợp với quân nhảy dù, định xóa sổ cơ quan chỉ huy mặt trận. Tư lệnh mặt trận quyết định chuyển Sở chỉ huy về Mường Bi, chuyển quân y xá về Lạc Sơn và tổ chức chiến đấu ở khu vực Bãi Sang, dốc Đẹt.
Ngày đó, dốc Đẹt là con đường rừng dốc, độc đạo, hiểm trở. Có anh em nói đây là con đường “bách nhân khứ, nhất nhân hồi!” (trăm người tới, chỉ một người về!). Dốc Đẹt đã đi vào huyền thoại với cuộc chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến với quân Pháp trên giải đất núi rừng Tây Bắc, chỉ với hai tay súng của Khu trưởng Hoàng Sâm và Tạ Đình Đề. Sau đó, một mình Tạ Đình Đề như con sư tử trên đỉnh dốc chiến đấu, buộc quân địch co cụm về Chiềng Sại!
Sau trận dốc Đẹt, Trung đoàn 52 Tây Tiến được hình thành, đảm đương nhiệm vụ hoạt động trên địa bàn Tây Bắc. Bộ chỉ huy mặt trận Tây Tiến được giải thể.
Tạ Đình Đề được Tư lệnh Liên khu 3 điều động về Liên khu, làm Phó ban Tình báo Liên khu (Kim Hùng làm trưởng ban), kiêm Đội trưởng Đội Biệt động Liên khu 3.
Tạ Đình Đề - Đội trưởng đội Biệt động Liên khu 3
Đội Biệt động Liên khu 3 lúc đó có người gọi tên là “Đội Biệt động thành Hoàng Diệu”, “Đội trừ gian, diệt ác thành Hoàng Diệu”. Đội được chia thành ba tiểu tổ: Tiểu tổ 1 do Nguyễn Phương chỉ huy (Nguyễn Phương bị địch bắt đày ra Côn Đảo rồi Phú Quốc và được trao trả năm 1954). Tiểu tổ 2 do Hồ Du Tử (Lê Phan) chỉ huy (anh mới mất cách đây không lâu). Tiểu tổ 3 do Trần Văn Đức chỉ huy (anh đã mất ở Sài Gòn năm 1982).
Đây là giai đoạn tên tuổi Tạ Đình Đề nổi danh trên các ngả đường kháng chiến, tiếng đồn từ Nam ra Bắc, từ Hà Nội đến các thành phố, từ đồng bằng đến khắp rừng núi Tây Bắc, Việt Bắc...
Bản sao lý lịch của Tạ Đình Đề được lưu trữ ở Tổng cục Đường sắt:
Đồng chí: Tạ Đình Đề (bí danh Lâm Giang)
Sinh ngày: 8/8/1917
Quê quán: Thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Tham gia cách mạng: 1935
Vào Đảng: Tháng 6/1946, chính thức tháng 9/1946.
Gia đình nghèo, nên 16 tuổi Tạ Đình Đề đã lang bạt sang làm công nhân Sở Hỏa xa VânNam tại ga Côn Minh (Trung Quốc). Trong những ngày đó, anh tham gia Hội Ái hữu cứu quốc sau đổi thành Việt Nam Giải phóng cứu quốc do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Năm 1941, anh được tổ chức cử đi học ở Liễu Châu, một phân hiệu chuyên ngành của Trường Quân sự Hoàng Phố. Phân hiệu Liễu Châu là nơi chuyên đào tạo những nhân viên hoạt động trong lòng địch. Ta thường gọi là trường đào tạo gián điệp.
Học viên học ở Liễu Châu bao gồm các khoa mục: sử dụng các loại vũ khí, chất nổ, lái các loại xe kể cả xe tăng, máy bay..., sử dụng các phương tiện thông tin, điện đài, phi ngựa, bắn súng, luyện khí công, luyện võ...
Tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố với tấm bằng xuất sắc, anh tham gia các hoạt động vũ trang và được tổ chức phân công hoạt động tình báo cùng phái bộ Mỹ trong phe Đồng minh chống phát xít Nhật. (Lý lịch trích ngang).
Đội Biệt động Liên khu 3 được hình thành, hoạt động rất nhanh, rất hiệu quả.
Gọi là Đội Biệt động Liên khu 3, nhưng địa bàn chủ yếu của đội lúc này là nội thành Hà Nội. Hoạt động nội thành Hà Nội lúc ấy có nhiều lực lượng: điệp ngầm của lực lượng Công an, lực lượng Địch vận Trung đoàn 66 do đồng chí Hoàng Giáp và Phúc Đồng Mạc chỉ huy. Lực lượng Địch vận Trung đoàn 48 do Đinh Hùng, Trịnh Vũ chỉ huy.
Ngoài ra lực lượng hoạt động nội thành của cơ quan Dân vận, Công đoàn... Các lực lượng vũ trang tuy hoạt động độc lập, nhưng vẫn có sự quan hệ chặt chẽ, yểm trợ cho nhau khi cần thiết.
Tạ Đình Đề là người ngang tàng ngay thẳng, không ngại nguy hiểm và dám bảo vệ quan điểm khi sự việc anh cho là đúng. Chính vì tính ngang tàng, thẳng thắn đó, mà trên đường công danh, anh gặp biết bao điều trắc trở. Nhiều người đã được thấy lần anh to tiếng tranh luận với Khu trưởng Hoàng Sâm.
Khu trưởng cũng là trang hảo hán, phi ngựa, bắn súng cả hai tay, múa đao thiện nghệ... Có lần trùm phỉ Lý Xíu kéo quân lên Pắc Bó đòi gặp ông Trần (bí danh của Hoàng Sâm) và Lê (Lê Quảng Ba). Hắn cho mời hai ông đến uống rượu, thi bắn súng, ném lựu đạn.
Ông Trần mới chỉ trổ tài bắn mục tiêu cố định, di động hai tay bằng hai khẩu Pạc Khoọc, Lý Xíu đã phục lăn. Đến lúc uống rượu, ông Trần biểu diễn tiết mục kỳ lạ có một không hai – uống rượu bằng mũi. Lý Xíu kinh ngạc, khi thấy ông Trần rót cốc rượu vào mũi không rớt ra ngoài một giọt.
Chính vì lần gặp mặt ngoạn mục đó, mà bọn phỉ Vòng A Sáng, Chín Thẩu mời ông Trần tới dự tiệc, nhậu với óc khỉ sống và đề nghị ông kết nghĩa huynh đệ. Những hành động anh hùng, kiếm khách của ông Trần đã góp phần ổn định vùng biên cương của Tổ quốc trong những ngày đầu cách mạng.
Khu trưởng là người điềm đạm, lịch lãm, thương yêu, quý trọng cấp dưới, ít khi nóng giận. Nhưng khi ông nóng lên thì "trời cũng bé". Là người cùng học ở Trường Hoàng Phố, nên Tạ Đình Đề cũng được Khu trưởng nể vì, yêu mến. Lần nóng giận, to tiếng của Tạ Đình Đề cùng Khu trưởng, làm mọi người chung quanh lắc đầu lè lưỡi. Nhưng, ngay chiều hôm đó, người ta thấy Khu trưởng ôm vai Tạ Đình Đề thủ thỉ:
- Cậu nói đúng, mình suy nghĩ chưa chín lắm!
Dọc đường từ Cầu Dậm, Chợ Bến, Chi Nê, Nho Quan, Cống Thần, chợ Đại đến Cầu Bố, Rừng Thông..., những đồn công an nhũng nhiễu bà con, ăn chặn chị em buôn chuyến mang hàng từ vùng địch ra, Tạ Đình Đề đều có mặt. Anh vào đồn công an trao đổi với anh em bằng những lời lẽ chân tình, thuyết phục: Kháng chiến thiếu thốn, thuốc men, đường sữa, thực phẩm, hàng hóa, vải vóc... từ vùng địch đem ra hậu phương là có lợi cho kháng chiến.
Tiếng tăm của Tạ Đình Đề càng nổi trội trong hàng ngũ anh em công an dọc đường kháng chiến. Tạ Đình Đề đã góp công không nhỏ làm lành mạnh đội ngũ công an. Chính những chốt công an đó đã thành công trong công tác bảo mật, phòng gian, nhiều lần làm thất bại hành động phản quốc của những tên gián điệp, chỉ điểm, làm việc cho Pháp phá hoại hậu phương kháng chiến.
“Giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”
Tuyến đường Diêm Điền, Nga Sơn, Rừng Thông, Cầu Bố có tên đại gia buôn lậu khét tiếng, hoành hành dữ dội. Hôm đó, ở một cửa hàng ăn gần Cầu Bố có một vị khách người nhỏ nhắn, mặc chiếc áo bông xanh bộ đội phát cho cấp đại đội trở lên bước vào.
Người khách kéo ghế ngồi trong góc. Ông gọi ly cà phê, rút điếu thuốc châm lửa hút, rồi ném bao Cô-táp lên mặt bàn. Trước mặt ông khách là một người khách cao to như con gấu ngựa, ôm một cô gái ngồi trên đùi, thức ăn ngồn ngộn trên bàn.
Đây là hình ảnh hiếm gặp trong những năm tháng chống Pháp. Điếu thuốc lá nhiều lần lóe sáng trên môi ông khách. Và, nhiều lần ông khách tỏ vẻ khó chịu, nhấp nhổm trên ghế. Cho đến lúc người khách kia gọi chủ quán quát mắng, hạch sách thì ông khách nhỏ nhắn không chịu nổi. Ông đứng bật dậy.
Người khách cũng vùng dậy, khẩu Van-te lăm lăm trong tay.
Trước mặt hắn là một người nhỏ nhắn đôi mắt chứa đầy những ánh lửa, tấm áo bông phanh ra.Tay ông khách đặt lên hai khẩu Côn ngựa bay dắt cạp quần.
- Mày đã nghe tên Tạ Đình Đề chưa?
Khẩu Van-te rơi phịch xuống đất. Người khách quỳ xuống chân ông khách, lắp bắp:
- ...Xin anh tha tội cho em!...
- Trong khi bà con đang gian khổ kháng chiến, các chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận, mà mày nỡ ngồi đây đú đởn, ăn uống, trai gái. Tao có thể thay mặt nhân dân xử tử mày. Nhưng thôi, tao tha cho cái mạng của mày!
Người khách cao to định vồ lấy khẩu súng trước mặt thì bàn chân của ông khách đã chặn lấy. Ông khách thong thả nhặt khẩu súng, rút băng đạn lẳng vèo xuống ao cạnh đó. Ông quát rất to:
- Cút ngay!
Một cú đá, người khách cao to bật ra cửa.
Cả vùng Cầu Bố, Rừng Thông ầm ĩ chuyện Tạ Đình Đề đá một phát, tên buôn lậu bắn qua đường, nằm không nhúc nhích. Từ đó, người dân vùng Cầu Bố, Rừng Thông không còn thấy mặt tên buôn lậu khét tiếng.
Một lần, Tạ Đình Đề họp khá lâu ở Việt Bắc trở về. Anh mặc quần áo chỉnh tề vào trong thành như một chính khách, đàng hoàng ngồi ở hiệu Bô-đê-ga giữa thanh thiên bạch nhật.
Có tên cảnh sát nhiều lần giáp mặt Tạ Đình Đề. Hắn đứng như trời trồng, khi nhận ra Tạ Đình Đề. Tên cảnh sát quay trở ra, chạy như ma đuổi. Tạ Đình Đề lâm vào thế bất lợi. Anh kiểm tra lại hai khẩu Côn ngựa bay dắt trong bụng. Tạ Đình Đề vẫn ung dung ngồi ăn nghe ngóng, thăm dò động tĩnh. Tiếng ồn ào đầu phố dội vào, một lúc rồi im ắng...
Hà Nội giải phóng, Tạ Đình Đề gặp tên cảnh sát dã chiến ở ven hồ Hoàn Kiếm. Vừa lạ, vừa cảnh giác, anh tóm tay tên cảnh sát ấn xuống chiếc ghế đá ven hồ.
- Lạy anh Đề! Em biết anh rồi! Lần trông thấy anh ở cửa hàng Bô-đê-ga, hoảng quá em chạy ra đầu phố thì thấy thằng Gioóc chỉ huy đồn cảnh sát Hàng Trống đang huy động lực lượng để bắt nhân viên Đội Biệt động Hà Nội. Em rỉ tai nó: "Ông Đề đấy! Chúng mày động vào ông là toi mạng!".
Nghe tên ông Đề, bọn cảnh sát khiếp vía, quay lui có trật tự. Đứng núp bên hè bên kia đường, em còn thấy anh thọc hai tay vào túi quần, huýt sáo vang đi về phía đường Paul - Bert. Em thấy các anh hoạt động trong nội thành Hà Nội mà như ở chỗ không người thế này thì nhất định các anh sẽ chiến thắng. Em tìm cơ sở nội thành, xin được tham gia hoạt động.
Gần đây, tôi lại được nghe anh Hoàng Giáp, người chỉ huy cơ quan địch vận Trung đoàn 66 hoạt động nội thành kể:
Năm 1980, anh vào TP HCM thăm bà con, tình cờ gặp Tạ Đình Đề. Hai anh gặp lại các chiến hữu cũ Nguyễn Trần Hồ, Anh Đệ... các anh tổ chức buổi gặp mặt ở quán phở trên đường Lý Chính Thắng. Tạ Đình Đề vào Sài Gòn lần này là tìm cơ sở tổ chức chi nhánh phía Nam cho Nhà máy Dụng cụ cao su Đường sắt.
Hai vị Tạ Đình Đề, Hoàng Giáp cùng ngồi trên một chiếc xích-lô từ chợ Tân Định đến nơi hẹn. Bước chân xuống xe thì anh đạp xích-lô khoanh hai tay đứng trước mặt Tạ Đình Đề.
- Thưa chú! Chú có phải chú Tạ Đình Đề ngày xưa hoạt động nội thành Hà Nội không ạ!
Tạ Đình Đề lấy làm lạ hỏi:
- Tại sao cậu lại biết tên tôi?
- Cháu nghe hai chú ngồi trên xe nói chuyện dọc đường, nên cháu biết chú là Tạ Đình Đề, người mà cháu ngưỡng mộ mấy chục năm nay. Hôm nay được gặp chú, quả là may mắn cho cháu. Thưa hai chú, cháu là người miền Bắc bị bắt đi lính. Hà Nội những năm 47, 48, 49, 50 tiếng tăm Tạ Đình Đề nổi như sấm. Bọn Pháp lúc đó vừa sợ, vừa kính phục, khi nghe thấy tên chú.
Năm 1973, cháu rời bỏ binh nghiệp, trở về đạp xích-lô kiếm sống. Nhà cháu ở hẻm 231 đường Võ Văn Tần, số nhà 5. Cần chi, xin các chú cứ gọi, cháu xin phục vụ tận tình.
Trước khi bước lên xe. Anh ta còn cúi đầu xá mấy xá
Còn quân Pháp trong thời tạm chiếm Hà Nội nơm nớp tưởng chừng như lúc nào ông cũng có mặt giám sát hành động của chúng. Chính bọn chúng thêu dệt nên những huyền thoại “thần xuất, quỷ một” của ông trong nội thành Hà Nội thời tạm chiếm.
Người viết bài này là người cùng thời với ông, được gặp ông nhiều lần. Bạn bè, đồng đội cung cấp tư liệu và yêu cầu viết về ông. Song, khó quá, ông là người kín đáo ít muốn nói về mình. Người viết chỉ ghi lại những điều bè bạn đồng đội của ông kể lại, cùng những lần tiếp xúc ngắn ngủi với ông trong những ngày học Lục quân ở Trung Quốc (1951-1953), trong những lần họp cựu chiến binh Trung đoàn 52 Tây Tiến.
Dưới đây chỉ là một vài câu chuyện trong nhiều huyền thoại mà bè bạn, đồng đội kể về ông khi ông còn sống, kể cả chục năm, sau khi ông giã từ cõi nhân thế này.
Người chiến sĩ Tây Tiến
Sau ngày 23/9/1945 quân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, Chính phủ ta tổ chức lại các lực lượng quân sự thành lập các chiến khu. Chiến khu 2 gồm 8 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Cuối năm 1945, đầu 1946 quân Pháp từ Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) tràn xuống Bắc Lào chiếm Lai Châu, Điện Biên Phủ làm bàn đạp đánh Sơn La, Hòa Bình. Bộ Tư lệnh Khu 2 đã điều động bộ đội lên đối phó. Có bộ phận đã đặt chân sang đất Lào ngăn chặn quân địch. Bộ đội Tây Tiến 1 hình thành trong tình huống đó.
Tạ Đình Đề có mặt trong đội quân này và là Phó ban Tình báo Khu 2.
Sau tết Đinh Hợi 1947, mặt trận Tây Tiến được thành lập.
Bộ Tư lệnh mặt trận phải đọ sức ngay với quân Pháp. Tháng 3/1947, quân Pháp đánh thông đường số 6, tiến công vùng Mai Châu. Từ hướng Suối Rút tràn lên, từ hướng Mộc Châu kéo xuống, phối hợp với quân nhảy dù, định xóa sổ cơ quan chỉ huy mặt trận. Tư lệnh mặt trận quyết định chuyển Sở chỉ huy về Mường Bi, chuyển quân y xá về Lạc Sơn và tổ chức chiến đấu ở khu vực Bãi Sang, dốc Đẹt.
Ngày đó, dốc Đẹt là con đường rừng dốc, độc đạo, hiểm trở. Có anh em nói đây là con đường “bách nhân khứ, nhất nhân hồi!” (trăm người tới, chỉ một người về!). Dốc Đẹt đã đi vào huyền thoại với cuộc chiến đấu của đoàn quân Tây Tiến với quân Pháp trên giải đất núi rừng Tây Bắc, chỉ với hai tay súng của Khu trưởng Hoàng Sâm và Tạ Đình Đề. Sau đó, một mình Tạ Đình Đề như con sư tử trên đỉnh dốc chiến đấu, buộc quân địch co cụm về Chiềng Sại!
Sau trận dốc Đẹt, Trung đoàn 52 Tây Tiến được hình thành, đảm đương nhiệm vụ hoạt động trên địa bàn Tây Bắc. Bộ chỉ huy mặt trận Tây Tiến được giải thể.
Tạ Đình Đề được Tư lệnh Liên khu 3 điều động về Liên khu, làm Phó ban Tình báo Liên khu (Kim Hùng làm trưởng ban), kiêm Đội trưởng Đội Biệt động Liên khu 3.
Tạ Đình Đề - Đội trưởng đội Biệt động Liên khu 3
Đội Biệt động Liên khu 3 lúc đó có người gọi tên là “Đội Biệt động thành Hoàng Diệu”, “Đội trừ gian, diệt ác thành Hoàng Diệu”. Đội được chia thành ba tiểu tổ: Tiểu tổ 1 do Nguyễn Phương chỉ huy (Nguyễn Phương bị địch bắt đày ra Côn Đảo rồi Phú Quốc và được trao trả năm 1954). Tiểu tổ 2 do Hồ Du Tử (Lê Phan) chỉ huy (anh mới mất cách đây không lâu). Tiểu tổ 3 do Trần Văn Đức chỉ huy (anh đã mất ở Sài Gòn năm 1982).
Đây là giai đoạn tên tuổi Tạ Đình Đề nổi danh trên các ngả đường kháng chiến, tiếng đồn từ Nam ra Bắc, từ Hà Nội đến các thành phố, từ đồng bằng đến khắp rừng núi Tây Bắc, Việt Bắc...
Bản sao lý lịch của Tạ Đình Đề được lưu trữ ở Tổng cục Đường sắt:
Đồng chí: Tạ Đình Đề (bí danh Lâm Giang)
Sinh ngày: 8/8/1917
Quê quán: Thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Tham gia cách mạng: 1935
Vào Đảng: Tháng 6/1946, chính thức tháng 9/1946.
Gia đình nghèo, nên 16 tuổi Tạ Đình Đề đã lang bạt sang làm công nhân Sở Hỏa xa Vân
Năm 1941, anh được tổ chức cử đi học ở Liễu Châu, một phân hiệu chuyên ngành của Trường Quân sự Hoàng Phố. Phân hiệu Liễu Châu là nơi chuyên đào tạo những nhân viên hoạt động trong lòng địch. Ta thường gọi là trường đào tạo gián điệp.
Học viên học ở Liễu Châu bao gồm các khoa mục: sử dụng các loại vũ khí, chất nổ, lái các loại xe kể cả xe tăng, máy bay..., sử dụng các phương tiện thông tin, điện đài, phi ngựa, bắn súng, luyện khí công, luyện võ...
Tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố với tấm bằng xuất sắc, anh tham gia các hoạt động vũ trang và được tổ chức phân công hoạt động tình báo cùng phái bộ Mỹ trong phe Đồng minh chống phát xít Nhật. (Lý lịch trích ngang).
Đội Biệt động Liên khu 3 được hình thành, hoạt động rất nhanh, rất hiệu quả.
Gọi là Đội Biệt động Liên khu 3, nhưng địa bàn chủ yếu của đội lúc này là nội thành Hà Nội. Hoạt động nội thành Hà Nội lúc ấy có nhiều lực lượng: điệp ngầm của lực lượng Công an, lực lượng Địch vận Trung đoàn 66 do đồng chí Hoàng Giáp và Phúc Đồng Mạc chỉ huy. Lực lượng Địch vận Trung đoàn 48 do Đinh Hùng, Trịnh Vũ chỉ huy.
Ngoài ra lực lượng hoạt động nội thành của cơ quan Dân vận, Công đoàn... Các lực lượng vũ trang tuy hoạt động độc lập, nhưng vẫn có sự quan hệ chặt chẽ, yểm trợ cho nhau khi cần thiết.
Tạ Đình Đề là người ngang tàng ngay thẳng, không ngại nguy hiểm và dám bảo vệ quan điểm khi sự việc anh cho là đúng. Chính vì tính ngang tàng, thẳng thắn đó, mà trên đường công danh, anh gặp biết bao điều trắc trở. Nhiều người đã được thấy lần anh to tiếng tranh luận với Khu trưởng Hoàng Sâm.
Khu trưởng cũng là trang hảo hán, phi ngựa, bắn súng cả hai tay, múa đao thiện nghệ... Có lần trùm phỉ Lý Xíu kéo quân lên Pắc Bó đòi gặp ông Trần (bí danh của Hoàng Sâm) và Lê (Lê Quảng Ba). Hắn cho mời hai ông đến uống rượu, thi bắn súng, ném lựu đạn.
Ông Trần mới chỉ trổ tài bắn mục tiêu cố định, di động hai tay bằng hai khẩu Pạc Khoọc, Lý Xíu đã phục lăn. Đến lúc uống rượu, ông Trần biểu diễn tiết mục kỳ lạ có một không hai – uống rượu bằng mũi. Lý Xíu kinh ngạc, khi thấy ông Trần rót cốc rượu vào mũi không rớt ra ngoài một giọt.
Chính vì lần gặp mặt ngoạn mục đó, mà bọn phỉ Vòng A Sáng, Chín Thẩu mời ông Trần tới dự tiệc, nhậu với óc khỉ sống và đề nghị ông kết nghĩa huynh đệ. Những hành động anh hùng, kiếm khách của ông Trần đã góp phần ổn định vùng biên cương của Tổ quốc trong những ngày đầu cách mạng.
Khu trưởng là người điềm đạm, lịch lãm, thương yêu, quý trọng cấp dưới, ít khi nóng giận. Nhưng khi ông nóng lên thì "trời cũng bé". Là người cùng học ở Trường Hoàng Phố, nên Tạ Đình Đề cũng được Khu trưởng nể vì, yêu mến. Lần nóng giận, to tiếng của Tạ Đình Đề cùng Khu trưởng, làm mọi người chung quanh lắc đầu lè lưỡi. Nhưng, ngay chiều hôm đó, người ta thấy Khu trưởng ôm vai Tạ Đình Đề thủ thỉ:
- Cậu nói đúng, mình suy nghĩ chưa chín lắm!
Dọc đường từ Cầu Dậm, Chợ Bến, Chi Nê, Nho Quan, Cống Thần, chợ Đại đến Cầu Bố, Rừng Thông..., những đồn công an nhũng nhiễu bà con, ăn chặn chị em buôn chuyến mang hàng từ vùng địch ra, Tạ Đình Đề đều có mặt. Anh vào đồn công an trao đổi với anh em bằng những lời lẽ chân tình, thuyết phục: Kháng chiến thiếu thốn, thuốc men, đường sữa, thực phẩm, hàng hóa, vải vóc... từ vùng địch đem ra hậu phương là có lợi cho kháng chiến.
Tiếng tăm của Tạ Đình Đề càng nổi trội trong hàng ngũ anh em công an dọc đường kháng chiến. Tạ Đình Đề đã góp công không nhỏ làm lành mạnh đội ngũ công an. Chính những chốt công an đó đã thành công trong công tác bảo mật, phòng gian, nhiều lần làm thất bại hành động phản quốc của những tên gián điệp, chỉ điểm, làm việc cho Pháp phá hoại hậu phương kháng chiến.
“Giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha”
Tuyến đường Diêm Điền, Nga Sơn, Rừng Thông, Cầu Bố có tên đại gia buôn lậu khét tiếng, hoành hành dữ dội. Hôm đó, ở một cửa hàng ăn gần Cầu Bố có một vị khách người nhỏ nhắn, mặc chiếc áo bông xanh bộ đội phát cho cấp đại đội trở lên bước vào.
Người khách kéo ghế ngồi trong góc. Ông gọi ly cà phê, rút điếu thuốc châm lửa hút, rồi ném bao Cô-táp lên mặt bàn. Trước mặt ông khách là một người khách cao to như con gấu ngựa, ôm một cô gái ngồi trên đùi, thức ăn ngồn ngộn trên bàn.
Đây là hình ảnh hiếm gặp trong những năm tháng chống Pháp. Điếu thuốc lá nhiều lần lóe sáng trên môi ông khách. Và, nhiều lần ông khách tỏ vẻ khó chịu, nhấp nhổm trên ghế. Cho đến lúc người khách kia gọi chủ quán quát mắng, hạch sách thì ông khách nhỏ nhắn không chịu nổi. Ông đứng bật dậy.
Người khách cũng vùng dậy, khẩu Van-te lăm lăm trong tay.
Trước mặt hắn là một người nhỏ nhắn đôi mắt chứa đầy những ánh lửa, tấm áo bông phanh ra.
- Mày đã nghe tên Tạ Đình Đề chưa?
Khẩu Van-te rơi phịch xuống đất. Người khách quỳ xuống chân ông khách, lắp bắp:
- ...Xin anh tha tội cho em!...
- Trong khi bà con đang gian khổ kháng chiến, các chiến sĩ hy sinh ngoài mặt trận, mà mày nỡ ngồi đây đú đởn, ăn uống, trai gái. Tao có thể thay mặt nhân dân xử tử mày. Nhưng thôi, tao tha cho cái mạng của mày!
Người khách cao to định vồ lấy khẩu súng trước mặt thì bàn chân của ông khách đã chặn lấy. Ông khách thong thả nhặt khẩu súng, rút băng đạn lẳng vèo xuống ao cạnh đó. Ông quát rất to:
- Cút ngay!
Một cú đá, người khách cao to bật ra cửa.
Cả vùng Cầu Bố, Rừng Thông ầm ĩ chuyện Tạ Đình Đề đá một phát, tên buôn lậu bắn qua đường, nằm không nhúc nhích. Từ đó, người dân vùng Cầu Bố, Rừng Thông không còn thấy mặt tên buôn lậu khét tiếng.
Một lần, Tạ Đình Đề họp khá lâu ở Việt Bắc trở về. Anh mặc quần áo chỉnh tề vào trong thành như một chính khách, đàng hoàng ngồi ở hiệu Bô-đê-ga giữa thanh thiên bạch nhật.
Có tên cảnh sát nhiều lần giáp mặt Tạ Đình Đề. Hắn đứng như trời trồng, khi nhận ra Tạ Đình Đề. Tên cảnh sát quay trở ra, chạy như ma đuổi. Tạ Đình Đề lâm vào thế bất lợi. Anh kiểm tra lại hai khẩu Côn ngựa bay dắt trong bụng. Tạ Đình Đề vẫn ung dung ngồi ăn nghe ngóng, thăm dò động tĩnh. Tiếng ồn ào đầu phố dội vào, một lúc rồi im ắng...
Hà Nội giải phóng, Tạ Đình Đề gặp tên cảnh sát dã chiến ở ven hồ Hoàn Kiếm. Vừa lạ, vừa cảnh giác, anh tóm tay tên cảnh sát ấn xuống chiếc ghế đá ven hồ.
- Lạy anh Đề! Em biết anh rồi! Lần trông thấy anh ở cửa hàng Bô-đê-ga, hoảng quá em chạy ra đầu phố thì thấy thằng Gioóc chỉ huy đồn cảnh sát Hàng Trống đang huy động lực lượng để bắt nhân viên Đội Biệt động Hà Nội. Em rỉ tai nó: "Ông Đề đấy! Chúng mày động vào ông là toi mạng!".
Nghe tên ông Đề, bọn cảnh sát khiếp vía, quay lui có trật tự. Đứng núp bên hè bên kia đường, em còn thấy anh thọc hai tay vào túi quần, huýt sáo vang đi về phía đường Paul - Bert. Em thấy các anh hoạt động trong nội thành Hà Nội mà như ở chỗ không người thế này thì nhất định các anh sẽ chiến thắng. Em tìm cơ sở nội thành, xin được tham gia hoạt động.
Gần đây, tôi lại được nghe anh Hoàng Giáp, người chỉ huy cơ quan địch vận Trung đoàn 66 hoạt động nội thành kể:
Năm 1980, anh vào TP HCM thăm bà con, tình cờ gặp Tạ Đình Đề. Hai anh gặp lại các chiến hữu cũ Nguyễn Trần Hồ, Anh Đệ... các anh tổ chức buổi gặp mặt ở quán phở trên đường Lý Chính Thắng. Tạ Đình Đề vào Sài Gòn lần này là tìm cơ sở tổ chức chi nhánh phía Nam cho Nhà máy Dụng cụ cao su Đường sắt.
Hai vị Tạ Đình Đề, Hoàng Giáp cùng ngồi trên một chiếc xích-lô từ chợ Tân Định đến nơi hẹn. Bước chân xuống xe thì anh đạp xích-lô khoanh hai tay đứng trước mặt Tạ Đình Đề.
- Thưa chú! Chú có phải chú Tạ Đình Đề ngày xưa hoạt động nội thành Hà Nội không ạ!
Tạ Đình Đề lấy làm lạ hỏi:
- Tại sao cậu lại biết tên tôi?
- Cháu nghe hai chú ngồi trên xe nói chuyện dọc đường, nên cháu biết chú là Tạ Đình Đề, người mà cháu ngưỡng mộ mấy chục năm nay. Hôm nay được gặp chú, quả là may mắn cho cháu. Thưa hai chú, cháu là người miền Bắc bị bắt đi lính. Hà Nội những năm 47, 48, 49, 50 tiếng tăm Tạ Đình Đề nổi như sấm. Bọn Pháp lúc đó vừa sợ, vừa kính phục, khi nghe thấy tên chú.
Năm 1973, cháu rời bỏ binh nghiệp, trở về đạp xích-lô kiếm sống. Nhà cháu ở hẻm 231 đường Võ Văn Tần, số nhà 5. Cần chi, xin các chú cứ gọi, cháu xin phục vụ tận tình.
Trước khi bước lên xe. Anh ta còn cúi đầu xá mấy xá
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét