Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Ngày 19 tháng 5: Đảng ! Hãy để cho người chết được yên nghỉ !

Ngày 19 tháng 5: Đảng ! Hãy để cho người chết được yên nghỉ !
--------------------------------------
Trong các tôn giáo mà tôi biết, từ Đạo Phật, Kito Giáo, Khổng Giáo, Đạo Hồi...không thấy có tôn giáo nào ướp xác giáo chủ, tín đồ để cho mọi người đến chiêm bái hết. Nếu vị nào bảo có thì xin làm ơn chưng cho tôi xin cái bằng chứng.
Và với lịch sử hàng nghìn năm cũng không thấy có vị vua, hoàng đế nào muốn khi mình chết thì quân lính đem ướp xác mình cho dòng tộc, thần dân định kỳ đến chiêm bái. Nếu có ướp xác thì cũng dưới dạng đào sâu chôn chặt, nghĩa là họ muốn yên nghỉ, không muốn người sống đến quấy rầy.
Vậy nhưng dưới chủ thuyết cộng sản chỉ trong vòng một trăm năm qua, người ta ướp đến 6, 7 cái xác. Nào là xác Lê Nin ở Liên Xô, Mao Trạch Đông ở TQ, hai bố con nhà Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên và ở VN là ông Hồ Chí Minh. Hình như ở Đông Âu còn có cái xác nào nữa nhưng tôi không nhớ và cũng chả muốn đếm nữa.
Riêng ở Việt Nam, một nước ảnh hưởng rất mạnh của Phật Giáo và Nho Giáo lại càng không có truyền thống ướp xác người chết. Đối với những người sắp chết, họ muốn khi chết đi được thanh thản, không bị xâm hại lại càng không muốn sự náo động quấy rầy. Chuyện chết chóc cũng chỉ là một vòng quay luân hồi của tạo hóa. Có người còn chuẩn bị sẵn cho mình cái ngày ấy. Văn hóa sắm sửa sẵn áo quan vẫn còn ở một số vùng quê Bắc Bộ cho đến ngày nay. Đó còn là vấn đề tâm linh.
Và ông Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ.
Trước khi chết, ông cũng chuẩn bị khá chu đáo cho cuộc ra đi của mình. Cuộc ra đi mà ông bảo "đi gặp Các Mác, Lê Nin". Để cho mọi người khỏi quên, ông viết nó trong di chúc.
Trong di chúc, ông dặn dò chu đáo về cách thức hỏa táng, đem tro cốt đi chôn ở 3 miền cho nhân dân thuận tiện khi thăm viếng. 
Hãy khoan bàn đến các khía cạnh khác của di chúc, chẳng hạn như sự ngông cuồng. Vĩ nhân nào mà chả ngông cuồng?


Thật là trớ trêu, người ta không thực hiện theo di chúc của ông, họ đem ướp xác, xây lăng để quàn ông. Để biện minh cho hành động, họ giải thích nhiều lý do, một trong những lý do lọt tai nhất là "theo nguyện vọng của nhân dân". Và tất nhiên, nhân dân chả ai có một ý nghĩ nghi hoặc hay cảm thấy lạ lùng về cái nguyện vọng mà họ cho là của mình ấy cả.
Đùng cái, thời thế đổi thay. Liên xô tan rã. Lần đầu những hình ảnh về việc bảo quản thi hài Lê Nin được đưa lên đầy rẫy trên mạng. 
Thú thực tôi phải mất hàng năm trời để thôi khỏi bị ám ảnh mỗi khi nghĩ đến việc người ta cũng sẽ "bảo dưỡng" xác ông Hồ Chí Minh y như vậy. Thật kinh hoàng, chẳng khác một sự hành xác.
Về mặt tâm linh, tôi cho rằng đây là một việc làm không thể chấp nhận được. Một việc làm vô đạo đức. Chắc chắn những kẻ làm công việc đó từ kẻ chỉ đạo đến người thi hành, sẽ bị quả báo, nghiệp chướng tày trời.
Vì thế tôi kêu gọi đảng csvn hãy thi hành theo di chúc của ông Hồ Chí Minh. Hãy cho ông yên nghỉ. 
Với người Việt, trong những trò kiếm chác, kiếm chác trên xác chết là việc làm bất lương nhất.




(Ảnh: Internet)

Tường thuật biểu tình ngày 18 tháng 5 tại Hà Nội


Tường thuật ngày 18/5
------------------
Khoảng 8:30 phút, tôi có mặt tại ngã tư Điện Biên Phủ, Trần Phú. Băng qua đường trước một rừng công an, an ninh, mật vụ, giang hồ vòng trong vòng ngoài để tới điểm G. Tiếng chỉ đạo, liên lạc qua bộ đàm lao xao. Thì ra tin tức Hà Nội được tăng cường giang hồ từ các tỉnh lân cận là có thực bởi mình nghe thấy tiếng một giang hồ "Bắc Ninh 0..".
Khốn thay, toàn bộ khu vực điểm G đã bị rào kín. Cứ mỗi khoảng cách đều đặn đứng bên hàng rào là một bóng áo xanh tình nguyện canh giữ. Đối diện phía bên kia, trên vỉa hè Điện Biên Phủ một đám đông chĩa ống kính máy ảnh, camera vào một hai người như đang phỏng vấn. Có cả phóng viên QT. Thế là mình cũng lao tới.
Ngay lập tức có tiếng chỉ đạo, hai cô em an ninh lao vào vị PV quốc tế. Mình không nghe rõ em ấy nói gì vì lập tức bị chen bật ra nhưng đoán là ngăn cản họ tác nghiệp vì thái độ không hài lòng của vị phóng viên.
An ninh vừa gọi loa, vừa tách đám đông nho nhỏ ấy (khoảng 40, 50 người) thành từng nhóm nhỏ và yêu cầu "ra khỏi khu vực bảo vệ". Thế là mình bị lùa theo một nhóm ra phía đường Trần Phú. Nhúm người không cờ quạt, không biểu ngữ, không có cả cơ hội tụ tập lại để hô khẩu hiệu. Biết rằng kiểu này biểu tình không thể nổ ra được, nếu vậy bố mày đi chụp ảnh giang hồ. Khốn nỗi cái máy ảnh cùi bắp hôm nay trở chứng chỉ chụp được mấy kiểu rồi treo ngược.
Bị lùa về quá xa điểm G, mình chui vào phố Tôn Thất Thiệp làm ly trà đá. Bà chủ quán hay chuyện chỉ tay về phía cuối phố bảo "ở đấy đang biểu tình đấy, sợ lắm, đừng ra đó làm gì, chả phải đầu lại phải tai".
Trong nhiều thứ thành công của thời đại sản mà quan quân triều đình vẫn hay kể công, thứ thành công nhất có lẽ là gieo được sự sợ hãi tột cùng vào đầu dân chúng và biến nhiều người trong số họ thành những kẻ có não trạng nô lệ vô điều kiện.